Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

vanha261187

New Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

Mình mới lấy con SSD 128 của Crucial gắn vào máy rất OK, ko biết đợi chờ là gì, còn độ bền ko biết saozzzzzzzzz////?????????????????
 

thanhtung90

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

Mua về để làm hdh thì có vẻ khả thi hơn là chứa dữ liệu, nhất là thời buổi giá như hiện nay. Em cũng chả biết bao giờ mình có 1 em mà dùng nữa.
 

thanhtung90

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

Vậy bác nào chép 500GB/ngày thì tuổi thọ của con SSD này theo nhà sản xuất là:

365 ngày*7 năm * 5 GB/500GB = 25.6 ngày ~ 1 tháng là SSD chết
kiểu này vừa copy vừa lo nó nhanh chết, mất hết cả sướng mặc dù sướng được 25 ngày.
Chia buồn với các bác xem HD dùng SSD là không khả thi nhé.
Em nghĩ không thể tính kiểu bác được, cái mà người ta tính là tuơng đuơng, VD bác ở tuổi 50 sẽ yếu hơn lúc 20 tuổi. Ổ chứa dữ liệu ở năm thứ 4, sẽ kém bền hơn năm đầu tiên nên họ tính bình quân chẳng hạn. Chứ còn trong 1 vài tháng bác làm việc cường độ cao thì em nghĩ vẫn sẽ bình thường.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

Đúng ra cũng là "chứa", nhưng thông tin không giống "chứa" năng lượng dưới dạng hoá năng để chuyển sang điện năng để ví dụ mấy cái cell của pin với mấy cái phần tử nhớ NAND được!
Chai pin là do nhiều thành phần có ích bị tham gia các phản ứng khác, không phải để tích điện và phóng điện làm cho chúng không thể khôi phục lại tình trạng ban dầu được (không reversible), theo thời gian, nhiệt độ, chế độ dùng mà cái phần không reversible lớn dần. Còn ở đây chỉ là do chuyển động nhiệt làm cho chất bán dẫn bị lẫn tạp chất khác tăng dần (tất nhiên cũng ảnh hưởng bởi nhiết độ, chế dộ làm việc, nhưng chậm hơn rất nhều)!
Nếu so sánh tuổi thọ của SSD do sự biến chất của chất bán dẫn thì cũng nên so sánh với tuổi thọ của các HDD hiện nay do độ mòn cơ khí. Với tốc độ quay của những cái đĩa thì trục của chúng sẽ mòn đi. Tuỳ theo loại đĩa và công dụng của chúng mà nhà sx lựa chọn loại vật liệu tương ứng với tuổi làm việc cần thiết chúng phải đạt được. Ổ đĩa dành cho các ứng dụng server, cần độ an toàn lớn, thời gian làm việc lâu và liên tục sẽ được ưu tiên dành những loại vật liệu đắt tiền để có tuổi thọ và độ an toàn cao, tất nhiên giá chúng cũng tương ứng và ngược lại các loại ổ cho người dùng thông thường thì được ưu tiên loại vật liệu rẻ hơn để có thể mua với giá rẻ hơn...!
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

Đúng ra cũng là "chứa", nhưng thông tin không giống "chứa" năng lượng dưới dạng hoá năng để chuyển sang điện năng để ví dụ mấy cái cell của pin với mấy cái phần tử nhớ NAND được!
Chai pin là do nhiều thành phần có ích bị tham gia các phản ứng khác, không phải để tích điện và phóng điện làm cho chúng không thể khôi phục lại tình trạng ban dầu được (không reversible), theo thời gian, nhiệt độ, chế độ dùng mà cái phần không reversible lớn dần. Còn ở đây chỉ là do chuyển động nhiệt làm cho chất bán dẫn bị lẫn tạp chất khác tăng dần (tất nhiên cũng ảnh hưởng bởi nhiết độ, chế dộ làm việc, nhưng chậm hơn rất nhều)!
Nếu so sánh tuổi thọ của SSD do sự biến chất của chất bán dẫn thì cũng nên so sánh với tuổi thọ của các HDD hiện nay do độ mòn cơ khí. Với tốc độ quay của những cái đĩa thì trục của chúng sẽ mòn đi. Tuỳ theo loại đĩa và công dụng của chúng mà nhà sx lựa chọn loại vật liệu tương ứng với tuổi làm việc cần thiết chúng phải đạt được. Ổ đĩa dành cho các ứng dụng server, cần độ an toàn lớn, thời gian làm việc lâu và liên tục sẽ được ưu tiên dành những loại vật liệu đắt tiền để có tuổi thọ và độ an toàn cao, tất nhiên giá chúng cũng tương ứng và ngược lại các loại ổ cho người dùng thông thường thì được ưu tiên loại vật liệu rẻ hơn để có thể mua với giá rẻ hơn...!

Mình đã báo rõ ở đầu bài viết là sẽ sử dụng ví dụ tương đương để giúp các bạn dễ hiểu. Chính xác thì sẽ như thế này : " cell bị thoái hóa là do khi các float gate chúng tạo ra khi nạp/ xả điện tích tụ các electron. Lượng electron này tích tụ càng nhiều, điện trở float gate càng tăng, điện năng cần để tích điện cho cell cũng tăng theo. Đến lúc điện năng cần cao tới mức gây nguy hiểm cho cell thì nó sẽ vô hiệu hóa floatgate, điện tích không thể xả hay nạp được nữa" chứ không phải là do chuyển động nhiệt như bạn nghĩ. Mình nghĩ bạn cũng đồng ý là giải thích như vậy sẽ gây khó khăn cho rất nhiều thành viên của chúng ta.

Có suy nghĩ giống như bạn, khi ssd mới xuất hiện, nhà sản xuất đánh lừa người tiêu dùng là nhờ không có bộ phận chuyển động, SSD bền hơn HDD rất nhiều. Sự thật phanh phui sau đó thì ai trong chúng ta cũng biết rồi. Độ mòn cơ khí của HDD chậm hơn rất nhiều so với thoái hóa cell của SSD. Nếu trong điều kiện lý tưởng, chúng ta vẫn có thể hi vọng nó sống trong thời gian dài! SSD chắc chắn là không thể vì bản thân nguyên lý hoạt động đã giết dần nó, yếu tố môi trường chỉ đẩy nhanh việc này thôi!

Nếu bạn còn gì chưa hiểu thì cứ nêu ra, mình sẽ giải thích!
 

caoto

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

vậy là có thể dễ dàng backup dữ liệu khi ssd die sao? quá ngon
vậy mấy cái hdd thì được bao nhiêu năm nhỉ?
 

conando

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

dùng để cài hệ điều hành chạy cho nhanh thôi.
 

hongquan2009

Well-Known Member
SSD hiện nay đang ở vị trí như LCD ngày trước
e đang định nói câu này nhưng bác cũng nói rồi,hy vọng trong tương lai sẽ có sự thay đổi giống LCD đã làm được.
 

wan

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

nhiều khi tiền ko phải là vấn đề quan trọng,hư mua cái mới,nhưng dữ liệu bị mất cũng quan trọng lắm chứ.Cơ mà SSD dễ die sảng lắm hix
 
Sao mọi người không chịu hiểu vậy , người ta đã bảo là SSD khi "tạch" sẽ như 1 chiếc DVD , ko thể lưu/xóa dữ liệu nữa.....
Và dĩ nhiên dữ liệu quan trọng trong chiếc "DVD" ấy có thể chép sang ổ khác !!!!!
 

joseph_vn

Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

Các bạn có thể chưa từng dùng nên nói thế! Chứ 1 khi đã dùng qua hay đc ai cho mượn dùng thử mình cá sẽ cố mọi cách mua cho = đc. Mình dùng cũng gần 1 năm. Thực tế mà nói (ko pải chảnh nhé) giờ mà ngồi máy nào ko có ssd mình ko muốn dùng vì wen cái nhịp nó nhanh, giờ chờ khởi động máy là mình nãn. Các bạn dùng thử 1 lần sẽ thấy câu mình nói đúng. Mình ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hình dung nhé:

Mình đóng ssd Corsair Force 2 120GB vào máy IBM Thinkpad R60. Cấu hình nó là Core2Duo T2500, 2GB Ram DDR2 bus 667. Mình cài Win 7 Pro 32bit vào. Sau đó mình đấu với thằng bạn dùng con ASUS gì đó cấu hình Core I5 (quên chính xác I5 nào). Ram 4GB DDR3 1333. HDD Hitachi 500GB 7200. Cũng win 7 Pro 64bit và cũng những ctr như nhau cho công =. Hai đứa đếm 1-2-3 bấm nút nguồn. Máy mình POST cực nhanh là vào load Win, lúc 4 chấm sáng vừa dính vào nhau là nhảy ngay vào Win và khởi động xong all ctrinh. Máy thằng bạn POST chậm hơn, 4 chấm sáng dính hẳn vào nhau và chờ tầm 10 giây nữa mới vào màn hình Win. Thêm gần 15-20s nữa mới load xong all các thứ. Sau đó 2 đứa test bước 2 bằng cách chạy cùng 1 file photoshop dung lượng 350MB (file thiết kế của cty). 1-2-3 enter thì máy mình load vèo xong. Lúc máy mình load xong rồi thì máy nó lúc đó Photoshop còn đang load thư viện. Phải 5-10s sau mới load xong hình. Các bạn có hình dung lúc đó mình sướng ntn và thằng bạn chửi thề ntn ko? Mình cừi hì hì bảo "Máy tao 3tr + ssd 3tr5 = 6tr5! Máy mày 16tr! Hé hé!" Nó cứ ụ á miết và bảo mình "Mày tìm ngay cho tao 1 cái!"

Còn về tuổi thọ ssd thì với nhu cầu dùng bthg. Ko phải là ổ chứ fim HD (chứa cũng ko nổi) thì 5-7 năm sau nó mới die. Lúc đó ko biết các bạn mua tới cái gì rồi chứ ở đó mà sợ nó die. Như mình đây. Dùng Force 2 chỉ gần 1 năm (tầm 10 tháng) là đã cho e nó ra đi rước Force 3 GT về. Hơi đâu mà lo tủi thọ của nó chi cho mệt!


Ngoài ra ssd còn có các ưu điểm: Chống sock cực tốt, rất mát, rất ít hao pin, hoàn toàn ko có 1 tí ồn nào. Dùng hdd sẽ bị nóng chổ lót tay và pin mau hết. Dùng ssd hoàn toàn ko nóng và pin kéo thêm đc ít nhất 30 phút.


Thân!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

farcry222

New Member
Bạn nói vậy là chưa hiểu hết ý bài viết của bạn chủ thớt rồi. Với cách giải thích như trên thì SSD thời gian đầu sử dụng tốc độ đọc ghi rất cao nhưng càng về sau sẽ càng chậm dần và đến một lúc nào đó thì sẽ không thể đọc ghi được nữa mà theo các bạn nói là nó die. Có nghĩa là SSD như một vận động viên điền kinh nước rút chạy 100m thì nhanh nhưng chuyển sang chạy marathon thì tỏ ra đuối sức.
 

kiedie_lezz

Active Member
Ðề: Bí ẩn của SSD - Phần 2: Khi cái chết được báo trước

SSD theo mình giờ chỉ cài hđh chạy ứng dụng nhanh chóng hơn thôi, chứ lưu trữ vẫn HDD
 
Bên trên