Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

DrHoang45

Moderator
Viêm mũi dị ứng
(Allergic rhinitis)

Bs Dương Minh Hoàng (ECFMG)

I)Viêm mũi dị ứng là gì?
Hệ thống miễn dịch của chúng ta được thiết kế để chống lại các chất độc hại bên ngoài như vi khuẩn, vi rút.. Một khi bạn đã mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với các chất bình thường vô hại với mọi người khác,, giống như phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi… Phản ứng này được gọi là phản ứng dị ứng( allergic reaction)..
Khi bạn hít vào một chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ kích hoạt hành động. Nó giải phóng các kháng thể được biết là immunoglobulin E (IgE). vào mũi của bạn, cùng với các hóa chất gây viêm như histamin. Đôi mắt hoặc mũi của bạn có thể ngứa và các xoang của bạn cũng trở nên ngứa ngáy, tiết dịch nhiều và đưa đến tắc nghẽn.


Các hạt này được gọi là chất gây dị ứng(dị nguyên) , mà chỉ đơn giản có nghĩa là chúng có thể gây ra một phản ứng dị ứng.
Viêm mũi dị ứng có thể nói là một bệnh đường hô hấp phổ biến nhất, đã làm ảnh hưởng đến khoảng 20o/o người Mỹ. đa số thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên..
Nếu bạn cứ luôn hắt hơi rất nhiều và nếu mũi của bạn thường là chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hoặc nếu mắt, miệng hoặc da thường xuyên cảm thấy ngứa, bạn có thể đã mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Đây là một bệnh phổ biến, có tần suất cao nhất ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện
II)Những nguyên nhân gì được biết gây ra bệnh này?
Mùa viêm mũi dị ứng thường được kích hoạt bởi các phấn hoa và bào tử nấm mốc. Nguồn này bao gồm:
-Cỏ phấn hương vào mùa thu. Các chất gây dị ứng theo mùa thông thường nhất.
-Phấn hoa cỏ vào cuối mùa xuân và mùa hè
-Cây có phấn hoa trong mùa xuân
-Nấm, nấm mốc đang phát triển, trên lá khô, phổ biến trong mùa hè và mùa thu
Quanh năm viêm mũi dị ứng có thể được kích hoạt bằng nhiều chất khác như là:
-Lông vật nuôi
-Bụi và ve, gián
Nhiều thứ phát triển trên nền, cây nhà, thảm, và bọc nệm
Hút thuốc, khói bụi
III)Các thể của bệnh viêm mũi dị ứng:
1)Viêm mũi theo mùa:Thường gặp ở người trẻ, trẻ em lớn, hiếm gặp ở người già, có yếu tố gia đình, di truyền rõ ràng.
Thể này có thể xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu; thường được gây ra bởi sự nhạy cảm dị ứng với bào tử nấm mốc có trong không khí hoặc với phấn hoa từ cỏ, cây và cỏ dại.


2)Viêm mũi quanh năm Các cơn tái phát thường xuyên, xảy ra hầu hết quanh năm, cũng thường có yếu tố gia đình Dị nguyên rất đa dạng: bọ, ve trong bụi, lông vật nuôi(chó, mèo) hoặc lông( chăn nệm, đồ chơi ), gián hoặc nấm mốc.
3) Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như là bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa nhưng nếu người này không tiếp xúc nữa thì triệu chứng dị ứng cũng không còn nữa
4)- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: khi phải tiếp xúc với (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, hoặc găng tay nhựa...). là những tác nhân thường gây dị ứng tại nơi làm việc
IV)Ttriệu chứng chủ yếu của bệnh này: Người bệnh có hầu hết các triệu chứng điễn hình như sau:
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi;
Hắt xì
Mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt, mí mắt bị sưng; Có quầng thâm dưới mắt.
Ngứa miệng, họng, tai, và khuôn mặt. Viêm họng
Ho khan
Mệt mỏi (sau giấc ngủ kém khi người bệnh có tắc nghẽn bởi dịch mũi)


