“Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

hoavala

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Toàn là hư chiêu thôi, ví dụ bản hợp đồng 20 năm của VFF&AVG, VPF biết tỏng tòng tong là đúng luật rồi, nhưng cố tình làm căng thế để dư luận lên tiếng, thanh tra vào cuộc để đưa bản hợp đồng ra cho mọi người cùng biết (chứ VPF mà đưa HĐ người ta ra là phạm luật rồi), sau đó mới đi các bước tiếp theo :D.

Cũng chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu, tuy nhiên nếu VPF không làm cái vụ thương quyền, bản quyền TH này tới nơi tới chốn thì chắc giải tán luôn công ty VPF này luôn chứ thành lập, đầu tư, quản lý làm gì để mấy chú AVG hưởng hết (mà tận 20 năm cơ).

Theo mình, nói túm lại là có bản quyền, thương quyền TH thì có VPF; không có bản quyền, thương quyền TH thì VPF cũng tự động giải tán. :D
 

khuatquangthin

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Thất vọng với AVG, VPF tiếp tục cuộc chiến

VPF thất vọng với công văn trả lời của AVG, và cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại để tránh cho bóng đá Việt Nam “một bản hợp đồng gây tổn hại”. Một số ông bầu tính chuyện bỏ bóng đá.

Phản ứng về công văn trả lời của AVG, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Võ Quốc Thắng dùng hai từ “thất vọng”. Theo ông Thắng, công văn này cho thấy, AVG không thay đổi quan điểm và buổi làm việc kéo dài ba giờ đồng hồ hôm 21/2 gần như không có tác dụng.

“Nếu hợp đồng giữa VFF và AVG được bảo lưu, các CLB gần như không có tiền thương quyền bởi số tiền thực nhận là không đáng kể. Cứ theo tinh thần của bản hợp đồng 20 năm thì các CLB chỉ nhận được từ vài chục đến hơn một trăm triệu đồng mỗi năm. Đem so với vài chục tỷ đầu tư trong một năm, các ông chủ có thể thu lại gì ? Tiền thương quyền là nguồn thu chủ yếu của bóng đá chuyên nghiệp. Cứ như thế, liệu còn ai dám đầu tư vào bóng đá nữa không ?" - ông Thắng nói.


VPF sẽ tiếp tục "chiến đấu" để có bản hợp đồng tốt hơn. Ảnh: Q.T.
Theo nội dung công văn chiều 28/2 của AVG trả lời VPF, AVG sẽ không bàn giao thương quyền, không trả tiền thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam cho VPF, và chỉ đàm phán về thương quyền nếu VPF đáp ứng các yêu cầu: Được VFF ủy quyền khai thác thương quyền các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam; Bộ Văn hóa Thể thao phê duyệt Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung. VFF và VPF phải tôn trọng hợp đồng mà VFF đã ký với AVG.

Sau khi xem nội dung công văn này, ông Võ Quốc Thắng nói với báo chí: "Chúng tôi rất thất vọng với câu trả lời của AVG. Buổi làm việc hôm 21/2 được họ ghi hình toàn bộ. Nếu băng hình ấy được phát đến đông đảo công chúng, mọi người chắc sẽ hiểu thêm về việc mà chúng tôi đang làm”.

Sự xa cách giữa hai bên thể hiện trong những diễn biến hai ngày qua khá khác biệt so với tinh thần buổi làm việc cách đây hơn một tuần. Ngày 21/2, đại diện VPF là các ông Võ Quốc Thắng, Nguyễn Đức Kiên và Phạm Ngọc Viễn đến trụ sở AVG để làm việc về bản quyền các giải đấu. Sau ba giờ làm việc, theo đánh giá của VPF, AVG tỏ ra thiện chí, sẵn sàng hợp tác. Đó là thời điểm đôi bên có vẻ tiến gần tới nhau nhất, thậm chí sắp tìm được tiếng nói chung. AVG đồng ý hai nguyên tắc mà VPF đưa ra: Để VTV được truyền hình trực tiếp V-League nhiều nhất. Số tiền mà bóng đá Việt Nam nhận được cao hơn con số 6 tỷ đồng (lũy tiến 10% theo năm).

Chủ tịch HĐQT VPF cho biết, công ty này sẽ tiếp tục khiếu nại để tránh cho bóng đá Việt Nam “một bản hợp đồng tổn hại”. “Chúng tôi sẽ khiếu nại đến cùng theo những nguyên tắc đã định. Năm mười năm nữa, thế hệ con cháu chúng ta nếu thấy bản hợp đồng khủng khiếp này, chắc chắn chúng sẽ phản ứng dữ dội và trách cứ cha anh: Biết mà không phản ứng để thay đổi. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình và dù kết quả có thế nào, nỗ lực của chúng tôi vẫn sẽ được ghi nhận”. Ông Thắng chia sẻ.

Theo tiết lộ của một ông bầu nổi tiếng, nhiều ông chủ sẵn sàng bỏ bóng đá ngay từ thời điểm này vì bản hợp đồng 20 năm mà VFF đã ký với AVG. “Các CLB có thể đầu tư thêm đôi ba năm nữa. Nhưng về lâu dài, nếu không thu lợi được, chắc chắn họ sẽ bỏ. Trong quá khứ, đã có nhiều ông chủ tháo chạy khỏi địa hạt bóng đá. Ngân hàng Đông Á, Tôn Hoa Sen, Hàng không Việt Nam và mới đây nhất là Hòa Phát Hà Nội đều bỏ làm bóng đá. Có những ông chủ khi tâm sự đã chia sẻ sẵn sàng bỏ ngay bóng đá nếu bản hợp đồng giữa VFF và AVG là không thể thay đổi”. Ông bầu đề nghị giấu tên tiết lộ.

Khoa Nguyễn

Thất vọng với AVG, VPF tiếp tục cuộc chiến - VnExpress

Phải thế chứ tiếp tục cuộc chiến chống lại bọn VFF ngu si đần độn dốt nát phá hoại bóng đá Việt Nam.
Đả đảo VFF.
Có bác nào ở gần trụ sở VFF đém cho em cục đá.
 

tycom

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Chời ui là chời! Tui làm nông dân đây mà cho người ta thuê ruộng tui cũng chỉ dám cho người ta thuê ba năm thôi, còn tiền vay thì cứ 6 tháng đáo hạn sau đó cho vay tiếp đây. Sao mấy ông VFF toàn người có học, lại khoe mình có bản lĩnh lãnh đạo mà đi ký 1 cái hợp đồng 20 năm vậy ta. Tui nghi mấy cha VFF-AVG-Bộ TTTT có gì đó với nhau rồi, chứ tui à?Giao cho tui nguyên vái giải Vịt-Lít đó đi, tui chắc chắn kiếm hơn 6 tỷ đồng 1 năm cho coi.
Nói thiệt đó, tui tính cái này còn dễ hơn tính hột lúa và con cá ở đồng nhà tui nữa. Cam kết: không kiếm hơn 6 tỉ đồng 1 năm em chịu giao hết tài sản nhà em, còn em kiếm hơn 6 tỉ thì 6 tỉ em gởi về cho VFF còn nhiêu em bỏ túi em nhe!
 

catha

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Thấy các bác tranh luận mà tôi buồn, tất cả các lời biện minh đều “vì nền bóng đá Việt Nam", nhưng thực tế nó chẳng liên quan gì tới bóng đá cả. Tóm gọn trong hai từ “Lủng Đoạn!!!” chính vì vậy cái mà các bác cần tìm hiểu mổ xẻ là "tà đạo" đang nằm ở đâu? Những ai là thương nhân chân chính? Họ giàu lên từ đâu? Tôi tin chắc là các ông bầu bên VPF thì chúng ta đã và đang biết từ lâu, biết họ là những doanh nhân nổi tiếng trên thương trường Việt Nam....nhưng AVG từ đâu sinh ra có lẽ ít ai biết đến, một doanh nghiệp từ trên trời rơi xuống và làm khuấy động trên thương trường Việt Nam, họ mạnh và làm những việc mà chúng ta phải khâm phục, toàn những công trình đứng nhất Việt Nam và nổi tiếng thế giới, tất nhiên hợp đồng 20 năm cũng nằm trong danh sách kỉ lục này. AVG, Vingruop, Sungruop … đều xuất thân từ Ukraina có lẽ ít ai biết đến, hãy check trên google với cụm từ “chợ Barabaxova ở Kharkov” kết quả tìm được sẽ cho các bác câu trả lời đúng nhất. Họ là ai!? Họ có liên quan đến bóng đá hay không!? Họ sẽ thắng hay thua!? họ vì nền bóng đá nước nhà hay không???
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Mafia quốc tế đen tiền về VN đầu tư là OK. Sợ nhất là mafia sinh ra ở Việt Nam và "cướp bóc" tiền của của người Việt rồi chạy ra nước ngoài.
 

thugian111

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Mỗi đội bóng được trả tiền bản quyền truyền hình ngót nghét 100 triệu/năm. Trong khi đó riêng tiền thuê HLV trưởng NỘI cho tuyển quốc gia mỗi năm VFF chi đến 2,4 tỷ. Quả tình là mình chả hiểu thế nào, các vị lấy đâu ra nhiều tiền vậy để trả nhỉ? Còn vụ bồi thường tốn bao nhiêu tiền cho việc sa thải bác HLV người Đức nữa, sao không thấy bác nào chịu trách nhiệm trước những lãng phí này nhỉ?
Việc nuôi các đội bóng thì VFF mặc xác, còn các vị chỉ lo kiếm bộn tiền nhờ vị thế ăn trên ngồi chốc.
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Theo mục tiêu của UBND Hà Nội thì đến năm 2030,thu nhập bình quân sẽ là 17000 USD tức khoảng 350 triệu/năm, và VFF cũng đề ra mục tiêu vào World Cup 2030.
Hiện tại thì mỗi năm đá ngoại hạng thì mỗi CLB nhận được 90 triệu đồng (hạng nhất thì thấp hơn nhé),giá này = 3/4 chiếc SH,đến năm 2030 có tăng 10% mỗi mùa thì cũng chỉ mua được cái bánh xe SH.Thu nhập cả CLB không bằng 1/2 thu nhập 1 năm của 1 người lao động bình thướng.keke....
 

tuank+

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Theo mục tiêu của UBND Hà Nội thì đến năm 2030,thu nhập bình quân sẽ là 17000 USD tức khoảng 350 triệu/năm, và VFF cũng đề ra mục tiêu vào World Cup 2030.
Hiện tại thì mỗi năm đá ngoại hạng thì mỗi CLB nhận được 90 triệu đồng (hạng nhất thì thấp hơn nhé),giá này = 3/4 chiếc SH,đến năm 2030 có tăng 10% mỗi mùa thì cũng chỉ mua được cái bánh xe SH.Thu nhập cả CLB không bằng 1/2 thu nhập 1 năm của 1 người lao động bình thướng.keke....[/QUOTE

bạn này nói nghe buồn cười quá , nói thật nhé là các ông bầu ở việt nam đầu tư vào bóng đá ko phải vì số tiền cỏn con đó đâu , mà cái họ cần là hình ảnh của công ti họ mỗi tuần vào thứ 7 và chủ nhật sẽ tràn ngập trên ti vi và các mặt báo , nói đúng hơn là họ đang đàu tư vào 1 kênh quảng bá và bóng đá là 1 sự lựa chon hoàn hảo . còn vấn đề thua đc lợi nhuận từ bóng đá thì nó quá xa vời .
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Theo mục tiêu của UBND Hà Nội thì đến năm 2030,thu nhập bình quân sẽ là 17000 USD tức khoảng 350 triệu/năm, và VFF cũng đề ra mục tiêu vào World Cup 2030.
Hiện tại thì mỗi năm đá ngoại hạng thì mỗi CLB nhận được 90 triệu đồng (hạng nhất thì thấp hơn nhé),giá này = 3/4 chiếc SH,đến năm 2030 có tăng 10% mỗi mùa thì cũng chỉ mua được cái bánh xe SH.Thu nhập cả CLB không bằng 1/2 thu nhập 1 năm của 1 người lao động bình thướng.keke....[/QUOTE

bạn này nói nghe buồn cười quá , nói thật nhé là các ông bầu ở việt nam đầu tư vào bóng đá ko phải vì số tiền cỏn con đó đâu , mà cái họ cần là hình ảnh của công ti họ mỗi tuần vào thứ 7 và chủ nhật sẽ tràn ngập trên ti vi và các mặt báo , nói đúng hơn là họ đang đàu tư vào 1 kênh quảng bá và bóng đá là 1 sự lựa chon hoàn hảo . còn vấn đề thua đc lợi nhuận từ bóng đá thì nó quá xa vời .

bạn này nói nghe buồn cười quá, nói thật nhé, dù có quảng cáo gì chăng nữa thì cũng phải theo tinh thần kinh tế nhất,bỏ ra thì phải cho nó chạy về,chứ ai ở đời làm kinh tế bỏ tiền ra rồi cho nó chạy mất luôn???
Hiện giờ thì các ông chủ bỏ tiền ra quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp là chính, mà 20 năm nữa ai lại làm bóng đá như thế???
như hiện tại các CLB chuyên nghiệp thế giới có ai chỉ vung tiền để quảng cáo doanh nghiệp đâu??? phải thu lời về chứ.
tuank+ nên đi học một khóa về kinh tế nhé.
 

shuuichiakai

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

bạn này nói nghe buồn cười quá, nói thật nhé, dù có quảng cáo gì chăng nữa thì cũng phải theo tinh thần kinh tế nhất,bỏ ra thì phải cho nó chạy về,chứ ai ở đời làm kinh tế bỏ tiền ra rồi cho nó chạy mất luôn???
Hiện giờ thì các ông chủ bỏ tiền ra quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp là chính, mà 20 năm nữa ai lại làm bóng đá như thế???
như hiện tại các CLB chuyên nghiệp thế giới có ai chỉ vung tiền để quảng cáo doanh nghiệp đâu??? phải thu lời về chứ.
tuank+ nên đi học một khóa về kinh tế nhé.

Trước khi AVG mua bản quyền thì ai trả tiền cho CLB??????
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

20 năm nữa chắc giải bóng đá VN sẽ ngang hàng với giải Ngoại hạnh Anh hoặc cúp C1?? Nếu dược vậy thì hãy nghĩ đến truyện "chia chác". Hãy cứ mơ mộng đi.
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Trước khi AVG mua bản quyền thì ai trả tiền cho CLB??????
hỏi câu này thì trước tiên phải hiểu cho rõ bóng đá VN nó như thế nào rồi hãy hỏi,bóng đá VN thật sự chuyển đổi sang chuyên nghiệp là năm 2010,tức là sau 10 năm từ năm 2000 bắt đầu thử nghiệm bóng đá chuyên nghiệp,trước kia thì bóng đá VN sống bằng ngân sách nhà nước,tức là UBND các tỉnh rót kinh phí nuôi CLB,sau này thì có thêm hổ trợ từ các doanh nghiệp.
Nhưng bắt đầu từ 2010 thì VFF bắt buột các CLB nếu muốn chơi V-League thì phải chuyển sang thành lập doanh nghiệp với con dấu và mã số thuế riêng,nên mới có chuyện lên hạng ít và rớt hạng cũng ít trong 2 năm gần đây.
giờ thì kinh phí nuôi bóng đá là đều do các doanh nghiệp tài trợ,nên các doanh nghiệp phải tính toán sao cho thu bù chi.

20 năm nữa chắc giải bóng đá VN sẽ ngang hàng với giải Ngoại hạnh Anh hoặc cúp C1?? Nếu dược vậy thì hãy nghĩ đến truyện "chia chác". Hãy cứ mơ mộng đi.
chú này bảo đảm là đầu đất và còn non về tuổi lắm.
cách đây 20 năm,tức năm 1992 thì bóng đá VN nằm ở đâu? đi seagame chỉ hòa được Philippin,lúc đó có ai dám mơ là VN vô địch Đông Nam Á không? có dám mơ VN thắng Hàn Quốc, Ảrập xeut... không?có dám mơ chúng ta có SVĐ Mỹ Đình không,có dám mơ giải "các đội mạnh toàn quốc" có cầu thủ ngoại không?...mơ.... Vậy mà tất cả thành sự thật và hơn thế nữa.
20 năm sau thì lúc đó nhà nhà có TV HD, xem toàn sóng HD...vậy không có lý gì mà không dám mơ.
20 năm nữa mình không bằng ngoại hạng Anh bây giờ thì chỉ cần bằng 50% của nó cũng xứng đáng mơ rồi,mà 20 năm nữa ngoại hạng Anh phải phát triển hơn hiện nay là cái chắc,vậy không có lý gì mình không phát triển được.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Từ xưa tới nay chẳng nói thì ai cũng biết, các ông bầu đầu từ vào bóng đá chỉ được duy nhất hai thứ là quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của chính họ, phần nào "đánh bóng" tên tuổi cho chính ông bầu, mặt khác là để thỏa niềm đam mê với trái bóng của họ. Bên cạnh đó, có thể nói hầu hết số tiền chi cho các đội bóng đều là tiền trích từ kinh phí quảng cáo của các doanh nghiệp.

Nếu như cách đây hơn mười năm không ai biết HAGL là gì thì chỉ sau khi bầu Đức mang Kiatisuk về Pleiku, đội bóng của ông thăng hạng rồi làm mưa làm gió ở V-League giai đoạn 2003-2004, lúc đó chẳng người yêu bóng đá Việt nào là không biết tới cái biệt danh Ba Đức và HAGL của ông cả.

Thậm chí với việc tham gia Cup C1 Đông Nam Á rồi thời gian sau hợp tác mở lò đào tạo HAGL Arsenal JMG thì tiếng tăm của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã vươn ra khỏi biên giới đất nước hình chữ S rất xa...

Đấy là chuyện ở HAGL, còn các CLB khác ở Việt Nam cũng tương tự. Các ông bầu chủ yếu lấy tiền từ kinh phí quảng cáo của doanh nghiệp để nuôi đội bóng, với số tiền vài chục tỷ một năm nghe chừng là lớn nhưng với hiệu quả PR tên tuổi cho doanh nghiệp thì lợi ích từ việc đầu tư vào bóng đá là không thể đong đếm được. Và có thể khẳng định đây là phương thức nhanh nhất để đưa tên tuổi của các doanh nghiệp tới khách hàng. Và phần nào “bớt” được tiền thuế mà các doanh nghiệp nuôi các đội bóng phải đóng.

Bước tiếp theo, VPF sẽ làm gì?

Thậm chí, không ít ông bầu nuôi đội bóng với ý những mục đích khác, ngoài việc đánh bóng tên tuổi cho chính bản thân và doanh nghiệp, đấy là tạo mối quan hệ với các quan chức lãnh đạo địa phương. Không cần nói quá nhiều, đây là phương thức đã mang lại cho một số ông bầu một kết quả tương đối mỹ mãn.

Nhìn ra bóng đá thế giới chúng ta sẽ thấy tiền thu từ bản quyền truyền hình chỉ thực sự đáng kể với các đội bóng rất mạnh ở những giải đấu hàng đầu thế giới. Còn đối với cả châu Á, số tiền từ bản quyền truyền hình thu được chắc chưa phải là nguồn thu chủ yếu của bất kỳ câu lạc bộ nào.

Thêm nữa, các giải đấu hàng đầu như Anh, Ý, Tây Ban Nha còn thu được tiền bản quyền truyền hình từ việc "xuất khẩu" bản quyền truyền hình đi toàn thế giới. Nhưng cũng cần phải nhớ thêm rằng trên thế giới có rất ít CLB làm ăn có lãi còn đại đa số là bị thua lỗ.

Không những thế, tiền bản quyền truyền hình chỉ là một phần trong số các nguồn của CLB. Ngoài ra họ còn thu được tiền từ bán áo đấu,chuyển nhượng cầu thủ, bán vé, đặt biển quảng cáo trên sân, logo quảng cáo trên áo thi đấu... Nhưng nhìn tại Việt Nam thì sao? Chẳng nói ra hẳn ai cũng biết, nhắc tới những việc đó ở Việt Nam được coi là một điều gần như là "xa xỉ phẩm"...

Nguồn thu từ việc bán vé, đặt biển quảng cáo trên sân ở V-League là vẫn có nhưng chẳng đáng là bao. Còn nói đến chuyện bán áo đấu hay tiền thu được từ chuyển nhượng cầu thủ thì nguồn thu này tại Việt Nam chắc cũng chưa đội bóng nào có lãi nếu như không muốn nói các CLB đều thua lỗ nặng nề từ việc chuyển nhượng cầu thủ.

Nói vậy để thấy muốn nâng cao giá trị của bản quyền truyền hình và các nguồn thu khác thì việc đầu tiên cần phải làm là nâng cao chất lượng giải đấu. Nhưng chúng ta cũng không nên quá ảo tưởng về chuyện "lấy bóng đá để nuôi bóng đá" bởi đó là cái đích mà chẳng mấy đội bóng đạt được ở thời điểm hiện tại, đại đa số các CLB trên thế giới vẫn sống nhờ vào nguồn tiền của các ông chủ là chính.

Nếu như trước đây chúng ta thấy các ông bầu "rao giảng" về số tiền hơn 70 tỷ/3 năm tiền bản quyền truyền hình, rồi trước đó "dọa" tiến hành đại hội bất thường để hủy hợp đồng giữa VFF và AVG… Vậy liệu dọa bỏ đội bóng có phải là một chiêu "rung cây dọa khỉ" tiếp theo của một số ông bầu?

Thiết nghĩ, dù có thu được số tiền đến hơn 70 tỷ đồng/3 năm đi nữa thì số tiền mỗi CLB thu được so với số tiền các ông bầu lấy từ tiền quảng cáo của các doanh nghiệp để nuôi đội bóng cũng chẳng đáng kể là bao.

Như vậy chuyện các ông bầu đòi hỏi quá nhiều ở bản quyền truyền hình, rồi lại dọa bỏ đội bóng vì chuyện này trong khi ở Việt Nam tất cả mọi nguồn thu mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, thậm chí nhiều khía cạnh các CLB còn chưa khai thác. Liệu như vậy có xác đáng, hay đơn giản đây chỉ là "chiêu" dùng chuyện này để đòi hỏi chuyện khác?


Hai ngày, bầu Kiên nhận 2 thất bại liên tiếp - Toàn cảnh cuộc chiến bản quyền truyền hình bóng đá
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

....chú này bảo đảm là đầu đất và còn non về tuổi lắm.....
Nặng lời rồi! lớn rồi thì phải biết kìm chế cảm xúc bản thân chứ. Chắc bác này nhà trong chợ Ngã Tư Sở????

Không nên đá nhau trên diễn đàn này, đó không phải là sân cho việc này... Các ý kiến của các cá nhân là dưới góc nhìn, sự hiểu biết trong từng lĩnh vực riêng của mỗi người. Không thể và không nên cho rằng mình hơn họ, họ kém mình...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Không nên đá nhau trên diễn đàn này, đó không phải là sân cho việc này... Các ý kiến của các cá nhân là dưới góc nhìn, sự hiểu biết trong từng lĩnh vực riêng của mỗi người. Không thể và không nên cho rằng mình hơn họ, họ kém mình...

Em có giám nói là mình hơn ai đâu, chỉ tổng hợp và comments các link mà các báo đã đăng. Vui thôi mà!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Em có giám nói là mình hơn ai đâu, chỉ tổng hợp và comments các link mà các báo đã đăng. Vui thôi mà!

Ý nói ở dòng trên cơ! Mà bạn sửa lại trích dẫn đi, sai rồi có phải nguyên văn của Thần điêu đâu? ý của Thần điêu chỗ khác cơ, không phải ý đó...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

- AVG chia sẻ 70% bản quyền bóng đá cho VTV và VTC theo tỷ lệ: VTV 40 - VTC 30 - AVG 30%.AVG chia sẻ 70% bản quyền bóng đá cho VTV và VTC - Thể thao - Dân trí.
- Ngày 27.2, AVG đã có công văn số 48/TTAV-CV báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thương quyền truyền hình bóng đá VN và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến thương quyền truyền hình bóng đá VN.
Điểm đáng chú ý trong công văn này là AVG đề xuất rút việc AVG là đơn vị duy nhất, tức là AVG đã tự mình phá vỡ thế độc quyền trong việc khai thác toàn bộ thương quyền truyền hình bóng đá.

Bọn này khôn thật! Nghĩ ra được chiêu này hiểm thật. Không hổ danh là mafia Quốc tế. Như vậy là dù BQBĐVN có sinh ra lợi nhuận cao đến cả 1000 tỷ đi chăng nữa thì cũng chẳng vào túi các ông Bầu. Nhục thật!.

- Ngay sau khi AVG đề xuất thì VTV có công văn phúc đáp, Toàn văn như sau:

“....
          1. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyên truyền rộng rãi các trận đấu của các giải bóng đá trong nước trên VTV, thực hiện tiêu chí phục vụ khán giả xem truyền hình cả nước và vì mục tiêu thiết thực vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Đài THVN với tư cách là Đài Truyền hình Quốc gia đã sản xuất phát sóng rất nhiều các trận đấu bóng đá Vô địch Quốc gia từ trước đến nay và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khán giả truyền hình cũng như người hâm mộ cả nước. Đài THVN mong muốn, tiếp tục thực hiện các giải bóng đá Việt Nam trên VTV như trong thời gian qua.

          2. Đài THVN luôn quan tâm đến bản quyền truyền hình thể thao nhưng có thái độ tôn trọng quyền của các đơn vị sở hữu hợp pháp. Đài THVN không tham gia tranh chấp bản quyền truyền hình dưới bất cứ hình thức nào.

          3. Đài THVN ủng hộ về nguyên tắc đề xuất của đơn vị nắm bản quyền hợp pháp về việc cùng AVG tham gia vào hợp đồng nhận chuyển nhượng thương quyền bóng đá từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam để cùng khai thác thương quyền theo tỷ lệ phù hợp. Về chi tiết thực hiện, các bên sẽ thống nhất trao đổi sau.

          4. Về mặt tín hiệu, những đơn vị có chung bản quyền đều được quyền sử dụng sóng sạch của nhau trong tất cả các giải đấu thuộc bản quyền truyền hình của các bên. Đài THVN đồng ý cho phép các Đài truyền hình địa phương quyền tiếp sóng nguyên vẹn tất cả các trận đấu.

Về mặt kỹ thuật, phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật tốt nhất (cụ thể sẽ bàn bạc) để phục vụ người hâm mộ cả nước”.

Vậy là vì lợi ích mà bỏ rơi bầu Kiên rồi. Kiên bạc sốc quá khéo tóc lại xanh ra...hic?

- VTC thì sao? Tự dưng hồi này thấy đăng những bài "vô thưởng vô phạt" để nói về BQBĐVN, không còn hùng hổ ngổ ngáo như trước nữa, thậm trí có những đoạn còn viết theo kiểu "bới móc" các ông bầu của VPF.
Xin chích dẫn.
"Cho đến bây giờ, khi VPF chưa đạt được điều mình cần và rất có thể họ phải chờ…20 năm nữa thì các ông bầu, hoặc là những người thích khoe tiền và ném nó ra cửa số, hoặc đích thị là những chàng ngốc chứ không phải là những học trò của Buffett.
.......
Hôm qua, ông bầu Đoàn Nguyên Đức của HAGL phải lên báo thanh minh về khoản thuế hàng trăm tỷ mà tập đoàn HAGL chưa nộp là “nợ thuế chứ không phải xù thuế”.

VTC News - Hơi thở cuộc sống - Chỉ tiếc VFF "chốt lời" quá sớm......... Thật là truyện lạ!

Ở đời tình nghĩa chi là nhất thời, lợi ích mới là mãi mãi
.
À mà các Bác có thấy VTC còn phát bóng đá giải Ngoại Hangh VN không vậy? Nhà em không đủ điều kiện để lắp đầu thu VTC nên em hổng có biết. Không biết Anh Huy có giữ đúng lời hứa là không phát sóng khi nào chưa làm rõ vấn đề BQBĐVN?(mà Anh Huy có phải là người phát ngôn chính thức của VTC không nhỉ?).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vando

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Nếu các nhà đài cùng nhau họp lại để mua Ngoại hạng Anh, la liga, ... thì phí thuê bao truyền hình đâu có cao như bây giờ.
 
Bên trên