Công nghệ phim 3D

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tieubaocaca

Active Member
Kính thưa bà con cô bác, thú thực là từ trước đến nay em chẳng quan tâm gì đến cái món phim 3D này gì cả:)). Có thể là vì hồi trước xem cái ảnh không gian 3 chiều làm em toét mắt mà vẫn không thấy cái quỉ gì trong bức ảnh đó~:>. Cộng với vài lần trải nghiệm phim 3D với mấy cái kính xanh đỏ nhức cả mắt làm em hết hứng thú với cái món 3D này luôn.

Nhưng sau khi xem phim 3D theo công nghệ phân cực ở Côn Sơn em về mà lúc nào cũng nằm mơ thấy cái mũ nó phi vào mặt, cái đuôi mũi tên nó lắc phang vào đầu:D. Sau khi ngồi trà dư, tửu hậu về vụ offline Côn Sơn, có mấy anh em cũng rất có ấn tượng tốt về cái món 3D này. Thậm chí có bác còn dự định lắp 1 phòng chiếu 3D để nịnh nọt vợ con=)). (Bác này là người Quảng Ninh mình ạ)

Nhưng sẽ phải bắt đầu từ đâu đây?

Mục đích của topic này lập ra để trả lời cho câu hỏi đấy. Anh em mình sẽ tập trung bàn luận, trao đổi, tìm hiểu về công nghệ phim 3D từ A đến Z ở đây ạ.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Trước tiên bác google có cho em 1 số thông tin:

Theo Sohoa.net:

Phim 3D được chiếu như thế nào

ph1.jpg


Kính xem hiện gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) để khi kết hợp lại có thể có đủ cả 3 màu cơ bản, cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình ảnh 3 chiều thật hơn.
Trước đây, khi xem phim 3 chiều, bạn phải đeo một cặp kính mắt màu đỏ, mắt màu lục. Ảnh: Wired.

Với sự ra mắt đình đám của bộ phim 3D Avatar, tạp chí Wired.com đã đến tận trụ sở của Dolby Laboratories tìm hiểu về lịch sử công nghệ chiếu phim 3D từ xưa cho tới thời điểm hiện tại.

Trước đây thông thường, để xem phim 3D, người ta thường phải mang một cặp kính với một mắt màu đỏ và một mắt màu lục. Phương pháp này vốn dựa trên một công nghệ hình nổi 3D cổ điển có từ những năm 1950. Ở hệ thống này, hình ảnh trên màn hình được chiếu bằng hai lớp màu khác nhau nhưng được chiếu sao cho hình ảnh chồng khít lên nhau. Khi người xem đeo kính vào, mỗi mắt sẽ nhìn thấy một hình ảnh riêng biệt, hình màu đỏ sẽ tới một mắt và hình màu lục sẽ tới mắt kia. Vỏ não phụ trách hình ảnh sẽ kết hợp hai khung nhìn này lại và tái hiện lại đối tượng thành 3 chiều.

Dù tạo được tiếng vang không nhỏ thời bấy giờ, cách tạo hình nổi này vẫn còn khá nhiều nhược điểm, như màu sắc trên phim rất hạn chế và lại rất khó nhận biết chi tiết trong các cảnh 3D. Thêm vào đó, hiện tượng bóng ma xảy ra do có những hình ảnh đáng lẽ phải xuất hiện ở mắt trái lại hiển thị sang mắt phải.

Kể cả màn hình cũng có vấn đề. Các rạp trình chiếu phim 3D bằng công nghệ hình nổi phải lắp đặt một màn bạc (silver screen) để đạt được khung cảnh lý tưởng bởi lẽ các màn có tính phản xạ sẽ giúp cho hai tín hiệu ánh sáng khác nhau tách biệt tốt hơn.

Nhưng rồi công nghệ phim 3D đã tiến được những bước dài. Hình ảnh nổi 3 chiều giờ đã được cải thiện: kính xem hiện tại thường gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) sao cho khi kết hợp lại có thể có đủ cả 3 màu cơ bản, làm cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình ảnh 3 chiều được thật hơn.

chieu3.jpg

Bộ lọc sẽ chuyển ánh sáng phân cự tuyến tính thành phân cực tròn. Ảnh: Wired.

Các rạp theo công nghệ RealD, vốn là hệ thống chiếu phim 3D thông dụng nhất hiện giờ, sử dụng một bộ lọc phía trước máy chiếu để tạo ánh sáng phân cực tròn (circular polarization light) khi chiếu lên màn bạc. Về cơ bản, bộ lọc này sẽ lọc các ánh sáng phân cực tuyến tính thành ánh sáng phân cực tròn bằng quy trình làm chậm lại một thành phần (component) của điện trường. Khi các phần phương thẳng đứng và phương ngang của hình ảnh được chiếu lên màn bạc, bộ lọc sẽ làm chậm lại thành phần thẳng đứng khoảng một phần tư nhịp. Do bị chậm pha so với phương ngang nên hiệu ứng này sẽ tạo nên ánh sáng phân cực xoay tròn. Công nghệ này giúp não người tái hiện những hình ảnh 3D được tự nhiên và thật hơn. Ánh sáng phân cực tròn cũng loại bỏ được việc phải dùng tới hai máy chiếu để chiếu hai hình ảnh màu sắc tách biệt như công nghệ truyền thống. Màn bạc lúc này giữ vai trò duy trì sự phân cực của hình ảnh.

Hệ thống 3D của Dolby được sử dụng để chiếu phim Avatar lại khác biệt đôi chút. Hệ thống này sử dụng một bánh xe kính lọc đặt bên trong máy chiếu với một bóng có công suất cỡ 6,5 kW ở phía sau. Bánh xe gồm hai phần, mỗi phần sẽ lọc ánh sáng (cả ba màu đỏ, lục và lam) từ máy chiếu thành các bước sóng khác nhau. Để hình ảnh không bị hiệu ứng ngừng hình, bánh xe này quay với tốc độ khá nhanh, khoảng 3 vòng mỗi khung hình. Một kính chuyên dụng dùng để xem sẽ có các thấu kính thụ động, chỉ cho phép các sóng ánh sáng đi theo một hướng nhất định nào đó đi qua, từ đó tách riêng được các bước sóng đỏ, lục, lam cho mỗi mắt.

ph2.jpg

Công nghệ 3D sử dụng trong phim Avatar có thể chuyển từ cách thức chiếu 3D xuống 2D. Ảnh: Wired.

Lợi thế của hệ thống 3D Dolby nằm ở chỗ, công nghệ này không còn cần tới một màn bạc nữa do bánh xe tích hợp đã đủ khả năng tách màu và bóng đèn đủ cung cấp độ sáng cần thiết cho hình ảnh. Cơ chế này còn cho phép điều chỉnh máy chiếu để chuyển đổi cách thức chiếu phim từ 2D thông thường sang phim 3D và ngược lại dễ dàng hơn nhiều.

Duy chỉ có nhược điểm của phương pháp này là vẫn còn khá đắt đỏ. Một hệ thống chiếu phim 3D chuẩn Dolby sẽ mất tổng cộng khoảng 26.500 USD chưa bao gồm kính mắt. Còn riêng các cặp kính dùng để xem cũng có giá tới khoảng 27 USD một chiếc.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Còn đây là theo vietbao.net

Tìm hiểu công nghệ trình chiếu phim 3D

Các đạo diễn dùng loại camera đặc biệt với hai ống kính song song với nhau để lấy hình. Một máy phát có bánh xe quay sẽ gửi tín hiệu đến 2 mắt của người xem với cặp kính đặc biệt để họ hưởng thụ được không gian 3 chiều sống động.

11028413-pho1.jpg


Tất cả các hình ảnh 3D nhân tạo đều dựa trên một thiết kế cơ bản: gửi 2 ảnh hơi khác nhau tới từng mắt. Não người sẽ tái tạo lại chiều sâu của hình ảnh như trong thế giới thực.

Hệ thống 3D của hãng Dolby dùng một bộ lọc dạng bánh xe quay tròn để thay đổi nhanh giữa 2 bộ màu cơ bản hơi khác nhau. Các bộ lọc tương ứng trên kính 3D chỉ để ánh sáng thích hợp đi vào mắt trái hoặc mắt phải sau khi tia sáng này khúc xạ khỏi màn hình. Bánh xe được đồng bộ hóa với máy chiếu kỹ thuật số làm nhiệm vụ chuyển tới/lui giữa các hình ảnh cho hai mắt 6 lần/khung hình (144 lần/giây). Giá: 26.000 USD.

11028413-pho2.jpg


Thiết bị của hãng Real D và Dolby 3D đều yêu cầu người sử dụng đeo kính để đảm bảo các hình ảnh rời được chiếu trên từng mắt. Một số hy vọng công nghệ tương lai sẽ không cần đến cặp kính đặc biệt này nữa, số khác mong đợi chúng trở nên đơn giản giống như kính râm bình thường.

11028413-photo3.jpg


Camera kỹ thuật số 3D của Pace Fusion được đạo diễn James Cameron dùng cho phim Avatar dự định trình chiếu vào năm 2009. Thiết bị có hai ống kính song song với nhau, tín hiệu từ đó phát ra được truyền bằng dây cáp đến hệ thống lưu trữ ở xa. Các ống kính này có thể đặt ở khoảng cách khác nhau để thích hợp với từng điều kiện quay.

11028413-photo4.jpg


Công ty Masterimage (Hàn Quốc) dùng một bánh xe quay với tốc độ cao đưa luồng ánh sáng theo một hướng để các ảnh riêng gửi từ máy chiếu đến từng mắt có thể kết hợp tương ứng với kính. Thiết bị trong hình có mã hiệu MI-2100.

11028413-photo5.jpg


Beowulf, một tác phẩm điện ảnh của hãng Paramount, hứa hẹn sẽ mang lại khoảnh khắc đẹp trong rạp 3D với hệ thống của Real D và Dolby 3D.

11028413-photo6.jpg


Kính dùng một lần của Real D khá rẻ (0,5 USD).

11028413-photo7.jpg


Còn kính của Dolby 3D dùng nhiều lớp phủ trên từng mắt. Giá: 50 USD.

11028413-photo8.jpg


Hệ thống của Dolby 3D dùng một bánh xe quay 4.800 vòng/phút, đủ nhanh để chuyển đổi giữa 2 mắt 6 cảnh/khung hình. Bánh xe được chia làm 2, mỗi nửa có một bộ lọc chỉ cho qua ánh sáng nhất định, một cho mắt trái, một cho mắt phải.

Bộ lọc có thể điều khiển bằng module này với các nút di chuyển bánh vào trong hay ra khỏi luồng sáng.

T.H. (theo CNet)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Các công nghệ chiếu phim 3D hiện nay:


- Công nghệ 3D dùng tại rạp: 3D Dolby (cụm rạp Megastar, Galaxy...) sử dụng bộ lọc gồm 3 màu chính: red, green, blue để tái tạo hình ảnh 3D. Do tận dụng lại màn chiếu và máy chiếu sẵn có nên chi phí rẻ là lựa chọn phần lớn của các rạp 3D hiện nay.

- Công nghệ 3D phân cực (có ở Đầm Sen, Suối Tiên, Côn Sơn:D...): Sử dụng 2 máy phóng kết hợp với màn bạc và kính phân cực.

- Công nghệ 3D ở nhà: Xem với tivi 3D có kính hoặc không cần kính. Tivi 3D thường sử dụng tần số quét cao 120 Hz-240 Hz, kích cỡ màn hình nhỏ chỉ từ 40 đến hơn 60 inch.

- Công nghệ 3D DLP: Sử dụng một máy chiếu tạo ra hình ảnh 3D sống động, vừa có tính năng như máy chiếu 2D vừa có tính năng chiếu 3D (tái tạo hình ảnh lên đến 120 Hz). Không chỉ với gia đình, loại hình này còn phù hợp với phòng chiếu dành cho dạy học, hội thảo khoảng 50 người.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Theo vnexpress.net

Đem cả rạp chiếu phim 3D về nhà

Trước đây, xem phim 3 chiều có hai lựa chọn: ra rạp hoặc mua tivi 50-60 inch về nhà. Kết hợp hai điều này, các tay chơi tại Sài Gòn vừa tích hợp được hệ thống máy chiếu phát ra màn hình lớn 100-300 inch để xem tại gia.

Nếu từng một lần vào xem phim 3D trong rạp, hẳn mọi người đều nghĩ một ngày nào đó những thước phim với các cảnh tượng diễn ra như ngay trước mặt sẽ được thưởng thức tại nhà.

Nắm bắt được xu thế đó, hàng loạt hãng điện tử đã cho ra đời các loại tivi 3D để đáp ứng nhu cầu người dùng, thậm chí những loại tivi 3D không cần kính cũng đã có mặt.

"Kích cỡ tivi 3D tối đa hiện nay chỉ khoảng 63 inch, thường thì mọi người chọn loại 40-50 inch", anh Vũ Phạm Anh Tuấn, thành viên quản trị mạng thuộc một diễn đàn HD, 3D, chia sẻ.
Lần đầu tiên có thể xem 3D tại nhà với máy chiếu trên màn hình lớn.

maychieue.jpg

Mọi người đang thưởng thức phim 3D với máy chiếu Optoma HD 66, cũng có thể xem dạng này với các dòng khác như GT 7OO... Ảnh: Kiên Cường.

Vì vậy, với mong muốn đem cả rạp chiếu phim 3D về nhà, các tay chơi tại Sài Gòn vừa tích hợp được hệ thống 3D DLP cho phép một máy chiếu đưa các đoạn phim 3D lên một màn chiếu cỡ từ 100 đến 300 inch, tạo thành một màn ảnh rộng.

"Các máy chiếu phát được 3D cũng đã có mặt ở Việt Nam từ khoảng một năm nay nhưng hầu như rất ít người tận dụng mà chỉ dùng để xem 2D. Việc tích hợp được hệ thống để máy chiếu phát 3D tại gia với màn chiếu lớn là một thành công", anh Tuấn nói.

Cuối tuần qua, hội những người chơi HD, 3D, tại Sài Gòn đã tổ chức buổi offline trình chiếu công nghệ mới này và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. "Rạp" chiếu phim 3D tại gia bao gồm: một máy tính với card đồ họa mạnh cùng phần mềm để chiếu phim 3D, máy chiếu có công nghệ DLP Link, kính 3D, màn chiếu bạc chuyên dụng để chiếu 3D, dây HDMI 1.4 (hỗ trợ đến độ nét 1080 pixel).

"Nhìn đơn giản vậy chứ phức tạp lắm, để trình chiếu 3D bằng máy chiếu lên màn hình lớn là cả một vấn đề. Khoảng cách để trải nghiệm được các hiệu ứng một cách tốt nhất là 16m từ máy chiếu, rất thích hợp xem ở nhà", anh Phúc, người đã cài đặt và lắp ráp thành công hệ thống, trình chiếu ngay tại nhà mình, nói.

Anh Phúc đã phải mua phần mềm ở nước ngoài, hy sinh nhiều dây cáp HDMI để đồng bộ hóa được hệ thống. "Một dây HDMI 1.4 có giá khoảng 250 đến 300 USD, tôi đã thử khá nhiều loại vì thực tế dây mua về không đúng chuẩn của nhà sản xuất nên không thể kết nối để trình chiếu 3D", anh Phúc phân tích.

maychieud.jpg

Xem 3D tại gia với màn hình từ 100 đến 300 inch như tại các rạp chiếu phim. Ảnh: Kiên Cường.

Ngoài việc thưởng thức chất lượng phim 3D tương đương với rạp chiếu phim với màn ảnh rộng, hệ thống mới này còn giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí. Giá máy chiếu khoảng 1.000 USD, màn bạc tự làm chỉ khoảng bằng chi phí đó, một dàn âm thanh nữa là có thể xem 3D ngay tại nhà.

Chi phí cho máy chiếu chỉ bằng việc mua tivi 3D nhưng lại cho hình ảnh với màn hình lớn, coi đã mắt. Ngoài ra, không phải tốn chi phí cho đầu Bluray (khoảng hơn 10 triệu đồng), cộng thêm đĩa dạng này mất khoảng từ 30 đến 40 USD.

Thay vì phải ra rạp xem 3D hoặc dán mắt vào các màn hình tivi 3D khoảng 50-60 inch thì với khoảng trên dưới 20 phim 3D đã có mặt ở Việt Nam, việc xem ở nhà với màn hình 100-300 inch sẽ khiến mọi người thích thú hơn rất nhiều. Đem cả rạp chiếu phim 3D về nhà giờ đã là điều có thể thực hiện được.
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Cái món 3D, 4D này em ấn tượng từ khi đi Singapore, đợt đó họ chiếu phim cướp biển vùng Caribe. Em thấy mấy khúc gỗ như vã vào vặt......nhưng thực sự là đầu tư món này chẳng biết bắt đầu tư đâu. Hôm nay có topic này hy vọng hdquangninh nhà mình có bác nào chịu làm " chuột bạch" cho anh em làm chuôt nhắt chạy theo:D vu 3D.
Còn 1D nữa thì dễ thôi đặt cái bơm nước trong nhà hoắc nhờ thằng con đổ cho chậu nước vào người mỗi khí con thuyền bị sóng đánh.....
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Bài viết của poly trong poly's blog sau khi thăm quan rạp chiếu 3D tại gia của anh Phúc

Rạp chiếu phim 3D RealD phân cực tại gia đầu tiên ở Sài Gòn

Chiều 31/12/2010, một ngày cuối năm lại có dịp qua nhà bác Phúc thử hệ thống rạp 3D RealD tại gia
dscf1508c.jpg

với công nghệ RealD có thể dùng 2 loại kính để xem, loại kính chập động có gắn chíp ở giữa
giống với loại Lotte Cinema VN đang dùng, giá khoảng trên 100USD/1kính
ưu điểm của kính này là có thể dùng cho màn ảnh không tráng bạc như của Lotte
dscf1511j.jpg

kính RealD chính hiệu nhìn như kính mát, giá rẻ, các rạp RealD ở nước ngoài cho không khi khách mua vé xem phim
loại 2 có thể
dscf1517n.jpg

màn chiếu bạc của bác Phúc do bác tự chế bằng cách tự sơn nhũ bạc
nhưng tự sơn ko có nghĩa là cứ mau sơn bạc về sơn đại là xong
phải mua đúng loại sơn dùng cho màn chiếu phim 3D từ chính hãng, ko rẻ
và là laọi sơn chuyên dụng nên mặc định dành cho thợ đã học kỹ thuật chế tạo màn chiếu 3D RealD
ko hề có hướng dẫn cho dân ko chuyên
vì thế thất bại rất nhiều lần và tốn kém bác Phúc mới có kinh nghiệm sơn
phải đều tay và tuân theo quy luật thì sản phẩm mới đạt chất lượng
Màn chiếu tráng bạc cuối cùng mới đủ độ sáng đồng đều dứoi ánh sáng máy chiếu và qua kính cho độ nổi đúng kỹ thuật.
dscf1489t.jpg

Theo cảm nhận của poly thì chất lượng hơn cả Megastar Lotte hay Galaxy. Đã test Avatar 3D, Step Up 3D và xxx 3D.
dscf1504y.jpg

Sử dụng máy chiếu song song làm nguồn phát 3D
Để cân chỉnh đúng vị trí 2 máy chiếu để cho hình ảnh song song đúng chuẩn đồng bộ với màn chiếu cũng là một kỳ công
dscf1529a.jpg

Và khi xem 2D bằng một máy chiếu trên màn chiếu bạc vẫn bình thường
dscf1536e.jpg

Cuối cùng, nhập gia tùy tục uống bia bằng chén. =))
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Đâu đâu cũng thấy lão Chip, HDSaigon, General phưỡn cái bụng ra =))
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Vậy để xem phim 3D cần những gì?

Theo ý của em là:

1. Nguồn phim 3D.
2. Thiết bị phát.
3. Màn chiếu hoặc tivi.
4. Kính.
5. Phòng chiếu.
6. Dàn âm thanh (tất nhiên:D).

Theo thiển ý của em là như thế? Anh em có cao kiến gì và yêu cầu của từng mục không ạ?
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

- Về âm thanh thì tạm dùng bộ HD nhà các bác sẵn có.
- Nguồn thì copy anh em OK
- Kính thì đầu tư 1 cái xin một mình xem trước đã.
- Phòng thì quây lùm vải đen vào==OK
Còn 2 cái:
- Thiết bị phát.
- Màn chiếu hoặc tivi.
Bác nào cho phương án đi, em chịu:D
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

ủng hộ anh em chơi phim 3d - 4d nhưng ko hiểu sao mình chỉ xem được 1 lúc là chóng mặt :D
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Các bác nhà mình có biết cái dàn loa hôm nọ ở Côn Sơn ko? Dàn ấy hát kok hay phết nhỉ?:D
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

Sau thời gian ngồi đọc đã chọn em được em máy chiếu: Epson 8350
Sau đây là cảm nhận của một người dùng nó:
Thực sự choáng ngợp trước chất lượng hình ảnh do máy chiếu đem lại vì bản thân tôi cứ nghĩ rằng máy chiếu sẽ không bao giờ đem đến chất lượng được như LCD, tôi rất thích xem phim ở chế độ sáng và rực rỡ nhất thế nên luôn đặt ở chế độ Dynamic. Hình ảnh rất trong, màu sắc ấm áp và trong một số bộ phim có chất lượng cao thì hình ảnh không khác LCD là mấy, máy có độ ồn thấp, khởi động nhanh, điều chỉnh độ nét và cân màn hình bằng tay nên rất chính xác, menu thân thiện dễ cài đặt và hầu hết các chức năng điều khiển đều hiển thị trên các phím trên remote, về hình thức cả máy và remote đều được coi là đẹp. Tôi up lên mấy bức ảnh chụp các hình ảnh bao gồm cả chương chình VTV3, VTC-HD1, VTC-HD5 và phim từ nguồn bluray rip.
Dùng máy chiếu đúng là thấy cảm giác xem phim thực sự chứ không như xem trên màn hình nhỏ, trước đây tôi dùng SONY 55" mà xem thấy vẫn không đã.
Giá bán: 1.330$
epson8350logo.jpg
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Công nghệ phim 3D

Thấy bài hay lượm về nhà :D

PCP306.theory.3d_glasses-728-75.jpg

3D bắt đầu phổ biến từ những năm 20 của thế kỷ trước.​



Cơn sốt phim 3D đã có vào những năm thuộc thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Tuy công nghệ thời đó chưa được tốt (đặc biệt là thể loại viến tưởng và kinh dị) nhưng những gì con người làm lúc đó là cả một cuộc cách mạng.

Các nhà sản xuất phim đã cố gắng lôi kéo khán giả rời xa chiếc tivi để mua vé vào rạp và những bộ phim như "Creature From the Black Lagoon" hay "It Came From Outer Space" đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

Các phim 3D (đầu tiên là bộ phim "The Power Of Love" được làm năm 1922) đã sử dụng phương pháp phát song song hình ảnh nổi xanh-đỏ.Trước khi thảo luận về điều này hãy xem xét cách chúng ta nhìn thấy hình ảnh trong không gian ba chiều và cảm nhận được chiều sâu của nó.

Hình ảnh lập thể

Khoảng cách giữa hai mắt là 2.5 - 3 inch, điều này có nghĩa là hình ảnh bên ngoài nhận được ở mỗi mắt là khác nhau. Ánh sáng từ vật thể ở xa đến mỗi mắt gần như là chùm tia song song, trong khi đó, ánh sáng từ những vật thể ở gần thì có nhiều góc độ khác nhau (càng gần thì càng có nhiều góc độ. Điều này được gọi là sự hội tụ.

Một quá trình khác cũng xảy ra đó là sự tập trung. Khi nhìn những vật thể ở xa, các "thấu kính" trong mắt hoạt động một cách thoải mái (hay đúng hơn, cơ vành của "thấu kính" hoạt động thoải mái). Còn đối với các vật thể ở gần, công việc của thấu kính là phải giữ được sự tập trung. Não điều khiển tất cả những hoạt động đó, cộng với hình ảnh được chụp lại bởi các tế bào nhạy sáng trong mắt (những tế bào hình que và hình nón) từ đó tạo ra các nhận thức sâu.

800px-Eye_iris.jpg

Đôi mắt, cửa sổ của tâm hồn.

Khi đi dạo, chúng ta không cảm nhận được những hoạt động đó của đôi mắt nhưng nó lại khiến chúng ta không phải đụng vào một ai đó. Đôi mắt liên tục gửi thông tin đến não, và não sẽ giải thích cho chúng ta rằng "Ồ có một ổ voi trên đường!" hay "Ô kìa! Vòng 1 mới hấp dẫn làm sao!".

Về bản chất, sự hội tụ và tập trung đều bình đẳng trong việc tiếp nhận hình ảnh của thế giới vật chất (nghe đậm chất triết học quá nhỉ!). Khi chúng ta nhìn vào một màn hình TV thông thường hay màn chiếu trong rạp thì chúng ta không có nhận thức sâu - đôi mắt của chúng ta chỉ tập trung vào hình ảnh, và như vậy cái mà chúng ta nhìn vào chỉ là hình ảnh phẳng đơn thuần. Không có sự hội tụ cần thiết cho các hình ảnh 2D trên màn hình hoặc nói đơn giản hơn, nó chỉ là phẳng.

Làm thế nào để chúng ta giúp nó có độ sâu? Các phim 3D đầu tiên chỉ sử dụng yếu tố hội tụ (và bỏ qua sự tập trung). Nếu các máy quay ghi lại một hình ảnh thông qua hai ống kính cách nhau 3-inch hoặc ghép từ hai cuộn phim khác nhau, thì hai cuộn phim sẽ được phát lại đồng bộ - một cho mắt trái và một cho mắt phải của người xem.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể đảm bảo rằng mỗi mắt chỉ nhìn thấy những thứ cần nhìn?


Những kỹ thuật ban đầu

Quay về với những năm 50, câu trả lời là để phát lại các bộ phim đen trắng trong hai màu sắc khác nhau trên cùng một bàn hình, mắt trái là màu xanh (hoặc màu lục lam để chính xác hơn) và mắt phải là màu đỏ.

Nếu bạn nhìn vào màn hình, bạn sẽ thấy được những cảnh mờ giữa màu đỏ và màu lục lam, nhưng nếu bạn đeo kính với màu đỏ bên trái và màu lục lam bên phải, bạn sẽ thấy một điều hoàn toàn khác biệt. Mắt kính màu đỏ sẽ hấp thụ tất cả ánh sáng màu đỏ và chỉ cho màu lục lam xuyên qua. Mắt kính màu lục làm sẽ cho ánh sáng màu đỏ xuyên qua và hấp thụ màu xanh lá mạ.

Mỗi mắt sẽ chỉ thấy được những hình ảnh có màu riêng cho nó, do đó, mắt trái sẽ thấy hình ảnh bên trái và ngược lại, mắt phải sẽ nhìn thấy hình ảnh bên phải. Hệ thống này được gọi là kỹ thuật Anaglyph và là một hệ thống thụ động.

Nó hoạt động tốt cho những bộ phim đen trắng, vì không có màu sắc trong hình ảnh được hấp thụ. Bạn sẽ sớm quên đi màu sắc.

PCP306.theory.figure1-420-90.jpg


Để lấy ví dụ cho hình ảnh Anaglyph bạn hãy đeo kính red/cyan rồi nhìn vào hình trên. Bởi vì ánh sáng tới mắt tuân theo quy tắc "vật thể ở xa gửi ảnh sáng song song, vật thể ở gần gửi ánh ánh theo nhiều gốc độ", bộ não có thể nhận được ảo giác về chiều sâu mặc dù đó là sự hội tụ.

Tuy nhiên, mắt chỉ có thể tập trung vào màn hình - không có thứ gì khác ở đó để tập trung vào nữa. Một bộ phim 3D sẽ hiển thị những thứ "gần" và "xa", nhưng chúng ta không thể tập trung vào một điều gì chúng ta muốn - chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những thứ mà đạo diễn muốn chúng ta phải tập trung vào.

Ánh sáng phân cực

Quay về với phim 3D, những phát minh lớn tiếp theo là việc sử dụng ánh sáng phân cực.Ánh sáng phân cực giao động trong một mặt phẳng, trong khi các sóng ánh sáng (ví dụ như ánh sáng của Mặt trời) dao động như những chiêc máy bay - một số theo chiều ngang, một số theo chiều dọc, phần lớn là "ở giữa".

800px-CircularPolarizer.jpg

Hình bên trái là ảnh chụp thông thường, hình bên phải là ảnh chụp cùng một cảnh nhưng có sử dụng kính lọc phân cực.

Kính phân cực chỉ cho phép các ánh sáng giao động theo một chiều nhất định đi qua, đó là phương pháp phù hợp để giảm lượng ánh sáng từ "ông mặt trời thân yêu" đến mắt của bạn.

Thời điểm này, các máy chiếu hiển thị hình ảnh trái và phải sử dụng các luông sáng phân cực (thật ra người ta lắp một cái kính phân cực trước ống kính máy chiếu thông thường thôi), những hình ảnh bên trái sẽ hiển thị với ánh sáng phân cực theo chiều ngang và bên phải hiển thị với ánh sáng phân cực theo chiều dọc. Người xem mang kính phân cực với mỗi mắt kính chỉ cho phép ánh sáng phân cực chiều ngang hoặc chiều dọc đi qua.

Với điều kiện là người xem phải giữ được cái đầu thẳng đứng, họ sẽ thấy hiếu ứng 3D bởi mỗi mắt sẽ nhìn thấy một tập hợp khác nhau của hình ảnh. Một lần nữa, người ta chỉ sử dụng yếu tố hội tụ thay vì tập trung, do đó những hạn chế như căng thẳng hay đau đầu tiếp tục xuất hiện.

Hệ thống ánh sáng phân cực này xuất hiện lần đầu tiên giữa năm 1950 và nhanh chóng thay thế kỹ thuật Anaglyph lỗi thời chỉ đưa ra các hình ảnh tĩnh hơn là một bộ phim.

Mang 3D vào màn hình tivi

Mặc dù những hệ thống đó hứa hẹn rất nhiều nhưng rất khó để đưa nó ứng dụng vào những chiếc tivi thông dụng trong các gia đình. Vì không có máy chiếu (dễ dàng tạo ra ánh sáng phân cực) nên bạn sẽ phải lồng một số loại kính phân cực vào màn hình, điều này làm giảm bớt độ sáng.

Chúng ta sẽ phải làm gì để thay thế nó? Một vài năm trở lại đây, khi màn hình Plasma và LCD cuối cùng cũng phải thích ứng nhanh với phương pháp mới để tạo ra hiệu ứng 3D. Với phương pháp mới này, bạn vẫn phải đeo một chiếc kính 3D đặc biệt để xem một cái gì đó trên màn hình, nhưng lần này kính sẽ phải hoạt động chứ không phải bị động như trong các hệ thống Analyph hay hệ thống phân cực.

Điều này có nghĩa là kính sẽ làm việc đồng bộ với tivi để kiểm soát những hình ảnh mà mắt nhìn thấy. Kính đóng mở thường xuyên để ngăn chặn hoặc cho phép ánh sáng từ màn hình LCD đi vào mắt.

Các mắt kính giao tiếp với tivi bằng các sử dụng tia hồng ngoại, do đó, chu kỳ đóng mở của chúng được đồng bộ với hình ảnh trên tivi.

Sự đồng bộ giữa tivi và kính giúp mắt bên trái nhìn thấy khung hình bên trái và mắt bên phải nhìn thấy được khung hình bên phải. Nếu bạn không đeo kính, bạn sẽ thấy một hình hơi mờ.

Tivi và kính phải đồng bộ thật nhanh để bắt kịp tốc độ phát hình trên phim, giúp cho mắt nhìn thấy được những chuyển động rất nhanh của hình ảnh. (đặc biệt là trong các phim hành động)

Trong nhiều năm, màn hình Plasma và LCD không đủ nhanh để đáp ứng điều đó. Chỉ mới gần đây với sự ra đời của TV 3D với tần số quét cao đủ cho quá trính làm việc hiệu quả. Thực tế để đáp ứng đủ thì tần số quét tối thiểu của các màn hình phải là 120Hz - gấp đôi tốc độ quét của một hình LCD chuẩn.

Điều ngày có nghĩa là để xem tốt một bộ phim 3D trên TV, bạn phải có TV 3D đáp ửng đủ điều kiện, một cổng phát hồng ngoại (mặc dù một số hiện nay đang sử dụng sóng radio hoặc Bluetooth thay thế) và một kính chớp.

Mặc dùng đã có những chuẩn riêng, nhưng để có sự đồng bộ thì bạn nên mua các sản phẩm đó từ cùng một nhà sản xuất.

Glasses-free HD

Mặc dù đã có những tiến bộ tích cực trong việc ứng dụng kính thụ động và "năng động", nhưng dù sao đi nữa, để thưởng thức phim 3D thì bạn vẫn phải đeo chúng.
Giải pháp tốt nhất hiện nay là dùng màn hình thấu kính. Những màn hình này chứa vô số những thấu kính nhỏ xíu (gọi là lenticules) để hướng ánh sáng từ bộ phim theo những chiều khác nhau. Màn hình này sẽ hiển thị hai hình ảnh cùng lúc, sau đó lenticules sẽ hướng những hình ảnh phù hợp vào mắt trái và mắt phải của chúng ta.
Tuy nhiên giải pháp này gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện.

Trước hết, các khung hình bên trái và bên phải cần được đan xen vào cùng một hình ảnh và lenticules phải phân tích ánh sáng từ đó một cách hợp lý. Do đó, những lenticules trên màn hình phải có độ chính xác rất cao (nguyên nhân của sự đắt đỏ). Ngoài ra góc nhìn là hơi nhỏ nên bạn cần phải ngồi đúng chỗ và vuông góc với màn hình.

Màn hình thấu kính rất tiềm năng và khả thi, nhưng những nhà sản xuất vẫn còn cả một chặng đường dài để đi.

Một trong những hệ thống 3D phổ biến được gọi là công nghệ rào chắn thị sai (Parallax Barier). Đây là hệ thống sử dụng hai màn hình được ứng dụng trên các game console Nintendo 3DS mới.

PCP306.theory.figure3-420-90.jpg


Màn hình LCD phía trên chứa những khe hở rất nhỏ, ứng với mỗi pixel trên hình ảnh, nhờ đó ánh sáng từ màn hình dưới cùng chứa hình ảnh có thể lọt qua và tới được mắt bạn. Khi khoảng cách từ thiết bị đến mắt bạn đủ gần, bạn sẽ thấy được những hình ảnh khác nhau hiển thị trên màn hình phía trên. Đó là tất cả những gì cần thiết để bộ não của bạn có thể chuyển đổi hai hình ảnh khác nhau vào một hình ảnh 3D duy nhất.

Và để xem được hình ảnh 3D tốt, bạn cũng cần ngồi ở những vị trí hợp lý. Tất nhiên, cũng như công nghệ lenticular lenses việc chọn này không phải là quá khó.

Theo Techradar
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Công nghệ phim 3D

Xem phim 3D - Lợi hại khôn lường

Công nghệ tivi 3D hiện là xu thế mới trong nền công nghệ giải trí thế giới. Sức hấp dẫn của 3D là không thể cưỡng lại, tuy nhiên 3D cũng để lại những hệ quả không tốt cho nhãn thị người xem nếu nghiện quá hoặc coi không đúng cách...

Với một kính đeo đặc biệt, người xem tivi 3D sẽ có cảm giác bị “thổi bay” về tính chân thật của các sự kiện. Nếu xem đá bóng, đua xe, các cầu thủ, trái bóng và ô tô như đang phóng thẳng vào... người xem. Chẳng nói đâu xa, bộ phim Avatar dựng bằng công nghệ 3D đang khiến cả thế giới phải sửng sốt, hiếu kỳ. Sức hấp dẫn của 3D là không thể cưỡng lại, tuy nhiên, một số người mắc tật không xem được hình nổi, và 3D cũng để lại những hệ quả không tốt cho nhãn thị người xem nếu "nghiện 3D" hoặc coi không đúng cách...

Thích nổi, cứ chìm

Ở Mỹ, một trận đá bóng trong giải vô địch quốc gia đã được tường thuật trực tiếp tại một rạp chiếu phim. Một kênh truyền hình cáp của Nhật hiện cho chiếu những chương trình 3D nhiều lần trong ngày. Hãng sản xuất hoạt hình làm ra bộ phim Toy Story và The Incredibles cũng cho biết năm tới họ sẽ sản xuất những bộ phim dành cho tivi 3D. Các bộ phim dùng công nghệ 3D cũng đang góp phần nhồi khán giả chật cứng rạp trên khắp thế giới.

Để quay những hình ảnh 3D người ta dùng 2 máy quay riêng biệt đặt cạnh nhau, chúng căn hình giống như mắt người giúp có thể nhìn được bên trái và phải một hình ảnh. Những hình ảnh này sau đó sẽ được thu thập rồi chỉnh sửa và chuyển thành những hình ảnh 3D thông qua một bộ xử lý. Đối với người xem để thưởng thức những hình ảnh 3D, họ cần mua một tivi đặc biệt hỗ trợ hình ảnh 3 chiều có giá khá cao, ngoài ra còn phải đeo những chiếc kính chuyên dụng để xem 3D.

Nhưng ngoài vấn đề kinh tế, theo thống kê của một tạp chí điện tử, có khoảng từ 4 đến 10% người dân tỏ ra không hứng thú với công nghệ hình ảnh 3D. Ngoài một số người bảo thủ chỉ thích sự ổn định một cách cổ hủ, thì thật ra, nguyên nhân của những người không ưa 3D là những hình ảnh 3D khiến họ cảm thấy mệt và đau đầu khi xem. Có những trường hợp còn không thể theo dõi được bất cứ điều gì khi phải đeo kính 3D và ngồi xem phim 3D, một số ít thì mắc tật không thể nhìn ra hình nổi dù có phim, có kính.

Theo các bác sĩ về mắt, việc không thể thấy được hình ảnh nổi, với nhiều người, là một tật có thể sửa được. BS. Brad Habermehl cho biết, để giải quyết được vấn đề trên phải tuân theo chỉ dẫn khoa học và vật lý. Những người không xem được hình ảnh nổi sẽ cần luyện tập theo cách nhìn vào những chuyển động xoay tròn (phương pháp "Train Wheel") và cố gắng tập trung hai mắt vào cùng một điểm. Việc tập luyện này tuy đơn giản như đòi hỏi tập trung khi đi xe đạp, nhưng phải luyện tập nhiều lần, cho đến khi người mắc tật có thể “tưởng tượng” ra những hình ảnh ba chiều và sẽ không để mất chúng.

“Nổi nhiều” cũng đau đầu

Do công nghệ 3D vẫn còn khá mới mẻ nên chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác hại của chúng trên nhiều đối tượng. Tuy nhiên, có điều chắc chắn, xem phim 3D mắt sẽ mỏi hơn nhìn máy tính rất nhiều lần. Công nghệ 3D cho phép thể hiện cực kỳ nhiều hình ảnh trong 1 giây, do đó mắt sẽ phải làm việc liên tục để nhìn, cảnh này chưa hết cảnh kia đã ào đến, mà cảnh nào cũng vượt sức tưởng tượng. Vì thế, mắt sẽ bị mệt, nhẹ thì chảy nước mắt, mỏi mắt, nặng thì có thể gây ra các bệnh về mắt.

Các bác sĩ nhãn khoa tại Viện Vi phẫu mắt của Nga đã chú ý đến hiện tượng nhiều người sau khi xem phim 3D thường than thở vì cảm giác không thoải mái, nhức đầu và khó điều tiết mắt với môi trường sau khi dùng kính phân cực xem phim 3D (kính phân cực 3D đã tạo nên hình ảnh 3 chiều bằng cách hạn chế ánh sáng tới mỗi con mắt). Đó là những cặp kính chất lượng hẳn hoi, chứ chưa kể tới những người sử dụng kính rẻ tiền.

Theo phân tích, một người xem phim 3D có thể thấy khó chịu và chóng mặt trong 30 phút sau khi xem xong phim: các cơ ở phần thủy tinh thể của mắt yếu đi và phản ứng với màu sắc bị giảm sút. Những triệu chứng trên còn có liên quan đến phản ứng của não đối với những hình ảnh 3 chiều.

Không chỉ ảnh hưởng tới mắt, loại phim công nghệ cao này có thể gây hại tới hệ thần kinh. Theo các chuyên gia phân tích thì việc được... cả một đoàn tàu lao vào người, hoặc cảm giác mình bị rơi xuống từ đỉnh núi, hay đang lao đầu vào một vách đá... dễ khiến nhiều người quá sức chịu đựng. Hình ảnh thay đổi liên tục, các cảm giác cũng thay đổi liên tục (sung sướng, sợ hãi...) sẽ gây rối loạn thần kinh tức thời. Điều này lý giải vì sao nhiều người xem xong cảm thấy mỏi mắt, đau đầu, vã mồ hôi.

Các chuyên gia khuyến cáo, có đến 10% người xem phim 3D cho biết có các triệu chứng khó chịu. Những người bị chứng bệnh do chuyển động gây ra không nên xem phim 3D. Những người không muốn đeo kính cũng nên tránh loại phim này, và mỗi người chỉ nên coi 2 đến 3 bộ phim loại này một tuần là tốt nhất.

Nguồn: Xem phim 3D - Lợi hại khôn lường | Quản Trị Mạng - QuanTriMang.com
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Công nghệ phim 3D

Tìm hiểu về Phim 3D

Thuật ngữ 3D (hay 3 Dimensions - 3 chiều) trong trường hợp này để chỉ những hình ảnh trong phim/ảnh/game được hiển thị sao cho nó tạo cảm giác nổi và chiều sâu lên não bộ của người xem. Như vậy việc xem phim sẽ thú vị và có cảm giác gần gũi hơn so với phim 2D truyền thống.

Hai chiều: Một đối tượng 2 chiều chứa bất kỳ hai trong số ba chiều sau: Chiều rộng, chiều cao, độ sâu.

Ba chiều: Đối tượng 3 chiều (three-dimension hay 3-Dimentions hoặc 3D) sử dụng tất cả 3 chiều (dài, cao và sâu) hoặc các trục tương ứng trong không gian X, Y và Z. Các ứng dụng 3D thực thi theo một chuẩn dựa trên các trục gọi là hệ tọa độ Đề-Các trong không gian, khái niệm được đề cập tới đầu tiên vào những năm giữa thế kỷ 17.

3-d-glasses-traditional.gif

Về nguyên lý: Phim nổi 3D được tạo ra dựa trên nguyên lý chiếu đồng thời 2 hình ảnh có góc quay chênh lệch không đáng kể lên từng nhãn cầu. Với hình ảnh nhận được, cơ quan não bộ người xem tái tạo lại các đường nét mang chiều sâu và bề rộng tựa như cảnh quan trong thế giới thực.

Trong công nghệ Anaglyph, để xem được phim 3D khán giả phải mang kính 2 màu (đỏ - xanh dương hoặc hồng - xanh lá). Nhờ những mắt kính màu đóng vai trò bộ lọc này, mỗi mắt chỉ nhìn thấy ảnh riêng cho mình. Bộ não sẽ tổng hợp hai ảnh này để có ảnh không gian ba chiều.

3d2_wideweb__470x3790.jpg

Để xem phim 3D tại gia bằng kính 2 màu, cần có 3 điều kiện sau:

- Thiết bị chiếu: Gồm tất cả các thiết bị chiếu hiện nay: TV, màn hình máy tính để bàn, Laptop (màn hình CRT, LCD, Plasma mọi kích cỡ đều được), máy chiếu... Nói chung xem phim truyền thống ở đâu thì xem phim 3D ngay tại đó.

- Phim 3D: Là những phim được xử lý theo công nghệ đặc biệt để hiển thị hình ảnh 3D. Đối với phim dùng công nghệ Anaglyph, nếu không đeo kính, các bác sẽ thấy hình ảnh bị nhòe, có viền xung quanh.

- Kính 3D: Là những kính có 2 màu mắt, có tác dụng như đã nói ở phần nguyên lý hoạt động. Gọng kính được cấu tạo từ loại nhựa dẻo đục, tốt, có lớp đệm ở 2 sóng mũi và lỗ tai tránh làm đau tai và mắt, khả năng đàn hồi cao. Giá tương đối khoảng 200-300 nghìn 1 cái loại thường và những loại xịn thì đắt hơn khoảng tầm 1 triệu.

41121268618029.jpg

Ngoài xem phim, kính 3D còn có thể dùng để xem ảnh, xem video trên YouTube (yeah, YouTube đã hỗ trợ xem video clip 3D), và đặc biệt là chơi 1 số game có chỗ trợ 3D: Call of Duty, Left 4 Dead, GTA San Adreas, CS: Source...

- Đĩa DVD phim 3D xem được trên đầu DVD bình thường nhưng hiệu ứng không tốt bằng xem phim file HD.

