OpAmps - Thú chơi và thuốc bổ cho thiết bị âm thanh.

nguyenclb1

Active Member
Nó quá nhỏ mỗi con có kích thước tầm khoảng 2mmx 2mm e lấy đèn soi mãi mới đọc đc số e nó. Nó có tên 2140
 

justbenice

Moderator
Em thua. Con dac SE-U55SX thì dùng 6 opamps. Con của bác em kô mò đc hình để xem opamps của nó là gì. Nhưng cơ bản là nó bị hàn chặt rồi. Gỡ ra khó lắm.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Các bác cho hỏi mấy con opamp Tàu này có gỡ ra thay Burson V5 single vào được ko?
20161123_123608.jpg
 

justbenice

Moderator
Sao bác biết nó là opamps tàu ? :)
Nếu muốn thay thì khi mua opamps mới bác xin (hoặc mua) luôn 4 cái chân đế , hàn cái đế đó vào, sau này bác cắm ra rút vào cũng dễ.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ko phải Tàu hả bác? Thế thay V5 cả single hay dual đều được hả bác? Vừa mua 1 con DAC no name chạy 1541A thần thánh về mod nghịch cho biết....
 

justbenice

Moderator
Ko phải Tàu hả bác? Thế thay V5 cả single hay dual đều được hả bác? Vừa mua 1 con DAC no name chạy 1541A thần thánh về mod nghịch cho biết....
JRC là hãng rất nổi tiếng làm opamps đó bác, mấy con Muses thần thánh là do nó làm.
Tuy nhiên mấy con opamps của DAC bác chưa tới 1usd 1 con nên chắc kô đến nỗi tàu nó làm nhái đâu. hehe.
Bác mua opamps single nhé. Vì con 5534DD là single.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Thay con HDAM gì đấy ở trang 1 có lắp vừako bác? Thấy bác nói là HDAM chi tiết v.v... thì có vẻ sẽ hợp với chip 1541 (thiếu chi tiết, dính, được mỗi cái giọng người hay).
 

caothudeche

Moderator
Nghe có vẻ hơi lằng nhằng nhưng nói tóm gọn là bên trong tất cả các thiết bị âm thanh, luôn có 1 mạch nhỏ khuyếch đại tín hiệu âm thanh công suất thấp . Và đó là opamps.
Thấy bác viết bài khá lâu, nhưng nhìn thấy opamps hơi lạ, hôm nay rảnh nên ngồi đọc, thì hóa ra là 1 kiến thức vô cùng quen thuộc. Nhưng toàn thể sinh viên điện tử của trường em đều gọi nó là OA (viết hoa nhé (). OA = operational amplifier, tức khuếch đại thuật toán.

Thấy bác viết dài quá, mà đúng là lằng lằng thật. Cũng không biết bác có chuyên sâu về điện tử không, nhưng để gỡ rối cho bác thì em xin phép đơn giản hóa lại OA (op-amp) lại. Không có gì phức tạp cả:

Op Amp (OA) cơ bản: là một mạch khuếch đại có hệ số khuếch đại cao, có đầu vào vi sai, có đầu ra đơn.
Op Amp được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, gần như ở bất cứ lĩnh vực điện tử nào cũng có xuất hiện của OA (không chỉ trong lĩnh vực âm thanh)
Bản chất các OA là một mạch điện tử kết hợp của rất nhiều transistor/FET từ đơn giản đến phức tạp, nhằm mục đích khuếch đại tín hiệu. Nếu làm 1 mạch vi sai từ các linh kiện cơ bản thì khá tốn kém và cồng kềnh. Nhưng rất vui là công nghệ đã tích hợp chúng trong chỉ 1 con IC bé tẹo.
Từ con IC bé tẹo này, kết hợp với các linh kiện điện tử (L, R, C) để tạo ra các mạch thực hiện các bài toán vi phân, tích phân, để thực hiện các chức năng như khuếch đại điện áp, lặp điện áp....
Các IC trên thì trường có thể tích hợp nhiều bộ OA bên trong, nhưng thực tế chúng ta hay gặp IC tích hợp 1, 2, 4 OA bên trong.
Bởi vậy mình hoàn toàn đồng ý với bác justbenice OpAmps là một thú chơi. Đơn giản nó là 1 Ampli thu nhỏ thôi, nhưng không phải ai cũng dễ chơi mà có kết quả tốt. Nếu xác định chơi DIY (hay độ) thì bạn hoàn toàn có thể chọn cách dùng IC tích hợp, hoặc tự ráp mạch cùng 1 chức năng từ các linh kiện cơ bản.

