17 sự thật khoa học từng được dạy nhưng sai be bét

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trái ngược với điều mà nhiều người được dạy ở trường, Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh, những con khủng long không hề giống như hình vẽ trong sách giáo khoa, và nguyên tử không phải là thành phần cơ bản nhất của vật chất.

1988868.jpg


Nếu bạn bỗng thu nhỏ lại và phải đến trường lần nữa, thì những bài học trong sách giáo khoa ngày nay có lẽ sẽ hơi khác một chút so với những gì bạn từng đọc ngày xưa.

Khoa học là tập hợp những kiến thức liên tục "phình to" ra và thay đổi mỗi ngày. Những phát hiện mới, hay những nghiên cứu vừa được thực hiện, thường sẽ dẫn đến những thay đổi đối với các giả thuyết xưa kia, và đôi lúc khiến những giải thuyết đó trở nên vô hiệu. Có nghĩa là, một số những "sự thật" bạn từng được học ở trường không hẳn đã chính xác trong bối cảnh hiện tại.

Ví dụ, loài khủng long có thể chẳng hề giống như những gì sách giao khoa của bạn từng mô tả. Nguồn gốc của chủng Homo sapiens cũng không diễn ra chóng vánh như khung thời gian bạn từng học được. Và nhiều hướng dẫn về dinh dưỡng cũng như thể dục thể thao mà các giáo viên thể chất từng thao thao bất tuyệt đã không còn đúng nữa.

Dưới đây là một số sự thật khoa học bạn từng học được ở trường, nhưng hóa ra lại…sai bét.

#1. Chúng ta không biết thứ gì đã khiến loài khủng long tuyệt chủng hàng loạt

1988853.jpg


Minh họa hình ảnh thiên thạch với bề rộng 6 dặm va chạm với Trái đất, để lại một miệng núi lửa ở Chicxulub (Mexico), đặt dấu chấm hết cho thời đại khủng long

Các nhà khoa học từng bối rối khi nói về nguyên nhân của cuộc đại tuyệt chủng dẫn đến dấu chấm hết cho thời đại khủng long. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, từ việc loài khủng long…lười sex, đến việc loài sâu bướm xâm chiếm cả thế giới.

Nhưng vào năm 1978, các nhà địa vật lý đã phát hiện ra Chicxulub, một miệng núi lửa ở bán đảo Yucatan, tạo ra bởi một tảng thiên thạch rộng 6 dặm – nhiều khả năng chính là thứ đã khiến loài khủng long tuyệt diệt.

Kể từ phát hiện đó, các nhà nghiên cứu đã vén màn được nhiều chi tiết hơn về vụ va chạm thiên thạch này. Cú va chạm đã tạo ra một cơn sóng thần cao hàng dặm, gây cháy rừng, và thải ra hàng tỷ tấn sulfur vào bầu khí quyển, che lấp mặt trời trong nhiều năm liền.

Nhưng thiên thạch có lẽ không phải là toàn bộ nguyên nhân. Một số nhà khoa học tranh cãi rằng những đợt phun trào núi lửa ở nơi mà ngày nay là Ấn Độ cũng góp phần vào sự tuyệt chủng của loài khủng long.

#2. Khủng long là những con thằn lằn khổng lồ, thân đầy vảy, da màu nâu đất

1988817.jpg


Mô hình một con khủng long bạo chúa có lông vũ

Loài khủng long – kể cả khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex – nhiều khả năng có lông vũ trên người.

Lông vũ là thứ hiếm khi được bảo tồn trong hóa thạch, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện những hóa thạch khủng long có lông vũ ở Trung Quốc và Siberia, cho thấy lông vũ là một đặc điểm khá phổ biến ở loài thằn lằn khổng lồ này.

"Có lẽ điều đó có nghĩa là tổ tiên nói chung của mọi loài khủng long từng có lông vũ" – Pascal Godefroit, một nhà cổ sinh vật học từng viết một nghiên cứu về hóa thạch ở Siberia vào năm 2014 cho biết.

Bên dưới bộ lông vũ, loài khủng lông có thể có da vảy màu sáng, giống như nhiều loài thằn lằn thời hiện đại.

1988829.jpg


Mô hình kích thước thực của T.rex với các mảng lông vũ

Trong các mẫu vật của loài T.rex, người ta chưa bao giờ tìm thấy lông vũ, nhưng hóa thạch của các loài khủng long bạo chúa khác lại có lông vũ. Do đó, các nhà cổ sinh vật học cho rằng T.rex cũng có lông vũ. Và dù rằng những con T.rex trưởng thành hầu như được bao phủ bởi bộ da toàn vảy, các nhà khoa học nghĩ chúng có những mảng lông vũ ở những khu vực dễ gây chú ý như đầu và đuôi.

