AMD RX 6600 XFX Speedster SWFT 210 – Đánh Giá Gaming Gear



AMD RX 6600 – Như đã nhiều lần đề cập trước đây, với thế hệ card đồ hoạ RX 6000 Series, AMD đã thay đổi chiến thuật ra mắt sản phẩm của mình với các sản phẩm dòng cao cấp như AMD RX 6800 XT “đón đánh” trực diện các đối thủ đến từ “đội xanh” như NVIDIA RTX 3080, trong khi đó, các fan trung thành của đội đỏ vẫn phải chờ đợi đến gần một năm sau, các mẫu card đồ hoạ tầm trung mới chính thức ra mắt thị trường.


Hồi đầu tháng 8 vừa qua, AMD mới chậm rãi cho ra mắt phiên bản AMD RX 6600 XT “nổ phát súng đầu tiên” làm lung lay vị thế của NVIDIA trong phân khúc tầm trung với khả năng cạnh tranh trực tiếp với phiên bản RTX 3060 Ti nhưng sở hữu mức giá “mềm” hơn ít nhiều.

Riêng đối với phiên bản RTX 3060 “làm mưa làm gió” trong phân khúc tầm trung hiện nay, phải đến tận tháng 10 này AMD mới đưa ra một đối thủ ngang tầm với tên gọi AMD RX 6600.

Với sự hỗ trợ từ XFX Force, Vietgame.asia đã có cơ hội thử nghiệm phiên bản card đồ hoạ dòng Speedster SWFT 210 sử dụng chip xử lý đồ hoạ tầm trung mới toanh này.


Ra mắt sau đối thủ của mình một thời gian khá dài, liệu mẫu card đồ hoạ của đội đỏ có đủ sức giúp hãng lấy lại thị trường?


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bạn nhé!


BẠN SẼ THÍCH
amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-1-1140x760.jpg


AMD RX 6600 XFX SPEEDSTER SWFT 210 – THIẾT KẾ ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ
Khác với nhiều hãng sản xuất quen thuộc trên thị trường như ASUS, MSI hay GIGABYTE sản xuất card đồ hoạ dành cho cả hai phe xanh đỏ, XFX Force, cũng giống như Sapphire Tech, lại là một trong những “gà nhà” vô cùng quen thuộc của AMD từ trước đến nay chuyên sản xuất các sản phẩm card đồ hoạ sử dụng GPU của hãng này.


Khác với nhiều hãng sản xuất khác chạy theo xu hướng “màu mè” như hiện nay, XFX Force gần như vẫn trung thành với lối thiết kế card đồ hoạ tối giản với không nhiều các chi tiết và hoa văn, từ bỏ hẳn lối thiết kế nhiều đường nét, màu sắc rườm rà từng xuất hiện trên các card đồ hoạ của hãng một vài năm trước.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-2-1140x760.jpg


Mẫu card đồ hoạ AMD RX 6600 do XFX Force sản xuất sở hữu một kích thước vừa phải với thiết kế hai quạt tản nhiệt đơn giản, không “dềnh dàng” bề thế như các card đồ hoạ sử dụng thiết kế ba quạt của các hãng khác, dễ dàng gắn vừa vào các thùng máy có kích thước khiêm tốn như FSP CMT340 chứ không cần đến những thùng máy cỡ lớn như AMD RX 6700 XT và những card đồ hoạ ở phân khúc cao hơn.


Mặt trước của card trông khá đơn giản với hai quạt tản nhiệt sở hữu logo của XFX choán gần hết không gian phía trước, trong khi phần mặt nạ lại vô cùng đơn giản, gợi nhớ đến mẫu card Sapphire Nitro R9 380X 4GB với thiết kế chỉ gồm các hoạ tiết “chấm bi” thông thường, không có nhiều các đường nét nhấn nhá thường thấy như trên các mẫu card đồ hoạ các hãng khác.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-3-1140x760.jpg


Mặt sau card sở hữu một lớp giáp lưng với đường cắt logo XFX đơn giản, không quá rườm rà.


Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù “chuyên trị” các card màn hình của đội đỏ, thế nhưng XFX Force vẫn “học hỏi” theo đội xanh NVIDIA khi thiết kế bảng mạch ngắn lại và chừa chỗ trống cho quạt tản nhiệt đẩy luồng gió nóng về phía sau.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-4-1140x760.jpg


Mặt trên của card là logo Radeon, cổng cắm cấp điện 8-pin và đặc biệt hơn cả là một công tắc dạng gạt cho phép người dùng chuyển đổi BIOS lưu trữ hai thiết lập sức mạnh và hoạt động yên lặng khác nhau, một “đặc sản” của các dòng card đồ hoạ nhà AMD.


Được xếp vào phân khúc sản phẩm tầm trung, AMD RX 6600 đến từ XFX Force cũng sở hữu một bộ tản nhiệt khá nhẹ nhàng nhưng được đầu tư khá kỹ lưỡng với tấm tiếp xúc lớn, bao phủ không chỉ riêng GPU mà còn cả các chip nhớ VRAM xung quanh, được mạ nikel và mài bóng bẩy đến mức có thể soi gương được.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-5-1140x760.jpg


Không chỉ có thế, XFX Force cũng không quên trang bị thêm dải tiếp xúc tản nhiệt cho các VRM cấp điện được đặt lệch một bên, giúp đảm bảo các linh kiện này luôn được giải nhiệt phù hợp, tránh cho trường hợp các chip GPU và VRAM đều chưa quá nhiệt nhưng hệ thống buộc phải giảm xung trên card đồ hoạ tầm trung thế hệ trước như Sapphire Pulse RX 5600 XT 6G.


Tuy sở hữu kích thước khá nhỏ và số lượng ống dẫn nhiệt thấp, thế nhưng mẫu card đồ hoạ này vẫn có khả năng tản nhiệt tốt.


Với thử nghiệm Stress test bằng chương trình FurMark thì nhiệt độ nhân chạm mức 88 độ C mà quạt vẫn hoạt động thong thả, êm ái.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-16-1140x641.jpg


Đây là mức nhiệt độ dễ chấp nhận trên các card đồ hoạ AMD hiện nay, tuy nhiên, nếu vẫn lo lắng về vấn đề nhiệt độ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trình điều khiển Adrenalin để tăng tốc độ quạt lên cao hơn nữa, nhưng đổi lại, hệ thống sẽ hoạt động ồn hơn.


AMD RX 6600 – SỰ TIẾN BỘ VƯỢT BẬC TRONG PHÂN KHÚC TẦM TRUNG
Phải nói rằng, ở trong rất nhiều thế hệ card đồ hoạ trước đây, ưu thế của AMD không nằm ở cuộc đối đầu giữa những dòng card đồ hoạ cao cấp, mà nằm ngay trong phân khúc tầm trung nhờ vào sức mạnh ấn tượng trong khi vẫn giữ được mức giá hợp lý.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-7-1140x641.jpg


Dòng sản phẩm AMD RX 6600 phiên bản XFX Speedster SWFT 210 cũng không là một ngoại lệ khi cho thấy


Ở phép thử 3DMark FireStrike với phép dựng hình truyền thống, mẫu card đồ hoạ tầm trung mới của AMD đạt mức điểm 24,196, khá sát mức 24,681 điểm của phiên bản RTX 3060 đối thủ đã được ép xung sẵn ở mức cao là Gigabyte RTX 3060 Gaming OC 12G. Điều này cho thấy khả năng trình diễn trong các game sử dụng DirectX 11 của cả hai là tương đương nhau.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-8-1140x641.jpg


Trong khi đó, ở phép thử 3DMark TimeSpy với phép dựng hình DirectX 12, mức điểm số 8,247 vô cùng ấn tượng vượt qua gần 14% so với phiên bản Gigabyte RX 5600 XT Gaming OC 6G được ép xung ở mức cao nhất ở thế hệ trước đó.