Các triệu chứng này cũng có thể được kích hoạt như: sáng sớm thức dậy, hoặc bởi các chất kích thích thông thường khói thuốc lá, nước hoa, hay keo xịt tóc và khói, mỹ phẩm. chất giặt tẩy rửa
Khi người bị viêm mũi dị ứng qua một thời gian: vài tháng hay nhiều năm; giờ lại có thểm các triệu chứng khác như là nhức đâu dai dẵng, hoặc mõi cổ phải lắc thường xuyên, tằng hắng lúc sáng, ho về đêm phải nghĩ đến viêm xoang biến chứng của viêm mũi dị ứng. Cần xác định bẹnh viêm xoang để trị đúng mức hơn.
Rối loạn tiến đình không phải là bệnh mà là biến chứng của viêm xoang, cần phải chữa hết chóng mặt( rối loạn tiền đình) mới hết được chứng này
V) Những cách phòng tránh quan trọng để kiểm soát bệnh này:
1) Kiểm soát môi trường sống hiện tại: nhằm tránh mọi tác nhân có thể gây dị ứng:
- Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời.
-Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt kỹ chăn màn, các bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
Tránh tiếp xúc với bụi, đặc biệt là trong phòng ngủ. Sử dụng "mite-proof"( không mọt ) bao gồm gối, chăn và chăn, nệm lò xo và hộp. Rửa bộ đồ giường của bạn thường xuyên, sử dụng nước nóng .
Để hạn chế tiếp xúc với nấm mốc, cần giữ cho độ ẩm trong nhà của bạn thấp (từ 30 đến 50 phần trăm) và làm sạch phòng tắm, nhà bếp và tầng hầm thường xuyên. Sử dụng một máy hút ẩm, đặc biệt là trong tầng hầm và ẩm ướt, những nơi ẩm ướt khác, và trống rỗng và làm sạch nó thường xuyên
Nếu nấm có thể nhìn thấy, phải lau sạch bằng chất tẩy nhẹ và một dung dịch thuốc tẩy 5o/o theo chỉ dẫn của một dị ứng.
Sàn nhà sạch bằng giẻ ẩm hoặc lau, chứ không phải là khô bụi hoặc quét.
Hãy đóng các cửa sổ, và sử dụng máy điều hòa không khí trong xe và nhà của bạn. Hãy chắc chắn giữ luôn cho máy điều hòa không khí trong nhà luôn sạch sẽ.
-Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác.
-Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
2)Khi có tiếp xúc với vật nuôi(thú cưng): Rửa tay của bạn ngay lập tức sau khi vuốt ve loài động vật; giặt quần áo của bạn sau khi đi thăm bạn bè với vật nuôi.
Nếu bạn bị dị ứng với một con vật nuôi trong gia đình, để cho con vật ra khỏi nhà của bạn càng nhiều càng tốt. Nếu thú nuôi phải giữ bên trong, giữ cho nó ra khỏi phòng ngủ.
3)Mỗi khi ra tiếp xúc ngoài trời:
Ở trong nhà càng nhiều càng tốt nhất là khi gặp mùa lượng phấn hoa đang ở đỉnh cao, thường là vào giữa buổi sáng và buổi tối
-Tránh sử dụng quạt cửa sổ, có thể đưat ra phấn hoa và nấm mốc vào nhà.
- Đeo kính hoặc kính râm khi ra ngoài để hạn chế tối đa lượng phấn hoa đi vào mắt của bạn.
Đeo mặt nạ chống phấn hoa (như một mặt nạ 950) khi cắt cỏ, cào lá hoặc làm vườn,.
Không phơi quần áo ngoài trời vào mùa nhiều tránh phấn hoa có thể bám vào khăn và quần áo.
Cố gắng không để bụi, phấn hoa vào mắt của bạn; làm như vậy sẽ kích thích họ và có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
VI) Kiểm tra tình trạng dị ứng và xác định dị nguyên nào gây bệnh:
1) Thử máu đơn giản là làm công thức bạch cầu (NGFL) tìm tỷ lệ các bạch cầu ái toan( Eosinophnes) thường gia tăng > 3o/o xác định tình trạng dị ứng của bệnh , hiện nay hầu như ít dùng để xác định nữa
2)Tim ra dị nguyên gây bệnh: Nếu bệnh viện điều trị cho bạn có khoa Miễn dịch học: có thể đề nghị một thử nghiệm trên da, trong đó một lượng nhỏ chất gây dị ứng nghi ngờ được tiêm thử vào da của bạn. Kiểm tra da là dễ dàng nhất, và thường ít tốn kém nhất trong việc xác định chất gây dị ứng. Các kết quả được biết đến trong vòng 10-20 phút.
VII) Những cách điều trị căn bệnh khó chịu này: VMDỨ là căn bệnh khó trị dứt hẵn hoàn toàn, hầu như bệnh nhân đành chấp nhận sống chung với căn bệnh này ngoại trừ miễn dịch liệu pháp( khỏi hẵn nhưng phải mất từ 3-5 năm)..
A)Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
1) Thuốc cổ điển chống xung huyết mũi:
Các thuốc này dùng dưới dạng nhỏ mũi hoặc phun sương, có tác dụng nhanh nhưng chỉ với với triệu chứng ngạt mũi nhưng lại không có tác dụng chống viêm(các chứng khác). Tuy nhiên dùng kéo dài có thể gây ngạt mũi trở lại (viêm mũi do thuốc). Các thuốc thường dùng: Naphazoline(Rhinex), oxymethazolin v.v.. ngày nhỏ, xịt 2-3 lần.
2)Thuốc giảm dịch mũi Atrovent nasal spray(Ipratropium 0,06%): Cần đọc kỹ thông tin trong tờ hướng dẫn trước khi bạn bắt đầu sử dụng ipratropium. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Liều dùng thường lệ là 2 phát xịt/ lần , dùng từ 3-4 lần. ngày.
3) Các loại thuốc kháng histamin thê hệ mới:
Các thuốc kháng histamin điều trị VMDƯ thường ở dạng uống, sử dụng tiện lợi ngày 1 viên. Các thuốc phổ biến hay dùng: loratadin 10mg, terfenadin (teldan) 10mg, Clarityn 10mg, cetirizin (zyrtec) 10mg, fexofenadin (Telfast, Allerga )30,60, 180mg ít buồn ngủ nhưng không cho thấy hiệu quả trong mọi trường hợp.Nến kết hợp thuốc kháng histamine mới và Corticoide dạng phun