OK! Em chỉ nói về OpAmp thế thôi, ai muốn chơi như bác justbenice thì tìm hiểu sâu hơn. Học OpAmp rất dễ, ứng dụng nó khá rộng nên nếu bạn nào thích nghịch ngợm thì rất nhiều tài liệu trên mạng.

Bây giờ em xin phép quay lại "soi" bài của bác justbenice, vì thấy có 1 số điểm, có thể do bác bị rối, nên em không đồng ý lắm. Em thấy bác bị rối dẫn tới đọc hiểu như là 1 thiết bị nó đa năng quá. Chúng ta nên tách biệt rõ ra để dễ hình dung hơn, đương nhiên là thực tế nó phức tạp rồi.
* Qui trình tái tạo âm thanh: Đọc/giải mã tín hiệu => Xử lý tín hiệu => khuếch đại tín hiệu => Loa
- Đọc/giải mã:
Đầu CD, DVD, DAC...mục đích là đưa các tín hiệu đã được mã hóa thành tín hiệu tương tự.
- Xử lý tín hiệu: Thay đổi âm sắc của âm thanh. Cơ bản nhất chính là mạch bass-treble. Nhiệm vụ này xuất hiện ở cực kỳ nhiều thiết bị từ CD chi tới Ampli tích hợp.
- Khuếch đại âm thanh: riêng phần này ta tách ra làm 2 phần là khuếch đại tín hiệu thấp (Pre) và khuếch đại công suất (Amp).
+ Pre-Amplifier (Pre): nó chính là một mạch khuếch đại tín hiệu. mạch Pre này xuất hiện hầu hết trong các thiết bị giống như mạch âm sắc từ CD, DVD cho đến Ampli tích hợp.
Câu hỏi đặt ra là Pre là một mạch khuếch đại tín hiệu, vậy tại sao ta lại cần nó? mà công lấy trực tiếp tín hiệu từ sau khi đọc/giải mã đưa và khuếch đại công suất luôn?
Câu trả lời là tín hiệu sau khi được giải mã ra rất nhỏ, nó chịu ảnh hưởng của nhiễu rất lớn, trong khi đó tầng khuếch đại công suất sẽ khuếch đại nhiễu này lên rất nhiều lần. Bởi vậy nhiệm vụ chính của mạch Pre là lọc nhiễu, sau đó mới tới việc đưa tín hiệu lên mức lớn hơn 1 chút để đưa vào mạch KĐ công suất.
Các mạch Pre tích hợp ở trong các thiết bị như CD, DAC, hay Ampli tích hợp thường bị giới hạn về chất lượng, đương nhiên ở trong các thiết bị cao cấp thì nó có chất lượng tốt, nhưng lại bị giới hạn về kết nối đầu vào. Chính vì vậy trên thị trường mới có các Pre-Amplifier bán riêng. Nó cho ta một chất lượng âm thanh đảm bảo hơn, mở rộng kết nối đầu vào hơn.
Nếu ai để ý sẽ thấy Pre rời khác Pre tích hợp ở chỗ nó dùng 1 bộ nguồn riêng, nên tránh được việc nhiễu từ các phần khác. Điều này ai chơi mobo-block là người rõ nhất.