Thử nghiệm thực tế với các tựa game mới, AMD RX 6600 cho thấy sức mạnh ấn tượng của mình trong phân khúc tầm trung khi có khả năng chạy mượt mà tất cả các phép thử game mới ở thiết lập cao nhất và độ phân giải 1080p.


Mặc dù vẫn gặp vấn đề rắc rối với tựa game Assasin’s Creed Odyssey như nhiều dòng card đồ hoạ của đội đỏ tiền nhiệm, thế nhưng mẫu card màn hình tầm trung của chúng ta vẫn có thể đem đến tốc độ khung hình khá cao, đạt trung bình 56fps ở mức thiết lập Ultra.


Với nhiều tựa game khác như Borderlands 3, DIRT 5 hay Horizon Zero Dawn, mẫu card thử nghiệm đều đạt được tốc độ trung bình khung hình cao hơn 60fps.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-10-1140x641.jpg



Điều này cho thấy bạn hoàn toàn có thể yên tâm chiến tất cả các tựa game nặng trên thị trường hiện nay với AMD RX 6600 ở thiết lập tối đa mà không phải lo lắng về sức mạnh của card đồ hoạ.


BẠN SẼ GHÉT
KHẢ NĂNG XỬ LÝ RAY TRACING CÒN HẠN CHẾ
Mặc dù sở hữu sức mạnh khá tốt trong phân khúc, thế nhưng AMD RX 6600 lại gặp rắc rối với những tựa game hỗ trợ tính năng “thời thượng” dò tia Ray Tracing khi sở hữu sức mạnh dành cho tính năng này còn nhiều hạn chế.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-9-1140x641.jpg


Trên thực tế, ngay từ phép thử 3DMark Port Royal, mẫu card đồ hoạ tầm trung thế hệ mới của AMD chỉ đạt mức 3,823 điểm, chỉ ngang ngửa với mức 3,850 của phiên bản MSI RTX 2060 Ventus 6GB OC, mẫu card màn hình tầm trung của thế hệ trước.


Ở mức điểm này, mẫu card đồ hoạ của chúng ta khó lòng “gánh vác” các tựa game tích hợp nhiều gói công nghệ Ray Tracing cùng lúc.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-13-1-1140x641.jpg


Dễ thấy nhất ở tựa game bom tấn Far Cry 6 mới ra mắt gần đây, khi mở tính năng đổ bóng môi trường và phản chiếu với Ray Tracing, tốc độ khung hình trung bình của tựa game bị kéo tụt tới 40%, dù vẫn còn khá ổn nhưng đây là mức giảm vô cùng đáng kể.


AMD RX 6600 lại gặp rắc rối với những tựa game hỗ trợ tính năng “thời thượng” Ray Tracing

Hay với tựa game hành động chặt chém phô diễn sức mạnh đồ hoạ GodFall đình đám, tốc độ khung hình nhiều trường đoạn sụt giảm tới mức dưới 20fps, khiến cho người chơi có thể nhận ra độ “khựng” nhất định khi dựng hình với Ray Tracing, một điều khá khó chịu với một tựa game hành động nhanh dù tốc độ trung bình của game vẫn ở mức 40fps.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-14-1-1140x641.jpg


Cuối cùng, cũng tương tự như MSI RX 6600 XT Gaming X 8G, AMD RX 6600 vẫn chỉ hỗ trợ cấu hình PCI Express 8x.


Điều này không là vấn đề với người dùng sử dụng các hệ thống PC của AMD ra mắt những năm gần đây hỗ trợ toàn diện công nghệ PCI Express 4.0.


amd-rx-6600-xfx-speedster-swft-210-danh-gia-gaming-gear-18.jpg


Thế nhưng với những hệ thống cũ hơn chỉ hỗ trợ chuẩn PCI Express 3.0, bạn có thể gặp phải hiện tượng nghẽn cổ chai nhẹ trong một vài trường hợp nhất định.


Chính vì thế mà bạn cần cân nhắc hệ thống của mình trước khi quyết định “xuống tiền” nâng cấp.
 
Bên trên