Chúng ta đã sa đà vào Facebook, TikTok như thế nào?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Bạn luôn cảm thấy bản thân bị sa lầy trên Facebook hay Tiktok? Đó là chủ đích của những người tạo ra chúng. Đó là minh chứng cho thấy sức mạnh của nền tảng xã hội lớn nhất hiện nay, đồng thời cũng là nơi có xuất hiện nhiều mâu thuẫn nhất.

Mạng xã hội là khơi dậy chủ nghĩa cực đoan, nhưng lại đề cao sự đồng lòng đến nghẹt thở.

Mạng xã hội khiến người dùng tiêu tốn nhiều thời gian nhưng luôn được khuyên rằng chỉ nên dành cho chúng một góc nhỏ trong cuộc đời.

Mạng xã hội cũng cần cải tiến, thay đổi và thanh lọc những tác nhân xấu, bất kể đó là gì.

Mạng xã hội là công cụ theo dõi người dùng hiện đại, nhưng vẫn gửi những đề xuất và quảng cáo chẳng liên quan.

Mạng xã hội còn là công cụ chỉnh sửa hành vi tiên tiến, nhưng lại tràn ngập tin rác và những thông báo khó hiểu hoặc dễ gây hiểu lầm để lôi kéo tương tác.

2201561.jpg


Thoát khỏi vũng lầy sẽ đơn giản hơn nếu bạn thừa nhận mình đang sa lầy (Ảnh: Getty Images)

Và vì, hay dù với những lý do trên, nhiều người dường như không thể thoát khỏi mạng xã hội. Điều này đã được thể hiện qua chính kết quả kinh doanh của các công ty phát triển mạng xã hội. Facebook đang cực kỳ ăn nên làm ra là một ví dụ, hay doanh thu của Twitter tăng trưởng trong quý trước.

Dù các kênh truyền thông xã hội thường xuyên có những chỉ trích về sự thiếu kiên nhẫn ở "trang này" hay có những bình luận không nên lời về cách con người hành xử trên "trang kia". Hay ngay bên dưới một bài viết nói về việc tác giả ghét mạng xã hội như thế nào luôn có một sự thôi thúc khiến người dùng gõ ra tên "trang nào đó", hay bày tỏ sự đồng tình với tác giả. Người dùng nhận thức được sự trớ trêu đó, dù vậy, họ vẫn không thể ngừng sử dụng mạng xã hội. Họ thậm chí còn cho rằng đó là lỗi của bản thân họ, mặc dù không phải hoặc ít nhất là không hoàn toàn như vậy. Chỉ là họ đã lún sâu vào vũng lầy trên thế giới ảo và có thể bạn cũng vậy.

Sa lầy

Sa lầy trong mạng xã hội nghĩa là gì? Nó không giống như khi bạn mắc bẫy, bạn hoàn toàn có thể tự do rời khỏi Instagram như cách bạn tham gia vào nền tảng này. Bạn cũng không bị mắc kẹt như một thói quen đơn thuần hay những hành vi vô thức theo một khuôn mẫu nhất định.

Thay vào đó, sa lầy ở đây đa phần là hậu quả không thể lường trước do mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và đầy quyền năng.

Mạng xã hội, kể cả những nền tảng siêu khổng lồ, hầu như vô giá trị nếu không có con người nói chung, chứ chưa nói đến khách hàng. Nhưng con người lại chính là nguồn giá trị của mạng xã hội đối với khách hàng của nó. Một thuật ngữ hoa mỹ cho khái niệm này là "hiệu ứng mạng lưới", khái niệm này xuất hiện trước cả khi internet và mạng xã hội ra đời. Điển hình là hệ thống điện thoại, nó sẽ ngày càng phát triển khi có càng nhiều người dùng và sự phát triển sẽ đạt đỉnh khi tất cả mọi người đều có ít nhất một số điện thoại cá nhân. Tương tự, mạng xã hội cần nhiều người dùng để vận hành và nó sẽ ngày càng hấp dẫn hơn nếu tạo ra nhiều mối liên kết hơn.

Ngày nay, những mạng xã hội lớn nhất đều được tạo ra và hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư. Họ là những người xem "hiệu ứng mạng lưới" vừa là nguyên tắc vừa là định hướng: tạo ra một mạng lưới, mở rộng nó, quan sát nó phát triển, sau đó thúc đẩy nó và tạo ra một lợi thế tuyệt đối trước bất kỳ nền tảng nào kết nối mọi người theo cách tương tự.