+ Power Amplifier (Pow):
Cái này không có gì bàn nhiều, mục đích chính của nó là khuếch đại tín hiệu âm thanh lên đủ lớn để đưa ra loa.
Thực tế ta hay bắt gặp Ampli tích hợp, tức có kèm cả 2 phần là Pre + Pow trong 1 thiết bị. Nhưng cũng có khá nhiều Ampli chỉ có duy nhất phần Pow thôi.

Mình tách bạch rõ ra để mọi người hình dung được âm thanh nó sẽ được xử lý như thế nào. Thực tế các thiết bị thiết kế thì thường tích hợp nhiều thành phần chức năng. Ví dụ CD, DAC cũng có mạch Pre để đảm bảo tín hiệu ra tốt nhất, và cũng đủ lớn để đưa trực tiếp vào Pow. Hay là các Ampli tích hợp luôn cả Pre.

Lại quay lại OA, bác justbenice có nói: "trong tất cả các thiết bị âm thanh, luôn có 1 mạch nhỏ khuếch đại tín hiệu âm thanh công suất thấp. Và đó là OpAmp."
Mọi người đừng tin những gì anh ấy nói. Đúng đấy nhưng lại sai. Sai ở đâu:
- Trong các thiết bị âm thanh có mạch khuếch đại tín hiệu âm thanh công suất thấp, nhưng không phải tất cả là OpAmp. Tuy cùng 1 chức năng, nhưng OpAmp có đặc trưng riêng. Thực tế mình thấy trong các Ampli tích hợp, đặc biệt là đồ bình dân thường tầng Pre là dùng các mạch khuếch đại Class A.
- Chúng ta vẫn có những Pow Amplifier chỉ có đúng chức năng KĐ công suất lớn.

P/s: Bác justbenice thông cảm nhé. Nhìn bác chơi như thế kia là em biết khả năng thực tế của bác Pro như thế nào rồi. Em chỉ có chút kiến thức nhỏ để bày tỏ, chủ yếu là gỡ rối cho bác và mọi người đỡ bị luẩn quẩn quanh cách vòng phức tạp. Để ai muốn chơi DIY thì dễ hình dung hơn, thực ra nó rất đơn giản, nó chỉ phức tạp khi ta lao vào làm từng thành phần, mạch ra sao, làm sao để nó không bị nhiễu...
 

justbenice

Moderator
Cám ơn bác caothudeche. Thực ra bài viết của mình chỉ mang tính tạo cảm giác dễ chơi, ai cũng chơi được và kô cần hiểu quá nhiều về opamps thôi. hihi.
 

thanhyk

Well-Known Member
Thanks bạn caothudeche, trong vài bài viết/ post bạn không tạo nhiều ấn tượng (tốt/trình độ), nhưng quả thực bài này phải thanks về hiểu biết, rõ ràng và tính ôn hoà.
Và mình có dùng 1 pow đèn, ghép với pre thì tiếng to gấp 3 không ghép, nghe tệ hơn (tạm thời đánh giá là pre ko hạp, giấu việc pre...dở).
Dù mình chẳng biết DIY opamps, nhưng đánh giá rất cao chia xẻ của bác JBN và các bác.
 