#3. T.rex là một loài khủng lông biết chạy và gầm rú như những gì bạn thấy trong phim "Công viên kỷ Jura"

1988805.jpg


Một con T.rex trưởng thành có thể nặng từ 6 - 9 tấn và dài 43 feet

Dù là một loài săn mồi kinh hoàng, "vua của loài khủng long" nhiều khả năng không hề có sở thích gầm rú hay chạy nhanh.

Sải chân dài của khủng long có thể giúp nó di chuyển với vận tốc 40km/h, nhưng nó không thể đạt trạng thái lơ lửng (khi các loài động vật chạy, sẽ có một giai đoạn mà mọi chân của chúng đều không chạm đất), bởi loài khủng long luôn phải đặt ít nhất một chân chạm đất.

Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy thay vì gầm rú, T.rex có lẽ chỉ gầm gừ và tạo ra những âm thanh sâu như loài đà điểu ngày nay.

#4. Người Neanderthal là những kẻ hung bạo ngu ngốc, không cùng chung sống với người Homo sapien

1988850.jpg


Khuôn mặt siêu chân thực của một người đàn ông Neanderthal

Bằng chứng về những hình vẽ trong hang của người Neanderthal ở châu Âu đã xuất hiện từ khá lâu trước những hình vẽ tương tự bởi người Homo sapien.

Những người họ hàng đã tuyệt chủng của chúng ta còn biết chế tạo công cụ và trang sức từ đá và xương, làm ra keo dính từ vỏ cây bạch dương để gắn cán gỗ vào các công cụ bằng đá, và nấu ăn bằng lửa (dù có lẽ họ phải dựa vào sét để có ngọn lửa).

Có lẽ trí tuệ này là thứ đã thôi thúc những con người sơ khai gây giống với người Neanderthal và Denisovan, một loài Người sơ khai khác.

#5. Homo sapien xuất hiện lần đầu vào 200.000 năm trước ở phía đông châu Phi

1988814.jpg


Hộp sọ được dựng lại từ hóa thạch của người Homo sapien được biết đến sớm nhất ở Maroc

Những nhóm người Homo sapien có lẽ đã tiến hóa cùng lúc trên toàn châu Phi thay vì chỉ tập trung ở một địa điểm – theo một nghiên cứu vào năm 2018. Một hộp sọ được phát hiện vào năm 2017 còn cho thấy điều này đã diễn ra vào khoảng 300.000 năm trước, rất lâu so với những suy nghĩ trước đây.

Không phải mọi nhóm Homo sapien này đều trông giống hệt nhau, nhưng họ có lẽ có những đặc điểm đủ tương đồng để đều được xem là Homo sapien. Những nhóm này hẳn đã phải tương tác với nhau và di cư đi khắp châu lục.

Tức là, thay vì xuất hiện ở một khu vực cụ thể ở phía đông hay phía nam châu Phi rồi lan rộng ra từ đó, những nhóm người có liên quan với nhau nhưng ở rải rác trên toàn châu lục đã dần trở nên giống nhau theo thời gian.

#6. Lạc đà trữ nước trong bướu

1988856.jpg


Một con lạc đà hai bướu ở Nga

Bướu lạc đà trữ mỡ, và loài động vật này sẽ đốt cháy chúng để làm "nhiên liệu" khi di chuyển những quãng đường dài với nguồn thức ăn hạn chế. Một con lạc đà có thể sử dụng lượng mỡ đó để thay cho việc ăn uống trong 3 tuần liền.

Các tế bào máu đỏ của lạc đà chính là thứ cho phép chúng có thể đi cả tuần mà không cần uống nước. Không như các loài sinh vật khác, lạc đà có các tế bào máu hình oval, linh hoạt hơn, cho phép chúng trữ một lượng lớn nước.

#7. Dơi bị mù

1988841.jpg


Dơi đầu xám - một loại dơi ăn trái cây

Nhiều loài dơi dựa vào định vị bằng tiếng vang để xác định phương hướng, nhưng điều đó không có nghĩa chúng không thể thấy gì.

#8. Kim tự tháp thức ăn là tiêu chuẩn vàng trong dinh dưỡng

1988838.jpg


Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra Kim tự tháp Thức ăn vào năm 1992, nhưng hầu hết những lười khuyên về dinh dưỡng mà Kim tự tháp này đưa ra đều không chính xác.

Trên thực tế, Kim tự tháp thức ăn này không phân biệt giữa carb tinh chế như bánh mì trắng và các loại ngũ cốc như gạo lức. Ngoài ra nó chũng không phân biệt giữa các protein bổ dưỡng nhất (như đậu, quả hạch, và cá) và thịt đỏ, vốn là thứ có thể làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch.