Trong một đoạn email trao đổi với giám đốc tài chính của Facebook hồi năm 2012 được tiết lộ trong phiên điều trần của Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ năm 2020, Mark Zuckerberg đã bàn về việc mua lại đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của công ty, ở thời điểm đó chính là Instagram:

"Có những hiệu ứng mạng lưới xung quanh các nền tảng mạng xã hội và chỉ tồn tại một số lượng hữu hạn các cơ chế mạng xã hội khác nhau. Một khi nền tảng nào đó thành công với một cơ chế nhất định, rất khó để có thể thay thế nó mà không tạo ra sự khác biệt".

Quá trình mạng xã hội trở nên phổ biến có thể hiểu một cách đơn giản như sau: một loạt các công ty tìm cách tạo ra những mạng lưới ở quy mô lớn nhất có thể và không thể thay thế bằng việc sử dụng các "cơ chế" vận hành khác (ví dụ như cách chia sẻ, kết nối hay cách sản xuất nội dung). Điều này cho thấy từng mạng lưới có thể sụp đổ nhanh chóng như khi nó nổi lên nếu một lượng lớn người dùng rời đi, về cơ bản thì viễn cảnh này sẽ hình thành một xoáy nước tử thần.

Mặc dù Facebook được xem là "Myspace tiếp theo", công ty này đã dành cả một thập kỷ đầu tiên để đối phó hoặc mua lại bất kỳ công ty nào có khả năng được gọi là "Facebook tiếp theo". Và mạng xã hội này cũng thường xuyên thay đổi môi trường xoay quanh tệp người dùng sẵn có. Ở đoạn sau của những email nói trên, Zuckerberg đã mô tả chiến lược mua lại và thâu tóm các đối thủ cạnh tranh có cùng "mô típ" và "cơ chế" với công ty này như một cách để "câu giờ" trước khi xuất hiện đối thủ có khả năng đe dọa ngai vàng của Facebook.

2201555.jpg


Facebook vẫn là Facebook duy nhất, vì vậy người dùng đang bị trói buộc bởi nó (Ảnh: GettyImages)

Kết hoạch đã thành công, hay ít nhất là đến nay, Zuckerberg vẫn chưa thất bại. Không có gì có thể thay thế Facebook như cách mà Facebook đã làm với những công ty khác, và mạng xã hội này ít nhiều vẫn còn nguyên vẹn. Có những bản phân tích tài chính cho thấy dữ liệu hành vi người dùng là một trong những tài sản cốt lõi của Facebook và nó đã đạt đến ngưỡng ổn định. Dữ liệu này có thể biểu hiện dưới vô số cách khác nhau (và nó cũng khá mâu thuẫn) như: sự thay đổi của thanh thiếu niên, nhu cầu của các thị trường khác nhau, tin giả, xung đột, sự buồn chán, chính trị.

Dù vậy, Facebook vẫn là một Facebook duy nhất. Và sự độc quyền đó đã khiến nhiều người dùng cảm thấy bản thân đã sa lầy trong nền tảng này. Mạng xã hội đã âm thầm phát triển và tồn tại lâu hơn cả những gì người sáng tạo ra chúng kỳ vọng. Những người sáng lập ra mạng xã hội dần nhận ra các mạng lưới đã phát triển tối đa theo lý thuyết, đó là kết nối tất cả mọi người với nhau mà không vì một mục đích cụ thể nào khác ngoài sự liên kết. Và thật tiện lợi khi những kết nối này mang lại rất nhiều tiền.

Qua thời gian, mạng xã hội dần thay đổi khác lạ hơn và khiến nhiều người nghi hoặc về lý tưởng của nó. Liệu có khả năng nào mạng xã hội sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu tiếp tục phát triển hơn nữa? Người dùng trung thành sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn hay tìm ra những cách mới để tạo không gian gắn kết gia đình. Những người dùng mới thì tìm thấy một loại hình giao tiếp mới mẻ và miễn phí. Nhóm người dùng còn lại thì rõ ràng đang rất khổ sở.

Những người dùng sa lầy vào mạng xã hội phải trải qua bao thăng trầm. Người dùng cũng bị mắc kẹt thông qua những kết nối mà họ đã thiết lập, bị lôi kéo vào những hội nhóm kỳ lạ vì đã chấp nhận lời mời kết bạn vô tội vạ từ nhiều năm trước.

Giải thoát

Bị sa lầy là khi bạn tự hỏi vì sao mình vẫn còn là một phần của mạng xã hội này trong khi nó khiến bản thân thất vọng, lo lắng, không vui vẻ hay nhàm chán. Đó cũng là khi bạn tự đặt ra một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn: Mình sẽ đọc những tweet này ở đâu đây? Bị sa lầy còn là khi bạn cân nhắc, hay đơn thuần là một suy nghĩ hình thành trong đầu, rằng bản thân sẽ mất gì khi rời bỏ mạng xã hội này, đây là nơi bạn đã bỏ ra quá nhiều thời gian và tâm trí. Sa lầy là một sự ràng buộc đơn giản, bạn chấp nhận nó và nó chống lại bạn. Sa lầy là khi nỗi lo bị bỏ lỡ (FOMO) bị kéo dài và trở thành sự bất an.

