Các công ty đào tiền ảo tháo chạy khỏi Trung quốc khi Bitcoin bị đàn áp

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ít nhất 21 công ty tiền mã hóa tại Trung Quốc đang rời khỏi quê nhà, sau khi chính phủ quyết định giao dịch tiền mã hóa là hoạt động bất hợp pháp vào cuối tháng 9. Quyết định này được đưa ra sau khi Trung Quốc cấm các cơ sở đào Bitcoin trong nước vào tháng 7.

hd.png


Hầu hết các công ty trên đều được hậu thuẫn bởi các cựu doanh nhân trong nước. Họ bắt đầu di dời cơ sở vật chất khỏi đại lục, từ khi nhà nước cấm giao dịch tiền mã hóa.

Binance và Huobi, 2 sàn giao dịch tiền mã hóa với khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới đã đưa toàn bộ nhân viên rời khỏi Trung Quốc. Các công ty khai thác như SparkPool, mỏ đào Ethereum lớn nhất thế giới và một số công ty truyền thông và dữ liệu về tiền mã hóa cũng đã rời khỏi Trung Quốc.

Su Xiaorui, phân tích viên tại công ty nghiên cứu Analysys, cho biết việc đề cập lại lệnh cấm đóng vai trò như một “tín hiệu rõ ràng cho thị trường tiền mã hóa rằng mọi thứ sẽ ngày càng bị siết chặt hơn”.

Theo phân tích của SCMP, nhiều công ty đã chuyển trọng tâm sang các thị trường nước ngoài, nơi Bitcoin và tiền mã hóa được xem như một tài sản tài chính và các quy định thoải mái hơn.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, Binance đã ngừng cấp tài khoản mới cho người dùng tại Trung Quốc. Sau đó, Huobi cũng đưa ra quyết định tương tự, họ cũng thông báo thêm họ sẽ chặn IP đến từ Trung Quốc truy cập đến các dịch vụ của Huobi từ cuối năm nay.

Một số nền tảng nhỏ hơn như TokenPocket, BitMart hay BHEX của cựu giám đốc công nghệ của Huobi, đã cấm người dùng Trung Quốc truy cập. Hiện tại người dùng Trung Quốc vẫn còn truy cập được đến các dịch vụ tại một số sàn giao dịch lớn tuy nhiên họ cũng sẽ sớm ngừng các dịch vụ của mình tại đây.

Khi các công ty chuyển sang nước ngoài, họ cũng có những thay đổi về cơ cấu nhân sự. Ngày 5/10, Giám đốc điều hành của Huobi ông Zhu Jiawei thông báo sẽ rời khỏi vị trí này. Nhà sáng lập Huobi ông Li Lin cho biết trên WeChat rằng Zhu đã nghỉ việc từ tháng 4, nhưng họ không công khai thông tin để tránh tác động tiêu cực. Wei Zhou, giám đốc tài chính của Binance cũng rời công ty vào đầu tháng 6.

Cả hai sàn giao dịch này đều khởi nghiệp tại Trung Quốc nhưng họ đã buộc phải chuyển ra nước ngoài từ 2017, khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu ban hành các lệnh cấm trao đổi tiền mã hóa với tiền mặt.

Chính phủ Trung Quốc không nhắm đến các hoạt động khai thác Bitcoin, cho đến tháng 5 năm nay khi Ủy ban Phát triển của Hội đồng Nhà nước, do phó thủ tướng Liu He đứng đầu bắt đầu chiến dịch đàn áp các mỏ đào Bitcoin. Các mỏ đào lớn tại các tỉnh Tân Cương, Tứ Xuyên và Nội Mông đã buộc phải đóng cửa và một số công ty đào Bitcoin tại đây đã đóng gói tất cả thiết bị và chuyển chúng ra nước ngoài.

SparkPool đã quyết định ngừng toàn bộ các hoạt động của mình trên toàn thế giới từ ngày 30/9, chỉ vài ngày sau khi họ thông báo điều tương tự tại Trung Quốc. NBMiner, công ty phát triển phần mềm cho card đồ họa, cho biết họ cũng không còn hỗ trợ cho người dùng ở Trung Quốc. Alibaba cũng đã thông báo từ vài tháng trước rằng họ đã cấm buôn bán các thiết bị để đào tiền điện tử trên nền tảng của mình.

Bên cạnh đó, các công ty về truyền thông và cung cấp dữ liệu cũng bị ảnh hưởng. Ban lãnh đạo của Feixiaohao - trang cung cấp thông tin về tiền mã hóa cho biết họ sẽ ngừng cung cấp mọi dịch vụ tại Trung Quốc. HyperDAO, công ty cung cấp dịch vụ tài chính phi tập trung, cho biết họ sẽ không còn hoạt động trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc và họ sẽ ngừng mọi hoạt động kinh doanh tại đây.

Các trang cung cấp dữ liệu như CoinGecko, CoinMarketCap và TradingView cũng không thể truy cập được bằng IP Trung Quốc.

Theo VN review​
 

Đính kèm

  • upload_2021-10-13_14-25-0.png
    upload_2021-10-13_14-25-0.png
    172 bytes · Xem: 3
Bên trên