Biểu đồ dinh dưỡng nói trên cũng đưa các chất béo bổ dưỡng vào phần "sử dụng hạn chế" nằm trên đỉnh kim tự tháp, gộp chúng chung với đường và chất béo chuyển hóa từ dầu chế biến và thức ăn đóng hộp. Vào giữa thập niên 1990, các nhà nghiên cứu Harvard ước tính chất béo chuyển hóa đã gây ra gần 50.000 cái chết có thể ngăn chặn được mỗi năm tại Mỹ. Và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất béo không bão hòa bổ dưỡng có trong các thức ăn như quả hạch, các loại hạt, và quả bơ, là tối quan trọng trong một bữa ăn cân bằng.

#9. Sữa tốt cho xương

1988826.jpg


Hầu hết những điều hay ho về sữa đều xuất phát từ các chiến dịch quảng cáo của ngành công nghiệp bơ sữa, và có cả bàn tay của USDA nhúng vào nữa. Một trang trên website của bộ này nói rằng người trưởng thành nên uống 3 cốc sữa mỗi ngày, chủ yếu để hấp thu canxi và vitamin D, còn trẻ em nên uống 2 đến 3 cốc mỗi ngày để có xương chắc khỏe.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không hề có mối liên hệ giữa uống nhiều sữa (hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D) với việc ít bị gãy xương hơn. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện có mối liên hệ giữa uống sữa với tỉ lệ tử vong cao hơn so với không uống; điều đó không có nghĩa uống sữa là nguyên nhân gây ra cái chết, nhưng cũng không có gì xác nhận điều đó.

Một trang khác trên website USDA đã thay đổi lời khuyên uống 3 cốc sữa: thay vì chỉ khuyên uống sữa, trang này khuyên sử dụng cả những loại thực phẩm có trong danh mục nên tiêu thụ mỗi ngày, bao gồm yogurt và phô-mai.

#10. Crunch và Sit-Up (hai dạng bài tập gập bụng) có tác dụng rất tốt cho cơ bụng của bạn

1988823.jpg


Sit-Up thế này là sai tư thế rồi nhé!

Rất nhiều người trong chúng ta tập các động tác này ở các phòng gym, nhưng nhiều chuyên gia nói rằng crunch không phải là bài tập làm săn chắc cơ bụng hiệu quả và chúng có thể gây tổn thương lưng và cổ nếu bạn tập sai.

Tổ chức phi lợi nhuận American Council cho biết khi tập crunch, nhiều người thực hiện quá nhanh và thậm chí là ăn gian bằng cách uốn cơ hông. Tuy nhiên, website của tổ chức này khẳng định "kỹ thuật này làm nghiêng xương chậu trước, tăng áp lực lên lưng dưới, và nên tránh tập".

#11. Uống đồ uống có cồn sẽ giết chết tế bào não

1988844.jpg


Đồ uống có cồn có thể gây tổn hại cho các liên kết giữa các tế bào não, nhưng nó không thực sự giết chết chúng.

Dù vậy, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống đồ uống có cồn quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tổn hại não, và trẻ em mắc hội chứng rượu bào thai (người mẹ uống nhiều rượu trong thời gian mang thai) thường có ít tế bào não hơn.

Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người nghiện rượu nặng (hoặc uống vừa phải) có thể bị teo não cao hơn thông thường

#12. Kim cương xuất phát từ than

1988835.jpg


Mỏ kim cương lớn nhất thế giới ở Siberia

Kim cương và than đều có thành phần từ carbon, nhưng hầu hết kim cương trên Trái đất lại có tuổi đời già hơn than rất nhiều. Kim cương còn hình thành sâu hơn nhiều bên dưới những lớp đất đá áp suất cao của Trái đất, thông qua một quá trình chẳng liên quan gì đến than cả.

Trong khi đó, than có thể được tìm thấy ở lớp vỏ của Trái đất.

#13. Sao Diêm vương là hành tinh thứ 9 (phần này hơi phức tạp đây)

1988865.jpg


Cận cảnh bình nguyên hình trái tim của Sao Diêm vương

Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) ban đầu phân lợi Sao Diêm vương là hành tinh thứ 9 xoay quanh mặt trời. Nhưng vào năm 2015, Eris, một khối đá vũ trụ rất lớn cũng xoay quanh mặt trời, đã được phát hiện ra. Nó lớn hơn 27% so với Sao Diêm vương, dù rằng một phát hiện vào năm 2015 đã cho thấy Sao Diêm vương thực ra lớn hơn một chút. Điều này buộc IAU phải suy nghĩ lại về định nghĩa của một hành tinh là như thế nào.

Cuối cùng, họ quyết định rằng cả Sao Diêm vương lẫn Eris đều không đạt được các tiêu chí để được xem là một trong những hành tinh lớn xoay quanh mặt trời. Cả hai thiên thể này hiện được phân loại là các hành tinh lùn.

