American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Bộ phim không giải thích chính nghĩa thuộc về bên nào. Nhưng chắc chắn quyền khai thác chiến lợi phẩm của bên chiến thắng, không thuộc về tất cả những người đã hy sinh cho cuộc chiến, ở cả hai bên.

Bài viết của bạn phiến diện quá, chỉ nhìn theo phe Mỹ hay chủ nghĩa anh hùng Mỹ, người ban phát nền hòa bình khắp thế giới.

Sau cây gậy và củ cà rốt, cuộc chiến chống khủng bố, chiêu bài dân chủ, mình đang chờ võ mới của Mỹ. Châu Âu giờ đã thấm đòn của Mỹ, Nga và Trung sích lại gần nhau, các đồng minh giờ đều vừa nhìn Mỹ vừa tự trang bị thêm cho bản thân.

Chỉ thấy tiền vẫn đổ về mẫu quốc, máu lính Mỹ vẫn đổ, dân hồi giáo ngày càng căm thù Mỹ, và người dân Mỹ lại chuẩn bị được nghe một mùa hứa hẹn của các ứng viên về sứ mệnh của Hợp chủng quốc :D.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Thật không thể tin nổi Martin Luther King, 1 kẻ sử dụng chiến thuật “hèn hạ và mọi rợ” giống với cầm thú hơn là con người vì đã lôi kéo lợi dụng trẻ em vào những cuộc biểu tình đấu tranh nguy hiểm với lũ cảnh sát tàn bạo để giành quyền bình đẳng cho người da đen tại Mỹ, lại được giải Nobel Hòa bình. Trong khi bọn “văn minh” ngụy tạo thông tin sau đó đem quân xâm lược quốc gia khác lại không được giải Nobel Hòa bình.

Thật không thể tin nổi một người sâu sắc như bác lại (cố ý?) nhầm lẫn giữa hai phe trong một cuộc chiến tranh súng đạn giết chóc, với Martin Luther King là một người bất tuân dân sự trong lòng xã hội Mỹ bằng chủ trương đấu tranh bất bạo động. Nên nhớ Martin Luther King không cầm đầu một quân đội, không tiến hành chiến tranh du kích hay khủng bố, không chủ trương giết chóc ai. Hành động và tư tưởng của Martin Luther King là đỉnh cao nhân văn trong giải quyết mâu thuẫn giữa người với người.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

... Sau ngày biểu tình định mệnh, King và Walker nghe thấy mọi người bán tán về nó khắp nơi. Vị thẩm phán xét xử người biểu tình bị bắt nói rằng những kẻ "lừa bọn trẻ" tham gia vào cuộc biểu tình "nên bị bỏ tù". Tại Quốc hội, một trong những dân biểu của Alabama gọi việc lợi dụng bọn trẻ là việc làm "đáng xấu hổ". Thị trưởng Birmingham lên án "những kẻ khuấy động phong trào vô trách nhiệm và thiếu suy nghĩ" đã coi bọn trẻ như "các công cụ". Malcolm X - nhà hoạt động da đen đổi mới hơn King về mọi khía cạnh - nói "những kẻ chân chính sẽ không lôi kéo lũ trẻ vào con đường nguy hiểm." Tờ New York Times đã đăng bài cho rằng King đã tham gia vào "những trò chơi chính trị chết người" và Time đã nhiếc móc anh là kẻ dùng trẻ em như "đội quân du kích". Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, Robert F. Kennedy, đã cảnh báo rằng "kéo học sinh tham gia vào các cuộc biểu tình đường phố là một việc làm nguy hiểm," và nói: "Một đứa trẻ bị thương, tàn tật hoặc chết là cái giá mà không ai trong số chúng ta có thể trả nổi."
...
Trong cuộc đối đầu về dân quyền lớn tiếp theo ở Selma, Alabama, hai năm sau đó, một nhiếp ảnh gia của tạp chí Life đã đặt máy ảnh của mình xuống để đến giúp những đứa trẻ bị cảnh sát hành hung thô bạo. Sau đó, King đã khiển trách anh ta: "Thế giới không biết điều này, bởi anh đã không chụp lại khoảnh khắc đó. Tôi không bàng quan trước điều đó, nhưng việc quan trọng hơn đối với anh là chụp được những bức ảnh chúng bị đánh đập thay vì giúp đỡ chúng". Để đáp lại những lời phàn nàn về việc lợi dụng trẻ em, Fred Shuttlesworth đã nói rất hay: "Chúng tôi đã sử dụng những gì chúng tôi có."

(Malcolm Gladwell, 2013. David & Goliath)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Bài viết của bạn phiến diện quá, chỉ nhìn theo phe Mỹ hay chủ nghĩa anh hùng Mỹ, người ban phát nền hòa bình khắp thế giới.

Sau cây gậy và củ cà rốt, cuộc chiến chống khủng bố, chiêu bài dân chủ, mình đang chờ võ mới của Mỹ. Châu Âu giờ đã thấm đòn của Mỹ, Nga và Trung sích lại gần nhau, các đồng minh giờ đều vừa nhìn Mỹ vừa tự trang bị thêm cho bản thân.

Chỉ thấy tiền vẫn đổ về mẫu quốc, máu lính Mỹ vẫn đổ, dân hồi giáo ngày càng căm thù Mỹ, và người dân Mỹ lại chuẩn bị được nghe một mùa hứa hẹn của các ứng viên về sứ mệnh của Hợp chủng quốc :D.

1. Đề nghị bác chỉ ra chỗ nào trong bài viết mình ca ngợi những người lính kia là anh hùng hay cụ thể hơn, bác định nghĩa thế nào là "chủ nghĩa anh hùng Mỹ" và mình đã ca ngợi nó như thế nào?

2. Mình xác định góc nhìn đây là từ bên thứ ba, đứng từ ngoài nhìn vào. Bác lại cho rằng mình phiến diện. Vậy theo bác thì góc nhìn từ bên thứ ba phải như thế nào? Bác cho rằng việc đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận là nên làm, là hợp đạo lý và tình người?