Nguồn: Tìm hiểu về Phim 3D
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Công nghệ phim 3D

3D in 3 minutes

[video=youtube;4P0Rbe1ASuQ]http://www.youtube.com/watch?v=4P0Rbe1ASuQ&feature=player_detailpage#t=115s[/video]
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Công nghệ phim 3D

Kiến thức cơ bản về TV 3D

Bắt đầu từ hè 2010, nhiều mẫu TV 3D đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam, điển hình trong đó có Samsung, LG và Sony. Do mới xuất hiện và chưa có nhiều người dùng vì giá thành quá cao mà nội dung phát lại hạn chế nên rất ít người dùng hiểu rõ ngọn ngành về chủng loại TV thế hệ mới này.

Kể từ khi bộ phim Avatar được chiếu tại rạp Vincom Hà Nội, người xem trong nước mới bắt đầu biết thế nào là phim 3D thực thụ. Nhưng đó là chiếu ở rạp, còn nếu muốn xem tại nhà thì sao? Chỉ có cách là tậu TV 3D về, nhưng không phải ai cũng biết về loại TV này.

Dựa trên cơ chế hoạt động của mắt

TV 3D thực ra là một khái niệm chỉ công nghệ cho phép người xem có thể thưởng thức tại nhà các chương trình truyền hình, phim truyện, game và các nội dung khác bằng 3D. Hình ảnh trên TV thông thường chỉ có 2 chiều (2D), còn trên TV 3D nó sẽ được bổ sung thêm một chiều nữa, đó là chiều sâu hình ảnh.

Cùng một hình ảnh nhưng TV 3D sẽ phát làm 2 và phát một cách đồng thời, một dành cho mắt phải và một dành cho mắt trái. Hai hình ảnh này sẽ lồng vào nhau. Khi xem không có kính đặc dụng (kính 3D), bạn sẽ dễ dàng nhận ra hình ảnh bị trùng lặp. Còn khi xem có kính, hai ảnh này sẽ lồng khít vào nhau tạo thành một ảnh 3 chiều thống nhất.

Những hệ thống 3D đều dựa trên quy trình xử lí ảo có tên “thị giác lập phương”. Hai con mắt của người trưởng thành nằm cách nhau khoảng 7 cm tạo nên góc nhìn hơn khác biệt đối với mỗi vật thể. Tương tự như thế, 2 hình ảnh rời trên màn hình TV 3D đại diện cho 2 vật thể được nhìn từ góc khác nhau của mắt trái và phải. Khi 2 ảnh này được kết hợp lại làm một (nhờ sự trợ giúp của kính đặc dụng), chiều sâu của vật thể sẽ được tạo ra.

Những nhầm tưởng về TV 3D

Có sự liên tưởng khá nhầm lẫn đó là TV 3D chỉ phát được nội dung 3D. Thực tế không phải vậy. TV 3D vẫn phát được nội dung thường, nó thậm chí còn phát được DVD, truyền hình, và chơi game. Về mặt này, có thể coi TV 3D như một chiếc TV thông thường, chỉ vì phát được nội dung 3 chiều nên nó mới được gán cái tên TV 3D mà thôi.

Cũng liên quan tới trình chiếu nội dung, những chiếc TV 3D loại mới thường có khả năng chuyển đổi hình ảnh từ 2D lên 3D. Chính vì vậy, bạn vẫn có thể thưởng thức được hình ảnh 3D cho dù nội dung đó là 2D thông thường. Tuy nhiên, thời gian đầu khả năng chuyển đổi này vẫn còn nhiều yếu điểm, và bạn không thể mong chờ chất lượng sẽ tốt như xem 3D thực thụ.

Khi nói tới TV 3D, người ta thường đề cập tới kính 3D và xem đó như một phần tất yếu. Quả thực, hầu hết các mẫu TV 3D hiện nay đều phải có kính đi kèm mới xem được 3D. Chẳng hạn như hồi tháng 4 vừa rồi, Samsung bán ra thị trường Việt Nam một số mẫu TV 3D và đi kèm với đó là kính đặc dụng. Chỉ riêng cặp kính này nếu mua lẻ cũng có giá 3 triệu đồng.

Còn loại TV 3D không cần kính hiện tại chưa được bán trên thị trường. Hồi đầu năm vừa rồi, hãng TCL cũng giới thiệu tại Việt Nam chủng loại TV này nhưng không công bố khi nào sẽ xuất xưởng. Theo dự đoán của các nhà sản xuất, phải đến năm 2015 thì người dùng mới được sở hữu loại TV này.

Hồi đầu tháng 5/2010, Viện nghiên cứu công nghệ ITRI (Đài Loan) đã cho ra mắt phiên bản TV 3D 42 inch mẫu không cần kính, và hiện đang trong quá trình sản xuất loại TV màn hình lớn hơn (65 inch). Tuy nhiên, ITRI cũng khẳng định phải mất 5 năm nữa thì các mẫu này mới thành thành phẩm.

Trong khi đó, Microsoft đang nghiên cứu một công nghệ theo dõi khuôn mặt có thể triển khai cho loại màn hình LCD đặc biệt. Công nghệ này sẽ giúp tạo ra hình ảnh 3D cho 2 người xem trong một căn phòng. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như nó chỉ có góc xem khoảng 40 độ (TV thường có góc xem 178 độ), và về bản chất nó giống hệ thống máy chiếu hơn là TV.

Có một điểm mà người dùng có thể chưa biết đó là họ không sử dụng được kính 3D tại rạp chiếu phim cho TV 3D ở nhà. Đơn giản là bởi chúng không tương thích với nhau. Phần lớn các rạp chiếu phim hiện nay đều sử dụng kính phân cực thụ động – nghĩa là hầu hết công việc chuyển đổi hình ảnh 3D tới mắt người là do máy chiếu đảm nhận chứ không phải do kính. Đó là lí do tại sao giá của loại kính này có thể chỉ ở mức 1 USD, trong khi giá của kính phân cực chủ động gấp khoảng 200 lần.

Vậy tại sao các nhà sản xuất lại không tối ưu TV 3D cho kính phân cực bị động để giảm thiểu chi phí cho người dùng? Thứ nhất, nếu làm như vậy thì giá thành TV 3D sẽ bị đẩy lên rất cao. Thứ hai là nó sẽ làm cho độ phân giải của TV giảm xuống rõ rệt. Hầu hết các loại TV 3D hiện nay đều có độ phân giải Full HD (1080p).

Nguồn: http://www.freeshopvn.com/Thiet-bi-so/Kien-thuc-co-ban-ve-TV-3D.html
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên