Đức phê duyệt Luật An ninh Công nghệ Thông tin, Huawei hưởng lợi?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Theo chính phủ Đức, An ninh mạng và thông tin có ý nghĩa to lớn đối với đất nước, nền kinh tế và xã hội, đại dịch COVID-19 một lần nữa chứng minh điều này.

Wall Street Journal đưa tin, nội các của Thủ tướng Đức Merkel đã thông qua dự thảo sửa đổi Luật An ninh Công nghệ Thông tin vào và sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt nhiều lần đối với các nhà cung cấp thiết bị viễn thông.



Các nhà cung cấp cần thông báo kế hoạch xây dựng, thiết bị được sử dụng và bắt buộc phải đảm bảo an toàn thông tin, không để lọt dữ liệu ra nước ngoài, nếu vi phạm quy định sẽ phải chịu trách nhiệm. Chính phủ Đức cũng sẽ xem xét các yếu tố như ngoại giao và quốc phòng, nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc vi phạm của nhà cung cấp trong quá trình thực hiện, thiết bị có thể bị cấm.

Theo Deutsche News Agency, Luật An ninh Công nghệ Thông tin (còn được gọi là Luật Bảo mật CNTT 2.0) yêu cầu các nhà sản xuất thực hiện các cam kết sâu rộng, đặc biệt loại trừ hiệu suất kỹ thuật cho các mục đích phá hoại, gián điệp hoặc khủng bố và hứa hẹn bất kỳ dữ liệu nào cũng sẽ không chảy sang các chính phủ nước ngoài.

Văn phòng An ninh Thông tin Liên bang, cơ quan quản lý mạng của Đức, sẽ giới thiệu một nhãn bảo mật CNTT thống nhất. Nếu một nhà sản xuất chứng minh được là không đáng tin cậy, nó có thể bị loại hoàn toàn khỏi mạng 5G. Một ủy ban điều tra chung bao gồm Thủ tướng Đức, Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế và Bộ Ngoại giao sẽ điều tra các cáo buộc.

Các phương tiện truyền thông đã đưa ra những cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của luật này đối với Huawei. Tờ Times tuyên bố rằng các yêu cầu mới “có thể ngăn Huawei mở rộng 5G ở Đức”. Huawei được coi là "một nguy cơ bảo mật" và các chuyên gia lo ngại rằng công ty Trung Quốc "sẽ tiến hành các hoạt động gián điệp hoặc phá hoại".

Reuters dẫn lời giới chính trị Đức nói rằng Huawei “sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh uy tín của mình, ít nhất là về các thành phần mạng quan trọng”. Tuy nhiên, Wall Street Journal lại đưa ra bình luận, chính phủ Đức “tiến thêm một bước nữa trong việc cho phép sử dụng công nghệ của Huawei ở mạng di động 5G, cho phép công ty Trung Quốc đạt được một chiến thắng nhỏ ở lục địa châu Âu”.

Theo báo cáo, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức và là thị trường lớn nhất của nhiều công ty Đức. Việc cấm hoàn toàn Huawei tại Đức có thể gặp phải những trở ngại pháp lý và nó cũng đe dọa lợi ích kinh tế đáng kể của Đức ở Trung Quốc. Xét về mức độ phụ thuộc của ngành công nghiệp Đức vào Trung Quốc, Berlin đã miễn cưỡng hoàn toàn đứng về phía Washington.

Đức đang tìm kiếm một cơ sở trung gian để cho phép Huawei tiến hành hoạt động kinh doanh tại nước này, nhưng họ phải có đủ sự giám sát. Theo Financial Times, so với Mỹ và Anh, Đức vẫn chưa loại trừ hoàn toàn các công ty Trung Quốc khỏi thị trường viễn thông. Chính quyền Trump đã gây áp lực lên các đồng minh để có đường lối cứng rắn chống lại Huawei, nói rằng thiết bị của họ có thể bị Bắc Kinh sử dụng cho các hoạt động phá hoại và gián điệp.

Có thông tin cho rằng quyền chủ động sử dụng các thành phần chính nằm trong tay các quan chức Đức, nếu họ tin rằng các thành phần này có vấn đề nghiêm trọng về bảo mật, họ có quyền trực tiếp hủy bỏ tư cách sử dụng các thành phần này. Dự luật này vẫn cần được Hạ viện Đức xem xét trước khi cuối cùng có thể thông qua, nhưng nó đã làm dấy lên những ưu và nhược điểm.

Nội các Đức tuyên bố rằng, luật mới giải quyết toàn bộ vấn đề an ninh thông tin hơn là các nhà cung cấp cụ thể. Ngành công nghiệp ô tô chủ chốt của Đức có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Huawei và thị trường Trung Quốc, do đó, các công ty ô tô và công ty viễn thông của Đức rất ủng hộ thiết bị của Huawei vào thị trường nước này, vì sự hợp tác như vậy có thể tạo ra nhiều lợi ích hơn cho họ.

Một số người ủng hộ cho rằng, trước đây Đức không có cách nào loại trừ các công ty viễn thông rủi ro, nhưng giờ đã có luật để đảm bảo an toàn. Theo nội dung của dự thảo sửa đổi, thẩm quyền của Văn phòng An toàn Thông tin Liên bang thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Đức sẽ được mở rộng. Trong tương lai, họ sẽ có thể lưu trữ dữ liệu trong một thời gian dài hơn, bởi vì các trường hợp trước đây đã cho thấy rằng các cuộc tấn công mạng thường có thể kéo dài trong vài năm.

Mặt khác, ngoài các nhà khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng như năng lượng và cung cấp nước, sẽ cần nhiều công ty thực hiện nghĩa vụ báo cáo rủi ro hơn, chẳng hạn như ngành công nghiệp quốc phòng và các công ty khác có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc gia. Các công ty này sẽ có nghĩa vụ theo dõi các cuộc tấn công mạng, kiểm tra hệ thống, xác định và báo cáo rủi ro.

Dự thảo cũng đề xuất sẽ tạo điều kiện để thiết lập nhãn bảo mật công nghệ thông tin thống nhất, để bảo mật hàng hóa rõ ràng, giúp người tiêu dùng có quyết định mua hàng tốt hơn.

Theo ICT News​
 

Super Fast

Member
Dự thảo cũng đề xuất sẽ tạo điều kiện để thiết lập nhãn bảo mật công nghệ thông tin thống nhất, để bảo mật hàng hóa rõ ràng, giúp người tiêu dùng có quyết định mua hàng tốt hơn. => Sự thảo thôi :))
 
Bên trên