caothudeche

Moderator
Thanks bạn caothudeche, trong vài bài viết/ post bạn không tạo nhiều ấn tượng (tốt/trình độ), nhưng quả thực bài này phải thanks về hiểu biết, rõ ràng và tính ôn hoà.
Và mình có dùng 1 pow đèn, ghép với pre thì tiếng to gấp 3 không ghép, nghe tệ hơn (tạm thời đánh giá là pre ko hạp, giấu việc pre...dở).
Dù mình chẳng biết DIY opamps, nhưng đánh giá rất cao chia xẻ của bác JBN và các bác.
Theo em nghĩ thì "chia sẻ" chứ không phải "chia xẻ" phải kô bác Thanhyk :)))))))
Cũng không biết là "xẻ" hay "sẻ" nữa, từ điển 2 từ ngày đều đúng. Thôi thì chia sẻ hay dùng thì ta cứ sẻ chia đi.
Bạn thanhyk cứ tưởng tượng thế này đi: Con DAC bác justbenice dùng ( L.K.S Audio MH-DA003 ES9018) chắc cũng tầm 50 triệu. Không phải dạng vừa đâu. Một DAC chất lượng như vậy mà bác justbenice vẫn đi độ phần OpAmps mất khoảng 12 triệu. Không có gì nhiều, chỉ là thay thế 2 con OpAmp thôi.
Ta quay lại Pre, giả sử ta mua riêng 1 em Pre chất lượng đi khoảng 22 tr, tiền để làm nên em Pre này từ vỏ, bo mạch đến vô số các linh kiện như nguồn, các bo mạch nhận tín hiệu vào... và đương nhiên là có 1 phần chức năng như em OpAmp trên. Và ta cứ coi em Pre này chất lượng ngang ngửa với DAC độ của bác justbenice ( không tính phần DAC nhé).
Bây giờ với các Pre DIY, hay ít tiền hơn thì sao, trừ hết phần chi phí khác thì số tiền đầu tư vào OpAmp còn bao nhiêu. Bởi vậy để chơi như bác justbenice không giỏi thì cũng phải hi sinh nhiều tiền để thử.

Nếu bạn đã có Pre, thì đứng tính việc tiếng to hơn hay nhỏ hơn, đó chỉ là volume thôi, thích thì ta tăng giảm trên đầu phát. Thường to hơn sẽ kèm theo nhiễu lớn hơn. Nếu phần nhiễu này mà Pre không xử lý tốt sẽ thành ra phá nát bộ dàn.
Về Pre đèn của bạn chưa biết nó là gì cả, nhưng đừng vội đổ tại nó dở. Bạn cứ nêu lên cả hệ thống, từ phần phát đến cả dây dợ. Anh em ở đây biết đâu tư vấn có cách bạn xử lý được.
Hiện mình cũng chơi Pre đèn, pow bán dẫn, và kết nối bằng dây đồng mạ bạc. Mình thử hết cả rồi, thiên hạ khuyên dùng đèn phải dùng dây đồng mạ bạc là chuẩn.
 

justbenice

Moderator
Bác caothudeche nói quá. hihi. DAC em gần 30tr thôi. Em độ linh tinh + 4 con opamps mất thêm gần chục triệu nữa thôi.
 

caothudeche

Moderator
Hi, hỏi Mod và các bác ạ:
Em có cục đẩy công suất power Crown xti-2000 dùng hát karaoke bị chết 4 con sò công suất nằm trên của 1 kênh (pow này có 4 cặp sò trên/ dưới mỗi kênh, mã sò trên MJ-15006, sò dưới MJ-15005).
Em có hỏi shop BaSao, vài shop bán power Crown nhưng họ không có bán linh kiện sò công suất thay thế.
Bạn em (dân điện tử) cho biết Nhật Tảo chỉ có sò trên MJ-15004, sò dưới MJ-15003, và chỉ bán theo cặp trên/ dưới. Bạn nói sò Nhật Tảo có công suất nhỏ hơn sò chết, phỏng đoán dùng cho Crown xti-1500 (crown của em là 2000). Mua thử 1 cặp về test xem có nóng và trục trặc không.

Em có chút thắc mắc muốn hỏi:
- Để mua sò công suất bị chết MJ-15006 (cho đúng), thì có thể mua trên đâu, taobao có không nhỉ...(ưu tiên)
- Giờ thay 4 sò hư bằng mã sò công suất nhỏ hơn (MJ-15004), thì chất âm nó có khác với kênh không hư...
- Em định thay sò Nhật Tảo cho cả 2 kênh nhưng giá sò khá mắc mà lại kém hơn sò theo máy nên bạn bảo chẳng ai làm vậy (ý bạn nói nếu ngoài tiệm sửa thì chỉ cần sửa hết hư là xong, thậm chí thợ thay sò việt nam chứ không được sò xịn công suất thấp như trên)