3. Ví dụ tình huống là bác chở con đi trên đường vị va quẹt xe cộ, bên kia lao đến đòi đánh bác, bác sẽ bảo vệ con của bác, hay bác sẽ đưa con bác ra làm khiên để tránh đòn?
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

...
Trong cuộc đối đầu về dân quyền lớn tiếp theo ở Selma, Alabama,

Không liên quan nhưng mà em cũng vừa xem xong phim Selma, cảm thấy rất chán, không hiểu sao lại được đề cử Oscar, chắc là muốn ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen, giống "Quản gia Nhà Trắng" năm trước.
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

1. Đề nghị bác chỉ ra chỗ nào trong bài viết mình ca ngợi những người lính kia là anh hùng hay cụ thể hơn, bác định nghĩa thế nào là "chủ nghĩa anh hùng Mỹ" và mình đã ca ngợi nó như thế nào?

2. Mình xác định góc nhìn đây là từ bên thứ ba, đứng từ ngoài nhìn vào. Bác lại cho rằng mình phiến diện. Vậy theo bác thì góc nhìn từ bên thứ ba phải như thế nào? Bác cho rằng việc đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận là nên làm, là hợp đạo lý và tình người?

3. Ví dụ tình huống là bác chở con đi trên đường vị va quẹt xe cộ, bên kia lao đến đòi đánh bác, bác sẽ bảo vệ con của bác, hay bác sẽ đưa con bác ra làm khiên để tránh đòn?

Những chi tiết bác dẫn ra rất hay. Mình xin bổ sung là chi tiết này được nhấn nhá rất nhiều. Ví dụ trước khi cho khán giả biết là cậu bé có bị bắn không, thì phim chuyển cảnh để giới thiệu về thời thơ ấu của nhân vật. Đây cũng là lý giải cho phần sau khi chúng ta không thấy nhân vật ám ảnh quá nhiều sau mỗi phát đạn.

Có nghiên cứu chỉ ra khác với lực lượng bộ binh vốn chịu nhiều căng thẳng và coi mọi thứ trên chiến trường là kẻ thù, bắn nhầm dân thường, có nhiều hành động tự sát, giết đồng đội, bất tuân thượng cấp; thì sniper đơn giản coi những gì mình phải đối mặt là mục tiêu cần tiêu diệt, ít căm thù hơn và đơn giản quan sát họ như một con người, đùng, 1 mạng người, đơn giản chỉ là việc của họ (bộ phim đã xây dựng và làm quá chi tiết này). Việc đến những trường bắn sau khi trở về từ trận chiến cũng là một căn bệnh đặc biệt của lực lượng sniper.

Ở đoạn sau, lại có cảnh một cậu bé khác chạy đến nhặt khẩu súng lên. Nhân vật chính đã đặt tay trên cò súng và hết sức căng thẳng, liên tục lầm bầm ra tiếng để mong cậu bé buông súng xuống. Khi cậu bé vứt súng chạy đi thì anh ta thở phào, và khán giả là mình cũng thở phào! Biên tập đoạn này rất hay, cứ tưởng chỉ trong một sát na nữa thôi là cậu bé đã ký án tử hình cho chính nó. Đoạn làm quá đây nè.

Trên kia có bình luận tại sao lại bắn vào phụ nữ và trẻ em? Bộ phim đã chuẩn bị rất kỹ để giải thích điều này. Rõ ràng khi một bên yếu hơn trong cuộc chiến tranh, họ bắt buộc phải sử dụng những hình thức chiến tranh không theo quy ước, đó là đưa phụ nữ và trẻ em vào cuộc chiến, để lợi dụng lòng nhân từ của đối phương, lợi dụng sự thiếu cảnh giác của đối phương, lợi dụng một giây phút thiếu quyết đoán của đối phương, để giành một thắng lợi.
Hình thức chiến tranh quy ước còn tồn tại hay bạn nó nó thực sự còn tồn tại? Bạn nghĩ sẽ lại có chuyện người ta dàn quân như thế kỷ 19, hai bên đùng đoàng qua mấy loạt đoạn xem ai thắng, hay đánh nhau chán chê rồi gặp nhau trên những bàn đàm phán chia chiến lợi phẩm
Xin thưa với bạn ngay bắt đầu từ thế chiến 1 thì chiến tranh tổng lực hiện tại tàn khốc hơn vạn lần cái chiến tranh quy ước, khi lính đã là 1 nghề và người ta dốc mọi nguồn lực vào chiến tranh, dù là trẻ con, phụ nữ hay người già.

Có ai đó đã nói, chiến tranh là cuộc đấu trí của những kẻ biết rõ nhau nhưng không giết nhau, sử dụng những kẻ không biết nhau để giết nhau; rõ ràng chiến thuật không quy ước này của những kẻ lãnh đạo thuộc về bên yếu thế là có thể hiểu được. Tuy nhiên từ cái nhìn của bên thứ ba, của văn minh nhân loại, thì đó là một chiến thuật hèn hạ và mọi rợ. Hèn hạ vì điều đó cho thấy anh đã (biết chắc sẽ) thua trong một cuộc chiến theo quy ước; và mọi rợ vì anh đã lấy chính những người mà đáng lẽ anh phải bảo vệ, biến họ trở thành con tin của đối phương, và chiến thắng của anh nếu có từ việc sử dụng những người phụ nữ và trẻ con đấy, là vì đối phương có tính người hơn anh, hay nói cách khác, anh thắng là vì anh giống với cầm thú hơn là con người.
Khi chênh lệc lực lượng tới mức không thể thắng, bạn có nghĩ lại tại sao họ lại vẫn chiến đấu? Có người nói họ cuồng tín, lú lẫn, bị đe dọa - nhưng đừng phán xét khi không ở hoàn cảnh của họ, những người muốn ban phát dân chủ. Hỡi những nhà đạo đức học, tại sao những chiến sỹ bảo vệ hòa bình đổ máu khắp nơi mà thế giới vẫn chưa yên tiếng súng.