1988811.jpg


Minh họa hành tinh lùn Eris

Vậy nếu bạn gọi Sao Diêm vương là hành tinh thì cũng chẳng sai, chỉ có điều nó là một hành tinh lùn mà thôi.

#14. Sao Hỏa là một hành tinh sa mạc với đầy bụi đất đỏ và không có nước ở dạng lỏng

1988820.jpg


Bề mặt miệng núi lửa Gale ở Sao Hỏa

Sau 3 năm trời thu thập dữ liệu radar, các nhà khoa học cho biết có một hồ nước dạng lỏng nằm đâu đó bên dưới bề mặt băng ở cực của Sao Hỏa.

Các phát hiện trước đó còn cho thấy nước dạng lỏng có thể chảy theo mùa trên bề mặt Sao Hỏa, dù rằng phát hiện này gặp phải khá nhiều nghi ngờ.

#15. Không có gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng

1988808.jpg


Ánh sáng xanh từ lõi lò phản ứng hạt nhân gây ra bởi phóng xạ Cherenkov, xảy ra khi các hạt di chuyển nhanh hơn ánh sáng xuyên qua một lớp vật chất (ở đây là neutron xuyên qua nước)

Ánh sáng di chuyển ở vận tốc 299.792.458 m/s trong môi trường chân không, nhưng nó sẽ chậm lại khi đi qua nhiều loại vật chất khác nhau. Ví dụ, ánh sáng di chuyển ở khoảng 75% vận tốc nêu trên khi xuyên qua nước và khoảng 41% vận tốc đó khi xuyên qua kim cương.

Electron, neutron, và neutrino có thể di chuyển nhanh hơn photon của ánh sáng trong các môi trường này, dù rằng chúng sẽ tỏa ra năng lượng dưới dạng phóng xạ khi làm điều đó.

Quá trình mở rộng không gian cũng từng một lần vượt quá vận tốc ánh sáng trong quá trình xảy ra Big Bang, và các nhà vật lý học cho rằng các lỗ sâu và rối lượng tử cũng có thể thách thức quy luật đó.

#16. Các giai đoạn của vật chất là lỏng, rắn, và khí gas (và có lẽ là plasma)

1988859.jpg


Một vòng plasma lớn trên mặt trời

Có thể đây là những thứ bạn không được dạy ở tiểu học, nhưng có nhiều trạng thái khác của vật chất, một vài trong số chúng là: plasma quark-gluon, siêu lỏng, ngưng tụ Bose-Einstein, ngưng tụ fermionic, vật chất quang tử, và thậm chí là siêu rắn nữa.

Lỏng, rắn, và khí gas chỉ là những trạng thái mà bạn có thể quan sát được trong cuộc sống thường ngày mà thôi.

Plasma, một số chúng ta biết đến là trạng thái vật chất của tia chớp, là dạng vật chất phong phú nhất trong vũ trụ.

#17. Nguyên tử, thành phần cấu tạo nên vật chất, chỉ có thể bị chia tách thành electron, proton và neutron

1988832.jpg


Một cú bắn electron và các hạt hạ nguyên tử khác phát ra từ trung tâm thiên hà M87, cách Trái đất 50 triệu năm ánh sáng

Vật chất có thể bị chia tách ra thành những thứ nhỏ hơn và phức tạp hơn nhiều. Vật lý lượng tử dự đoán có 18 loại hạt cơ bản, 16 trong số đó đã được phát hiện ra thông qua các thí nghiệm.

Proton và neutron được tạo thành từ các hạt quark, kết dính với nhau bằng các gluon.

Theo Vn review​
 

friends_forever

New Member
"Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không hề có mối liên hệ giữa uống nhiều sữa (hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D) với việc ít bị gãy xương hơn. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện có mối liên hệ giữa uống sữa với tỉ lệ tử vong cao hơn so với không uống; điều đó không có nghĩa uống sữa là nguyên nhân gây ra cái chết, nhưng cũng không có gì xác nhận điều đó"

Chốt lại câu "Nhưng cũng không có gì xác nhận điều đó" :eek: tí sặc nước

Cái chuyện sữa này không có 1 nghiên cứu nào logic. Nhưng điều logic luôn được kiểm chứng là đa số những đứa trẻ uống sữa hàng ngày từ nhỏ, luôn có chiều cao vượt trội hơn những trẻ ít uống hơn hoặc không uống. Và ở chiều ngược lại, những người có tầm vóc nhỏ ( đều là người bình thường, ko phải chủng người thấp), đều có điểm chung là họ không uống sữa. Có thể sữa không là tác nhân chính ảnh hưởng tới chiều cao, nhưng nếu ko có sữa thì ảnh hưởng lại thấy rất rõ
 
Bên trên