Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
attachment.php

Xưa kia, Gia Cát Lượng từng nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” ý nói người có giỏi mấy, tính toán chu đáo đến đâu thì cũng còn phải trông chờ vào ý trời, không ai có thể cưỡng lại được thiên mệnh. Cũng xưa kia, Gia Cát Lượng không chọn Thiên thời (Tào Tháo) hay Địa lợi (Tôn Quyền) mà lại chọn Nhân hòa (Lưu Bị) để theo phò tá. Hơn một ngàn năm sau, một vị tướng của Triều Tiên lại kết hợp cả hai điều đó, ý trời là bách tính, ý bách tính là ý trời.

The Admiral: Roaring Currents kể lại một câu chuyện kinh điển mà bất cứ người dân Triều Tiên nào cũng thuộc nằm lòng, giống như những câu chuyện oanh liệt trên sông Bạch Đằng ở nước ta, trận thuỷ chiến Myeongryang thuộc triều đại Joseon. Cuộc xâm lược thứ hai của Nhật Bản đang đến lúc quyết định, trước đó hai tháng, hải quân Nhật Bản vừa đánh bại quân đội Triều Tiên trong trận Chilchonryang và nguy cơ mất nước là rất cao. Đô đốc Yi Sun Sin, người từng góp phần mang lại chiến thắng trong cuộc chống xâm lược thứ nhất năm 1592, tiếp tục là người chỉ huy thuỷ quân trong cuộc chiến mới dù trước đó ông đã bị đối xử thậm tệ, bị quy vào tội phản bội.

attachment.php

Câu chuyện phim được bắt đầu chậm rãi và khá là dài dòng, người xem có thể phải sốt ruột vì kiểu kể chuyện giải thích rất nhiều về công tác chuẩn bị, về những kẻ thù ở bên kia chiến tuyến, về những nỗi sợ hãi khi đối phó với kẻ thù cực mạnh mà trong tay không có gì nhiều, 12 chiếc thuyền đấu với 300 chiếc thuyền, một trận chiến quá chênh lệch. Cái này khiến ta nhớ lại một phim gần đây cũng có bối cảnh tương tự là 300: Rise of Empire.

Nhịp phim khá chậm và không nhiều kịch tính nên có thể làm nản lòng người xem ở hơn một nửa thời gian đầu
Tướng Yi Sun Sin với kế hoạch táo bạo, lợi dụng dòng nước xoáy và thủy triều để ngăn chặn bước tiến của quân địch. Đó cũng chính là thứ mà người xem muốn xem nhất nhưng lại chỉ diễn ra vào trận đánh cuối cùng, kết thúc phim. Còn hơn 1 giờ đồng hồ trước đó người ta luôn tự hỏi rằng, “bao giờ mới bắt đầu chiến đấu đây?”. Đạo diễn có lẽ quá tập trung vào trận cuối nên không có một trận nào ở đầu hoặc giữa phim để giữ nhịp, tạo sự thu hút. Chính vì vậy nên nhịp phim bị lệch nghiêm trọng, dù màn cuối quả thật là đã và mãn nhãn.

attachment.php

Đa số thời gian trong phim dùng để khắc họa hình tượng các nhân vật, mà trung tâm là vị tướng Yi Sun Sin, nhưng cảm giác cho thấy vị tướng này không phải là quá oai phong lẫm liệt, cứng rắn mạnh mẽ tương xứng với danh tiếng. Yi Sun Sin có vẻ người hơn, yếu đuối hơn và dù đoạn cuối có tập trung miêu tả sự bất khuất thì vẫn không xua đi được sự chậm chạp, thiếu sức sống, thiếu sự dũng mãnh ở vị tướng này. Tuy vậy, những thay đổi về nội tâm cảm xúc lại được thể hiện rõ, dường như đây là ưu thế của phim Hàn.

Để thắng được kẻ thù hùng mạnh, phải biết khôn ngoan, có chiến thuật chiến lược hợp lý, dụ địch, giết tướng, dùng dòng nước xoáy, lợi dụng thủy triều …
Nỗi sợ hãi được Yi Sun Sin chuyển hóa thành ý chí quật cường và truyền cảm hứng đến cho tất cả từng người lính trên tàu. Tất nhiên, không phải chỉ dựa vào ý chí mà có thể thắng được kẻ thù hùng mạnh, phải biết khôn ngoan, có chiến thuật chiến lược hợp lý, dụ địch, giết tướng, dùng dòng nước xoáy, lợi dụng thủy triều … mới có thể thành công. Và trong những yếu tố đó thì có nhiều yếu tố không phải con người quyết định được đúng lúc đúng chỗ, dù tính toán thế nào thì cũng phải trông chờ vào “ý trời”, tất nhiên là trời không phụ lòng người, như thế mới tạo nên kỳ tích để lưu danh sử sách.

attachment.php

Một điều rất hay mà Yi Sun Sin muốn nói đến vào cuối phim là ý muốn của bách tính, lòng dân cũng có nghĩa là ý trời, nhờ họ mà ta mới chiến thắng. Một tư tưởng rất hay mà đạo diễn đã khéo léo đưa vào trong câu chuyện chiến tranh thời đậm chất phong kiến mà ở đó vua là tất cả, là thiên tử quyết định mọi việc chứ không phải bách tính. Lòng dân rất quan trọng, có dân ủng hộ thì mọi thứ sẽ thành công, còn bằng ngược lại thì sớm hay muộn cũng sẽ tan nát, ý trời là vậy.