Do đó chúng ta thấy rằng khi những người phụ nữ và trẻ con kia cầm vũ khí lên, họ đã vứt đi quyền được miễn trừ của người được bảo vệ trong một cuộc chiến tranh quy ước. Mặc dù vậy trước khi nhân vật chính bóp cò, đó là một quá trình đấu tranh nội tâm đầy căng thẳng, và đầy trách nhiệm. Chúng ta cũng thấy qua bộ đàm, cấp chỉ huy trao toàn quyền cho sniper với một chỉ thị chung chung đầy né tránh. Bởi vì nếu anh ta quyết định sai, cấp trên sẽ bỏ rơi, anh ta sẽ phải đối diện với tòa án quân đội, với dư luận xã hội, với gia đình và với lương tâm của chính mình. Điều mà lẽ ra, phía những kẻ đã đẩy người phụ nữ và trẻ con kia ra trận, phải chịu trách nhiệm!

Ai đẩy anh ra chiến trường để phải bắn trẻ con, phụ nữ? Ai làm gì nước Mỹ để họ nợ máu vài tài nguyên khắp các nước Hồi giáo? Ai cung cấp tiền cho al Qaeda lớn mạnh tới tầm cỡ toàn cầu, ai rửa hàng tỷ đô la trong ngày 2 tòa tháp đôi đổ xuống, ai làm ngơ để 7 tòa tháp cạnh đó được đặt thuốc nổ từ trước cả tháng. Mình nghĩ nước Mỹ không bị tấn công ngỳ đó, mà giới cầm quyền Mỹ cần một ngày như thế, giống như ngày 7 tháng 12 năm 1941 họ cần Châu Trâu Cảng để chính thức tham gia thế chiến 2.
Vậy nên bạn không được đánh tráo khái niệm về người thực sự muốn và gây ra cuộc chiến với những người đã phải tham chiến trực tiếp trên các con đường của Iraq.

Cũng như vậy chúng ta nhìn thấy người sniper trong phim đầy ám ảnh sau mỗi trận chiến. Đây cũng là căn bệnh tâm lý chung của những người lính từ thế giới văn minh. Không ai thấy những người lính Iraq hay Siri mắc phải căn bệnh này. Đẩy phụ nữ trẻ con ra trận, họ không áy náy! Giết được nhiều kẻ thù không quen biết, họ reo mừng và xem đó là chiến công để đời. Bộ phim không giải thích chính nghĩa thuộc về bên nào. Nhưng chắc chắn quyền khai thác chiến lợi phẩm của bên chiến thắng, không thuộc về tất cả những người đã hy sinh cho cuộc chiến, ở cả hai bên

Mình không biết bạn lấy chi tiết "Không ai thấy những người lính Iraq hay Siri mắc phải căn bệnh này" ở đâu, hay nhìn qua bộ phim, của một đạo diễn Mỹ làm về lính Mỹ trong cuộc chiến của Mỹ tại đất nước cách họ nửa trái đất.
"Đẩy phụ nữ trẻ con ra trận, họ không áy náy!" chi tiết nào vậy bạn?


Câu thứ nhất: "văn minh", "tính người" >< hèn hạ, mọi rợ, cầm thú
Chưa đủ phiến diện? chủ nghĩa anh hùng của bạn nằm bên vế trái đó.

Câu thứ 2: Liên Xô, Đức, Pháp, Tây Ban Nha... đều đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận, có ai phán xét việc đó "hợp đạo lý" và "tình người"? hay ngoài nước Mỹ, đất nước mà chiến tranh chưa lan đến nhưng là kẻ bán súng nhiều nhất thế giới.
Góc nhìn thứ 3: bạn nhìn cả 2 phía thì ít nhất không bị những cái hệ quả, diễn biến ở thực địa làm phân tâm bản chất và nguyên nhân của cuộc chiến. Chính nghĩa hay lẽ phải nhiều khi nằm ở bên thắng cuộc, chứ khi tham chiến thì tay các phe đều vấy máu như nhau

Câu thứ 3 của bạn không liền lạc gì với vấn đề chúng ta muốn bàn luận. Bạn nên đặt câu hỏi như thế này: nếu 1 nhóm "gốc Việt" tấn công một vị trí quan trọng của Trung Quốc, rồi Trung xua quân tấn công Việt Nam, liệu phụ nữ và trẻ em Việt Nam có phải cầm súng một lần nữa không? Hay sẽ tung hoa đón những người lính giải phóng Trung Quốc; hoặc chờ một lực lượng bảo vệ hòa bình trên thế giới đến cứu giúp
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Bác viết dài như trên khiến cho vấn đề thảo luận bị phân tán, càng lúc sẽ càng khó nắm bắt quan điểm của bác, dễ dẫn đến những suy diễn và hiểu lầm. Nếu cần mở rộng nên chăng chúng ta kết thúc xong phần thảo luận này rồi đặt ra tiếp chủ điểm khác. Để nắm bắt chính xác hơn vấn đề, đề nghị bác phản hồi trực tiếp và súc tích các câu hỏi của mình, liệu có được không? Việc một câu hỏi có liên quan hay không, tự mọi người đọc khác đều sẽ có nhận thức, còn nếu bác thấy câu nào không tiện trả lời, đương nhiên bác hoàn toàn có quyền nói thẳng là bác không trả lời. Cảm ơn bác!

Bài viết của bạn phiến diện quá, chỉ nhìn theo phe Mỹ hay chủ nghĩa anh hùng Mỹ, người ban phát nền hòa bình khắp thế giới.

Sau cây gậy và củ cà rốt, cuộc chiến chống khủng bố, chiêu bài dân chủ, mình đang chờ võ mới của Mỹ. Châu Âu giờ đã thấm đòn của Mỹ, Nga và Trung sích lại gần nhau, các đồng minh giờ đều vừa nhìn Mỹ vừa tự trang bị thêm cho bản thân.

Chỉ thấy tiền vẫn đổ về mẫu quốc, máu lính Mỹ vẫn đổ, dân hồi giáo ngày càng căm thù Mỹ, và người dân Mỹ lại chuẩn bị được nghe một mùa hứa hẹn của các ứng viên về sứ mệnh của Hợp chủng quốc :D.