4) Corticoid dạng phun:
Chỉ định đúng, tốt trong điều trị bệnh VMDU, bệnh suyễn vì ít tác dụng phụ toàn thân, tuy vậy dưới 4 tuổi không nên dùng thuốc này..
a)Flixonase (fluticasone propionate)là corticoid dạng xịt được ưa dùng trong điều trị VMDƯ với tác dụng giảm sản xuất tế bào viêm, giảm phóng thích các chất trung gian hoá học gây viêm, giảm giãn mạch trong niêm mạc mũi. Dung dịch xịt mũi 50mg/liều, bình xịt 60 liều.
- Người lớn: một lần xịt 02 phát, mỗi bên mũi, trường hợp cần thiết có thể xịt 2 lần/ngày.
- Trẻ em 4-11 tuổi Mỗi lần xịt 01 phát, ở mỗi bên
b)Ngoài ra còn có beclomethason (beconase) dạng xịt
Dùng các corticoid tổng hợp fluticason, beclomethason, budesonid dưới dạng hít hay dạng khí dung (gọi chung là corticoid hít) thì thuốc sẽ có tác dụng tại chỗ rất mạnh, làm giảm các chất trung gian gây viêm, nên làm giảm ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, phù niêm mạc, ngạt mũi. Một phần rất nhỏ của thuốc (10%) có thể từ đường mũi đi vào bên trong cơ thể nhưng vì chúng được chuyển hóa rất nhanh tại gan thành các chất không có hoặc có tác dụng sinh học rất thấp nên sinh khả dụng toàn thân thấp, không gây độc toàn thân như khi uống. Như vậy, các corticoid hít này có sự cân bằng độc đáo giữa hiệu lực chữa bệnh và độ an toàn. Để thuốc sớm có hiệu quả lúc khởi đầu, có thể dùng corticoid hít phối hợp với các thuốc kháng histamin.
Thuốc Corticoid hít vẫn có thể dùng cho người có thai cho con bú. Không dùng corticoid hít đề chữa VMDU cho trẻ em dưới 12 tuổi, riêng beclomethason không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Corticoid hít hầu như không độc, có thể dùng lâu dài ổn định bệnh, được coi là thuốc chủ lực trong điều trị VMDU.
Không đưa đầu ống xịt vào sâu trong mũi mà chỉ đặt đầu ống xịt ngay đầu mũi để xịt thuốc (dạng giọt, hay phun sương) vào đúng niêm mạc mũi.
Lưu ý các thuốc kháng viêm corticoid dạng uống, có nhiều loại khác nhau, tác dụng toàn thân, như beclomethason, methylprednisolon, dexamethason v.v.không được dùng trong trị bệnh này vì tác dụng phụ toàn thân nguy hiểm như loét dạ dày, cao huyết áp, tiểu đường..
4) Các thuốc nhóm cromone(Nasalcrom):dùng tại chỗ cũng có tác dụng chống viêm, ức chế cảc giai đoạn sớm và muộn của VMDƯ.Chúng,được sử dụng để giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng (hắt hơi, thở khò khè, chảy nước mũi, ngứa) của mùa vụ (ngắn hạn) hoặc mạn tính (kéo dài) viêm mũi dị ứng. Thuốc này hoạt động bằng cách chông cơ chế bệnh sinh tác động lên các tế bào mastocytes để ngăn chặn chúng giải phóng chất gây phản ứng dị ứng là histamine
Khi cromolyn được sử dụng để điều trị mãn tính (dài hạn) viêm mũi dị ứng; cũng nên dùng thêm thuốc kháng histamine và / hoặc một thuốc chống sung huyết mũi đặc biệt là trong vài tuần đầu điều trị. Nasal crom(cromolyn )dạng phun có bán sẵn mà không cần toa bác sĩ, ngày xịt, phun vào mũi 4-6 lần. Thuốc tương tự là nedocromil sodium.( Tilade dạng phun sương). Hai loại thuốc này cũng được dùng trị bệnh suyễn(cũng là một hình thức dị ứng như bệnhVMDƯ).
5) Các chất ức chế Leukotriene:( Montelukast và Zafirlukast) Chúng chặn các hành động của leukotriene, một chất sản sinh trong cơ thể qua quá trình dị ứng
Montelukast (Singulair) là một loại thuốc làm giảm các triệu chứng dị ứng VMDỨ và cũng được sử dụng để ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh hen suyễn. Nó làm giảm tắc nghẽn trong mũi của bạn và cũng cắt giảm hắt hơi, ngứa và dị ứng mắt. Đối với những người bị dị ứng và hen suyễn, nó giúp làm giảm viêm ở đường hô hấp.
Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các hành động của một chất hóa học gọi là leukotriene, mà nguyên nhân mũi bạn sưng lên và làm cho rất nhiều chất nhờn. Các loại hóa chất này cũng chịu trách nhiệm cho đường hô hấp thắt chặt khi bạn mắc bệnh suyễn, làm cho nó khó khăn hơn để thở.
Singulair là một loại thuốc dùng cần có theo toa Bs , dùng chỉ một lần một ngày. Đó là loại thuốc duy nhất của loại này đó là chấp thuận cho điều trị dị ứng.Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu, đau tai, đau họng, căng thẳng, buồn nôn, và nghẹt mũi. Có những triệu chứng tâm thần kinh đã được báo cáo ở người lớn, thanh thiếu niên, và những bệnh nhi uống Singulair.
Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng Singulair nếu bạn đang mang thai hoặc trước khi đưa nó cho một đứa trẻ
B) Miễn dịch liệu pháp: có thể được đề nghị cho những người không còn đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc hoặc những người gặp nhiều tác dụng phụ của
thuốc, người có tiếp xúc với chất gây dị ứng không thể tránh khỏi hoặc những người mong muốn một giải pháp lâu dài hơn đối với dị ứng của họ.


Miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh ấy với liều đầu thật thấp sau đó tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.
Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Tuy vậy, một điểm bất tiện duy nhất là thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Viên đặt dưới lưỡi: Dị ứng điều trị giải mẫn cảm bằng cách tiêm dưới da đã được khoảng gần 100 năm. Một liệu pháp mới hơn, có khả năng ít rủi ro chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 2014, dùng một chất gây dị ứng đặt dưới lưỡi.. Bắt đầu từ một vài tháng trước khi mùa dị ứng bắt đầu, bệnh nhân hòa tan một viên thuốc dưới lưỡi hàng ngày. Điều trị có thể tiếp tục miễn là phải đủ ba năm. Chỉ có một vài chất gây dị ứng (loại cỏ nhất định và phấn hoa giống cúc vàng) có thể được điều trị bây giờ với phương pháp này, nhưng nó là một điều trị đầy hứa hẹn cho tương lai.
Phương pháp miễn dịch dưới lưỡi, là một thay thế cho tiêm được dưới da (miễn dịch dưới da). Nó dần dần trở nên phổ biến, ít nhất là ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới.
Hai khuynh hướng chế tạo vào các loại khác nhau của phấn hoa cỏ và một là cho giống cúc vàng ngắn. Thuốv chống phấn cỏ dị ứng là Oralair® (Stallergenes), trong đó có 5 loại phấn hoa cỏ, và Grastek® (Merck), trong đó có hoa cúc vàng
Phương pháp miễn dịch liệu pháp bất tiện là dùng quá lâu 3-5 năm mới có hiệu quả gần 100o/o. Chỉ có các nước tiên tiến mới có đủ loại dị nguyên để test da và điều trị cho tùng loại bệnh nhân.
Dạng dùng ngâm dưới lưỡi chỉ mới có vài dị nguyên chính chế ra thuốc, dược là là Oralair, cúc vàng Grastek hầu như chưa được dùng tại VN
C) Điều trị mới nhất, ít hại hơn dùng thuốc uống, thuốc phun: là Máy Bionase có dạng điều trị là Phototherepy(Quang động liệu pháp),
Hai nhà khoa học: BS y khoa Iitai Neuman và BS y khoa Yehuda Finkenstein thuộc bệnh viện Hasharon và trung tâm y khoa Golda, Israel, đã công bố trên tạp chí Annals of allergy, asthma and immunology (Hoa Kỳ). Trong nghiên cứu này hai tác giả đã sử dụng máy Bionase phát ra ánh sáng dải hẹp năng lượng thấp 660nm (nanao metre) để điều trị cho những bệnh nhân bị VMDƯ


Kết quả nghiên cứu cho thấy việc dùng máy Bionase đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sổ mũi, nhảy mũi , chảy mũi, nghẹt mũi ,nặng đầu…của bệnh viêm mũi dị ứng. Phương pháp dùng ánh sáng trị liệu (phototherapy) không có các tác dụng phụ như khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà. Máy dễ sử dụng, ngày điều trị 2-3 lần, mỗi lần điều trị 4-5 phút, máy dùng pin 9 vol, hoạt động đơn giản và an toàn, dùng được cho trẻ em từ 5 tuổi và phụ nữ mang. thai.Trong công trình nghiên cứu của mình hai tác giả trên còn cho biết thêm là các trường hợp sau mổ viêm xoang, polype mũi, vẹo vách ngăn mũi vẫn có thể dùng máy Bionase để điều trị tiếp tục nhằm tăng cường thêm hiệu quả của phẫu thuật.Cái mới là một điều trị thay thế tất cả-trong-một với thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi và thuốc kháng histamine. Sử dụng hai ống mũi, nó phát ra hai loại ánh sáng đỏ trực tiếp trên các màng bên trong mũi mà ngay lập tức làm giảm sản xuất histamine. trị những người bị bệnh VMDƯ- ngay cả những người không đáp ứng ở tất cả để thuốc kháng histamine.
Có những báo cáo mới đây nói lên hiệu quả của mũi quang trị trong viêm mũi dị ứng. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá phototherapy trong điều trị viêm mũi dị ứng, đặc biệt chú trọng về hiệu quả lâm sàng, cơ sở khoa học và an toàn. Mười bốn bài báo toàn văn bản đã có sẵn để xem xét giá trị của nghiên cứu này. Ba thiết bị y tế quang trị liệu khác nhau được đánh giá trong đó có máy Bionase (TM
Ba loại bước sóng ánh sáng được sử dụng trong các thiết bị này dao động từ màu đỏ ánh sáng tia cực tím. Sử dụng lâm sàng của mũi bằng ánh sáng có vẻ an toàn và dung nạp tốt. Hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh cải thiện triệu chứng và chất lượng của các điểm cuộc sống. Tác dụng có lợi của đèn chiếu vào mũi có báo cáo vẫn không rõ ràng. Kết quả điều trị quang trị có gây thiệt hại DNA nhưng không xuất hiện để dẫn đến các chất sinh ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong tương lai dài hạn được yêu cầu thực hiện qua nhiều năm nữa để xác minh này.