Lòng dân cũng có nghĩa là ý trời, lòng dân rất quan trọng, có dân ủng hộ thì mọi thứ sẽ thành công
Choi Min Sik là một cái tên lớn, là cái tên thu hút người xem nhất, trong phim này đảm nhiệm vai chính nhưng những gì ông thể hiện chưa thật sự ấn tượng, dù diễn vẫn tròn vai nhưng so với những vai diễn xuất sắc trước đó như trong Old Boy hay I Saw The Devil gần đây thì không bằng, hơi nhạt, hơi cường điệu và hơi khiên cưỡng.

attachment.php

Ở bên kia chiến tuyến là Kurushima, do một cái tên cũng rất quen thuộc, một diễn viên thực lực đóng, Ryoo Seung Ryong. Một người mang trong mình lòng thù hận với Yi Sun Sin, muốn đánh bại ông để rửa hận cho gia đình. Tuy vậy, do không có nhiều đất diễn và đường dây kịch bản chưa tốt lắm nên Ryoo Seung Ryong chưa diễn ra chất nguy hiểm, tàn ác của nhân vật này dù tạo hình hóa trang rất rốt.

Trận chiến cuối cùng thật sự làm mãn nhãn người xem
Có lẽ nên dành một lời khen cho trận chiến cuối cùng trong phim, với bối cảnh đẹp, góc quay rõ, sáng tạo, mọi thứ hiện lên như chính ta đang quan sát trận chiến, từ khói súng, tiếng gào thét, máu phun, thi thể chất đống, những người lính dũng cảm và sợ hãi đan xen nhau, sự ngu ngốc và khôn ngoan cùng song hành. Và một điều thường xuất hiện trong phim Hàn là những lúc như thế lại có những cảnh cảm động, dù không thích lắm với kiểu drama hóa như thế này nhưng phải công nhận là phim Hàn làm rất tốt, rất lay động người xem. Toàn bộ cuộc chiến cuối cùng là điểm sáng nhất và cũng chính là điểm khiến cho người xem bỏ qua hết những thứ dài dòng lê thê trước đó, thỏa mãn bước ra rạp.

attachment.php

The Admiral: Roaring Currents đã lập kỷ lục phòng vé tại Hàn Quốc, điều đó cho thấy những bộ phim lịch sử luôn có chỗ đứng và tinh thần tự hào dân tộc thì ở đâu cũng có. Phim đánh trúng tâm lý người xem với câu chuyện hào hùng quen thuộc, cộng với dàn diễn viên thực lực gạo cội, không ngạc nhiên nếu nó đạt được thành công đến vậy. “Để mất biển là để mất nước”, câu nói của Yi Sun Sin có lẽ vẫn còn giá trị cho đến tận bây giờ.


Bonus: Diễm My 9x diện váy xẻ xuyên thấu dự công chiếu phim Đại Thủy Chiến
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Di Oi Gi

New Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

phim này thuộc loại hiếm, xem rạp xứng tiền lắm
 

anh0424

Active Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Phim này hay vãi đái, ước gì Việt Nam mình đưa được trận Bạch Đằng lên phim như này!
 
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

... Xem bữa đầu tiên công chiếu , cũng lâu rồi, nhưng giờ nhớ lại vẫn công nhận là Film hay, mặc dù đúng là đoạn đầu hơi loãng. Chả liên quan và hơi vô duyên nhưng cảm nhận Film này xứng đáng làm phần 2 của 300 hơn là cái film tào lao 300 rise of.... kia.
Cảm giác 12 đánh 300 của film này cũng hơi going hồi trc xem 300 đấu 10.000. Mặc dù film này kết thúc có hậu và hơi ảo.
 

noobne

Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

xem trailer thấy hoành tráng quá, ko biết khi nào ra Bluray
 

bloodfire

Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Oánh dấu, phim hot!
 