1. Đề nghị bác chỉ ra chỗ nào trong bài viết mình ca ngợi những người lính kia là anh hùng hay cụ thể hơn, bác định nghĩa thế nào là "chủ nghĩa anh hùng Mỹ" và mình đã ca ngợi nó như thế nào?

2. Mình xác định góc nhìn đây là từ bên thứ ba, đứng từ ngoài nhìn vào. Bác lại cho rằng mình phiến diện. Vậy theo bác thì góc nhìn từ bên thứ ba phải như thế nào? Bác cho rằng việc đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận là nên làm, là hợp đạo lý và tình người?

3. Ví dụ tình huống là bác chở con đi trên đường vị va quẹt xe cộ, bên kia lao đến đòi đánh bác, bác sẽ bảo vệ con của bác, hay bác sẽ đưa con bác ra làm khiên để tránh đòn?
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

1. Đề nghị bác chỉ ra chỗ nào trong bài viết mình ca ngợi những người lính kia là anh hùng hay cụ thể hơn, bác định nghĩa thế nào là "chủ nghĩa anh hùng Mỹ" và mình đã ca ngợi nó như thế nào?

2. Mình xác định góc nhìn đây là từ bên thứ ba, đứng từ ngoài nhìn vào. Bác lại cho rằng mình phiến diện. Vậy theo bác thì góc nhìn từ bên thứ ba phải như thế nào? Bác cho rằng việc đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận là nên làm, là hợp đạo lý và tình người?

3. Ví dụ tình huống là bác chở con đi trên đường vị va quẹt xe cộ, bên kia lao đến đòi đánh bác, bác sẽ bảo vệ con của bác, hay bác sẽ đưa con bác ra làm khiên để tránh đòn?
Mình đã trả lời cả 3 trong post trước
1. Từ ngữ: mình đã phân tích trên từng câu của bạn, và tóm gọn trong 5 từ mà bạn đã dùng
2. Mình đã chỉ rõ lợi thế và quan điểm của góc nhìn thứ 3. vấn đề trẻ em phụ nữ, mình đã ghi rõ -> không thể phán xét "đạo lý" + "tình người"
3. Câu trả lời của mình quá rõ ràng, bạn đã đánh tráo khái niệm, câu hỏi của mình đặt ngược phù hợp hơn trong hoàn cảnh này.
thứ nhất mâu thuẫn va quẹt là mâu thuẫn về quyền lợi trên đường tham gia giao thông, không thể đánh đồng với việc một nước đổ quân và lãnh thổ quốc gia khác.

Bên kia lao vào đòi đánh, Mình chẳng sợ gì cả, vì ít nhất mình ngang thế với họ, OK.

Nó không thể so sánh máy bay, tên lửa giết dân thường, bệnh viện, đường xá, trong cuộc chiến tranh của cường quốc số một thế giới tấn công một quốc gia khác
Đừng bao giờ dùng từ dân sự trong chiến tranh có Mỹ tham gia, khi quân nhân Mỹ được miễn trừ tội này trong chiến tranh hay kể cả hòa bình (ở Nhật, Hàn), với những phiên điều trần kín.

việc bảo vệ con, tất nhiên, khi mình chẳng có gì phải sợ họ.
trong khi cuộc chiến đang đề cập là không cân sức. Bạn ngẫm lại tất cả các cuộc chiến tranh của loài người đi. Có nước nào đi đánh nước khác để bảo vệ dân bản xứ ngoài khẩu hiệu của Hợp chủng Quốc.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Như vậy mình xin phép trích lại quan điểm của bác cho từng câu như sau, nếu sai bác vui lòng đính chính giúp cho.

1. Đề nghị bác chỉ ra chỗ nào trong bài viết mình ca ngợi những người lính kia là anh hùng hay cụ thể hơn, bác định nghĩa thế nào là "chủ nghĩa anh hùng Mỹ" và mình đã ca ngợi nó như thế nào?

Câu thứ nhất: "văn minh", "tính người" >< hèn hạ, mọi rợ, cầm thú
Chưa đủ phiến diện? chủ nghĩa anh hùng của bạn nằm bên vế trái đó.

Như vậy bác không trích ra được ở điểm nào mình ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Mỹ.
Do đó bác cho rằng khi mình lên án việc đưa phụ nữ và trẻ em ra trận theo kiểu lợi dụng tình người của đối phương, tức là đứng về phía chủ nghĩa anh hùng Mỹ?
Ở đâu và khi nào thì chủ nghĩa anh hùng Mỹ đã sở hữu khái niệm này?

Thôi cái đó cũng không quan trọng. Cái chính là bác không đồng ý việc một bên đẩy phụ nữ trẻ con ra trận bị gọi là hèn hạ, mọi rợ, cầm thú? Bác giải thích rằng đó là chuyện tất yếu phải làm, đúng không? Thế thì trên kia mình cũng bảo rằng động cơ của họ là có thể hiểu được. Đấy là khi cả hai chúng ta đều đứng trên góc nhìn thứ nhất, góc nhìn của họ. Còn đây là mình đứng trên góc nhìn từ bên thứ ba, thì bác thấy cũng giống y như đứng trên góc nhìn thứ nhất chăng?

2. Mình xác định góc nhìn đây là từ bên thứ ba, đứng từ ngoài nhìn vào. Bác lại cho rằng mình phiến diện. Vậy theo bác thì góc nhìn từ bên thứ ba phải như thế nào? Bác cho rằng việc đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận là nên làm, là hợp đạo lý và tình người?

Câu thứ 2: Liên Xô, Đức, Pháp, Tây Ban Nha... đều đẩy phụ nữ và trẻ em ra trận, có ai phán xét việc đó "hợp đạo lý" và "tình người"? hay ngoài nước Mỹ, đất nước mà chiến tranh chưa lan đến nhưng là kẻ bán súng nhiều nhất thế giới.
Góc nhìn thứ 3: bạn nhìn cả 2 phía thì ít nhất không bị những cái hệ quả, diễn biến ở thực địa làm phân tâm bản chất và nguyên nhân của cuộc chiến. Chính nghĩa hay lẽ phải nhiều khi nằm ở bên thắng cuộc, chứ khi tham chiến thì tay các phe đều vấy máu như nhau

Mình đã chỉ rõ lợi thế và quan điểm của góc nhìn thứ 3. vấn đề trẻ em phụ nữ, mình đã ghi rõ -> không thể phán xét "đạo lý" + "tình người"

Nếu các nước trên đây vì quá thiếu nam giới, phải huy động phụ nữ và trẻ em trong một số công việc hậu cần, không trực tiếp cầm súng tham chiến, thì mình xin phép loại trừ các trường hợp như vậy, nó không phải là điều mình lên án.

Nếu các nước trên đây đưa phụ nữ và trẻ em tiếp cận đối phương theo cách dân sự (như trong phim), rồi bùm một phát cảm tử, thì đó là điều mình cho rằng họ đã lợi dụng tình người của đối phương. Họ có thể giết được một số lính trong một vài vụ nhỏ lẻ, nhưng đã đặt toàn bộ phụ nữ và trẻ em của đất nước mình ra khỏi vùng quy ước an toàn. Đối phương sẽ cho rằng bất cứ phụ nữ hoặc trẻ em nào đều là nguy cơ, và có thể giết lầm còn hơn bỏ sót. Đó là sự lợi bất cập hại của chiến thuật phi nhân tính này.

Ở đây bộ phim không giải thích chính nghĩa thuộc về phe nào, và mình cũng không bảo rằng ai đúng ai sai trong trận chiến, như thế còn chưa đủ để đứng ở góc nhìn thứ ba? Hay là phải ủng hộ Siri & Iraq thì mới khách quan, còn không thì tức là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Mỹ? phải cho rằng đưa phụ nữ và trẻ em ra cảm tử là nhân đạo, còn tiếc thương mạng người thì tức là đứng về phía Mỹ?

3. Ví dụ tình huống là bác chở con đi trên đường vị va quẹt xe cộ, bên kia lao đến đòi đánh bác, bác sẽ bảo vệ con của bác, hay bác sẽ đưa con bác ra làm khiên để tránh đòn?

Câu thứ 3 của bạn không liền lạc gì với vấn đề chúng ta muốn bàn luận. Bạn nên đặt câu hỏi như thế này: nếu 1 nhóm "gốc Việt" tấn công một vị trí quan trọng của Trung Quốc, rồi Trung xua quân tấn công Việt Nam, liệu phụ nữ và trẻ em Việt Nam có phải cầm súng một lần nữa không? Hay sẽ tung hoa đón những người lính giải phóng Trung Quốc; hoặc chờ một lực lượng bảo vệ hòa bình trên thế giới đến cứu giúp

3. Câu trả lời của mình quá rõ ràng, bạn đã đánh tráo khái niệm, câu hỏi của mình đặt ngược phù hợp hơn trong hoàn cảnh này.
thứ nhất mâu thuẫn va quẹt là mâu thuẫn về quyền lợi trên đường tham gia giao thông, không thể đánh đồng với việc một nước đổ quân và lãnh thổ quốc gia khác.

Bên kia lao vào đòi đánh, Mình chẳng sợ gì cả, vì ít nhất mình ngang thế với họ, OK.

Nó không thể so sánh máy bay, tên lửa giết dân thường, bệnh viện, đường xá, trong cuộc chiến tranh của cường quốc số một thế giới tấn công một quốc gia khác
Đừng bao giờ dùng từ dân sự trong chiến tranh có Mỹ tham gia, khi quân nhân Mỹ được miễn trừ tội này trong chiến tranh hay kể cả hòa bình (ở Nhật, Hàn), với những phiên điều trần kín.

việc bảo vệ con, tất nhiên, khi mình chẳng có gì phải sợ họ.
trong khi cuộc chiến đang đề cập là không cân sức. Bạn ngẫm lại tất cả các cuộc chiến tranh của loài người đi. Có nước nào đi đánh nước khác để bảo vệ dân bản xứ ngoài khẩu hiệu của Hợp chủng Quốc.

Trên kia bác bảo chiến tranh thì bên nào cũng vấy máu như nhau, vậy thì giết đàn ông hay phụ nữ hay trẻ em cũng là như nhau à? giết người lính cầm súng hay giết dân thường cũng là như nhau à? Không phải, vì dưới này bác lên án Mỹ dùng máy bay, tên lửa giết dân thường, bệnh viện, đường xá? Vậy là nó đâu có như nhau, đúng không? Nhưng đưa phụ nữ trẻ con ra cảm tử thì lại được chấp nhận?

Như vậy bác ủng hộ Mỹ hay lên án Mỹ là quyền của bác, nhưng quan điểm đó cần phải nhất quán, chứ phe này giết thường dân thì bác không cho phép, còn phe kia dùng thường dân giả vờ tiếp cận để giết lính thì bác lại cho phép? Tiêu chuẩn kép?

Cũng như câu hỏi về va quẹt xe cộ. Bác bảo vì ngang sức nên đương nhiên có thể bảo vệ con. Thế thì nếu không ngang sức mà phe kia có cả bầy rất đông, thì bác có bỏ vợ con ở đấy bỏ chạy một mình không? Tất nhiên mình đoán là đương nhiên không, bác sẽ sống chết cùng vợ con, kể cả có chạy thì cùng kéo nhau chạy, đúng không? Ở TQ mấy năm trước có anh kia chấp nhận nhìn thành quản vào nhà cưỡng hiếp vợ mà không dám làm gì, mọi người đã cười chê là anh ta hèn hạ. Tuy vậy mình thấy anh ta không mọi rợ, vì anh ta cũng đau khổ và bất lực. Nhưng nếu anh ta vì giữ được tính mạng mà dâng vợ cho thành quản cưỡng hiếp, và cảm thấy chiến thuật này của mình thật khôn ngoan, thì người như thế bác gọi là gì?
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Mình thấy cãi nhau với bạn rất vô nghĩa nhé:
- Thứ nhất tôi không ủng hộ việc đem quân sang nước khác, nhân danh cái gì cũng thế thôi, OK? Nếu bạn quán triệt được ý này thì khỏi cần tất cả những vế sau, hay những đoạn dài lý luận của bạn.

