[Đánh giá] Laptop lai Asus Transformer T200 – Bản nâng cấp đáng giá cho giải trí và làm việc nhẹ nhà

melon_pig

Member
Tiếp sau thành công của dòng Transfomer T100 được ra mắt cách đây hơn 1 năm, ASUS vừa tung ra “người biến hình” mới - ASUS Transformer T200TA với nhiều thay đổi về thiết kế bên ngoài, nâng cấp phần cứng bên trong cùng với thời lượng pin đã tăng lên đáng kể…

tjxc6c1.jpg


Nếu đã từng tiếp xúc với ASUS Transformer T100 trước đây, thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất là máy có màn hình 11.6 inch so với 10.1 inch của người tiền nhiệm. Đi cùng với sự thay đổi đó là không gian của bàn phím đã được nới rộng hơn để phù hợp với kích thước chung của chiếc máy.

0bksAaV.jpg


Bên cạnh sự thay đổi về ngoại hình là một số nâng cấp đáng kể bên trong. Ở thay đổi đầu tiên là dung lượng pin của ASUS Transformer T200 đã được tăng lên 38Wh so với 34Wh của T100. Để tăng cường hiệu năng, ASUS cho nâng cấp CPU lên T-Z3775 1.46 GHz. Đây là CPU có chung nền tảng Intel Atom BayTrail với thế hệ trước (của T100 là T Z3740). Một sự thay đổi rất đáng giá của dòng máy này.

Hình dáng và thiết kế phần thân chính (Màn hình)

Cảm nhận đầu tiên của mình khi tiếp xúc với T200 là máy trông rất giống với một chiếc netbook. Toàn bộ phần thân và dock của Asus Transformer T200 chỉ sử dụng nguyên liệu nhựa nhưng có chất lượng rất tốt. Khi cầm cho cảm giác chắc chắn, không ộp ẹp. Phần lưng sử dụng một màu xanh chủ đạo với các đường vân nổi khá bắt mắt và giúp tạo cảm giác an toàn khi cầm, nhất là lúc tay ướt.

nYOtle0.jpg


Phần thân được tích hợp các cổng micro HDMI, micro USB, micro SDCard, jack cắm headphone và cổng sạc nguồn bên hông trái. Chếch lên trên là nút chỉnh âm lượng, nút nguồn, nút trở về màn hình chính và loa nằm 2 bên.

HUoMtsQ.jpg


Asus Transformer T200 được trang bị 2 camera: Camera trước có độ phân giải 1.2MP và camera sau là 5MP. Tất cả đều không có flash và cho chất lượng ảnh trung bình.

Sd187cH.jpg


Dji9F95.jpg


Phía dưới cùng là cổng kết nối với dock và 2 chấu cố định thân máy.

DbjYCWL.jpg


QJdz90v.jpg


Phần Dock

Thêm một điểm nổi bật của Asus Transformer T200 là bàn phím được trang bị đầy đủ các phím chức năng, khoảng cách giữa các phím rộng rãi hơn T100 nên giúp đánh văn bản dễ dàng. Khi thực hiện đánh nhanh một đoạn văn bản, mình nhận thấy phím có độ đàn hồi tốt, nhưng lại phát ra tiếng động nhỏ. Nếu sử dụng vào ban đêm có thể sẽ ảnh hưởng nhẹ đến người xung quanh do tiếng “cốc cốc” phát ra.

0bksAaV.jpg


lJiuv7F.jpg


AU63unO.jpg


Khu vực trackpad (Rê chuột) lớn hơn T100 một chút, khi rê chuột rất chính xác. Ngoài ra nó còn hỗ trợ tính năng gesture.

Trên dock được tích hợp cổng Lan, cổng USB 3.0 bên trái và 1 cổng USB 2.0 nằm bên phải.

Ngoài ra phần dock của T200 cũng có thể mở ra để gắn thêm ổ cứng chuẩn 2.5 inch, khá tiện cho việc nâng cấp dung lượng lưu trữ.

Ix5tXYu.jpg


Một điểm yếu của Asus Transformer T200 là phần khớp kết nối giữa thân máy và dock khá lỏng lẻo. Khi thực hiện tháo rời 2 phần, mình gặp phải vấn đề là hơi khó khăn để nâng được phần thân máy lên. Khi lắp ngược trở lại cũng vậy, dù đã ấn mạnh xuống nhưng cũng phải mất thêm một vài thao tác nữa 2 phần mới “dính” chặt được với nhau. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ làm gãy chỗ khớp nối.

Asus Transformer T200 sử dụng màn hình IPS có kích thước 11.6-inch, mặc dù lớn hơn T100 nhưng độ phân giải vẫn giữ nguyên 1366 x 768px. Chất lượng hiển thị chỉ ở mức trung bình, không sắc nét nhưng cũng không đến nỗi tệ. Đáp ứng tốt nhu cầu xem phim giải trí. Ngoài ra, màn hình có góc nhìn rất tốt và cảm ứng tưởng đối ổn.

Thời lượng Pin – Nhiệt độ

Asus Transformer T200 được trang bị pin có dung lượng 38Wh cao hơn T100. Theo Asus thời gian sử dụng lến đến 8.5h. Qua trải nghiệm thực tế, trong khoảng thời gian hơn 2 tiếng sử dụng liên tục bao gồm mở wifi, lúc gắn dock, lúc tháo rời dock thì pin chỉ tụt khoảng 12%. Còn khi sử dụng xuyên suốt máy trụ được khoảng 5h với độ sáng theo mặc định (mở máy lên là dùng), wifi luôn mở.

Nhìn chung máy có nhiệt độ rất tốt, khi sử dụng khoảng 30 phút sẽ cảm nhận được nhiệt độ do CPU tỏa ra, tuy nhiên nó chỉ hơi ấm một chút chứ không ảnh hưởng nhiều. Máy cũng không hề phát ra bất kỳ tiếng động nào do tản nhiệt CPU không dùng quạt và không sử dụng ổ cứng cơ.

Hiệu năng máy

Dưới đây là cấu hình của Asus Transformer T200:

  • CPU: Intel® Bay Trail-T Quad Core Z3775 1.46 GHz Processor
  • RAM: 2GB LPDDR3 MHz SDRAM
  • Màn hình: 11.6" 16:9 IPS HD (1366x768) hỗ trợ đa điểm
  • Đồ họa: Integrated Intel® HD Graphics
  • Ổ cứng: 64GB eMMC

Để đánh giá hiệu năng, mình sử dụng một số phần mềm benchmark chuyên dụng như:
  • HWINFO: Để xem cấu hình và đánh giá hiệu năng chung
  • CINEBENCH: Để đánh giá thư viện đồ họa OpenGL và CPU
  • CrystalDiskBenchmark: Để đánh giá tốc độ đọc/ghi ổ cứng
  • Sao chép dữ liệu thực tế bằng cổng USB 3.0

Kết quả
HWINFO

La4Ox3S.png


Cinebench

Z0d0zo7.png


Ở phần đánh giá này điểm số của thư viện đồ họa OpenGL là 6.95, với điểm số trên ta chỉ có thể chơi được các game đơn giản không đòi hỏi nhiều về cấu hình đồ họa. Riêng điểm số CPU thì rất thấp, ở mức 1.47 thật ra với cấu hình CPU như vậy thì không thể đòi hỏi gì nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn máy đáp ứng rất tốt cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày như giải trí và xử lý công việc nhẹ nhàng là lướt web, xem phim, đánh văn bản .v..v.

CrystalDisk Benchmark

CJMS8Aq.png


Xin lưu ý kết quả trên là từ ổ cứng eMMC mặc định theo máy với tốc độ đọc là 92.17 MB/s và ghi là 44.84 MB/s. Kết quả này cũng xê xích với ổ HDD thông thường. Khi thử nghiệm tắt mở và khởi động lại, mình nhận thấy máy có thời gian boot tương đối nhanh.

Trong trường hợp muốn nâng cấp khả năng lưu trữ, thì có thể gắn thêm ổ cứng rời ở phía dưới dock.

Sao chép dữ liệu thực tế

anUTetX.png


Mình chép 2 file gồm 1 file zip có dung lượng 3.1GB và file còn lại có dung lượng 320MB thông qua giao tiếp USB 3.0 thì máy có tốc độ trung bình giao động từ 13MB~14MB/s. Với tốc độ này, bạn có thể chép hình ảnh hay dữ liệu dung lượng cao một cách nhanh chóng.

Tổng kết

Chỉ với một số thay đổi nhỏ về kích thước và linh kiện bên trong đã giúp cho hiệu năng của máy tăng lên đáng kể. Với mức giá khoảng 10 triệu đồng chiếc laptop lai Asus Transformer T200 hoàn toàn phù hợp cho các nhu cầu giải trí, học tập và làm việc ở mức độ nhẹ nhàng.

Ưu:
  • Có thể vừa sử dụng như laptop vừa tablet
  • Hiệu năng tốt hơn thế hệ trước
  • Màn hình kích thước lớn hơn
  • Bàn phím rộng rãi
  • Tích hợp 2 camera

Khuyết
  • Trọng lượng khá nặng
  • Vỏ ngoài bằng nhựa nên nhìn kém phần “sang trọng”
  • Khớp nối giữa 2 máy hơi lỏng lẻo

Một số hình ảnh khác:

agxMyIR.jpg

pLnc0pR.jpg

SanM0XZ.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

kant1522b

Member
Ðề: [Đánh giá] Laptop lai Asus Transformer T200 – Bản nâng cấp đáng giá cho giải trí và làm việc nhẹ nhàng

hix, tháo tới tháo lui, mà thấy cái dòng "khớp hơi lỏng lẻo" của bác chủ là thấy ớn ớn rồi.
 
Bên trên