Bài toán phát hành phim - Kỳ 1: Mô hình dự báo doanh thu của Andrew Chen (2002)

lengockhanhi

Film critic
Ngày nay phim ảnh ngoài ý nghĩa về văn hóa nghệ thuật còn mang ý nghĩa về kinh tế tài chính rất rõ. Tại Mỹ, có chuyên ngành kinh tế nghiên cứu về doanh thu của phim ảnh, để tư vấn cho những hãng phim lớn có chiến lược khôn ngoan trong việc sản xuất và phát hành phim.

Trong bài thứ 1 này, Nhi sẽ giới thiệu với các bạn
mô hình dự báo doanh thu của Andrew Chen năm 2002 trong báo cáo khoa học mang tên: Forecasting Gross Revenues At the Movie Box Office. Nghiên cứu này sử dụng một mô hình phân tích đa biến, trong đó đa số là biến số logic (có hoặc không) để đánh giá một số yếu tố quyết định doanh thu cao hay thấp của một bộ phim. Mỗi biến số sẽ mang 1 hệ số tương quan, hệ số dương cho thấy nó có tác động tích cực (làm tăng doanh thu) trong khi hệ số âm có ý nghĩa nó là yếu tố nguy cơ làm giảm doanh thu.
Chỉ có những biến số có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05) mới được giữ lại trong mô hình. Nghiên cứu đã thu thập thông tin về hơn 1000 phim trong khoảng thời gian từ 1998 tới 2002, sau đó áp dụng mô hình để dự đoán khá thành công về doanh thu 1 số phim mới phát hành lúc đó.

Giả thuyết và các yếu tố:


1) Thời điểm phát hành:


Theo lý thuyết, ngày công chiếu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới doanh thu của bộ phim (đa số các nhà phát hành đều nghĩ như vậy), vì trong những ngày nghỉ lễ hay nghỉ hè người ta sẽ đến rạp xem phim nhiều hơn.
Tại Mỹ, kỳ nghỉ hè bao gồm 3 tháng 6-7-8 trong năm, còn những ngày lễ lớn thường rơi vào dịp cuối tuần gồm có : Ngày quốc khánh, lễ lao động, Lễ Tạ ơn, Mùa Giáng sinh.

2) Bản thân bộ phim
Những yếu tố khác của chính bản thân bộ phim có vẻ mang ý nghĩa quyết định hơn về mặt dự báo doanh thu. Đó là chủ đề phim, tên tuổi của diễn viên, đạo diễn và phân loại kiểm duyệt theo MPAA.Về chủ đề, có 16 phân loại theo IMDB, nhưng nghiên cứu chỉ sử dụng các thể loại chính là Drama, Thriller, Action-Adventure, Science fiction và Comedy, phim tài liệu và ca nhạc không được xét vì số lượng quá ít.

Như chúng ta biết, tiền catsê của diễn viên hay đạo diễn nổi tiếng có thể rất cao, lên tới 20 triệu USD hoặc hơn, có vẻ như tên tuổi của họ phải mang một ý nghĩa quan trọng sống còn cho việc phát hành bộ phim ?


Về phân loại MPAA, có nhiều người vẫn cho rằng phim loại R sẽ không khả quan bằng phim PG hay PG-13, vì những phim hướng tới độ tuổi rộng hơn sẽ kéo được nhiều khán giả xem và dĩ nhiên thu tiền cao hơn.

Thống kê sẽ kiểm định các giả thuyết này.


Sau đây là kết quả

Ở độ tin cậy 95%, chỉ có những yếu tố sau đây ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của phim :


Tên đạo diễn, tên diễn viên chính


thể loại phim


số rạp chiếu phim.