- Thứ 2 tôi không cổ vũ hay phê phán việc đem phụ nữ và trẻ em làm bia đỡ đạn, vì sao, tôi đã nói rõ: không đặt vào hoàn cảnh của họ thì đừng phán xét họ.

- Thứ 3: bạn chỉ trích phiến quân là hèn hạ, mọi rợ, phi nhân tính. Tôi phản bác lại Mỹ cũng không hơn gì, chứ tôi ko ủng hộ phiến quân. Tôi may mắn không phải người dân nước nào đó được nước khác đến "bảo vệ", tôi chẳng đủ tư cách phán xét hay kết tội ai. Chỉ khi nào người dân đất nước tôi, dân tộc tôi, gia đình tôi bị người khác hà hiếp, thì tôi sẽ không quan tâm người ngồi nửa vòng trái đất sau bàn phím nghĩa gì về mình, mà làm tất cả để bảo vệ gia đình tôi, dân tộc tôi, đất nước tôi, dẫu bị chê hèn hạ, mọi rợ, phi nhân tính. (Đó là chưa nói đến tôn giáo, đức tin)

Quan điểm hết sức rõ ràng nhất quán. Cái gốc chiến tranh là Mỹ, những kẻ bán súng cướp dầu không thể nhân danh hay thuyết giảng hòa bình được.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Mình thấy cãi nhau với bạn rất vô nghĩa nhé:

- Thứ nhất tôi không ủng hộ việc đem quân sang nước khác, nhân danh cái gì cũng thế thôi, OK? Nếu bạn quán triệt được ý này thì khỏi cần tất cả những vế sau, hay những đoạn dài lý luận của bạn.

- Thứ 2 tôi không cổ vũ hay phê phán việc đem phụ nữ và trẻ em làm bia đỡ đạn, vì sao, tôi đã nói rõ: không đặt vào hoàn cảnh của họ thì đừng phán xét họ.

- Thứ 3: bạn chỉ trích phiến quân là hèn hạ, mọi rợ, phi nhân tính. Tôi phản bác lại Mỹ cũng không hơn gì, chứ tôi ko ủng hộ phiến quân. Tôi may mắn không phải người dân nước nào đó được nước khác đến "bảo vệ", tôi chẳng đủ tư cách phán xét hay kết tội ai. Chỉ khi nào người dân đất nước tôi, dân tộc tôi, gia đình tôi bị người khác hà hiếp, thì tôi sẽ không quan tâm người ngồi nửa vòng trái đất sau bàn phím nghĩa gì về mình, mà làm tất cả để bảo vệ gia đình tôi, dân tộc tôi, đất nước tôi, dẫu bị chê hèn hạ, mọi rợ, phi nhân tính. (Đó là chưa nói đến tôn giáo, đức tin)

Quan điểm hết sức rõ ràng nhất quán. Cái gốc chiến tranh là Mỹ, những kẻ bán súng cướp dầu không thể nhân danh hay thuyết giảng hòa bình được.

Bác thấy việc cãi nhau này vô nghĩa là hơi muộn, lẽ ra bác nên thấy ngay từ đầu. Trong bài bình luận mình chẳng nói gì về việc đem quân sang nước khác là đúng hay sai. mình ghi rõ là bộ phim không phán xét việc đó. Bác có ủng hộ Mỹ đưa quân hay không là việc của bác, mình ngay trong bài viết đầu tiên đã loại trừ, không bàn về việc đó. Cả bộ phim, và bài viết của mình, tập trung vào việc khác.

Thế nhưng bác ở đâu nhảy vào chụp mũ mình là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Mỹ, rồi không được phán xét người ta.

Ơ hay bác trung lập hay đứng về phía Iraq thì đó là quan điểm của bác, còn mình phán xét cái gì thì đó là quyền của mình. Cũng như những người đọc các phần tranh luận này, họ phán xét bác, họ phán xét mình, thì chúng ta đâu ai có quyền cấm họ?

Mình chỉ trích việc đem phụ nữ trẻ con ra làm bia đỡ đạn, thì bác ngược lại phê phán Mỹ cũng tồi tệ thì bác cứ việc phê phán, ai cấm bác đâu mà bác lại cấm mình? Bác cứ việc viết ra quan điểm của bác, sao cứ cấm đoán người khác?

Bác thấy bác không đủ tư cách phán xét ai, thế sao chụp mũ mình ghê thế? Rồi thì ở trên chính bác phê phán Mỹ đấy thôi?

Rồi đoạn bác bảo "Chỉ khi nào người dân đất nước tôi, dân tộc tôi, gia đình tôi bị người khác hà hiếp .... mà làm tất cả để bảo vệ gia đình tôi, dân tộc tôi, đất nước tôi" thì bác viết rất hay, mình cũng thế luôn! Chỉ khác là mình sẽ không muốn đưa phụ nữ và trẻ con ra làm bia như bọn kia. Mình chỉ nghĩ rằng họ là đối tượng phải được bảo vệ. Còn bác có đưa họ ra hay không thì đó là quan điểm của bác. Có thể bác là lãnh đạo, đúng là bác sẽ bảo vệ vợ con của bác, và với những ai không phải vợ con bác, thì bác sẵn sàng đưa họ ra làm bia chăng?
 

sukanice

Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Những chi tiết bác dẫn ra rất hay. Mình xin bổ sung là chi tiết này được nhấn nhá rất nhiều. Ví dụ trước khi cho khán giả biết là cậu bé có bị bắn không, thì phim chuyển cảnh để giới thiệu về thời thơ ấu của nhân vật. Đây cũng là lý giải cho phần sau khi chúng ta không thấy nhân vật ám ảnh quá nhiều sau mỗi phát đạn.

............................... Nhưng chắc chắn quyền khai thác chiến lợi phẩm của bên chiến thắng, không thuộc về tất cả những người đã hy sinh cho cuộc chiến, ở cả hai bên.

Trời ! sao HDvietnam lại có người viết quá hay như này. Thật khâm phục.
 

Dell_8410

New Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Mình thấy cãi nhau với bạn rất vô nghĩa nhé:
- Thứ nhất tôi không ủng hộ việc đem quân sang nước khác, nhân danh cái gì cũng thế thôi, OK? Nếu bạn quán triệt được ý này thì khỏi cần tất cả những vế sau, hay những đoạn dài lý luận của bạn.

- Thứ 2 tôi không cổ vũ hay phê phán việc đem phụ nữ và trẻ em làm bia đỡ đạn, vì sao, tôi đã nói rõ: không đặt vào hoàn cảnh của họ thì đừng phán xét họ.

- Thứ 3: bạn chỉ trích phiến quân là hèn hạ, mọi rợ, phi nhân tính. Tôi phản bác lại Mỹ cũng không hơn gì, chứ tôi ko ủng hộ phiến quân. Tôi may mắn không phải người dân nước nào đó được nước khác đến "bảo vệ", tôi chẳng đủ tư cách phán xét hay kết tội ai. Chỉ khi nào người dân đất nước tôi, dân tộc tôi, gia đình tôi bị người khác hà hiếp, thì tôi sẽ không quan tâm người ngồi nửa vòng trái đất sau bàn phím nghĩa gì về mình, mà làm tất cả để bảo vệ gia đình tôi, dân tộc tôi, đất nước tôi, dẫu bị chê hèn hạ, mọi rợ, phi nhân tính. (Đó là chưa nói đến tôn giáo, đức tin)

Quan điểm hết sức rõ ràng nhất quán. Cái gốc chiến tranh là Mỹ, những kẻ bán súng cướp dầu không thể nhân danh hay thuyết giảng hòa bình được.

Dù sao vẫn góp ý với bạn điều này, nếu bác đứng ở góc nhìn của người lính thì vấn đề nó khác, đứng ở cấp lãnh đạo vấn đề sẽ khác. Nếu trách thì trách nhà cầm quyền, các cấp lãnh đạo, những người gây ra cuộc chiến, chứ đừng trách người lính bạn à. Tôi thấy bác kia gì đó mà bạn đang cãi nhau đó, bác đó nhìn vấn đề trung lập hơn, và cũng chính xác hơn, nếu xét từ góc độ một người lính.
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Cả bộ phim, và bài viết của mình, tập trung vào việc khác.

Mình "cấm" bạn từ nào, cấm đoán ai trong đây?, chụp mũ điểm nào? những điểm mình nói bạn ca ngợi hay phiến diện mình đều có dẫn chứng, sao lại gọi là chụp mũ.
bộ phim này có phiến diện hay không? có làm quá điểm nào không? Xây dựng lệch lạc chỗ nào không (đặc điểm chung của tất cả các phim dòng bio)? Tùy hiểu biết hay quan điểm của mỗi người có cảm nhận riêng.
Cá nhân mình rất thích phim này, những không phải những đoạn ở Iraq, mà là những đoạn ở Mỹ. Và rất đáng thương cho những linh hồn người lính thủy đánh bộ Mỹ bị vỡ vụn trên mảnh đất mà họ tới "bảo vệ".

Còn phần sau là trái ngược quan điểm, có bàn nữa cũng không đi đến đâu, nhất là khi hiểm họa, thiên tai, chiến tranh, địch họa tới thì không phải ai cũng làm được hay được làm những điều người ta từng nói, từng nghĩ, từng tin tưởng. Stop ở đây, mình chẳng còn gì muốn nói thêm với bạn.

Dù sao vẫn góp ý với bạn điều này, nếu bác đứng ở góc nhìn của người lính thì vấn đề nó khác, đứng ở cấp lãnh đạo vấn đề sẽ khác. Nếu trách thì trách nhà cầm quyền, các cấp lãnh đạo, những người gây ra cuộc chiến, chứ đừng trách người lính bạn à. Tôi thấy bác kia gì đó mà bạn đang cãi nhau đó, bác đó nhìn vấn đề trung lập hơn, và cũng chính xác hơn, nếu xét từ góc độ một người lính.

Vậy góc độ người dân Iraq? Góc độ "lãnh đạo" Iraq? Góc độ lãnh đạo phiến quân? Góc độ các nước láng giêng cùng chịu ảnh hưởng.

Mình "không có một từ nào" trách cứ người lính Mỹ (bạn có thể kiểm tra toàn bộ các post của mình trong topic này), họ chỉ là những linh hồn đáng thương, những công cụ giết người của nhà cầm quyền và giới trùm tư bản Mỹ.

Không phải các bạn xem phim Mỹ nhiều nên nhiễm nặng tư tưởng ban phát dân chủ, văn minh rồi đó chứ? Làm sao những kẻ gây ra chiến tranh lại thiết lập được những chuẩn mực như giới hạn nào là văn minh, như thế nào là tình người.

Tình trạng da báo (dân bị kẹt trong vùng quân sự) là lỗi của một mình bên phiến quân? Phiến quân đẩy phụ nữ trẻ em cầm bom hay người Mỹ đã ép buộc họ? Họ có thể rời đi đâu khi đó là mảnh đất họ sinh ra và lớn lên? hay chờ người Mỹ tới bắt, giết chồng, con trai, bố của họ?

Việt Nam đã trải qua 21 năm da báo, 5 triệu người chết, bạn nghĩ Trung Đông có lặp lại điều đó một lần nữa, giữa thế giới "văn minh" của thế kỷ 21.
 
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Vác súng đạn sang nc khác, bắn giết cả phụ nữ trẻ em mà anh hùng? Mình thấy thằng sniper của rebel nó chiến đấu cho dân nó, đáng tôn làm anh hùng gấp vạn lần
Sống ở 1 đất nước không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khủng bố thì bạn sẽ không bao giờ hiểu tự tàn ác của những tên hồi giáo cực đoan.
Nếu mang tư tưởng nho giáo ra mà bàn về chính trị thì sai hoàn toàn, và khi nói về chính trị thì chỉ có lợi ích quốc gia thôi.
Tình hình biển đông hiện tại cũng là kết quả của 1 tư tưởng nho giáo nhu nhược.
Hay là đừng giết những tên ISIS ?
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Mình "cấm" bạn từ nào, cấm đoán ai trong đây?, chụp mũ điểm nào? những điểm mình nói bạn ca ngợi hay phiến diện mình đều có dẫn chứng, sao lại gọi là chụp mũ.
bộ phim này có phiến diện hay không? có làm quá điểm nào không? Xây dựng lệch lạc chỗ nào không (đặc điểm chung của tất cả các phim dòng bio)? Tùy hiểu biết hay quan điểm của mỗi người có cảm nhận riêng.
Cá nhân mình rất thích phim này, những không phải những đoạn ở Iraq, mà là những đoạn ở Mỹ. Và rất đáng thương cho những linh hồn người lính thủy đánh bộ Mỹ bị vỡ vụn trên mảnh đất mà họ tới "bảo vệ".

Còn phần sau là trái ngược quan điểm, có bàn nữa cũng không đi đến đâu, nhất là khi hiểm họa, thiên tai, chiến tranh, địch họa tới thì không phải ai cũng làm được hay được làm những điều người ta từng nói, từng nghĩ, từng tin tưởng. Stop ở đây, mình chẳng còn gì muốn nói thêm với bạn.

Bác xem lại đi nhé. câu 1 chụp mũ là phiến diện, là nhìn theo chủ nghĩa anh hùng Mỹ, nhưng khi đòi hỏi dẫn chứng thì bảo là vì mình dùng những chữ như hèn hạ và mọi rợ cho phiến quân! Đó là cái mà bác gọi là dẫn chứng! Bác bảo không được phán xét như thế, không có tư cách phán xét! Thế có phải là cấm chưa? Nhưng bác thì được quyền thoải mái phán xét, phán xét bài viết của mình, phán xét nước Mỹ :-D

Câu 2 và 3 thì đi ra ngoài nội dung phim rồi.

Mỹ thì ai cũng có thể mắng thoải mái. Bác có ngon viết một bài phán xét Trung Quốc nhé!

Câu 1: Bài viết của bạn phiến diện quá, chỉ nhìn theo phe Mỹ hay chủ nghĩa anh hùng Mỹ, người ban phát nền hòa bình khắp thế giới.

Câu 2: Sau cây gậy và củ cà rốt, cuộc chiến chống khủng bố, chiêu bài dân chủ, mình đang chờ võ mới của Mỹ. Châu Âu giờ đã thấm đòn của Mỹ, Nga và Trung sích lại gần nhau, các đồng minh giờ đều vừa nhìn Mỹ vừa tự trang bị thêm cho bản thân.

Câu 3: Chỉ thấy tiền vẫn đổ về mẫu quốc, máu lính Mỹ vẫn đổ, dân hồi giáo ngày càng căm thù Mỹ, và người dân Mỹ lại chuẩn bị được nghe một mùa hứa hẹn của các ứng viên về sứ mệnh của Hợp chủng quốc :D.

Còn hỏi "bộ phim này có phiến diện hay không? có làm quá điểm nào không? Xây dựng lệch lạc chỗ nào không (đặc điểm chung của tất cả các phim dòng bio)?" thì bác cứ viết bài phân tích đi. Nhưng cứ cho là bộ phim phiến diện thì không có nghĩa là ai bình luận phim đó cũng đều phải bị mắng là phiến diện chứ nhỉ?

Bác nên học cách trao đổi theo phép lịch sự, ví dụ, nếu bác không đồng ý gọi những người phiến quân là mọi rợ hèn hạ, thì nên nhã nhặn trao đỗi lại các lý do từ góc nhìn của phiến quân, thay vì chụp mũ người khác thô lỗ như vậy, nó không làm sáng tỏ vấn đề, không khiến cho người ta thông cảm hay chia sẻ với quan điểm của bác đâu!

Còn phần đưa phụ nữ trẻ con ra làm bia, thì đấy không phải là phần sau. Đấy là phần cốt lõi trong toàn bộ tranh luận này. Mình lên án việc này! Có thể trong một hoàn cảnh thử thách cụ thể, vì bản năng sống còn lấn át khiến cho mình phải đạp lên phụ nữ mà chạy, thì lúc đó chính mình nếu còn sống sót và bình tĩnh trở lại, cũng sẽ tự thấy xấu hổ về sự hèn hạ của mình. Nhưng có những người xác định ngay từ đầu việc đưa phụ nữ và trẻ con ra làm bia là cần thiết trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ mà mình hỏi về việc phải bảo vệ hay bỏ rơi vợ con của bác, chính là để bác nhìn thấy sự mâu thuẫn và tiêu chuẩn kép trong lý luận của bác. Thực tế thì bác đã thấy điều đó và luôn tránh né trả lời thẳng vào câu hỏi.

Sau nữa thì bác lại tiếp tục tỏ ra không sòng phẳng, khi đặt lại một số vấn đề và đánh dấu hỏi, nhưng bảo là thôi không muốn tranh luận nữa :)

Bác thích sao thì mình chiều theo vậy, trừ khi là bác nói vậy nhưng chỉ là muốn mình phải thôi, chứ bác vẫn giữ quyền nói, và quyền phán xét :)
 

ditah8884

New Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Lâu rồi Ditah không tham gia nhiều vào diễn đàn. Lâu lâu rãnh rỗi ngồi đọc bài, thấy các bác tranh luận sôi nổi quá, ai cũng có chính kiến của mình, và luôn bảo vệ chính kiến của mình, đây là điều đáng quý :D

Về ý kiến Ditah: "Cuộc chiến nào cũng đi qua, chỉ có những người lính là còn ở lại! Dù họ đứng về phe nào, họ cũng đã hy sinh xương máu, sức khỏe và thậm chỉ cả tính mạng mình cho cuộc chiến. Những người như vậy xứng đáng là anh hùng"
 

khuchatdem

Member
Ðề: American Sniper – Liệu có phải anh hùng?

Đúng, xem rồi thấy ko đc như kỳ vọng
 
Bên trên