Đó cũng là kết quả tất yếu khi một không gian xã hội cộng đồng bị thương mại hóa, được xây dựng chỉ để phát triển. Sa lầy không hoàn toàn giống với "phải ở đây", nhưng cũng không hoàn toàn khác với điều này là bao.

2201558.jpg


Với những người đã sa lầy vào mạng xã hội, mỗi một mạng xã hội mới là một sự bổ sung, hoàn toàn không phải sự thay thế (Ảnh: GettyImages)

Để nghĩ một cách tích cực về điều này, bạn hãy hình dung mọi mạng xã hội giống như LinkedIn vậy. Nền tảng này có thể dùng để phân biệt giữa những nền tảng mà chúng ta nghĩ nó là nền tảng xã hội (nguồn cấp dữ liệu) hay những nền tảng chúng ta cho là nặng tính thương mại hơn (như eBay chẳng hạn).

Công bằng mà nói, LinkedIn có vẻ khá kém thú vị với nhiều người dùng, nó đòi hỏi thông tin về người lao động, mối quan tâm và kỹ năng cá nhân, đồng thời đưa vào những thông tin giúp bạn nổi bật hơn, thu hút sự chú ý hơn cùng vô số những nội dung khác phục vụ tuyển dụng, tìm việc làm và những vấn đề liên quan khác. Nhiều người tham gia vào LinkedIn vì một lý do duy nhất: Đây là một nơi khác để tìm việc, hay để tìm nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nhiều năm sau, họ phát hiện mình đã quá sa lầy vào nền tảng này. Ngay cả những người đã có công việc phù hợp cũng khó mà rời khỏi đây dù nó gây tổn thất về vật chất. Và sự thống trị của LinkedIn đảm bảo rằng nguồn chi phí này luôn được duy trì, nếu không muốn nói là khá lớn, và đủ để ngăn cản người dùng rời bỏ họ. Bây giờ, hãy cùng xem xét điều gì tạo ra sự khác biệt giữa LinkedIn, Facebook và Instagram. Có phải là vì "cơ chế"? Hay ý định của người dùng khi mở tài khoản?

Không có lý do nào có thể ngăn những người đang sa lầy tìm cách đến với nền tảng mới, những nền tảng với kiểu giao tiếp mới và những mạng lưới mới. Việc tham gia và hình thành các mạng lưới khác là một trong những phản ứng tất yếu khi cảm thấy bị bó buộc, thậm chí ngay cả khi trong tương lai nó sẽ lại trở thành một vũng lầy mới. TikTok và Discord là một ví dụ. Hai nền tảng này có "cơ chế" hoạt động và mang lại trải nghiệm người dùng khác với Facebook, Twitter hay Instagram, ít nhất là ở thời điểm này. Tuy nhiên, với những người đang mắc kẹt ở những vũng lầy kia, đây thường là sự bổ sung thay vì là sự thay thế.

Trong số những phát minh công nghệ, sự gượng ép này đã truyền cảm hứng cho những nền tảng mới sẽ hình thành trong tương lai: đó không phải là sự kết thúc, mà là một vết thương rỉ máu qua thời gian và sự hấp dẫn của những đối thủ tiềm năng khiến số người dùng hiện tại bị phân tâm – nhưng họ cũng dễ dàng bị thu hút trở lại (tương tự sự phát triển của Facebook Group trong những năm gần đây hay sự phát triển bền bỉ của Facebook Marketplace). Người dùng đang nằm giữa một vũng lầy và bàn tán về việc họ ghét nó chỉ đơn thuần là một vòng lẩn quẩn.

Loại bế tắc này không kéo dài vĩnh viễn, cũng không quá bất ngờ, nhưng nó có một đặc điểm là thường kéo dài lâu hơn bạn nghĩ. Và dù việc nhận ra bản thân đang đứng giữa một vũng lầy không thể giúp bạn thoát khỏi nó nhanh hơn nhưng lại có một lợi ích khác.

Nếu bỏ qua những vấn đề kia, mạng xã hội là một hình thức kết nối người dùng tiên tiến hơn bất cứ cơ chế nào khác: đó là chia sẻ những cảm xúc, dù đó là cảm xúc gì đi chăng nữa, thì cũng không phải thứ mà chúng ta tìm kiếm.

Theo VN review​
 
Bên trên