ronduong

Well-Known Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

lót dép ngồi hóng
 
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Nếu xét về Châu Á, film hay, xét wa kinh đô điện ảnh, film ko còn hay nữa.
1. Nhịp film wá chậm, film kéo 140p nhưng trường đoạn thủy chiến tầm 40p
2. Kỹ xảo ảo tung chảo, so với Xích Bích còn thua chứ xét gì đến kỷ xão 300 phần 2
3. Ông tướng wá giỏi, cỡ Gia Cát Khổng Minh còn xách dép, Khổng Minh chờ gió Đông, còn ông này chờ thủy triều, nhưng trận Xích Bích là do Tào ko có thủy quân, lại ko thông thuộc hải hình, ko có tướng đánh thủy, thua do hỏa công, còn ở đây, 12 đánh 330, mà toàn tướng giỏi, cướp biển, tàu chiến đã đánh nam dẹp bắc, vậy mà thua, haiz
4. Lính HQ sống dai, đánh khỏe, 1 tàu đánh hơn chục tàu mà lính ở đâu ra đánh wài.
5. Truyền âm dập mật của tay gián điệp wá kinh khủng, bị đâm 2 phát mà còn la lối cho vợ nghe dc, để cô vợ báo động cho chiến thuyền
6. Cảnh kéo thuyền ra khỏi xoáy nc thì pó tay, hết chê nổi
7. Diễn viên chính đóng ko đạt lắm, ko có cái thần của 1 vị thống soái, nhìn cứ như là 1 đại phu hiền lành


Tóm lại, đây là 1 bộ film đầu tư rất lớn về trường đoạn đánh nhau, đáng coi, nhưng phần dẫn truyện thì wá dài dòng, kỷ xảo thì ảo. Nhưng so với điện ảnh Châu Á thì đây thật sự là 1 thành công. Làm 1 bộ film mà giờ ít nhất là cả đống người VN bít dc trận chiến hoành tráng của lịch sử HQ.
 

conheomap

Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Phim dở ẹc vầy mà đạt kỉ lục gì trời
Phim nổ quá mức , nhân vật thì lòe loẹt chẳng biết làm cái gì. Ông tướng Hàn xẻng trông như ông nông dân hiền lành. Tướng thủy quân của Nhật nhìn bộ dạng có vẻ rất nguy hiểm nhưng ra trận chẳng làm đc cái tích sự gì và die trong vòng 1 nốt nhạc. Coi hài vl.
Đoạn thủy chiến thì quá ảo làm coi thấy bực mình.
 

vietthuong

Well-Known Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Nếu xét về Châu Á, film hay, xét wa kinh đô điện ảnh, film ko còn hay nữa.
1. Nhịp film wá chậm, film kéo 140p nhưng trường đoạn thủy chiến tầm 40p
2. Kỹ xảo ảo tung chảo, so với Xích Bích còn thua chứ xét gì đến kỷ xão 300 phần 2
3. Ông tướng wá giỏi, cỡ Gia Cát Khổng Minh còn xách dép, Khổng Minh chờ gió Đông, còn ông này chờ thủy triều, nhưng trận Xích Bích là do Tào ko có thủy quân, lại ko thông thuộc hải hình, ko có tướng đánh thủy, thua do hỏa công, còn ở đây, 12 đánh 330, mà toàn tướng giỏi, cướp biển, tàu chiến đã đánh nam dẹp bắc, vậy mà thua, haiz
4. Lính HQ sống dai, đánh khỏe, 1 tàu đánh hơn chục tàu mà lính ở đâu ra đánh wài.
5. Truyền âm dập mật của tay gián điệp wá kinh khủng, bị đâm 2 phát mà còn la lối cho vợ nghe dc, để cô vợ báo động cho chiến thuyền
6. Cảnh kéo thuyền ra khỏi xoáy nc thì pó tay, hết chê nổi
7. Diễn viên chính đóng ko đạt lắm, ko có cái thần của 1 vị thống soái, nhìn cứ như là 1 đại phu hiền lành


Tóm lại, đây là 1 bộ film đầu tư rất lớn về trường đoạn đánh nhau, đáng coi, nhưng phần dẫn truyện thì wá dài dòng, kỷ xảo thì ảo. Nhưng so với điện ảnh Châu Á thì đây thật sự là 1 thành công. Làm 1 bộ film mà giờ ít nhất là cả đống người VN bít dc trận chiến hoành tráng của lịch sử HQ.

Korean Selfie!!!
 

temujin2803

New Member
Ðề: Re: Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

bluray còn xa lắm bạn ơi :D
tầm vài tháng nữa lận

Phim Hàn thì bạn yên tâm vài tuần đến 1 tháng là có Bluray thôi :D Công nhận phim này trường đoạn thủy chiến hoành tráng khủng khiếp. Phim HQ chục năm về đây nhiều phim đỉnh thật như Old Boy, A Man From Nowhere, I saw a devil, The Flu, rồi gần đây có The Suspect coi mãn nhãn , đến Hollywood phải mua lại bản quyền nhiều phim để remake mà.
 
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

trước có Xích Bích, giờ có Đại Thủy Chiến đến khi nào thì đc xem Đại Chiến Bạch Đằng ??
 

shenlong213

Active Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Nếu xét về Châu Á, film hay, xét wa kinh đô điện ảnh, film ko còn hay nữa.
1. Nhịp film wá chậm, film kéo 140p nhưng trường đoạn thủy chiến tầm 40p
2. Kỹ xảo ảo tung chảo, so với Xích Bích còn thua chứ xét gì đến kỷ xão 300 phần 2
3. Ông tướng wá giỏi, cỡ Gia Cát Khổng Minh còn xách dép, Khổng Minh chờ gió Đông, còn ông này chờ thủy triều, nhưng trận Xích Bích là do Tào ko có thủy quân, lại ko thông thuộc hải hình, ko có tướng đánh thủy, thua do hỏa công, còn ở đây, 12 đánh 330, mà toàn tướng giỏi, cướp biển, tàu chiến đã đánh nam dẹp bắc, vậy mà thua, haiz
4. Lính HQ sống dai, đánh khỏe, 1 tàu đánh hơn chục tàu mà lính ở đâu ra đánh wài.
5. Truyền âm dập mật của tay gián điệp wá kinh khủng, bị đâm 2 phát mà còn la lối cho vợ nghe dc, để cô vợ báo động cho chiến thuyền
6. Cảnh kéo thuyền ra khỏi xoáy nc thì pó tay, hết chê nổi
7. Diễn viên chính đóng ko đạt lắm, ko có cái thần của 1 vị thống soái, nhìn cứ như là 1 đại phu hiền lành


Tóm lại, đây là 1 bộ film đầu tư rất lớn về trường đoạn đánh nhau, đáng coi, nhưng phần dẫn truyện thì wá dài dòng, kỷ xảo thì ảo. Nhưng so với điện ảnh Châu Á thì đây thật sự là 1 thành công. Làm 1 bộ film mà giờ ít nhất là cả đống người VN bít dc trận chiến hoành tráng của lịch sử HQ.

Có 2 điểm nữa chưa thấy nhắc đến :

1/ Nếu theo đúng lịch sử thì trận Myeongnyang năm đó Yi Sun Sin chỉ dùng 13 chiếc thuyền để đánh lại 133 chiếc thuyền phe Nhật thôi, trong đó có 33/133 chiếc bị đánh chìm chứ không phải 33/300

2/ Đoạn ông chú tướng Nhật la lên " Mày là thằng gián điệp 2 mang". Ông chú này đã gặp thằng này bao giờ đâu mà biết nó là gián điệp 2 mang :))
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Nếu xét về Châu Á, film hay, xét wa kinh đô điện ảnh, film ko còn hay nữa.
1. Nhịp film wá chậm, film kéo 140p nhưng trường đoạn thủy chiến tầm 40p
2. Kỹ xảo ảo tung chảo, so với Xích Bích còn thua chứ xét gì đến kỷ xão 300 phần 2
3. Ông tướng wá giỏi, cỡ Gia Cát Khổng Minh còn xách dép, Khổng Minh chờ gió Đông, còn ông này chờ thủy triều, nhưng trận Xích Bích là do Tào ko có thủy quân, lại ko thông thuộc hải hình, ko có tướng đánh thủy, thua do hỏa công, còn ở đây, 12 đánh 330, mà toàn tướng giỏi, cướp biển, tàu chiến đã đánh nam dẹp bắc, vậy mà thua, haiz
4. Lính HQ sống dai, đánh khỏe, 1 tàu đánh hơn chục tàu mà lính ở đâu ra đánh wài.
5. Truyền âm dập mật của tay gián điệp wá kinh khủng, bị đâm 2 phát mà còn la lối cho vợ nghe dc, để cô vợ báo động cho chiến thuyền
6. Cảnh kéo thuyền ra khỏi xoáy nc thì pó tay, hết chê nổi
7. Diễn viên chính đóng ko đạt lắm, ko có cái thần của 1 vị thống soái, nhìn cứ như là 1 đại phu hiền lành


Tóm lại, đây là 1 bộ film đầu tư rất lớn về trường đoạn đánh nhau, đáng coi, nhưng phần dẫn truyện thì wá dài dòng, kỷ xảo thì ảo. Nhưng so với điện ảnh Châu Á thì đây thật sự là 1 thành công. Làm 1 bộ film mà giờ ít nhất là cả đống người VN bít dc trận chiến hoành tráng của lịch sử HQ.

Trước khi review trả lời bạn này cái:
1. chỉ 40 phút đó là đủ để khán giả nhớ đến, không nhất thiết phải trải chiến trận cả phim, trong khi trận chiến chỉ diễn ra trong chưa đầy 1 ngày.
2. kỹ xảo thua Xich Bích - mình xin lỗi vì cái kỹ xảo và trận chiến của Xích Bích chẳng có gì đáng xem cả, không cảm xúc bằng bản Tam Quốc cũ, nhiều đoạn kỹ xảo giả nhìn thấy luôn, còn đánh nhau thì như chưởng tàu. còn 300: RoE thì kỹ xảo của Zack Snyder khỏi chê rồi, nhưng không gì đột phá so với phần 1 - trong khi câu truyện kém hơn hẳn
Nếu bạn đi xem vì kỹ xảo thì bạn thất vọng là phải, các phim bom tấn của Hàn: the Host, sóng thần ở Haeundae, .. bạn sẽ để ý là dù cố gắng nhưng kỹ xảo Hàn vẫn thua kém Holywood vài chục năm, nhưng mình thấy phim không phải lấy kỹ xảo làm điểm mạnh như phim Mỹ nên không nên lấy mặt mạnh so mặt yếu, còn so với Trung mình nghĩ Hàn vẫn hơn nhiều
3. Không xem phim kỹ, bạn quá coi trọng Nhật Bản thì phải, phim làm sát theo sự kiện lịch sử, không thêm mắn muối như 300, bạn không chấp nhận nổi lịch sử? Tam Quốc là tiểu thuyết viết lại, 5 thực 5 hư (tâng phe Thục lên mây), dùng đó để nhận xét nhân vật có thật như lịch sử hơi khập khiễng.
4. cách quay làm cho cảm giác lính Hàn bất tử, âu là thủ pháp bình thường trong phim chiến tranh
Còn số lượng quân trên tàu:
ships_detail_Myeongnyang.png

Tàu Hàn trận này là loại Panokson, tàu Nhật chủ yếu là Atakebune, nhưng trên bảng đã thể hiện range của 2 loại tàu là chênh lệch ra sao.
5. Lúc đó có là thánh thì cô vợ cũng không nghe thấy, coi như thần giao cách cảm giữa hai vợ chồng đi, yếu tố tăng màu sắc cho phim
6. thêm vào cho hợp "ý đảng lòng dân" =))
7. Không biết nói gì, mình thấy diễn xuất của Choi Min Sik quá ổn, 10/10 điểm, quan trọng lúc đầu thể hiện tình thế hiểm nghèo, đoạn cuối thì đúng là 'sừng sững như một vị thần"
Gián điệp 2 mang: bạn shenlong xem phim ko kỹ rồi, đoạn đầu anh gián điệp đi ngay cạnh anh Nhật vua cướp biển.
còn 13 thì là phá đi 1 cái -->12 cho nó thêm hấp dẫn =))
Và 133 tàu chiến còn 200 tàu còn lại là tàu hậu cần, nên nói hạm đội 300 tàu cũng không sai :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:

158789

New Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Phim này em cũng đang hóng :d #9 mình ko có ý tỏ vẽ nhưng người nhật thua ở trận này là đúng,trong khoảng thời gian trước khi nhật đánh với hàn quốc,mấy anh hải tặc người nhật thăm hỏi hàn quốc liên miên,nên hải quân hàn quốc thời đó có thể nói là vô đối,còn thuyền của nhật chủ yếu là thuyền buôn nâng cấp lên,nên thất bại cũng bình thường,nhưng những trận chiến trên bộ nhật bản cày nát quân hàn quốc đó thôi.còn bây giờ thì mấy anh samurai nhật phát triển hải quân nhìn mà phát thèm ! Khoái nhất chiếc yamato B-) ước gì việt nam mình cũng có 1 bé :))
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Đại thủy chiến – một bộ phim chiến tranh đáng xem
Đã ba năm kể từ “Bow, the ultimate weapon” (tên khác là “War of the Arrows”), mình mới xem một phim cổ trang Hàn Quốc. Thông tin trước khi xem phim: 1/3 dân Hàn đã xem phim này – một kỷ lục mới. Và sau khi xem thì thực sự phim này không làm mình thất vọng.
Là một phim chiến tranh về riêng một trận đánh lớn, bộ phim đã thành công khi diễn tả cục diện trước khi bắt đầu, lực lượng tham gia, diễn biến trận đánh và khắc họa hai vị tướng của hai bên. Bạn mong chờ gì ở một cuộc chiến, cụ thể ở đây là hải chiến: vũ khí, binh lính, thần tướng, phản gián, cảm tử, tâm lý chiến, chiến thuật thủy công, binh pháp Tôn Tử…. thì bộ phim này đã đáp ứng tất cả mong muốn của bạn. Nó bổ xung những thứ mà đầu năm, một bộ phim hải chiến khác- 300 Rise of an Empire thiếu: một hình tượng vị tướng đúng nghĩa, chiến thuật hải quân đặc sắc, câu truyện cuốn hút.
081021_p3_npn3.jpg

Tượng Admiral Yi Sun Shin ở Seoul

Bộ phim căng thẳng từ những phút đầu tiên, lúc đầu hơi lê thê kể về bối cảnh của trận đánh và dành thời gian khắc họa tính cách từng nhân vật. Phim này phải nói là không có đoạn nào hài giảm tải cho khán giả (điều mà các phim cổ trang Hàn khác vẫn có), nên có thể khiến nhiều bạn ngáp trong nửa đầu phim, thì thoảng giật mình vì vài hình ảnh dã man rùng rợn. Còn khi đã đi vào cuộc chiến, nhịp phim ngày càng nhanh, nhạc nền rục rã khiến người xem hòa vào cảm giác chiến trận, lo lắng theo từng diễn biến, khó có thể rời mắt khỏi màn hình. Trận đánh cũng rất mãn nhãn, show rất nhiều thứ chứ không đơn giản là chặt chém như 300 RoE, tạo cảm giác về một cuộc đấu trí đỉnh cao, cả về thử thách bản lĩnh, sức chịu đựng, lòng can đảm. Cái thành công của phim một phần vì bám khá sát lịch sử (trận Myeongnyang) – nên logic không bị đặt nhiều dấu hỏi, cũng không quá nâng phe này, dìm phe kia quá đáng, cũng không đến nỗi nhân vật sức mạnh phi thường hay sức mạnh niềm tin quá lố.... Một vài thủ pháp tăng kịch tính, sự ngặt nghèo của phe Hàn, lòng thù hận .... âu cũng là bình thường đối với một bộ phim chiến tranh. Những vũ khí, khí tài quân sự, chiến thuyền của hai phe là sát với những tài liệu lịch sử . Cũng nói thêm một ý đây không phải phim đầu tiên của Hàn nói về trận Myeongnyang, đã có nhiều movie + phim tài liệu về trận chiến này. Tầm ảnh hưởng của nó trong lịch sử Hàn Quốc + Tiều Tiên có lẽ ngang tầm với trận Bạch Đằng với lịch sử Việt Nam. Và ngày nay với một movie chi phí lớn + chất lượng ổn + khả năng PR, người Hàn cũng muốn nhiều nước khác biết về trận đánh hào hùng của dân tộc mình, trong đấy có khán giả Việt Nam :D

https://www.youtube.com/watch?v=ZcCpru2h7uM
Phim tài liệu về trận này, không nên xem nếu không muốn bị Spoil nội dung phim, sẽ thấy rất nhiều tư liệu về chiến thuyền, vũ khí, diễn biến trong 7 tập phim tài liệu đài KBS làm năm 1999
https://www.youtube.com/watch?v=Ye6nu30KDpo&list=PLCUvMJmhd5WxGFPC9T2gABASJGNyr9mYs&index=1
Hoặc mới làm lại năm 2010
https://www.youtube.com/watch?v=s4uffd30QaU
Về diễn xuất: điểm 10 cho chất lượng là đánh giá về Choi Min Sik (để thấy Lucy đã phí hoài tài năng ra sao). Khắc họa chân dung của Yi Sun-shin, một vị thần tướng, vượt qua những giới hạn của người thường, biến những con người yếu đuối sợ sệt thành những chiến binh quả cảm, là người luôn đứng vững trước mọi hoàn cảnh, trong tình thế hiểm nghèo, là điểm tựa, khích lệ người dân, binh lính. (tương tự ấn tượng với Caesar trong Dawn of the Planet of the Apes).
rspuxc.jpg


Các nhân vật phụ của phe Hàn tuy chỉ thoáng qua nhưng cũng đã để lại một số ấn tượng đủ để khán giả nhớ tới: tên nhút nhát Bae Sol, đồng chí thần tiễn, vợ chồng câm.
Phe Nhật thì diễn xuất tròn vai, rõ tính cách và mưu mô của 3 chỉ huy, còn tất nhiên với bộ phim nói về Hàn Quốc là đất diễn của phe Nhật ít rồi, chủ yếu là xây dựng hình tượng kẻ xâm lược.
movies_newss_0701.jpg


20140619001579_0.jpg


Một số bạn thấy tướng Nhật giới thiệu rất khủng nhưng sau lại đụt đụt, nhưng thực ra chưa hẳn vậy:
- Vua Hải Tặc là người nhiều kinh nghiệm, nhìn địa thế biết con nước, thủy triều, ông cũng nhìn ra chiến thuật của Yi Sun-shin, tại sao hạm đội Hàn lại trấn cửa ở đó, và biết chỉ có tấn công thời điểm đó mới có thể chiến thắng, tiếc là đen.
- Hải chiến khác rất nhiều so với đánh trên đất bằng, khi khó trinh sát địa thế, chỉ có những ngư dân lâu năm mới nắm hết luồng rạch, xoáy nước. Quân Nhật thua một phần do cái xoáy nước ở eo Myeongnyang quá dị, một phần là do thượng tầng ép đẩy quân sớm, một phần do Master Yi tâm lý chiến quá hay.

Về hình ảnh: khá thành công khi miêu tả cuộc hải chiến hoành tráng, tuy có vài đoạn kỹ xảo khá lộ liễu, nhưng nhịp phim tiến nhanh nên cũng ít gây khó chịu. Chiến thuyền làm theo mô hình phục dựng từ lịch sử nên tương đối thuận mắt. Hình ảnh hạm đội dàn đội hình rất hoành tráng. Mấy quả gươm đẹp, kiếm Hàn cũng đẹp như kiếm Nhật =))
Khoản tạo hình: phục trang của quân Hàn ổn, tuy vậy vẫn có một điểm giống như mọi phim cổ trang Hàn là nó tương đối “sạch sẽ”. Còn của Nhật thì đẹp, tuy không thể bằng những phim Nhật hay The Last Samurai được, nhưng vẫn toát lên gì đó rất võ sỹ đạo, tuy vậy chưa gây ấn tượng như phục trang của lính Thanh trong Bow.
fullsizephoto212705.jpg


Về âm thanh: Nhạc phim là hay, tuy không quá xuất sắc, vài đoạn tạo cảm giác gượng ép cảm xúc. Tiếng súng đạn, thần công, gươm đao chém nhau xoang xoảng nghe đã tai.

Kết
- Nếu bạn thích phim chiến tranh (nhất là chiến tranh cổ - với gươm đao cung tên), thì nên đi xem phim này. Nhưng khuyến cáo không nên cho trẻ con đi cùng (mình lạ là rạp Quốc gia không hạn chế lứa tuổi), hay không nên cho bạn gái sợ máu me, vì rất nhiều cảnh chặt chém dã man, đầu rơi máu chảy (thật may khi Bộ không cắt mấy cảnh đấy – không thì sẽ thành thảm họa 300 Rise of an Empire thứ hai)
- Nếu bạn ít cảm tình với phim Hàn Quốc, thì xem cũng được, không xem cũng được. Vẫn có vài cảnh sến xẩm, nhưng nói chung không quá ảnh hưởng tới mạch phim, dễ tính thì chấp nhận được, không thì thấy tưng tức =)). Và tạo hình 2 hotboy của hai phe thì gay lòi =))
- Nếu bạn mong một bộ phim giàu kỹ xảo cháy nổ ngút trời, cảnh quay slow motion, trai xinh gái đẹp.. . giống một bộ phim cùng thể loại của Holywood, thì Đại thủy chiến không phải bộ phim đáp ứng mong muốn của bạn.
Mình rate phim 8/10

Đại Thủy Chiến vẫn thiêu thiếu một chút gia vị để so sánh với Bow, the Ultimate Weapon (cùng của đạo diễn Han-min Kim ) có lẽ đoạn cuối chưa tới mức cao trào, nhưng tổng thể thì là một bộ phim Hàn thành công. Nó mang đặc trưng của những phim Hàn cổ trang khác, vốn được dân Hàn rất yêu thích, với một câu truyện hoành tráng về người anh hùng dân tộc, dàn diễn viên gạo cội, dễ hiểu khi nó thành công vang dội trên đất Hàn.
Phần 2 rất có thể sẽ được triển khai, với hai hướng, một là prequel, miêu tả lần xâm lược lần thứ nhất của Nhật Bản, trận chiến biến Yi Sun-shin từ vô danh trở thành đô đốc Hải quân Triều Tiên, và là nỗi khiếp sợ của hạm đội Nhật Bản ; hai là trận Noryan, sau thời điểm trận đánh Myeongnyang trong phim này một năm.
 

jack_kernel

Active Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Nếu xét về Châu Á, film hay, xét wa kinh đô điện ảnh, film ko còn hay nữa.
1. Nhịp film wá chậm, film kéo 140p nhưng trường đoạn thủy chiến tầm 40p
2. Kỹ xảo ảo tung chảo, so với Xích Bích còn thua chứ xét gì đến kỷ xão 300 phần 2
3. Ông tướng wá giỏi, cỡ Gia Cát Khổng Minh còn xách dép, Khổng Minh chờ gió Đông, còn ông này chờ thủy triều, nhưng trận Xích Bích là do Tào ko có thủy quân, lại ko thông thuộc hải hình, ko có tướng đánh thủy, thua do hỏa công, còn ở đây, 12 đánh 330, mà toàn tướng giỏi, cướp biển, tàu chiến đã đánh nam dẹp bắc, vậy mà thua, haiz
4. Lính HQ sống dai, đánh khỏe, 1 tàu đánh hơn chục tàu mà lính ở đâu ra đánh wài.
5. Truyền âm dập mật của tay gián điệp wá kinh khủng, bị đâm 2 phát mà còn la lối cho vợ nghe dc, để cô vợ báo động cho chiến thuyền
6. Cảnh kéo thuyền ra khỏi xoáy nc thì pó tay, hết chê nổi
7. Diễn viên chính đóng ko đạt lắm, ko có cái thần của 1 vị thống soái, nhìn cứ như là 1 đại phu hiền lành


Tóm lại, đây là 1 bộ film đầu tư rất lớn về trường đoạn đánh nhau, đáng coi, nhưng phần dẫn truyện thì wá dài dòng, kỷ xảo thì ảo. Nhưng so với điện ảnh Châu Á thì đây thật sự là 1 thành công. Làm 1 bộ film mà giờ ít nhất là cả đống người VN bít dc trận chiến hoành tráng của lịch sử HQ.

Hàn quốc là chuyên phim yêu đương sến sẩm thôi bác, đừng kỳ vọng quá nhiều vào phim kỹ xảo, cái đấy là thằng tàu khựa nó chuyên môn rồi :v
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Copy & paste
Nguồn: REDS.VN - Geobukseon - 'quái vật' của thủy quân Triều Tiên thời Trung cổ
Geobukseon - 'quái vật' của thủy quân Triều Tiên thời Trung cổ

Là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới, thuyền rùa Geobukseon được coi là một biểu tượng lịch sử của dân tộc Triều Tiên.

Redsvn-Geobukseon-01.jpg



Được sử dụng nhiều trong vương triều Joseon từ thế kỷ 16, thuyền rùa (tiếng Hàn gọi là Geobukseon) là một phát minh quân sự nổi tiếng của người Triều Tiên.

Redsvn-Geobukseon-02.jpg


Tên gọi “thuyền rùa” bắt nguồn từ hình dáng đặc trưng của con thuyền, với dáng khum khum như thân rùa, nóc tàu bọc các tấm thép, lởm chởm trông sắc, như những mảnh mai rùa. Có thể coi đây là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới.

Redsvn-Geobukseon-03.jpg


Thiết kế này giúp con thuyền vô hiệu hóa được một phần hỏa lực đối phương, đồng thời ngăn chặn hữu hiệu những cuộc xâm nhập lên thuyền.

Redsvn-Geobukseon-04.jpg


Không những phòng thủ tốt, thuyền rùa còn mang hỏa lực rất mạnh. Nó có thể mang tới 30 khẩu đại bác với các kích cỡ khác nhau đặt dọc thân tàu.

Redsvn-Geobukseon-05.jpg


Ngoài ra, thuyền rùa còn có 24 lỗ châu mai dọc thân và 2 lỗ châu mai trước và sau để các xạ thủ sử dụng súng hỏa mai.

Redsvn-Geobukseon-06.jpg


Phần đầu rồng của con thuyền không chỉ có tác dụng uy hiếp tinh thần đối phương, mà còn là một ống phun khói làm che khuất tầm nhìn của quân địch. Có khi bộ phần này được lắp đại bác để tăng sức mạnh tấn công.

Redsvn-Geobukseon-07.jpg


Thuyền rùa thường được dùng để đánh cận chiến. Chiến thuật của người Triều Tiên là đâm thẳng vào đội hình tàu địch để gây rối loạn, rồi tiếp tục nã đạn vào đối phương.

Redsvn-Geobukseon-08.jpg


Theo sử sách Triều Tiên, cha đẻ của con tàu là đô đốc Yi Sun-sin (1545 - 1598), một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của dân tộc Triều Tiên. Dù vậy, các phiên bản thuyền rùa đầu tiên đã được phát triển từ đầu những năm 1400. Vai trò của chúng trong thời gian này không mấy nổi bật do Triều Tiên duy trì được nền hòa bình trong một giai đoạn dài.

Redsvn-Geobukseon-09.jpg


Thuyền rùa chỉ thực sự trở nên nổi tiếng khi được đô đốc Yi Sun-sin hoàn thiện và thống lĩnh trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của hải quân Nhật Bản do Toyotomi Hideyoshi chỉ huy từ năm 1592-1598. Trong cuộc chiến này, thuyền rùa đã lập nhiều nhiều chiến công, gây tổn thất nặng nề cho quân Nhật.

Redsvn-Geobukseon-10.jpg


Ngày nay, thuyền rùa Geobukseon được coi là một biểu tượng lịch sử của dân tộc Triều Tiên. Có thể bắt gặp nhiều mô hình, tượng đài về con thuyền này ở các bảo tàng và địa điểm công cộng ở cả hai miền Triều Tiên.
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Đại thủy chiến (The Admiral: Roaring Currents) – Thành bại tại “ý trời”

Thêm clip hậu trường
Để khỏi thắc mắc bao giờ Việt Nam có những phim hoành tráng dạng này :p
[video=youtube;9oEHsBDvonU]https://www.youtube.com/watch?v=9oEHsBDvonU[/video]
 
Bên trên