Dùng sóng não Wi-Fi kích hoạt chân tê liệt cho linh trưởng

torune

Film critic
mon00.png

Lần đầu tiên, một bộ phận cấu ghép phóng tín hiệu hướng dẫn đi từ não để phục hồi chuyển động ở cơ quan bị tê liệt của một loài linh trưởng.

Đây là công trình mới nhất của một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Liên bang Thụy Sĩ. Cụ thể, họ đã tiến hành thí nghiệm với một con khỉ Rhesus bị liệt một chân do tổn thương ở tủy sống. Và vì đường truyền tín hiệu điều khiển từ não xuống chân bị gián đoạn nên con khỉ này không thể đi được nữa. Nhưng, nhóm nghiên cứu đã dùng một bộ kích sóng não đến một thiết bị thu nhận được lắp đặt ở phía bên kia (thuộc vùng không bị tổn thương) của tủy sống và truyền tín hiệu não theo giao thức không dây.

mon01.png
Dùng sóng não Wi-Fi kích hoạt chân tê liệt cho linh trưởng

Đáng chú ý, quá trình nhận/phát tín hiệu đều diễn ra trong thời gian thực (tức gần như không có độ trễ) và có thể được theo dõi qua máy tính. Con khỉ được thí nghiệm đã cử động lại được trong vòng 6 ngày, thậm chí có thể di chuyển theo đường thẳng trên một chiếc máy chạy bộ.

Bác sĩ Gregoire Courtine - thành viên của nhóm nghiên cứu - nhận xét: "Đây là lần đầu tiên công nghệ thần kinh (neurotechnology) phục hồi khả năng di chuyển của loài linh trưởng. Chuyển động [được phục hồi] rất gần với kiểu mẫu di chuyển thông thường, nhưng tới giờ, chúng tôi vẫn chưa kiểm chứng khả năng chuyển hướng"

mon02.jpg
Thí nghiệm được tiến hành trên một con khỉ Rhesus liệt một chân gây ra bởi tổn thương ở tủy sống

Công nghệ này không mới bởi trước đó nó đã được dùng để tăng cường kích ứng não nhằm điều trị cho người mắc bệnh Parkinson. "Cách chúng ta di chuyển khác với loài khỉ, chúng ta đứng bằng 2 chân và đòi hỏi nhiều cơ chế phức tạp hơn để kích ứng cơ bắp" - trích lời ông Courtine.

Công trình trên đây hiện được nhiều người đánh giá cao sau nhiều nỗ lực dùng sóng não để điều khiển cánh tay robot, kích điện não để giúp bệnh nhân bị liệt có thể đứng lên, hay cấy ghép chip giúp bệnh nhân bị liệt chơi guitar qua giao diện game. Thử thách sắp tới của các nhà khoa học khi muốn ứng dụng công nghệ lên người này là: khả năng giữ thăng bằng, chuyển hướng và tránh né vật cản trên đường đi.

mon03.jpg
Cấy chíp lên mô hình não khỉ

Theo BBC

p/s: Sau khi công trình này được đăng trên BBC, đã có rất nhiều nhận định trái chiều về đạo đức nghề nghiệp của những người nghiên cứu khi sử dụng động vật (đặc biệt là khỉ) làm thí nghiệm chỉ để phục vụ lợi ích con người.
 

wuhan

Active Member
"p/s: Sau khi công trình này được đăng trên BBC, đã có rất nhiều nhận định trái chiều về đạo đức nghề nghiệp của những người nghiên cứu khi sử dụng động vật (đặc biệt là khỉ) làm thí nghiệm chỉ để phục vụ lợi ích con người" Nghe đã muốn vả vào mồm mấy thằng dở hơi đạo đức rởm rồi, thịt ăn ngoen ngoẻn, các ứng dụng khoa học để điều trị cho con người thì thích dùng loại tốt nhất, hiện đại nhất nhưng mồm thì như cái đít vịt.
 
Bên trên