Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

symphony

Well-Known Member
attachment.php

Tần số quét chính là linh hồn của các cảnh chuyển động.


Tần số quét ảo, hay chúng ta từng gọi là "tần số quét đểu", hay Samsung gọi là Clear Motion Rate, LG gọi là Motion Clarity Index, Sony gọi là Motionflow... Dù với tên thế nào đi nữa, mục đích của tần số quét ảo này cũng chỉ là quảng cáo, và tệ hơn nữa là gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nhiều người đã lầm tưởng rằng mình đang sở hữu một chiếc TV có tần số quét "siêu việt", nhưng trong thực tế, tần số quét thực của màn hình lại thấp hơn thế rất nhiều. Hầu hết các model HDTV và Ultra HDTV năm nay đều có tần số quét không vượt quá 240 Hz, mặc dù chúng được các hãng thổi lên vài lần.


Tần số quét là gì?

Trong thực tế, tần số quét là một trong những tiêu chí hàng đầu để chúng ta lựa chọn TV. Tần số quét (Refresh rate) chính là số khung hình mà TV của bạn có thể hiển thị trong vòng 1 giây. Tần số quét càng cao, số khung hình hiển thị trong 1 giây càng lớn. Tiêu chuẩn tần số quét thấp nhất cho màn hình hiện nay là 60 Hz, và nếu ở Việt nam, bạn sẽ không mua được một chiếc TV nào có tần số thấp hơn.

Sức mạnh của tần số quét được thể hiện trong các cảnh chuyển động hay các cảnh lia máy mà chúng ta thường thấy trong phim, đặc biệt là phim hành động. Nếu tần số quét thấp, các cảnh chuyển động thường không mượt, và ngược lại, nếu tần số quét càng cao, các cảnh chuyển động diễn ra càng sống động và hấp dẫn.

Nếu bạn là fan của phim hành động, và nếu bạn không muốn cách cảnh đuổi bắt trở nên khó chịu thì lời khuyên là nên chọn các model 120 Hz trở lên. Tất nhiên nếu có tiền và chọn được model cao hơn thì càng tốt, nhưng nên nhớ là càng lên cao thì sự khác biệt của tần số quét càng nhỏ.


Tần số quét ảo là gì?

Hiện nay, các nhà sản xuất TV sử dụng một kỹ thuật mới nhằm giảm thiểu các vệt mờ trong cảnh chuyển động thường được gọi là công nghệ quét đèn nền (scanning backlight) hay công nghệ chèn khung hình đen (black frame insertion). Thực ra, những phương pháp này không hoàn toàn thay đổi tần số quét, thay vào đó các nhà sản xuất chỉ đơn giản chỉ là chèn thêm các khung hình nội suy vào giữa các khung hình thật.

Nếu như tần số quét ảo làm cho tần số quét thật trở nhanh hơn thì không sao? Nhưng vấn đề là ở chỗ tần số quét ảo làm cho các cảnh chuyển động trở nên giả tạo hơn, mặc dù rất mượt. Rất nhiều videophile đã phải than vãn về vấn đề này, và giải pháp chung đó là tắt tính năng tăng cường tần số quét của TV, nhằm giữ nguyên tần số quét thật và cứu vãn chất lượng hình ảnh.


Tình hình của "tần số quét ảo" trong năm 2013 như thế nào?

Nhìn chung là vẫn như vậy, hầu hết các hãng đều gấp đôi hoặc gấp... 5 lần tần số quét thực của TV để quảng cáo cho khả năng xử lý. Đặc biệt là ở các model cao cấp, con số trở nên rất... kinh hoàng, mặc dù tần số quét thực của nó cũng chỉ tương đương với model cấp dưới. Có lẽ chỉ còn Toshiba là hãng duy nhất có thể tin tưởng ở thời điểm này khi tính năng ClearScan của họ có con số chính xác. Các bạn có thể xem bảng tổng hợp ở phía dưới để biết thêm:

attachment.php


Làm sao để xác định được tần số quét thật và tần số quét ảo?

Rất đơn giản, những con số nào đi kèm với các dòng chữ như Clear Motion Rate, Motion Clarity Index (MCI), Motionflow... đều là tần số quét ảo.

Tần số quét thật hiện nay không được các nhà sản xuất công bố rộng rãi. Do đó bạn chỉ có thể tìm kiếm thông qua các kênh thông tin thứ 3. Theo kinh nghiệm của mình thì 2 trang web uy tín để tham khảo chính là Amazon và CNET. Với Amazon, tần số quét luôn nằm ở tên sản phẩm, còn CNET thì họ sẽ đăng tải công khai ở phần thông số kỹ thuật. Trong trường hợp bạn không thể tìm được các con số (một vài hãng dấu rất kỹ) thì có lẽ chỉ còn 2 cách là "duyên số" và gọi điện trực tiếp đến hãng.


attachment.php


attachment.php
 

enterbuy

New Member
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

Đúng là các hãng công bố tên các chỉ số rất mập mờ, bản thân họ không bao giờ đưa cụm từ chính xác : "" Tần số quét:.....", thường là Clear motion rate(các bạn có thể tham khảo website hãng tại VN) nên khách hàng hay bị hiểu lầm
 

win7

Active Member
Ðề: Re: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

Em Sharp lẹp quá
 

c0mmand0

Member
mình đang bị dính cái này
LCD SOny motionflow mà xem HD vẫn bị bóng ma trong cảnh quay nhanh.
Dùng máy tính xuất ra mới biết chỉ có 60Hz :))
 

binh_hdda

Member
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

Cám ơn bác Enterbuy đã cung cấp thông tin, đang chuẩn bị làm "Gà" thì may quá. Thôi cứ chuyển sang Toshiba bà Pana cho lành vậy
 

kohanvn

Member
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

Theo thông tin của bài viết thì chỉ có Toshiba là trung thực khi đưa ra tầng số rỏ rảng nhất nhỉ :D
 
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

cái này mình biết lâu rồi, tần số quét tầm 100 hoặc 120 là tốt lắm rồi
 

meocon

Well-Known Member
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

Vụ này cũng bít lâu rùi , toàn thông số ảo
 

ceoitdang

Member
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

thế em sony w674 tần số em này nằm ở 60 hay 120Hz các pác
 

nghung4f

Active Member
Theo thông tin trên thì có lẽ sắp tới Tôi chỉ mua của TOSHIBA thôi ! Tôi yêu sự trung thực , Tôi nghĩ sự lập này chỉ nằm trong hàng Trung Quốc thôi chứ ...Ai dè...Thật thất vọng .
 

nsnhd

Well-Known Member
Ðề: Re: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

mình đang bị dính cái này
LCD SOny motionflow mà xem HD vẫn bị bóng ma trong cảnh quay nhanh.
Dùng máy tính xuất ra mới biết chỉ có 60Hz :))

Có con nào xuất từ VGA máy tính mà hơn 60Hz đâu? Khổ nỗi dân ta toàn xem phim từ máy tính:))
 

seagalvsjetli

Active Member
Ðề: Cảnh giác với tần số quét "đểu" 2013

theo em đọc thì chỉ có 120Hz hoặc cao cấp hơn là 240Hz (đều là bội số của 24 khung hình/giây, chuẩn của movie) thì xem phim hành động mới ko giật/nhoè.

Từ 2009 em đã thấy có chiêu quảng cáo 100Hz, 200Hz,...rất là vớ vẩn rồi, dành cho dân ko biết gì thôi. Mà ko phải mọi kết nối đều xem đc 100, 200hz đấy đâu nhé.

Mà đối với dân ko biết gì thì nó càng ngày càng xạo về cái Hz này là nó ăn chắc rồi.
 
Bên trên