Chưa có nghiên cứu hiệu quả thưc sự của máy Bionase này ó hiện nay nhất nhất là ở VN. Nên việc có dùng máy này trong trị VMDU hay không là tùy các bạn quyết định có tiếp sống chung với lũ là VMDU hay không.) hoặc còn dùng thuốc uống xịt, phun vẫn không thấy đỡ. chứ BS phụ trách không có ý kiến giò thêm . Máy này đã có bán ở VN , giá 1,290 triệu đồng , đọc thêm tham khảo ở link
Mã:
http://meta.vn/may-tri-viem-mui-di-ung-bionase-p5298

Link tham khảo nhũng người đã dùng qua( tiếng Anh ).
Mã:
https://stuffem.wordpress.com/2008/05/09/allergy-relief-from-red-light-therapy/

D)Phương pháp điều trị không được khuyến cáo dùng trong bệnh viêm mũi dị ứng
1)Thuốc kháng sinh: Hiệu quả cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng không có lợi cho viêm mũi không do nhiễm trùng, bao gồm cả viêm mũi dị ứng.
2) Phẫu thuật mũi: Phẫu thuật không phải là một điều trị cho viêm mũi dị ứng, nhưng nó có thể giúp đỡ nếu người bệnh có polyp mũi hoặc viêm xoang mãn tính mà không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc thuốc xịt steroid mũi.

VIII) Kết luận: Bệnh viêm mũi dị ứng rất phổ biến và rất khó thể nào trị dứt hẵn ngoài miễn dịch liệu pháp. Tuy vậy, điểm bất tiện cho cách trị hết bệnh này là thời gian dùng cho miễn dịch liệu pháp, lạiị quá lâu 3-5 năm, mệt mõi và quá tốn kém.
Thuốc Corticoide dạng phum và kháng histamie thế hệ mới thường dùng được Bs cho dùng nhiều nhất hiện. Tuy vậy nếu thấy dùng 2 loại thuốc trên có ít hiệu quã, cần tham khảo với Bs , để có thể dùng thêm 2 loại chống lại cơ chế bệnh sinh là Nasalcrom và Singulair. Máy Bionase có thể dùng thử qua khi nào bạn thấy chán nãn khi phải dùng quá nhiều loại thuốc lâu dài mà cho quá ít kết quả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

binhhc

Moderator
Ðề: Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

Cảm ơn BS vì bài viết rất chi tiết =D>
 

phithien

Well-Known Member
Ðề: Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

Em bị viêm mũi dị ứng 20 năm rồi. thêm dị ứng thời tiết mùa đông. mới bị còn thuốc thang, thăm bác sĩ. nhưng cũng đâu vào đó. gần 20 năm vẫn còn đó. mùa đông ngứa khó chịu lắm. 1 lần uống thuốc đc 1 tháng hết ngứa. Giờ cũng ko còn nghĩ tới nữa. giờ điều trị cũng ko biết bắt đầu từ đâu, nghĩ cũng nản
 

