Đúng hay sai việc các bậc phụ huynh luôn muốn định hướng nghề nghiệp cho con em mình

Hang Hang

Member
Các bậc phụ huynh luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Chính vì thế mà họ thường định hướng việc học tập cho con để hướng tới những công việc mà họ đã sắp đặt từ trước mà hầu như không nghĩ tới cảm nhận của con cái mình. Điều này đã vô tình gây ra những tổn thương, chấn động tâm lý đối với thế hệ trẻ.
cd.jpg

Định hướng việc học tập, sở thích hay công việc của con cái là việc mà bố mẹ mong muốn để giúp con có được tương lai tốt đẹp, trở thành người có ích. Tuy nhiên, hầu hết các cha mẹ thường bỏ qua phần quan trọng nhất đó chính là những mong muốn của con cái. Có nhiều ý kiến cho rằng, định hướng của bố mẹ đối với việc học tập hay công việc là cần thiết, tuy nhiên ở mức độ nào đó khi con cái có sở thích hay năng khiếu nào khác, muốn con phát huy được hết năng lực của mình thì cha mẹ cũng nên tôn trọng những điều đó, nếu không “quả quýt mà muốn thành cây cam” thì rất khó, đặc biệt là khó thành đạt trong cuộc sống sau này.
Vậy việc định hướng theo mong muốn cho con cái có phải là phương án hợp lý và nên hay không nên chiều theo sở thích của con cái?
Trả lời câu hỏi này, một giảng viên trung cấp Y Khoa chia sẻ: “Điều này là vừa nên vừa không nên. Ở đây là mỗi trẻ có một sắc thái, một năng lực, năng khiếu khác nhau cho nên cái mà các em thích nó bộc lộ ra thì đó chính là cái tự nhiên của người đó và có thể đây chính là sở trường, tiềm năng của các em. Các bậc phụ huynh nên tôn trọng điều đó và nên định hướng chiều theo mong muốn của trẻ. Còn không nên ở chỗ, đôi khi mong muốn của con cái mang tính chủ quan, không thực tế và quá lý thuyết, trong trường hợp này bố mẹ cần can thiệp và giúp con cái nhận biết được được điều đó không thực tế, nhận thức được khả năng thực tế là cái gì, đây là phần có vai trò của cha mẹ trong đó”. Việc định hướng không dựa trên sở thích, năng khiếu của con sẽ tạo ra những mâu thuẫn, xung đột khó mà hòa giải. Mâu thuẫn kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý con người và để lại những hậu quả tâm lý nghiêm trọng. Vậy phải làm sao để có thể giải quyết mâu thuẫn và hạn chế những hệ quả tâm lý đối với con cái? Chia sẻ về vấn đề này ban tư vấn Tuyển sinh Liên thông cao đẳng dược cho biết, vấn đề ở đây là xung đột gia đình, xung đột giữa các thế hệ giữa cha mẹ và con cái, bao giờ cũng vậy cha mẹ cũng phải tự đặt câu hỏi liệu mình đã định hướng đúng cho con hay chưa và người con cũng phải như vậy cũng phải tự đặt câu hỏi liệu đó có phải là điều mình muốn hay chưa, mình có quyết tâm làm hay không
IMG_0314_-_550px.jpg

Ở Việt Nam cha mẹ gần như luôn song hành với con cái trong suốt cuộc đời, vấn đề ở đây là cha mẹ cần phải thay đổi cách ứng xử, cha mẹ cũng phải học cách để làm cha mẹ, cái gì cũng có hai mặt của nó. Đứa trẻ mong muốn nhưng không đạt được điều đó thì nó cũng đau khổ, mà bố mẹ mong muốn nhưng con không đạt được thì bố mẹ cũng đau khổ. Cho nên chúng ta phải nhìn ở hai mặt, một là sở thích năng lực thực tế của trẻ, hai là cha mẹ định hướng phải dựa trên sự quan tâm, giao quyền và giao trách nhiệm cho con,có như vậy thì mọi thứ mới được hài hòa. xem thêm tại Liên thông Cao đẳng Y Dược Hà Nội tuyển sinh năm 2017
 
Bên trên