Biết Đủ Thường Vui

thientinhtam

New Member
BIẾT ĐỦ THƯỜNG VUI

dta1.2.jpg


Thuở Đức Phật an trú tại thành Xá Vệ, có một người Bà la môn giàu có tuổi gần tám mươi. Tuy ở tuổi gần đất xa trời nhưng suốt ngày ông mải mê đầu cơ tích trữ gia sản, xây dựng nhà cửa cho con cháu. Ông cất nhà trên, nhà dưới, nhà đông, nhà tây, nhà nghỉ mát, nhà kho…nhiều dãy, nhiều gian cao to đồ sộ.

Một hôm trong lúc người Bà la môn chỉ đạo xây nhà, Đức Phật dùng Phật nhãn quán sát thấy mạng ông sắp tận, không sống qua khỏi ngày hôm đó, thế mà ông nào hay, cứ mãi lo toan tính, khổ trí lao tâm, nhọc nhằn thân xác. Đức Phật bèn cùng tôn giả A Nan đi đến nhà ông.

Đức Phật thăm hỏi:
- Ông lão có vất vả lắm không? Xây dựng nhiều nhà cửa như thế dùng để làm gì?

Người Bà la môn đáp:
- Nhà trước để đãi khách, nhà sau để ở, hai dãy bên Đông, bên Tây dành cho con cháu và tôi tớ, kho lẫm để cất chứa lúa gạo, chuồng trại để nuôi gia súc, nhà mát để nghỉ mùa Hè, nhà kín để nghỉ mùa Đông…

Đức Phật nói:
- Nghe tiếng ông đã lâu mà nay mới có dịp gặp mặt. Tôi có một bài kệ có thể mang đến nhiều lợi ích cho ông. Mời ông nghỉ tay cùng ngồi nói chuyện.

Người Bà la môn đáp:
- Tôi đang bận lắm, không thể ngồi trò chuyện với Ngài. Xin hẹn hôm khác đến cùng nhau đàm luận. Còn bài kệ mang đến lợi ích, xin hãy ban cho.

Bấy giờ Đức Phật bèn nói kệ:

Có con cái, tài sản
Người mê phải rộn ràng
Mình còn không thật có
Lại lo của và con
Nóng nên ở chỗ này
Lạnh nên ở chỗ kia
Người mê lo tính mãi
Không tường lẽ đổi thay
Kẻ mê muội phàm phu
Tự cho mình là trí
Mê mà tưởng hơn trí
Đó thật là vô minh.

Sau khi Đức Phật đi rồi, người Bà la môn lại tiếp tục công việc dựng nhà, không may bị cây rớt trúng mà chết.

Quả thật là: “Tham vọng leo thang không dừng nghỉ, vô thường chợt đến, ôm hận đi!”.

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy: “Người sống biết đủ, tuy nằm trên đất vẫn thấy an lạc; người sống không biết đủ, dù ở thiên đường cũng không vừa ý”.

Đức Phật và các đệ tử của Ngài gia tài chỉ có ba y và một bình bát mà vẫn an lạc, tự tại. Bởi thế mới biết rằng sở dĩ con người khổ là vì có quá nhiều lòng mong cầu, tham muốn. Chỉ khi dứt trừ tham dục, dừng lại những tạo tác do mê lầm mới cắt đứt được những phiền não, hệ lụy trong cuộc đời, chấm dứt vòng luân hồi lẩn quẩn vì nghiệp duyên ràng buộc, khi đó mới tìm thấy an lạc hạnh phúc thật sự trên cõi đời nà.

Như kinh Bát Đại Nhân Giác đã dạy: “Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn đều từ tham muốn mà ra, nếu ít tham muốn, thực hành vô vi thì thân tâm được tự tại”.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

------------

Nguồn: Sưu tầm

Ảnh: Internet.

------------

Thông Tin Khuyến Mãi Giảm Giá Hấp Dẫn

Chào Anh/Chị

Nếu Anh/Chị đang tìm kiếm các mặt hàng, chương trình khuyến mãi, giảm giá thì hãy truy cập vào trang blog:

https://songvakhoe.wordpress.com

Truy cập vào trang blog trên sẽ giúp Anh/Chị tìm thấy nhiều thông tin hữu ích về các mặt hàng đang có khuyến mãi giảm giá như: thực phẩm, bánh, gạo, dầu ăn, sữa, tã giấy, quần áo thời trang, mỹ phẩm, đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ điện tử, điện thoại, thẻ tín dụng ngân hàng, các tour du lịch hấp dẫn và còn thật nhiều những mặt hàng khác đang chờ Anh/Chị đến khám phá.

Xin chúc Anh/Chị thân tâm thường an lạc, mua được những mặt hàng ưng ý, đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân, người thân, hay bạn bè.
 

vuiladi

New Member
Có con cái, tài sản
Người mê phải rộn ràng
Mình còn không thật có
Lại lo của và con
Nóng nên ở chỗ này
Lạnh nên ở chỗ kia
Người mê lo tính mãi
Không tường lẽ đổi thay
Kẻ mê muội phàm phu
Tự cho mình là trí
Mê mà tưởng hơn trí
Đó thật là vô minh.
 
Bên trên