Em cũng băn khoăn là nhiều bác nói amply công suất lớn chất âm sẽ 'dày dặn' hơn công suất nhỏ dù chỉ mở nhỏ trong phòng nhỏ (amply cùng đời). Bạn em nói do không bao giờ xài 'max' công suất nên không sợ cháy, còn chất âm 'dày dặn' hay 'méo tiếng' chỉ khi volume mở quá ngưỡng nào đó mới thấy khác biệt điều này (kiểu như quá ngưỡng nào đó mới nghe ù xì..như các bác thường nói). Bạn nói nếu sò này không nóng khi hoạt động thì chỉ cần chỉnh volume cao hơn bên kênh sò công suất yếu (chỉnh chết, vì sẽ chỉnh âm lượng trên mixer) để âm thanh của loa ra bằng nhau là đủ.

Các bác cho em ý kiến để...nhẹ lòng ạ.
Ca này không ai cứu bác à.
Tụi Crown này cũng tốt tính, bán hàng còn có luôn cả Service Manual. Theo mình tra trên Service Manual của họ thì họ dùng 2 em MJ21194 và MJ21193.
Ampli này của bạn là dùng tầng công suất đẩy kéo, với mỗi kênh 8 sò (transistor) sắt (4 NPN & 4 PNP).
Con MJ15006 bạn cần tìm là tran PNP, chả biết mua ở đâu có nữa, nhưng bạn có thể thay thế bằng MJ15016.
Thông số em này là PNP Transistor 120V, 15A, mình thấy hợp nhất với thông số và khuyến nghị có thể thay thế MJ15006. Mua MJ15016 chắc bạn phải đặt hàng từ nước ngoài thôi (nhớ mua nhiều vào, cháy còn có thay).
Bạn cũng có thể thay bằng MJ-15004 & MJ-15003, nhưng phải thay cả kênh 8 chiếc, nếu không sẽ lệch vi sai, cháy tùm lum đó. Nhưng nếu thay 1 kênh sẽ dẫn tới lệch âm lượng giữa 2 kênh.
Lưu ý khi thay:
- Không cắm loa để thử khi chưa đo đạc & chạy không tải.
- Đo lại vi sai không tải tại vị trí cọc đấu ra loa. Đo tín hiệu 1 chiều, yêu cầu bằng 0, chỉ lệch vài mV thôi cũng đủ làm cái loa của bạn cháy rồi, nhẹ thì cũng ù, rè.

Việc thay sò có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh không? Theo mình là rất ít.
Về nguyên lý bạn có thể thay cả 16 sò trên bằng 16 sò khác đảm bảo thông số hoạt động trong khoảng điện áp nguồn cấp, và thông số gần, cao hơn thông số cặp MJ15006, 15005.

Việc Ampli có công suất lớn sẽ có chất âm dày dặn hơn thì sẽ bàn với bạn sau. Nhưng mình không đồng ý điều này lắm, nó là sự kết hợp của cả hệ thống.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Bác Justbenice có thừa con V5i single nào ko để lại đi. Tôi định mua V5 nhưng mod con dac no name giá 4.5 triệu mà mất gần 4 triệu cho 4 con opamp thì hài quá.
 

justbenice

Moderator
Bác Justbenice có thừa con V5i single nào ko để lại đi. Tôi định mua V5 nhưng mod con dac no name giá 4.5 triệu mà mất gần 4 triệu cho 4 con opamp thì hài quá.
Em toàn Dual vì trước giờ DAC em xài toàn hàng Dual thôi bác.
Thực ra bác mua kô phí, vì sau này bác cắm vô các con DAC khác được mà. Có điều con DAC noname của bác opamps là Single, sau này lỡ bác mua con DAC dùng opamps dual, thì opamps single lại bỏ phí . hehe
 

nguyenclb1

Active Member
Trong con md sony MDS-JE700 của em có tới 3 con 5238. Nhờ các bác tư vấn giúp e nên thay thế opa nào cho gu nhạc trữ tình kinh phí dưới 1 triệu. 5238 nó là đơn hay kép sài gòn có chỗ nào bán ko ạ.
Cảm ơn các bác
 
Bên trên