binhhc

Moderator
Ðề: Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

Bệnh này xác định sống chung với lũ thôi :p
 

letuanson90

New Member
Ðề: Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

Em bị viêm mũi dị ứng. Mỗi khi cúi đầu xuống lâu một chút là sẽ bị nghẹt mũi.
Mỗi ngày đi ngoài đường khoảng 2 tiếng nên cũng hít 1 số bụi nhất định.
Bác sĩ cho em lời khuyên về cách sinh hoạt hàng ngày với ạ.
 

DrHoang45

Moderator
Ðề: Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

Em bị viêm mũi dị ứng. Mỗi khi cúi đầu xuống lâu một chút là sẽ bị nghẹt mũi.
Mỗi ngày đi ngoài đường khoảng 2 tiếng nên cũng hít 1 số bụi nhất định.
Bác sĩ cho em lời khuyên về cách sinh hoạt hàng ngày với ạ.
Viêm mũi dị ứng lâu này sẽ có nhiều biến chứng nhất là viêm xoang sàn hay nghẹt mũi, sổ mũi viêm họng mạnm tính . Em phải chụp Xquang xoang sàn, mũi để biết có biến chứng, cần chữa sớm.
Sinh hoạt hàng ngày cần tránh hút thuốc lá( đã hút phải bỏ hẵn đừng viện là sẽ mập ), rựu gây dãn mạch gây sổ mũi, tránh để bị nhiễm lạnh, mang masque jkhi đi ngoài đường.
Đồ dùng trong nhà cũng tránh bụi bặm, cần giật phơi nắng thưòng xuyên

Dr Hioang 45
 

tt9sdh

Active Member
Ðề: Bài y học mới: Bệnh Viêm mũi dị ứng(Allergic rhinitis)

Cảm ơn Bác Sĩ Hoàng nhiều lắm nha.

Chúc vui.
 

tt9sdh

Active Member
Xin Dr Hoang vui lòng cho biết hiện nay co thuốc chích tri liệu được khoảng 1 năm,có đúng không?
Cám ơn Dr Hoang45 nhiều lắm.

Chúc vui.
 

lieuliau

Active Member
@DrHoang45: Bác sĩ cho cháu hỏi khi trời lạnh cháu hay bị viêm mũi dị ứng, vậy phải chữa theo cách nào là hiệu quả nhất? Cháu cảm ơn!
 

DrHoang45

Moderator
Xin Dr Hoang vui lòng cho biết hiện nay co thuốc chích tri liệu được khoảng 1 năm,có đúng không?
Cám ơn Dr Hoang45 nhiều lắm.

Chúc vui.
Không có thuốc tiêm nào ngừa lâu bệnh viêm mũi dị ứng mà không có hại cả. Một tháng thì có nhưng không quá đáng cả năm, còm tuỳ cơ địa nửa
Dr Hoàng 45
 

DrHoang45

Moderator
Ủa? Cái này có phải là do thời tiết không ạ? Vì chị cháu lúc ở ngoài bắc thì bị nặng lắm mà vào nam rồi đỡ hẳn ạ
Bệnh này không phải do thời tiết, mà do cơ địa di truyền, tiểu đường.. Thời tiết làm dễ lên cơn, trời lạnh al2 dễ sổ mũi ách xì...
DrHoạng4
 

DrHoang45

Moderator
@DrHoang45: Bác sĩ cho cháu hỏi khi trời lạnh cháu hay bị viêm mũi dị ứng, vậy phải chữa theo cách nào là hiệu quả nhất? Cháu cảm ơn!
Cháu đọc kỹ bài viết về viêm mũi dị ứng sẽ có câu trả lời. Đừng nghe quảng là Telfast làm dứt sau 1 giờ , phải 3 giò nhưng phải là kèm thuốc chóng dị ứng khác nữa
Dr Hoạng45
 
Bên trên