Đánh Giá Dinkum Actionpod và Miếng Chắn Sáng Compact Lens Shade

allimage

New Member
Theo Slavik Boyechko:
2%201(126).jpg
Có rất nhiều cách để cố định các loại đèn nhỏ, máy quay bỏ túi và nhiều loại phụ kiện khác mà không cần chân đèn hoặc chân máy. Trong túi đồ nghề của mình, tôi luôn mang theo một chiếc Joby Gorillapod để cố định các loại thiết bị trên. Tuy nhiên trong khi làm tốt vai trò của một chiếc chân máy nhỏ, đôi khi rất khó để đặt một chiếc chân máy Gorillapod xung quanh chủ thể.

Chân máy cơ động Dinkum Systems ActionPod ($35) có thể thay thế trong một số trường hợp Gorillapod không thích hợp sử dụng. Dinkum có một lỗ vít thông dụng 1/4-20″ trên đỉnh, có chiều dài 18cm, và có một đế kẹp rất chặt để kẹp vào cạnh bàn, ghế,... khi cần thiết. Tôi đã từng sử dụng nó để lắp các loại đèn nhỏ, cũng như GoPro.
2%202(98).jpg
Dinkum Systems cũng bán nhiều loại phụ kiện khác nhau có thể sử dụng chung trên ActionPod, bao gồm cả một miếng chắn sáng cho ống kính khá đẹp.

Bản thân tôi không thường dùng hộp loa chắn sáng khi làm các bộ phim tài liệu, tuy nhiên khi quay các cảnh phỏng vấn, tôi có thể sử dụng Dinkum để lắp một chiếc đèn vòng nhỏ ngay phía trên ông kính. Bộ thiết bị này rất nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích trong túi nhưng lại có độ chắc chắn vừa đủ.

Dinkum Flexipod có thể được dùng để giữ microphones, về cơ bản nó cũng giống như một chiếc Actionpod tuy nhiên lại có lỗ vặn vít 3/8-16″ cùng bộ Fleximount thường được sử dụng để cố định micro.
2%203(87).jpg

Mặc dù có vẻ bề ngoài giống như ActionPod, Zylight Nasty Clamp ($44) có một lỗ vít 1/4″ ở trên đỉnh và là một phụ kiện đáng tin cậy trong túi đồ nghề của bất cứ nhà quay phim nào. Nasty Clamp có khả năng chịu được cân nặng 0.5kg trong khi ActionPod có thể chịu được 1.5kg . Mặc dù ActionPod có chiều dài nhỉnh hơn Nasty Clamp một chút, tuy nhiên cả hai cánh tay của Nasty Clamp và ActionPod đều có thể tháo rời được.

Cả ActionPod và Nasty Clamp đều là những phụ kiện rất tiện dụng - đặc biệt là khi giữ các loại đèn nhỏ hoặc quay time-lapse. Tuy nhiên tôi khuyên bạn không nên dùng hai phụ kiện này cho GoPro khi đang quay các cảnh quay từ trên một phương tiện đang chuyển động.
2%204(76).jpg

Lý do ư? Tấm ảnh trên đây chính là hình ảnh cuối cùng của chiếc GoPro này (may mắn thay đây chỉ là một chiếc GoPro Hero 2). Chiếc GoPro này được đặt trên một tấm lưới để quay cảnh cá bị bắt. Phần kẹp chân máy rất chắc chắn ngay cả khi ở dưới nước, tuy nhiên phần cánh tay tháo rời được của chân máy lại không thể chịu được và hậu quả là chiếc GoPro này đã nằm lại mãi mãi đâu đó dưới đáy của dòng sông này.

[video=youtube;T8wbQJz4Jsw]https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=T8wbQJz4Jsw[/video]​

Nguồn News Shooter
 
Bên trên