Khi giảm độ tin cậy còn 90% thì mới xét thêm yếu tố khác là : thời điểm công chiếu vào ngày nghỉ lễ

Thống kê cho thấy [FONT=&quot]khi đưa vào một mô hình đa yếu tố, thì ngày công chiếu lại không có nhiều ý nghĩa
[/FONT]không phải bất cứ phim nào chiếu vào 3 tháng hè cũng có doanh thu cao, có thể vì số ngày trong hè thường được tận dụng vào việc đi du lịch nghỉ mát hơn là xem phim. Có vẻ như doanh thu cao là 1 chiến dịch đánh nhanh rút gọn hơn là tích lũy theo thời gian. Những phim chiếu vào weekend mùa lễ hội chỉ trong vòng vài ngày đầu đã có thể thu lợi rất cao so với phim nằm rạp trong cả 1 tháng hè.

Thống kê cho thấy mỗi đợt phát hành thường có 1 phim chủ bài, thường là phim Action cỡ lớn, xác suất thắng doanh thu của nó là không thể bàn cãi, mặc dù có không ít những studio nhỏ can đảm xuất hàng phim tình cảm, hài, tâm lý song song với những phim Action bom tấn, với hy vọng sẽ kéo được thị phần còn lại của những khán giả không thích phim Action, nhưng những phim nhỏ này dễ dàng bị đánh bại về doan thu bởi gã khổng lồ.
Bài học rút ra cho các nhà phát hành là đừng bao giờ mạo hiểm thách thức những phim Action cỡ lớn như Spiderman, Stars War hay Transformers.

Hai yếu tố quan trọng nhất quyết định doanh thu của phim chính là tên đạo diễn và tên diễn viên. Ngoài ra, thể loại phim không có ý nghĩa quyết định doanh thu, ngoại trừ thể loại Drama, nói cách khác, phim Drama có nhiều ưu thế hơn về doanh thu. Trái lại, phim thriller có nhiều nguy cơ về doanh thu, (hệ số âm); có vẻ như thị phần của phim thriller không rộng lớn và chỉ phù hợp với lớp khán giả cao tuổi, ít được giới trẻ ưa chuộng ; Thể loại phim hoạt hình có tiềm năng về doanh thu cao ; tương tự cho phim phiêu lưu, action. Phim Khoa học giả tưởng có nguy cơ thua lỗ cao nhất. Ngạc nhiên nhất là phim hài được chứng mình cũng có nguy cơ về thua lỗ (hệ số tương quan nghịch).


Về phân loại kiểm duyệt,
phim loại G cũng như PG-13 mang lại doanh thu cao nhất, điều này ai cũng hiểu được. Phim loại G nhắm đến trẻ con là chính, nhưng bố mẹ chúng bắt buộc phải bị kéo vào cuộc chơi, còn phim PG-13 cũng tương tự, bố mẹ yên tâm kéo con cái vào cuộc.

Những phim nhập khẩu của nước ngoài (phim châu âu, châu á) và phim sequel rất phiêu lưu về doanh thu, chúng có thể thắng hay bại một cách hoàn toàn ngẫu nhiên và không theo quy luật nào cả.

Yếu tố cuối cùng là hãng phim và rạp chiếu. Ngạc nhiên nhất là thống kê cho thấy, một hãng phim đã có 1 chiến thắng về doanh thu gần đây nhất lại có khả năng thua lỗ cho phim tiếp theo (hệ số âm), có vẻ như khán giả hoặc cảnh giác hơn sau khi bị lừa dối, hoặc họ không để ý lắm về hãng phim, và lựa chọn phim theo thễ loại là chủ yếu.

Số rạp chiếu càng nhiều thì phim càng dễ thắng về doanh thu,
mật độ phát hành là yếu tố quan trọng trong bài toán này.

Trong bài tiếp theo, Nhi sẽ giới thiệu với các bạn 1 số mô hình khác
về chủ đề này. Nhi hy vọng những thông tin này sẽ góp phần giúp các nhà phát hành phim tại VN chọn đúng phim hay để chiếu phục vụ chúng ta trong tương lai.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên