Chiều mới cho thế giới game - tạp chí pcworld Việt Nam

crazyboy1304

Moderator
Đợt rồi mình được phóng viên thế giới vi tính liên hệ để cùng tâm sự, chia sẽ kinh nghiệm về chuyên mục 3d và hợp tác với họ để viết bài. Dịp này được ghé thăm tòa soạn của pcworld ở Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, trò truyện với các chuyên gia của test lab , set up hệ thống 3d phân cực và trải nghiệm cảm giác hòa mình vào thế giới 3d... Cái tên của diễn đàn hdvietnam đã xuất hiện trên tạp chí thế giới game số 2 - 2010 được phát hành khắp cả nước.Về ngành công nghiệp 3d, trong khi số lượng phim 3d xanh đỏ còn hạn chế, phim 3d bluray thì vẫn chưa xuất hiện thì ngành công nghiệp game 3d đã phát triển với 400 game hỗ trợ. Các số của pcworld đều đã có chuyên mục 3d về các phần giải trí nghe nhìn, game.

Trích
83289757.jpg


HD Café quả là hội quán của những người đam mê công nghệ mới. Họ đến đây để chia sẻ về game, phim độ nét cao HD và giờ đây là các công nghệ 3D khi bộ phim Avatar phiên bản 3D đang gây sốt tại Việt Nam và toàn cầu.

“Đạo” 3D không dễ dàng truyền bá. Nói “3D” thì dễ nhưng không phải ai cũng có thể mô tả nó dễ hiểu. Ngay cả những hình ảnh mà Crazyboy1304 đưa ra trong các bài viết trên diễn đàn cũng không thể hiện được cái tính chất “3D” nếu không có công cụ và cách xem đúng. Cách tốt nhất là dùng “thực để vực đạo”. Đó là lý do mà anh luôn mang theo các bộ kính Analyph và phân cực để giới thiệu các khái niệm 3D sơ khai cho bạn bè và cả những người… trước lạ sau quen.

Tìm lối “game” trong “rừng” 3D

Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại đồng thời 5 kỹ thuật (KT) hiển thị 3D, bao gồm: KT Cặp Ảnh Phân Màu (Anaglyph), KT Lọc Giao Thoa (Infitec), KT Phân Cực (Polarised), KT Cửa Trập LCD (LCD Shutter) và KT Lập Thể (Lenticular). Bạn có thể tham khảo bài viết giới thiệu về hiển thị 3D trong số tạp chí TGVT- e++ tháng 1/2010, bài viết “160 năm lịch sử của 3D” (trang 45). Còn bài viết này chủ yếu nói về công nghệ (CN) 3D cho các hệ thống chơi game.

Đầu tư cho hệ thống chơi game S-3D

Game thủ sẽ nhức đầu khi phải cân nhắc việc lựa chọn mua mới các màn hình TV hay màn hình máy tính hỗ trợ 3D. Chẳng hạn, mua giải pháp màn hình phân cực 2 lớp (chẳng hạn của IZ3D) rồi dùng kính phân cực (giá rẻ) để chơi được cùng nhiều người khác hoặc mua kính S-3D Vision ứng dụng KT cửa trập của Nvidia dùng với cho màn hình 120Hz. Một cách “ngon, bổ, rẻ” khác là ứng dụng KT Anaglyph cũ mà miễn phí. Đây thực sự là lựa chọn của riêng từng “thượng đế”.

“Các hãng phát triển CN chơi game 3D đang lựa chọn các hướng đi 3D và một trong các hướng đi đó là CN side by side của hãng RealD, chuyên về phim 3D trong rạp”, Vũ Phạm Anh Tuấn (Crazyboy1304) giải thích, “Trên thực tế, định dạng side by side khi dùng cho hình ảnh có đuôi là JPS (JPEG Stereo). Nếu bạn đổi phần tên mở rộng của tập tin JPS thành JPG, bạn sẽ thấy 1 hình gồm 2 hình giống nhau đặt song song bên nhau (side by side)”. Các hình ảnh và phim theo chuẩn side by side (hay chính là phim 3D) chỉ có thể được xem bằng những phần mềm và các thiết bị chuyên dụng như kính và màn hình 3D. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi các công cụ để quay và chụp hình theo định dạng side by side cũng phải là đồ chuyên dụng như máy quay phim 2 ống kính của Sony hoặc máy ảnh 3D của FujiFilm.

Chuẩn side by side được phát triển theo nguyên lý hoạt động của mắt người. Chúng ta luôn nhìn sự vật bằng 2 mắt, nói cách khác là ở đầu vào, hình ảnh đi vào não theo 2 nguồn là mắt phải và mắt trái. Sau khi được não xử lý, kết quả đầu ra được “thấy” chính là những hình ảnh rõ ràng, sắc nét 3D. Mắt người luôn nhìn sự vật theo 3 chiều như thế. Và nếu như 1 tấm hình hay 1 bộ phim muốn được cảm nhận một cách 3D, chúng cũng phải được mắt người xử lý theo nguyên lý nói trên. “Trên Wikipedia.org có bài viết rằng chính nhờ việc bố trí mắt người ở hai bên (side by side) đã giúp cho các kỹ thuật 3D phát triển như ngày nay. Nếu mắt người được bố trí như mắt ngựa, chúng ta sẽ không thể xem được hình ảnh 3D”, Tuấn kể 1 câu chuyện vui. “Vì 2 mắt ngựa luôn nhìn ra 2 hình ảnh khác nhau hoàn toàn nên 2 hình ảnh đó không thể kết hợp để cùng tạo ra 1 hình ảnh 3D có chiều sâu. Trong khi 2 hình ảnh do 2 mắt người thu nhận chỉ khác nhau chút ít”.

Game S-3D cho mọi nhà

Định dạng 3D mà các hãng phát triển CN 3D cho game đang theo đuổi chính là Stereoscopic 3D, viết tắt S-3D. Hầu hết các hãng chính đều đang theo đuổi định dạng này như DDD, IZ3D, Nvidia... Để có thể chơi game 3D, bạn cần cả phần cứng lẫn phần mềm. Tại sao phải cần phần cứng? Để lọc các tia sáng có hại cho mắt, bạn dùng kính râm đúng không? Bạn không thể cài bất kỳ phần mềm nào để lọc các tia sáng có hại được bởi đó là chức năng của phần cứng. Nguyên lý lọc của kính râm cũng chính là nguyên lý của dòng kính 3D phân cực. Một khi phần cứng đã sẵn sàng, các phần mềm điều khiển (driver) sẽ giúp bạn điều khiển phần cứng linh hoạt hơn. Đó là lý do mà bạn cần cả phần cứng lẫn phần mềm để có thể chơi game 3D. Một điều thú vị dành cho những ai muốn thử nghiệm 3D là bạn có thể cài driver của hãng IZ3D để ứng dụng và trải nghiệm các kỹ thuật 3D của Samsung, Vuziz, Sony... Chẳng hạn sau này nếu bạn có 1 thiết bị mắt kính 3D chỉ tương thích với màn hình 3D của Samsung mà nhà bạn chỉ có màn hình của IZ3D, bạn có thể cài driver để màn hình IZ3D “giả lập” thành màn hình Samsung. Không chỉ có thế, hiện tại, bạn có thể chơi game 3D mà không cần mua màn hình 3D chuyên dụng (120Hz). Chỉ cần tải về driver miễn phí từ www.iz3d.com và dùng kính xanh-đỏ, bạn có thể chơi game 3D. Tuy nhiên, đây chỉ là CN 3D Anaglyph ở mức “nhập môn” nên IZ3D cũng không muốn tính tiền. Nếu bạn muốn tận hưởng những CN 3D cao cấp hơn, bạn phải mua phần cứng xịn hơn cũng như phải trả phí sử dụng các driver bản quyền. Tham khảo: http://www.iz3d.com/licenses

2010: Năm của S-3D

“Tầm nhìn trong game sâu và xa hơn đồng nghĩa với việc mang lại nhiều cảm giác hơn. Chẳng hạn những cảnh quái vật hay khủng long xuất hiện từ xa chạy tới sẽ kinh dị hơn. Hoặc những lúc ta phải giật mình né tránh những viên đạn bay từ xa tới.”, Crazyboy1304 tâm sự.

Game là lĩnh vực có khả năng tiếp nhận và ứng dụng CN 3D nhanh nhất. Bởi lẽ game thủ đeo kính chơi game là chuyện thường trong khi điều này hơi… kỳ cục nếu so với việc một bà nội trợ vừa nấu cơm vừa đeo kính 3D, hay cả nhà ngồi quây quần bên nhau trong phòng khách mà ai trông cũng như “người dơi, người nhện”! Crazyboy1304 cho rằng khả năng “xem phim mà không phải đeo kính 3D là chuyện không dễ thực hiện bởi nguyên lý tạo ảnh 3D là dựa vào 2 nguồn hình ảnh khác nhau đi vào 2 mắt người” . Hiện tại mới chỉ có vài giải pháp 3D không cần kính đang thử nghiệm và phải mất nhiều năm nữa mới xuất hiện trên thị trường do giá thành cao và công nghệ phức tạp. Hiện nay, lượng nội dung 3D cho TV cũng chưa nhiều và chủ yếu được phân phối ở dạng đóng gói trong các DVD game, phim... Tuy nhiên, với một năm 2009 đậm chất 3D và công bố về một WorldCup 2010 3D, chúng ta có quyền tin tưởng 2010 sẽ là năm của 3D nói chung và game trên 3D nói riêng.

Xem nguyên bài Link
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên