“Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

quaxoai89

Active Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

bộ VHTTDL vào cuộc rồi,cứ chò xem bản hợp đồng có hợp pháp không
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

bộ VHTTDL vào cuộc rồi,cứ chò xem bản hợp đồng có hợp pháp không
dĩ nhiên là hợp pháp rồi,vì lúc ký có chỉ thị của bộ rồi mà,giờ chỉ lấn cấn cái chuyện 20 năm và 6 tỷ/năm mà thôi.
 

midataka

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

. Tôi đồng ý với bạn lamvova. Cái gì mình cũng phải xem xét từ trước tới giờ chứ đừng có cứ hể thấy người ta vậy là mình cũng vậy. Chúng ta cần nhận xét cái nào đúng cái nào sai. Tôi không nói là bạn xem bóng đá từ lúc nào, nhưng ở trường hợp này nó không nằm ở kinh nghiệm bóng đá mà là kinh nghiện hiểu biết về kinh doanh và pháp luật bạn ah. mỗi người chúng ta nên tổng hợp nhiều sự việc lại rồi đưa ra nhận xét , chứ đừng có mới xem dc 1 tin ở đâu đó bất kể có biết người nào đúng người nào sai mà cứ hể có nhiều người nói là a dua theo thì cũng không hay lắm.

Và Cuối cùng tôi xin thưa với các bạn là đây chỉ là tranh cấp về tiền bạc thôi chứ thật sự tôi không tin cái ông Kiên mập đó vì bóng đá và người hâm mộ Vn đâu các bạn ah, cứ thử nhìn lại các đội bóng ông ta lãnh đạo thì biết rồi. Với lại hôm trước ông ta còn nói ví von là nếu có bản quyền thì thì như là bán cho VTV mười mấy hay 20 tỉ một năm đấy thôi. Và liệu với chi phí bãn quyền cao ngất ngưỡng và trình độ trình diễn bóng đá các cầu thủ có đủ tầm thu hút khán giả để các nhà đài phải bỏ một khoảng tiền không nhỏ để mua bản quyền về phát phục vụ người xem trong khi không có được quảng cáo của nhà trài trợ nào. Như thế hiện nay ông Kiên cho các đài truyền miễn phí là vì ông ta thực sự chưa sở hữu dc thì làm sao mà thu tiền nên mới mạnh miệng tuyên bố vì người xem, vì khán giả chứ mọi việc mà như ông ta muốn khi mà đã có bãn quyền thì tôi tin mọi việ không như vẽ biếu không bây giờ đâu.

Và một điều là hiện nay tôi thấy AVG cho phép tất cả các đài truyền phát lại các trận đấu với đều kiện là tiếp phát lại của họ mà không thu phí, chỉ thu khi các đài có dc các hộp đồng quảng cáo với các nhà tài trợ.

Một lần cuối tôi mong mọi người nên có một nhận xét khách quan và dự trên nhiều tiêu chí.

Chết vì thiếu hiểu biết... Tiền là 1 chuyện, nói lại cho dõ, 20 năm kìa, cái người ta phải đối là 20 năm kìa. đừng có quote lại lời tôi nói làm gì, tôi chán đôi co với đám ăn lương AVG rồi.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Thứ nhất cái hợp đồng 20 năm phải được thảo luận lại BCH hiện thời của VFF không thể bán cái mà minh không có. cái BCH này hết nhiệm kỳ không lẽ cái BCH khác cũng phải thực hiện cái HĐ 20 năm này à. Vô lý không thể tưởng được. Làm gì có cái kiểu làm ăn cùi bắp như vậy. Cái này gọi là đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm
Cái vấn đề nó là ở chỗ: Không có văn bản hoặc điều luật nào quy định không cho phép mấy ông VFF ký hợp đồng dài cỡ 20 năm hoặc dài hơn nữa. Cũng giống như nước Ukraina đã từng ký hợp đồng cho Nga thuê căn cứ quân sự là nơi đóng quân của Hạm đội biển đen với thời hạn là 50 năm vừa rồi ra hạn thêm 25 năm đó thôi (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=28439). Đã đặt bút ký rồi thì phải tôn trọng thôi biết làm sao được. Mà kể cũng lạ, nếu không đồng ý với phương án 20 năm thì sao mấy bầu (Bầu Kiên) không phản ứng từ mùa giải năm ngoái đi, mà để đến giờ lại lôi nhau ra là sao nhỉ?

Thôi thì bác bác VFF VPF và AVG họp lại. Bác VFF đứng ra nhận trách nhiệm là Em bị ngu nên bi xỏ mũi. Bác AVG đồng ý là 3 năm. 3 năm sau bác AVG chơi với bác VPF còn bác VFF thì lo làm đào tạo mấy giải trẻ.
Vậy có hay hơn không. Chứ mà khui ra hết thì chết cả nút à, Phải không các bác Vở ép ép.
Đã đến nước này rồi thì chẳng thể ngồi với nhau được nữa đâu bác ạ, môt là thắng hai là thua thôi. Một khi đã "ghét cái thái độ" rồi thì khó bắt tay nhau lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quaxoai89

Active Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

a nờ tê vê vừa bình luận vấn đề này trong chương trình sự kiện và bình luận có sự tham gia của hoàng lâm-đại diện avg và 1 ông luật sư nữa,qua buổi trao đổi phân tích thì dường như thì avg thắng cuộc là đương nhiên nhưng bg chỉ còn vướng mắc về thời hạn hợp đồng mà thôi.Nghe thằng cha Lâm đá đểu bầu Kiên hay vãi,ông Kiên mà nghe được thì cay phải biết :)).Mời ông Kiên đến nhưng từ chối,có lễ lại hay không đến lúc đấy 2 bên choảng nhau thì ;))
 

Dohung09

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Em move cái clip hài chửi vụ bản quyền vào đây cho xôm trò :))

[video=youtube;lhASAY2lCqo]http://www.youtube.com/watch?v=lhASAY2lCqo&feature=youtu.be[/video]
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Tiền là 1 chuyện, nói lại cho dõ, 20 năm kìa, cái người ta phải đối là 20 năm kìa.
Bác này nói chuẩn không cần chỉnh.
đừng có quote lại lời tôi nói làm gì, tôi chán đôi co với đám ăn lương AVG rồi.
Câu này thì không ổn, mang tính chất "chụp mũ" nhé.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Hóa ra trên này nhieu đám ăn lơng của các nhà đài nhỉ :))

Các bác phải bỏ cái tư duy cũ kiểu như là "cứ Cave thì phải là đàn bà" đi nhé, ngày nay đàn ông cũng làm cave nhiều lắm đó.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Công văn của Bộ VH-TT-DL nêu:
“Thời gian qua, tranh chấp bản quyền truyền hình Giài bóng đá chuyên Nghiệp quốc gia (Super League) giữa Công ty phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) với Công ty Cổ phần viễn thông, và truyền thông An Viên (AVG) diễn ra phức tạp, gây chú ý dư luận xã hội. Việc tranh chấp trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc truyền hình các trận đấu của Giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, hạn chế phổ biến hình ảnh đến đông đảo quần chúng và người hâm mộ cả nước. Vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định thành lập Đoàn thanh tra việc ký kết chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá thuộc LĐBĐ Việt Nam năm 2011-2030 của LĐBĐ Việt Nam với công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên.
LĐBĐ Việt Nam là đơn vị quản lý và tổ chức các giải bóng đá Việt Nam, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VPF là đơn vị của LĐBĐ Việt Nam quản lý giải bóng đá Chuyên nghiệp quốc gia, giải bóng đá hạng Nhất quốc gia, Cúp quốc. Vì vậy, trước khi có kết luận thanh tra về việc ký hợp đồng trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu LĐBĐ Việt Nam, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương có đội bóng tham dự Chuyên nghiệp quốc gia, giải bóng đá hạng Nhất quốc gia, Cúp quốc gia thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật dân sự, luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Luật Thể dục thể thao năm 2006, về bản quyển truyền hình và quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp, tôn trọng hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải đấu thuộc VFF và AVG".


Kịch hay sắp hạ màn rồi. Liệu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có dám cầm dao mổ lợn chọc tiết đứa con VFF hư hỏng không nhỉ???. Chắc là khó, đã là bố con ai lại đi giết nhau, phải không các bác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Chết vì thiếu hiểu biết... Tiền là 1 chuyện, nói lại cho dõ, 20 năm kìa, cái người ta phải đối là 20 năm kìa. đừng có quote lại lời tôi nói làm gì, tôi chán đôi co với đám ăn lương AVG rồi.

Xin lỗi bạn, nhưng mà tôi không làm công ă lương của ai cả, vì tôi có công ty riêng kinh doanh bên lĩnh vực IT. Cái tôi nói ở đây là sự am hiểu về vấn để then chốt. chứ không phải là vì mục đích " vì quyền lợi người hâm mộ bóng đá, vì nền bóng đá nước nhà" như những gì ông Kiên kia nói đâu. Rồi các bạn sẽ thấy thời gian tới sẽ lộ rõ bản chất thôi.

Còn về thời hạn 20 thì có thể nói là quá dài, theo tôi nên giảm còn 10 năm thì sẽ đẹp cho các bên.

Thật sự lúc trước ông kiên lên tiếng để thành lập ra VPF thì tôi rất ủng hộ việc làm của ông, nhưng thời gian gần đây tôi thấy ông ta đang tự làm mất hình ảnh của mình chứ không phải là đánh bóng tên tuổi ông ta gì cả. Mọi người thử xâu chuổi lại những việc ông ta làm trong thời gian gần đây thì sẽ thấy sự chụp giựt trong giải quyết vấn đề như thế nào. Ông Hỷ là một tai hại nhưng mà nếu ông Kiên mà vào vị trí ông Hỷ tôi nghĩ có khi sự việc còn tệ hại hơn rất nhiều.
 

vanlang+

Active Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Theo mình , 1 là AVG nhả hợp đồng xuống còn 3 mùa, hoặc 2 là AVG mất trắng
 

phuongtv_76

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Theo mình vụ này AVG phải chuyển về ít hơn 20 mùa, còn AFF thì vẫn bình an, còn mấy cụ trên Bộ thì mất tí tiền hoa hồng của AVG
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Theo mình , 1 là AVG nhả hợp đồng xuống còn 3 mùa, hoặc 2 là AVG mất trắng
Em thì "gia cát dự" rằng vụ này BVH,TDTT,DL sẽ phán VFF và AVG thắng, vì nếu không phán cho AVG thắng thì dư luận sẽ yêu cầu bộ xem xét lại toàn bộ hợp đồng của các liên đoàn TDTT khác như Điền kinh, Bóng chuyền, Cầu lông...vv đã ký với AVG, đều là hợp đồng có thời hạn 20 năm nhé các bác. Vậy thì to truyện lắm, nó liên quan đến cả hệ thống bộ máy quản lý nhà nước, trọc vào đó là trọc vào tổ ong. Bầu Kiên thì có lẽ chưa đủ "tầm" và em nghĩ nếu đủ tỉnh táo thì cũng không nên động vào (nếu không muốn mua dây tự thắt cổ mình).
http://hn.24h.com.vn/bong-da/su-that-ve-ban-hop-dong-20-nam-cua-vff-voi-avg-c48a428345.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vanlang+

Active Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Nếu cho thắng thì nên giảm thời hạn lại chứ, tất cả cũng tại VFF mà ra
 

lamvova

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Xin lỗi chứ mình ko nói với mid về vấn đề xem bóng đá như thế nào, mà là vấn đề tìm hiểu bao nhiêu sâu về bóng đá mà thôi.
Nói đơn giản thế này nhé, hợp đồng 20 năm là quá dài, ok. Nhưng đừng nói rằng nó quá rẻ. Vì như mình đã nói rồi, thông thường mỗi năm bản quyền TH mà VFF thu về cho Vleague thua xa con số đó tới vài lần. VTV thì quen thói nhà nước rồi, làm to rồi, đừng mong họ bỏ tiền ra vì cái VL hay SL. 75 tỷ/ 3 năm hoàn toàn là bịa đặt 100% nếu ai đó có biết qua về mảng này :D

Nhưng thật ra cái đó thì mỗi ng mỗi í. Còn tôi là tôi chỉ buồn cười khi mọi ng thần tượng hóa bác Kiên hay bác Quang Huy VTC :))
Nếu mà nói là vì quyền lợi của NHM, vậy sao ko tiếp sóng free của AVG đi. Vấn đề đòi hỏi của AVG thì thật ra mình thấy hợp lý. Họ tốn tiền mua bản quyền, thì họ phải có quyền lợi chứ. mấy phương án free + quảng cáo, hoặc ko quảng cáo thì mất tiền là đương nhiên rồi. Tự hỏi nếu đặt Quang Huy hay Kiên vào vị trí AVG, các ông ấy có đồng í cho không biếu không người khác cái mà mình tốn tiền tỉ để mua ko???
Cái j cũng nên suy xét, ko nên cảm tính bạn ạ. Mình thấy b Kiên vs VTC cũng đâu có phải vì bóng đá VN :)) Vì bản thân cả thôi. Dĩ nhiên vì bản thân mà tốt cho cái chung thì cũng đáng được cổ vũ, nhưng ca ngợi như anh hùng dân tộc thì thật là buồn cười. Nhất là khi mấy ông này chả coi luật pháp ra j cả :))
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Miếng bánh truyền hình.

Nếu bóng đá Nhật Bản có J-League với nguồn thu chủ yếu từ bản quyền truyền hình với giá trị tương đương 3.000 tỷ đồng (chiếm hơn phân nửa nguồn thu) thì V-League chỉ sống nhờ vào tài trợ và lệ phí dự giải của các CLB còn tiền bản quyền truyền hình thì là con số rất rất lẻ.

Thế mà đùng một cái tiền bản quyền của bóng đá Việt Nam đã trở thành đề tài chính trong các cuộc tranh chấp từ đầu mùa 2012 đến giờ nhờ biện pháp kích cầu của Công ty Cổ phần bóng đá Chuyên nghiệp (VPF)... Hãy bắt đầu từ khi bóng đá Việt Nam có nguồn thu từ bản quyền truyền hình.
Nhắc đến bản quyền truyền hình bóng đá, không thể quên người đầu tiên phá cơ chế xin cho lẫn ép từ trên xuống của các nhà đài đó là trưởng đoàn bóng đá Công an TP.HCM năm 1995 Đặng Quang Dương.
Từ bản quyền giá… 1 đồng
Năm 1995 đội Công an TP.HCM dự cúp C2 châu Á và ông Dương hồi đấy vì “cương” với Đài truyền hình địa phương luôn lấy danh nghĩa phục vụ khán giả TP.HCM và lấy “phép” của Ủy ban Nhân dân TP.HCM “cấp” cho “đài nhà” khai thác các hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàn TP.HCM.

Ông Dương nói thẳng với báo chí: “Thế giới người ta bán được bản quyền truyền hình trong khi ở ta thì bóng đá lại mất tiền rất nhiều cho truyền hình để được lên sóng. Cái người ta bán được và dùng để nuôi đội bóng thì ta lại bỏ tiền túi ra để mời nhà đài đến sân phát thì thật là vô lý…”.

Để phá lệ làng tại các địa phương, ông Dương đã xin AFC cho được chuyển sân nhà từ sân Thống Nhất qua sân Đồng Nai và cấm các đài được khai thác trừ đài Phát thanh truyền hình Đồng Nai mà ông Dương bán với giá… 1 đồng.

Sau sự kiện bán bản quyền truyền hình giá 1 đồng đấy, ông Dương phát biểu hồ hởi: “Các đài cứ vào thực hiện chương trình “chùa”, không trả tiền đội bóng nhưng chèn rất nhiều quảng cáo lại còn nói là phục vụ nhân dân để không trả tiền cho các CLB là điều bất hợp lý. 1 đồng tôi nhận hôm nay không đáng bao nhiêu nhưng đấy là sự kiện lớn của bóng đá Việt Nam vì phá được lệ khai thác “chùa”. Sự kiện mà bóng đá Việt Nam lần đầu bán được bản quyền truyền hình.

Đến việc “lo” bản quyền truyền hình V-League
Mùa V-League đầu tiên năm 2001 bóng đá Việt Nam không thu được 1 đồng bản quyền truyền hình nào nhưng phần chi để có truyền hình phục vụ nhà tài trợ lại là con số không nhỏ. Hồi đấy nhà tài trợ chính là Strata đã phải lên kế hoạch cho đài truyền hình và cung phụng từ A đến Z để có sóng và để “trả lễ” cho các đối tác tài trợ hoặc quảng cáo cho V-League.

Một đại diện của Starta hồi đấy nói thẳng: “Chúng tôi vào lĩnh vực làm bóng đá Việt Nam và cảm thấy rất khó vì miếng bánh truyền hình thì không được nhận nhưng phải chi rất đậm để có những trận đấu tại V-League phát sóng trên truyền hình thì lúc đó chúng tôi mới đảm bảo nghĩa vụ cho các đơn vị mà rất khó mới mời họ tham gia tài trợ lẫn quảng cáo…”.

10 mùa sau thì ông Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trả lời về bản quyền truyền hình như sau: “Các giải trước đây, quá trình thương thảo giữa VFF và VTV liên quan đến vấn đề bản quyền truyền hình thường xuyên gặp khó khăn. Đối tác truyền hình trực tiếp trận nào thì VFF biết trận đó. Chúng tôi luôn ở thế bị động, không biết có sóng tường thuật trận đấu hay không và nếu có thì ở khung giờ nào? Thậm chí là phải đổi giờ đá từ 17 giờ sang 16 giờ để đáp ứng cho sóng của nhà đài. Trong 2 mùa giải 2008, 2009 số trận tại V-League được tường thuật trực tiếp không nhiều, tiền thu về qua những trận bán lẻ cho các đài chỉ khoảng 3-4 tỷ đồng lại lệ thuộc rất nhiều thứ…”.

Cách nói của ông Dũng cho thấy phần thu từ bản quyền truyền hình V-League rất hẻo nhưng phần “lo” để có sóng, để đáp ứng nghĩa vụ với nhà tài trợ thì rất lớn.

Mọi sự thay đổi khi AVG vào cuộc mua mão một gói lớn
Năm 2010, khi AVG vào cuộc mua hẳn một gói lớn của bóng đá Việt Nam và kéo dài 20 năm như đã mua với nhiều liên đoàn, nhiều bộ môn thể thao Việt Nam thì nhiều người xuýt xoa và thở phào vì không còn phải mệt nhọc tìm sóng, lo sóng và cầu cạnh các đài nữa sau khi trao quyền và trao một cục tất tần tật cho “đại lý” AVG.

Cũng cần biết là trước khi ký kết với AVG thì các đài khác vẫn còn xem thường bản quyền bóng đá bởi “sóng của ta”, “giờ vàng của ta” và ban tổ chức giải cần ta hơn là ta, xin ta, năn nỉ ta hơn là ta phải đến để thương lượng hoặc giành nhau mua sản phẩm bóng đá.

Mùa bóng 2011 là mùa đầu tiên các CLB được chia tiền bản quyền truyền hình từ hợp đồng đã ký với AVG. Mật độ phát sóng V-League cũng dày hơn rất nhiều và VFF không còn lo chuyện có sóng hay không có sóng và giờ thi đấu phải điều chỉnh thế nào để phù hợp với “đài mẹ”. Đến lúc này thì không ít CLB bày tỏ sự thoải mái trong việc ăn chia từ tiền bản quyền truyền hình, đặc biệt là các CLB ít tiếng tăm, thấp cổ bé miệng mà trước đây vì nhiều lý do sân đấu của đội đấy ít được các nhà đài “thăm” và trực tiếp.

Chính đại diện đội ĐT Long An của bầu Thắng (nay là Chủ tịch HĐQT VPF) đã phát biểu rằng: “Bán một cục như thế các đội có lợi khi tiền nhiều hơn mà số trận được trực tiếp trên các đài cũng dày hơn”.

Giá bản quyền lên quá cao hay chỉ là “mồi” cho cuộc chiến?
Để lấy lý do cho việc VFF bán 20 năm với cái giá quá bèo, bầu Kiên khi mở đầu cho cuộc chiến bản quyền đã làm việc với VTV và thông báo cái giá cao hơn giá mà VFF đã bán cho AVG rất nhiều: 20 tỷ cho một năm (giá này được đưa ra theo lý thuyết chưa được VTV xác nhận và cũng chưa có văn bản nào xác nhận).

Rõ ràng là cái giá kia cho thấy bản quyền bóng đá Việt Nam chỉ sau 1 năm để AVG khai thác đã vượt lên rất cao. Đó cũng là một trong những lý do phụ để nói rằng cần phải thương lượng lại với AVG về việc mua với cái giá quá rẻ hoặc cần phải phá vỡ hợp đồng đã ký 20 năm.

Qua cách lập luận của VPF và qua cái giá được đưa ra như thế nếu “làm ăn” với VTV lại cho thấy từ việc không quan tâm không mặn mà lắm với bản quyền truyền hình bóng đá, giờ thì VTV lại là đối trọng nặng ký và sẵn sàng “mua” với giá cao hơn rất nhiều so với cái giá mà cuối năm 2010 khi ký với AVG (?) thì nhiều người vỗ tay.

Cuộc chiến bản quyền dù bên này thắng hay bên kia thua thì cũng không thể phủ nhận đã làm thay đổi rất nhiều về nhận thức liên quan đến bản quyền truyền hình bóng đá và nó đang mang lợi lại cho bóng đá bởi giá trị được nâng lên.

Từ việc phải cầu cạnh truyền hình đến việc bán nhưng phải lệ thuộc rất nhiều, thì gần đây bầu Kiên lại cho thấy VTV sẵn sàng vào cuộc với cái giá rất rất cao so với những gì mà bóng đá Việt Nam đang hưởng. Và cuộc chiến mà hai tuần qua người hâm mộ chứng kiến hóa ra lại là cuộc chiến của rất nhiều đại gia và nhiều thế lực.

(Theo: BĐVN: Miếng bánh truyền hình - 1/10/2012 - 24h.com.vn)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nobitajp

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

:-O Nói j thì nói chứ 20 năm là vô lý, 4 - 5 năm thì ai nói đc. Tại tham quá thôi:>
 

dh201hy

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Ơ vấn đề là khi ký hợp đồng thì AVG đã là một đài truyền hình đâu nhỉ?
 
Bên trên