HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD

nguyentrungthanh

Well-Known Member
Re: HD Thái Nguyên - Nơi chém gió

Trường hợp File Host của mình thế này nếu làm theo bác thì IDM tèo :D

Mã:
# Copyright (c) 1993-1999 Microsoft Corp.
#
# This is a sample HOSTS file used by Microsoft TCP/IP for Windows.
#
# This file contains the mappings of IP addresses to host names. Each
# entry should be kept on an individual line. The IP address should
# be placed in the first column followed by the corresponding host name.
# The IP address and the host name should be separated by at least one
# space.
#
# Additionally, comments (such as these) may be inserted on individual
# lines or following the machine name denoted by a '#' symbol.
#
# For example:
#
#      102.54.94.97     rhino.acme.com          # source server
#       38.25.63.10     x.acme.com              # x client host


127.0.0.1       localhost
27.0.0.1 www.internetdownloadmanager.com
207.44.199.159 registeridm.com
207.44.199.16 registeridm.com
Thêm vào mấy cái dòng dưới tiếp tục chứ đâu bắt bác xóa đâu mà tèo hay không, của em cũng có mấy dòng của IDM nữa mà.
Mã:
127.0.0.1       localhost
27.0.0.1 www.internetdownloadmanager.com
207.44.199.159 registeridm.com
207.44.199.16 registeridm.com
127.0.0.1 ism-server.com
127.0.0.1 www.ism-server.com
127.0.0.1 *.ism-server.com
Như vậy đấy.;))
 

Adam_Love

Member
Re: HD Thái Nguyên - Nơi chém gió

Thêm vào mấy cái dòng dưới tiếp tục chứ đâu bắt bác xóa đâu mà tèo hay không, của em cũng có mấy dòng của IDM nữa mà.
Mã:
127.0.0.1       localhost
27.0.0.1 www.internetdownloadmanager.com
207.44.199.159 registeridm.com
207.44.199.16 registeridm.com
127.0.0.1 ism-server.com
127.0.0.1 www.ism-server.com
127.0.0.1 *.ism-server.com
Như vậy đấy.;))

Khởi động lại Google Chrome ;))
 

Adam_Love

Member
Re: HD Thái Nguyên - Nơi chém gió

Mà cái chiêu chỉ áp dụng cho 4R hay cả Google Chrome à bác thành !
 

binhhc

Moderator
Bài viết về giải pháp chống nóng cho đầu HDP S7A và lắp thay ổ DVD vào hộc chứa HDD của bạn Thích Là Bụp
(Mình thấy hay nên copy về đây chia sẻ với anh em)


HDD để trong S7A nóng dã man. Sau mấy lần treo máy em mới phát hiện ra và chỉ để HDD ở ngoài
Hộc hotswap em tháo luôn ra, lắp vào đấy cái ổ DVD.:d

Có 1 cách nữa là bác cho cả 2 ổ ra bên ngoài. Bác mua thêm sợi dây giống như sợi cắm phía sau là xong. Tháo con ốc phía sau, nhấc nắp ra rồi luồn qua hộc Hotswap là được, cả 2 ổ mát rượi.

Vụ thay DVD vào hộc Hotswap thì cũng đơn giản. bác làm như sau:

1. chuẩn bị 1 ổ DVD 5.25" SATA. 01 tô vít 4 cạnh có đầu nam châm.

2. Tháo con ốc to đùng phía sau, nhấc nắp ra.

3. Rút cáp SATA.

4. Tháo 04 con vít gắn hộp Hotswap với đáy S7a, nhấc cả cụm lên.

5. Tháo 4 con vít bên hông gắn Hotswap với nắp chụp.

6. Lắp nắp chụp lên ổ DVD, gắn 4 con vít hông.

7. Đặt cả cụm vào S7a, gắn lại 4 con vít. Phát này phải chơi đầu tô viwts có nam châm vì khá chật chội.

8. Cắm giắc SATA

9. Lắp lại như cũ. Chiến thôi.
 

ducicb

Member
Ðề: Re: Ðề: Re: HD Thái Nguyên - Những kỷ niệm và tâm sự về HD

Anh làm đơn giản thôi DT phòng gần 40m tham khảo trên diển đàn và đi nhòm ngó thực tế một số nơi còn theo đúng tiêu chuấn thỉ khướt lắm anh không theo được có gì ACE tư vấn giúp đỡ nhé

Em nghĩ diện tích cũng không phải là yếu tố đầu tiên bác ạ, vấn đề là bác nghiên cứu sao cho cái phòng có tỷ lệ tương đối như sau: cao 0,618 - rộng 1- dài 1,618; như vậy thì sau khi làm xong phần cơ bản thì phòng bác đã tương đối nghe được rồi, chỉ cần thêm một số chi tiết nhỏ nữa như sofa, thảm trải sàn là ok luôn. Kinh nghiệm của em là như vậy ạ.
 

binhhc

Moderator
Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD

Lang thang trên 4R thấy có mấy bài viết của bác abchen (HDSG) rất bổ ích, xin phép
về đây để anh em tham khảo:
Bài 1: Tivi LCD vs CRT và những con số

Mấy bữa rày ngoài sân tennis toàn nghe “tám” về giải Roland Garros đang phát trực tiếp trên kênh VTVC3. Sáng nay có một ông bác bàn chuyện ngoài chuyên môn một chút “Không hiểu hai chị em nhà Williams dạo này tập thể hình hay giải phẫu thẩm mỹ hay sao mà trong giải này thấy gọn gàng hẳn?!?” – mình lại phải giở võ ra để giải thích cho bác ấy phân biệt các khái niệm về tỷ lệ màn hình 4:3 và 16:9...

Nhân đây mình cũng xin tổng hợp và hệ thống hoá lại những con số và tỷ lệ liên quan đến kích thước hình ảnh của các loại tivi.

Tạm thời quy ước trong bài này là khi nói đến tivi CRT là nói đến khung hình tỷ lệ 4:3 còn khi nói đến tivi LCD là nói đến khung hình có tỷ lệ 16:9. Sự thực trên thị trường vẫn có loại tivi CRT tỷ lệ 16:9 và tivi LCD tỷ lệ 4:3 nhưng đó là những ngoại lệ đối với bài viết này.

Đơn vị khoảng cách quy đổi: 1” = 1 inch = 25,4 mm

Các công thức tính toán trong bài này dựa trên những kiến thức hình học và lượng giác căn bản.


Hoan nghênh các bạn kiểm chứng lại các công thức để cùng mình chỉnh sửa những sai sót nếu có.

Vấn đề thứ nhất: Cỡ của tivi hay Kích thước khung hình
- Là độ dài đường chéo của màn hình, thường tính bằng inch
- Đối với tivi CRT: là độ dài đường chéo của đèn hình chứ không phải của phần hình ảnh thấy được. Chênh lệch này không đáng kể nên tạm thời không cần xét đến.
Ví dụ:
+ Tivi 21”: phần hiển thị chỉ được 20,5”
+ Tivi 29”: phần hiển thị chỉ được 27,25”
- Đối với tivi LCD: cũng chính là độ dài đường chéo của phần hình ảnh thấy được.
- Quy đổi kích thước vật lý cho tivi LCD:
Mã:
+ Chiều cao = Kích thước / 2,0397
+ Chiều ngang = Kích thước / 1,1473

- Quy đổi kích thước vật lý cho tivi CRT:
Mã:
+ Chiều cao = Kích thước / 1,6667
+ Chiều ngang = Kích thước / 1,2500

- Tivi LCD có chế độ hiển thị theo tỷ lệ 4:3, khi bạn xem truyền hình trong chế độ này thì tương đương với màn hình CRT nào?
Công thức:
Mã:
Kích thước CRT tương đương = Kích thước LCD / 1,224
Ví dụ: Tivi LCD 32”, khi xem truyền hình trong chế độ 4:3 thì phần hình ảnh thấy được chỉ là 32”/1,224 = 26,14”

Như vậy nếu bạn có ý định thay tivi CRT 29” bằng LCD 32” cho các cụ ở nhà xem truyền hình thì hãy cẩn thận vì kiểu gì cũng ăn mắng: không bị “đổi làm gì! còn bé hơn tivi cũ” thì cũng bị “người ngợm gì mà đứa nào cũng lùn tịt” (tại sao lại lùn tịt? vui lòng xem ở vấn đề thứ hai bên dưới)

- Còn nếu bạn xem phim 16:9 trên tivi CRT thì hình ảnh hiển thị tương đương tivi LCD nào?
Công thức:
Mã:
Kích thước LCD tương đương = Kích thước CRT / 1,089
Như vậy hai tivi CRT và LCD cùng kích thước khi trình diễn nội dung 16:9 thì ti vi LCD cho hình ảnh lớn hơn hẳn.


Vấn đề thứ hai: Hiện tượng méo hình

Đây là vấn đề của sự lựa chọn giữa việc hiển thị đầy màn hình hay hiển thị đúng tỷ lệ hình ảnh gốc.

Hình ảnh hiển thị chỉ đẹp (không bị méo) khi tỷ lệ hiển thị trùng với tỷ lệ hình ảnh tại nguồn.

Đây cũng chính là vấn đề của ông bác trong câu chuyện nhập đề. Ông bác ấy vẫn xem truyền hình bằng tivi LCD để chế độ toàn màn hình nên trong các giải đấu trước đây chị em nhà Williams đã bị tivi làm cho “béo” vì nguồn phát sử dụng hình ảnh 4:3; trong giải Roland Garros lần này, VTC3 tiếp sóng của nguồn hình ảnh 16:9 nên bác ấy được thấy kích thước “thật” mà cứ tưởng là “gầy”.

Để kiểm chứng, các bạn hãy để ý nhìn logo của giải đấu xuất hiện trên màn hình khi tổng kết ván đấu hay khi thông tin tình hình thời tiết xem nó có thực sự tròn như hình 1 hay không.

Ở các giải đấu trước đây, khi nguồn phát sử dụng hình ảnh 4:3 thì trên tivi CRT bạn sẽ thấy như hình 1 còn trên tivi LCD không chọn chế độ 4:3 bạn sẽ thấy “mập, lùn” như hình 2.

Còn trong giải năm nay, nếu bạn xem bằng tivi CRT hay tivi LCD ở chế độ 4:3 thì các đấu thủ đều ốm nhách và cao nhồng như hình 3 mà thôi.

[Hình 1] Tỷ lệ phù hợp:
RG1.bmp

[Hình 2] Hình bị méo do chiều ngang bị tăng 33,33%:
RG2.bmp

[Hình 3] Hình bị méo do chiều ngang bị giảm 25%:
RG3.bmp


Vấn đề thứ ba: Vị trí ngồi xem tối ưu
Vị trí ngồi phải được tính toán để đạt được độ thư giãn cho mắt người xem. Góc nhìn tối ưu này không phụ thuộc độ phân giải của hình ảnh, nó chỉ được đưa ra để đạt được sự thoải mái cho mắt người xem và vẫn có khả năng tập trung vào từng vùng chi tiết trên màn hình mà không cần vận động cơ quá mức.

Phạm vi góc nhìn tối ưu từ 27 độ đến 40 độ cho chiều ngang màn hình (HDTV Set Up )

Dùng công thức lượng giác để tính ra tỷ lệ khoảng cách:
Mã:
Khoảng cách tối thiểu = Chiều ngang màn hình x 1,3737
Khoảng cách tối đa = Chiều ngang màn hình x 2,0826

Từ đây các bạn có thể tự xây dựng công thức tính khoảng cách từ chiều cao hoặc đường chéo màn hình.

Ví dụ: Thử tính khoảng cách ngồi xem cho tivi LCD 50”
- Đường chéo = 50” = 1.270mm
- Chiều ngang = 1.270 / 1,1473 = 1.106,95mm

- Khoảng cách tối thiểu = 1.106,95 x 1,3737 = 1,52m
- Khoảng cách tối đa = 1.106,95 x 2,0826 = 2,30m


Sự thoải mái của người xem còn được đánh giá bằng chỉ tiêu tầm nhìn: màn hình không nên để quá cao hay quá thấp vì sẽ gây tác động xấu đến cơ cổ của người xem. Các bạn nên đặt màn hình ở vị trí sao cho tầm mắt nhìn ngang của người xem chiếu vào nửa dưới của màn hình, tối ưu là điểm 1/3 chiều cao màn hình tính từ dưới lên.

Vấn đề thứ tư: Khoảng cách và độ phân giải
Đã vào diễn đàn HD thì không thể không nói đến độ phân giải. Vấn đề cần giải quyết ở đây là tìm được công thức tương quan giữa cỡ màn hình và khoảng cách mà mắt người “cảm” được độ phân giải HD.

Trước khi đi vào phân tích độ phân giải của hình ảnh thì ta cần xem xét khái niệm độ phân giải của mắt người.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình có thể nhìn thấy một con kiến từ khoảng cách bao nhiêu mét chưa? Nếu xét trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, khả năng nhìn thấy cùng một vật ở khoảng cách càng xa càng thể hiện độ “tinh” của mắt. Năng lực phân giải của mắt bạn được lượng hóa bằng đơn vị góc nhìn. Có nhiều thí nghiệm và phân tích khác nhau đã đưa đến kết quả là mắt “tốt” có khả năng phân giải được góc nhìn khoảng 0,016667 độ (bằng 1/60 độ). (TVTechnology: HDTV and the Resolving Power of the Eye)

Dùng công thức lượng giác với góc trên kết hợp với tính xấp xỉ của cạnh huyền và cạnh kề đối với góc rất nhỏ thì ta có thể quy đổi thành tỷ lệ khoảng cách như sau:
Góc nhìn 0,016667 độ ~ Tỷ lệ khoảng cách 1/3438 ~ vật có kích thước 1mm đặt cách mắt 3,438m

Như vậy ta tạm kết luận về năng lực phân giải của mắt người là “phân biệt được vật thể có kích thước 1mm từ khoảng cách 3.438m”. Bạn có thể tự làm thí nghiệm để kiểm tra mắt của mình bằng cách in một mẫu thử gồm các đường sọc rộng 1mm đen trắng xen kẽ, dán mẫu đó lên tường ngang tầm mắt, vừa nhìn vào mẫu vừa lùi dần đến khi nào không còn phân biệt được những đường sọc đó nữa thì dừng lại, đo xem bạn cách bức tường bao xa, nếu hơn 3,4m thì mắt bạn đạt chuẩn.

Việc cần làm bây giờ là xác định kích thước mỗi điểm ảnh trên ti vi LCD.
Thử tính cho tivi LCD Full-HD 50”:
- Đường chéo = 50” = 1.270mm
- Chiều cao = 1.270 / 2,0397 = 622,64mm
- Kích thước điểm ảnh = 622,64 / 1080 = 0,5765mm

Vậy khoảng cách cho phép cảm nhận đầy đủ độ phân giải Full-HD đối với ti vi LCD 50” sẽ là:
3,438 x 0,5765 = 1,98m


Ví dụ khác, thử tính cho tivi LCD HD-Ready 50”:
- Đường chéo = 50” = 1.270mm
- Chiều cao = 1.270 / 2,0397 = 622,64mm
- Kích thước điểm ảnh = 622,64 / 720 = 0,8648mm

Vậy khoảng cách cho phép cảm nhận đầy đủ độ phân giải HD-Ready đối với ti vi LCD 50” sẽ là:
3,438 x 0,8648 = 2,97m


Từ cách tính như trên, các bạn có thể tự lập một bảng tính để xác định khoảng cách tương tự cho các kích cỡ ti vi tại các độ phân giải khác nhau...

Mong các bạn tìm được một chút thông tin hữu ích từ bài viết này để cùng tận hưởng niềm đam mê...

nguồn: abchen
 
Chỉnh sửa lần cuối:

binhhc

Moderator
Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD


Bài 2: Lỗi bit - chuyện nhỏ mà không nhỏ



Lỗi bit - chuyện nhỏ mà không nhỏ

Q: bit là gì?
A: bit là đơn vị lưu trữ thông tin cơ bản nhất trên tất cả các thiết bị số.
Mỗi bit chỉ có thể lưu trữ một trong hai giá trị là 0 hoặc 1.

Q: Lỗi bit là gì?
A: Quá đơn giản, lỗi bit xuất hiện khi giá trị đáng lẽ là 0 thì lại là 1 hoặc ngược lại.

Q: Lỗi bit có thể xảy ra khi nào?
A: Lỗi bit có thể xảy ra trong bất kỳ thao tác truyền dữ liệu nào. Đó là trường hợp bị lỗi trên đường truyền.
Ví dụ như trong thao tác upload một file, có ít nhất 3 pha truyền dữ liệu có chứa đựng rủi ro lỗi bit như sau:
Pha 1.Đọc file tại máy trạm: dữ liệu đi từ thiết bị lưu trữ vào bộ nhớ
Pha 2.Dữ liệu truyền từ máy trạm đến máy chủ thông qua kết nối mạng
Pha 3.Lưu file tại máy chủ: dữ liệu chuyển từ bộ nhớ vào thiết bị lưu trữ.
Riêng trong Pha 1 nói trên, nếu phân tích kỹ ra thì nó cũng bao gồm nhiều bước truyền dữ liệu. (Giả sử đọc từ đĩa cứng thì dữ liệu sẽ lần lượt chuyển từ bề mặt lưu trữ qua đầu từ, qua cache của HDC-Hard Disk Controller, qua ATA cable, qua Chipset, qua bus, RAM)
Lỗi bit cũng có thể xuất hiện trong trạng thái dữ liệu tĩnh, đó là trường hợp dữ liệu bị thay đổi ngay trên thiết bị lưu trữ do thời gian hoặc do các tác động của môi trường.

Q: Lỗi bit có thường xảy ra không?
A: Mọi thiết bị lưu trữ cũng như giao thức truyền dẫn đều có công bố tỷ lệ tần suất lỗi dữ liệu như là một chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc. Các thiết bị và giao thức đều có cơ chế tự kiểm tra và sửa lỗi bên trong nên số lượng lỗi có thể ghi nhận từ bên ngoài là rất ít. Tỉ lệ này thường rất nhỏ, chỉ là 1 phần vài chục tới vài trăm tỷ nhưng các bạn nên nhớ rằng cho dù rất rất nhỏ nhưng nó không bao giờ bằng 0. Trong thực tế tỉ lệ lỗi dữ liệu này có khác biệt, ví dụ đối với đĩa cứng, tỉ lệ lỗi được thống kê dựa trên thao tác truy xuất thông thường, nhưng nếu đọc hoặc ghi liên tục một khối lượng lớn dữ liệu thì tỉ lệ lỗi sẽ tăng lên vài lần, nếu việc đảo pha đọc ghi phải thực hiện liên tục mà không có thời gian nghỉ thì tần suất lỗi còn tăng cao hơn nữa.

Q: Lỗi bit có nghiêm trọng không
A: Đứng về góc độ toàn vẹn dữ liệu thì câu trả lời dĩ nhiên là có nghiêm trọng vì trên nguyên tắc, trong thời đại kỹ thuật số này thì bản gốc và bản sao không được phép khác biệt dù chỉ một bit. Nhưng về mặt ứng dụng thì ta cần phân tích kỹ hơn một chút, nhất là khi chúng ta quan tâm đến chất lượng HD.
1.Một phim HD 720p có dung lượng vào khoảng 4,5GB, tương đương với khoảng 38 tỷ bit. Trong các thao tác truy xuất 38 tỷ bit thì việc bị dính bit lỗi cũng bình thường thôi.
2.Bị bao nhiêu bit lỗi thì chấp nhận được? Nhiều hay ít chỉ là khái niệm tương đối, có người từng so sánh là 500 sợi tóc là ít nếu chúng mọc trên đầu - còn nếu trong tô phở thì chỉ 2 sợi cũng đã là nhiều.
3.Một lỗi bit có thể gây hậu quả gì? Tùy vào vị trí xuất hiện của nó, lỗi bit sẽ làm thay đổi trị số kỳ vọng:
Nếu dữ liệu là 1 byte (8-bit) thì giá trị nhận được có thể chênh lệch đến 128 đơn vị so với giá trị thật.
Nếu dữ liệu là 1 word (16-bit) thì giá trị nhận được có thể chênh lệch đến 32768 đơn vị so với giá trị thật.
Nếu dữ liệu là 1 lword (32-bit) thì giá trị nhận được có thể chênh lệch đến 2147483648 đơn vị so với giá trị thật.
...
Đối với nhu cầu thưởng thức phim HD, tùy vào vị trí xuất hiện của lỗi mà việc trình diễn có thể gặp những phiền toái sau đây:
- Sai màu
- Ca rô
- Giật hình / giật tiếng
- Đứng hình / đứng tiếng
- Tự động quay lại từ đầu / hết phim đột ngột
- ...
Từ những phân tích trên thì ta có thể tóm lại là lỗi bit không quá nghiêm trọng đối với phim HD nhưng nó sẽ làm người xem ngứa mắt, bực mình, thậm chí lên tăng xông nếu hình bị đứng ngay cảnh "nóng"...

Q: Vậy có cách nào để phát hiện lỗi bit không?
A: Có chứ, thậm chí có nhiều cách nữa là đằng khác, mỗi cách có ưu và khuyết điểm riêng. Cách đơn giản nhất là so sánh lại với bản gốc sau khi sao chép xong (dùng lệnh [fc /b] trong cửa sổ console chẳng hạn) nhưng cách này chắc chắn không ai dùng vì vô cùng tốn tài nguyên. Hiện tại phương pháp kiểm tra toàn vẹn dữ liệu bằng mã kiểm tra là thông dụng nhất. Nguyên tắc chung của các phương pháp này như sau: toàn bộ dữ liệu nguồn được sử dụng để tính toán ra một mã kiểm tra, toàn bộ dữ liệu đích cũng được tính toán bằng một giải thuật tương tự, sau đó so sánh 2 mã kiểm tra sau 2 quá trình trên để kết luận dữ liệu đích có hoàn toàn giống với dữ liệu nguồn hay không. Tùy giải thuật tính toán và kích thước của mã kiểm tra ta sẽ có tên gọi của các phương pháp riêng biệt; các phương pháp này được đánh giá và so sánh với nhau dựa trên tốc độ xử lý và độ tin cậy. Có thể kể ra một số phương pháp cụ thể như sau checksum, CRC8, CRC16, CRC32, MD2, MD4, MD5, Adler32...

Q: Phương pháp phát hiện lỗi nào là tốt nhất?
A: Các phương pháp phát hiện lỗi phải cân đối giữa tốc độ và độ tin cậy. Tốc độ tính toán tùy thuộc vào các công thức, độ phức tạp của giải thuật, số lần quét dữ liệu... Còn độ tin cậy chính là xác suất bỏ sót lỗi. Ở câu trả lời bên trên, tôi có nhắc tới cách so sánh lại với bản gốc sau khi sao chép xong (dùng lệnh [fc /b]), thực chất có thể coi đây là phương pháp kiểm tra mã toàn phần với độ tin cậy cao nhất nhưng tốc độ thì tệ nhất. Trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm phương pháp tốt nhất, hiện ta chỉ có khái niệm phương pháp phổ biến nhất mà thôi, đó là những phương pháp đã được chứng thực và áp dụng trong thực tế như CRC32, MD5, Adler32... trong đó CRC32 là một phương pháp truyền thống được sử dụng trong nhiều phần mềm, giao thức truyền thông và kể cả tích hợp trong phần cứng.

Q: Phương pháp kiểm tra lỗi bằng CRC32 có đánh tin cậy không?
A: CRC32 là mã kiểm tra có kích thước 32 bit, thường được biểu diễn bằng 1 dãy 8 ký số thập lục phân, mã được phát sinh do một giải thuật cộng dồn chọn lọc bit có gia số. Mã CRC32 có tốc độ tính toán nhanh và độ tin cậy tốt. Có bạn sẽ nghi ngờ về độ tin cậy của CRC32 vì theo nguyên lý Đi-rích-lê, mã CRC32 có thể mang 4294967296 trị số khác nhau nên chỉ cần 4294967297 tập tin khác nhau sẽ có ít nhất hai tập tin cho cùng một mã CRC32. Tuy nhiên đó là một xác suất rất nhỏ trong thực tế. Ta hoàn toàn có thể yên tâm là hai tập tin cùng kích thước sẽ là đồng nhất nếu chúng cho cùng một mã CRC32. Hay nói cách khác, nếu trong tập tin có xuất hiện lỗi bit theo phân hoạch và tần suất ngẫu nhiên thì chắc chắn ta sẽ thu được một mã CRC32 khác.

Q: Mã CRC32 được vận dụng như thế nào trong việc chia sẻ phim trên mạng?
A: Mã CRC32 là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu qua các quá trình sao chép, tải lên, hoặc tải xuống từ internet. Tôi đã xây dựng một quy trình kiểm tra bằng mã CRC32 để bảo đảm tập tin cuối cùng trên máy của bạn hoàn toàn đồng nhất với tập tin gốc trên máy của tôi. Quy trình này như sau:

Bước 1:Chuẩn bị tập tin MKV
Tiến hành lấy mã CRC32 của tập tin nguyên thủy. Phải lấy ít nhất 2 lần để đảm bảo mã CRC32 đó là chính xác. Lỗi bit cũng có thể xảy ra khi bạn đọc tập tin để tính CRC32, do đó nếu có 2 lần đọc cho ra cùng một mã CRC32 thì mã đó đáng tin cậy hơn rất nhiều lần. Đặc biệt nếu tính mã CRC32 nhiều lần mà mỗi lần được một kết quả khác nhau thì bạn phải xem lại chất lượng của thiết bị lưu trữ và/hoặc RAM.
Chú ý! Nếu lỗi bit đã có sẵn trong tập tin MKV nguyên thủy thì quy trình này không hề có công dụng khắc phục hay sửa chữa điều đó.

Bước 2:Cắt tập tin thành nhiều phần nhỏ
Sử dụng phần mềm WinRAR để xử lý tập tin với những thông số cố định để sau này có thể thực hiện lại nếu cần:
- Archive format: RAR
- Compression method: Store
- Checked: Put recovery record
- Split to volumes, byte: 209,715,200
- Recovery record: 1 percent

Bước 3:Kiểm tra chất lượng của Bước 2
Dùng WinRAR mở part cuối lên kiểm tra mã CRC32 của WinRAR đã tính có trùng với mã CRC32 trong Bước 1 hay không. Sau đó (tùy chọn) dùng chức năng Test của WinRAR xem có thành công hay không.
Nếu không qua được Bước 3 này thì phải làm lại Bước 2.

Bước 4:Lấy mã CRC32 của tất cả các part đã tạo ra ở Bước 2
Cũng phải lấy tối thiểu 2 lần theo nguyên tắc đã trình bày trong Bước 1.

Bước 5:Tải các part lên máy chủ (Tôi tải lên mega.1280.com)
Bước này thực hiện như bình thường, không có bí quyết gì đặc biệt. Tôi thường mở 3 - 4 trang Multi Upload cùng lúc, mỗi trang tải được 8 part, cắm máy qua đêm...

Bước 6:Tải tất cả các part đã up ở Bước 5 về máy
Bước này cũng đơn giản, đẩy vào IDM rồi ngồi làm việc khác trong thời gian chờ đợi.

Bước 7:Kiểm tra chất lượng các part
Lấy mã CRC32 của mỗi part vừa tải về trong Bước 6 và so sánh với kết quả của Bước 4. Khớp thì tốt còn nếu không khớp thì thử tính mã CRC32 một lần nữa xem sao, nếu vẫn không khớp thì quay lại thực hiện từ Bước 5 đối với part đó.

Bước 8:Gửi bài giới thiệu lên diễn đàn
Tôi chỉ gửi bài giới thiệu lên diễn đàn sau khi đã kiểm tra tất cả các part sau Bước 7. Các lỗi về sau hoàn toàn do quá trình lưu trữ của máy chủ hoặc do quá trình tải về.

Q: Quả là một quá trình công phu và tiêu tốn khá nhiều thời gian cũng như dung lượng trống của đĩa cứng. Vậy quy trình này sẽ giúp gì cho những người tải xuống?
A: Có thể bạn nghĩ tôi "trùm sò", nhưng việc áp dụng quy trình này sẽ đảm bảo không để rơi rớt dù chỉ một bit... (cười). Khi gửi bài giới thiệu và liên kết để tải về, tôi cũng đồng thời công bố mã CRC32 của mỗi part. Vậy khi tải được một part về, bạn chỉ cần tính mã CRC32 của part đó là biết ngay quá trình tải có bị lỗi hay không (để tránh bị lỗi giả do quá trình đọc tại máy của bạn, bạn nên tính lại mã CRC32 một lần nữa nếu lần đầu chưa khớp). Việc kiểm tra lại bằng CRC32 rất có lợi về mặt thời gian: thứ nhất do quá trình tính CRC32 khá nhanh, thứ hai là bạn có thể kiểm tra độc lập từng part thay vì dùng chức năng Test của WinRAR luôn bắt đầu từ part đầu tiên.

Q: Ồ! Công cụ CR32 thật là hiệu quả, nhưng với một quy trình khép kín và đảm bảo đến như vậy thì ở đây tôi vẫn có 2 thắc mắc: thứ nhất là tại sao không chỉ đơn giản là split tập tin gốc mà thôi, thứ hai là nếu trung thành với WinRAR thì tại sao vẫn cần "Put recovery record"?
A: Thắc mắc của bạn hoàn toàn chính xác, nhưng giải đáp của tôi cũng sẽ chính xác không kém.
Ở thắc mắc thứ nhất, nếu chỉ đơn giản là split tập tin thì bạn sẽ không loại trừ được khả năng có lỗi bit trong quá trình xử lý của chương trình spliter. Để kiểm tra như trong Bước 3, bạn sẽ phải merge lại rồi tính CRC32 của file kết quả: tăng thêm một lần có khả năng rủi ro mà tiêu tốn tài nguyên hơn là để WinRAR làm việc đó (WinRAR tự tính CRC32 của dữ liệu mà nó xử lý). Tương tự như vậy khi tải về, cho dù bạn đã tải được tất cả các part tốt nhưng chưa chắc bạn sẽ merge lại thành tập tin MKV nguyên thủy.
Còn đối với thắc mắc thứ hai, tôi có thể tự hào tuyên bố rằng tôi làm điều đó vì các bạn - những người sẽ tải về. Bạn sẽ làm gì nếu part bạn vừa tải không khớp mã kiểm tra sau vài lần tính CRC32? Hãy thử vận may của mình bằng chức năng Repair của WinRAR vì nếu thành công thì nó nhanh hơn nhiều so với việc tải lại. Ngoài ra tôi cũng khuyên bạn nên đưa 7zip vào danh mục phần mềm của mình vì trong 1 số trường hợp 7zip có thể vượt qua những lỗi nhỏ của tập tin RAR.

Q: Xin cảm ơn, Vô cùng cảm ơn. Trước khi kết thúc, bạn có thể giới thiệu về những công cụ mà bạn đã sử dụng trong quy trình đó hay không?
A: Không có gì, những công cụ mà tôi sử dụng hoàn toàn bình thường và mọi người đều biết, chỉ riêng có ExactFile chuyên dùng để tính các loại mã kiểm tra thì bạn có thể vào trang web www[dot]exactfile[dot]com để tham khảo.

(Phỏng vấn do ABChen tự thực hiện cho HDVietnam.com)

nguồn: abchen
 

binhhc

Moderator
Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD


Bài 3: Công nghệ 3D, Kính 3D



Ánh sáng – Kiến thức cơ bản
Dù bạn đã nghiên cứu qua chương trình Vật lý Quang ở bậc Phổ thông trung học hay chưa thì cũng xin dành chút thời gian cho trạm dừng chân đầu tiên này.
Định nghĩa:
1. Ánh sáng có tính chất là hạt.
2. Ánh sáng có tính chất là sóng (sóng điện từ).
Tổng hợp hai định nghĩa trên lại, ta có thể tưởng tượng trong quá trình truyền dẫn ánh sáng, các hạt ánh sáng (quang tử) “bay” từ nơi phát sáng đến nơi thu nhận ánh sáng đó, nhưng các hạt quang tử không đi thẳng một mạch từ nguồn sáng đến đích mà tụi nó bay lảo đảo, lượn lách, đánh võng, xoắn ốc… đủ kiểu quanh trục thẳng nối từ nguồn đến đích. Có điều giữa đám hỗn độn đó thì bọn quang tử cũng có luật giao thông của tụi nó: mỗi hạt quang tử bay theo kiểu nào thì cứ bay theo đúng kiểu đó (giữ nguyên dạng sóng và tần số) nếu không bị tác động từ bên ngoài.

Tốc độ truyền dẫn của ánh sáng cũng như của sóng điện từ trong môi trường chân không là một hằng số (tốc độ tuyệt đối) do đó để xác định tần số của một sóng, đơn vị chu kỳ dao động hay đơn vị bước sóng đều có thể được sử dụng mà không sợ nhầm lẫn.
Chẳng có gì giới hạn tần số của sóng, chỉ có năng lực của mắt người là có giới hạn mà thôi, thế là “tự nhiên” xuất hiện một khái niệm được gọi là vùng khả kiến. Vùng khả kiến gồm những tia có bước sóng trong khoảng từ 400nm đến 700nm – cũng có một số tài liệu cung cấp giá trị khác về vùng khả kiến ví dụ như (380nm – 740nm) hay (400nm – 750nm)… nhưng những con số đó không quá quan trọng, ở đây bạn chỉ cần nhận ra một sự thật là vùng khả kiến vô cùng nhỏ bé so với vùng bất khả kiến.

Màu sắc:
Màu của tia sáng do tần số quyết định. Mỗi tần số trong vùng khả kiến sẽ cho bạn một tia sáng với màu xác định. Nếu một chùm sáng chỉ gồm các tia cùng tần số, bạn sẽ có một chùm sáng đơn sắc, ngược lại bạn sẽ có một chùm sáng với màu tổng hợp. Màu trắng thực ra là sự tổng hợp từ tất cả các màu đơn sắc, bạn thử tưởng tượng mắt bạn nhận được một chùm sáng trong đó mỗi tia sáng có tần số khác nhau, bộ vi xử lý (não) hoạt động hết công suất mà cũng không thể kết luận chùm sáng đó có màu gì, thế là “trắng” vậy thôi.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các sắc màu lung linh rực rỡ mà bạn nhận được từ các thiết bị phát hình như CRT, LCD, Plasma, Projector… đều là màu sắc tổng hợp từ 3 màu cơ bản là đỏ (Red), xanh lá (Green), và xanh dương (Blue) – thường gọi là bộ màu RGB.

Vì sao bạn “nhìn thấy” được hình ảnh 3D?
Khi bạn nhìn vật thể ngoài đời (phát sáng hay phản xạ ánh sáng), mắt bạn hoạt động như một máy ảnh ghi lại hình ảnh vật thể trên võng mạc. Bạn có 2 máy ảnh như vậy với hai ống kính nằm cách nhau khoảng 6-8cm tuỳ người nên hình ảnh mỗi máy ghi nhận được cũng khác nhau chút đỉnh. Từ hai hình ảnh khác nhau trên hai võng mạc, não bạn sẽ làm nhiệm vụ của bộ vi xử lý để tổng hợp - phân tích - so sánh - đánh giá từ đó ghi nhận được những thông tin về xa - gần, dày - mỏng, trước - sau… của các đối tượng trong tầm mắt.
Theo như phân tích trên, để tạo cảm giác 3D như khi nhìn đối tượng ngoài đời, thiết bị hiển thị phải đưa được hai hình ảnh phân biệt tương ứng đến hai mắt của người xem, khi đó chiều không gian thứ 3 tự nhiên sẽ xuất hiện do năng lực suy luận của bộ não.

Những ai không thể hưởng thụ hình ảnh 3D?
Đây không phải một câu hỏi thừa, thực sự thì công nghệ 3D đang từ chối phục vụ những khách hàng có thị lực của 2 mắt quá chênh lệch.

Nhiệm vụ của cặp kính
Tất cả các loại kính xem 3D bất kể công nghệ hay nhà sản xuất; có cùng một nhiệm vụ là “chỉ cho phép mắt trái nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt trái, đồng thời chỉ cho phép mắt phải nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt phải mà thôi”


Mẹo thử kính: Kính 3D của bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Mẹo này dùng để thử mấy loại kính lọc màu là chính, kính phân cực hay màn trập cũng có thể thử cho vui vì đương nhiên là đạt.
Nếu bạn có 2 kính cùng loại, để hai kính cùng chiều nhưng lệch vị trí và cố gắng nhìn xuyên qua cùng lúc mắt trái của kính này và mắt phải của kính kia. Nếu bạn không thấy gì kể cả khi hướng về phía nguồn sáng mạnh thì OK, kính của bạn dùng được.
Nếu bạn chỉ có 1 kính, hãy chuẩn bị một đèn pin và đứng trước gương. Tìm cách thử xem ánh sáng từ đèn pin chiếu qua mắt kính bên này có qua được mắt kính bên kia sau khi phản xạ hay không.


Phân tích mẹo này: nếu kính bạn không đạt (để lọt sáng khi thử) chắc chắn khi xem phim bạn sẽ bị hiện tượng bóng ma dẫn đến nhoè nhoẹt và mất hiệu ứng 3D vì một phần hình ảnh dành cho mắt trái lọt qua mắt phải và ngược lại. Tuy nhiên nếu kính của bạn vượt qua được phép thử này thì cũng đừng vội mừng vì có thể mức cản quang quá cao sẽ làm tối hình ảnh khi xem.
Nếu bạn có ý định dùng mẹo này để thử xem kính màn trập đang bật hay tắt thì có thể sẽ không thành công vì tùy theo đời máy – khi không có tín hiệu đồng bộ hóa từ ti vi, kính cũng tự động chuyển sang chế độ standby.

Vì sao có nhiều công nghệ 3D quá vậy?
Các công nghệ 3D thi nhau ra đời là sự phát triển tất yếu tương ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù tất cả các công nghệ 3D đều dựa trên nguyên lý đã nói ở trên là đưa hình ảnh dành riêng cho mắt trái đến mắt trái và đưa hình ảnh dành riêng cho mắt phải đến mắt phải nhưng điểm mấu chốt của mỗi công nghệ là ĐƯA BẰNG CÁCH NÀO? Có công nghệ là sự cải tiến công nghệ cũ, cũng có công nghệ được dựa trên những nghiên cứu hoặc phát hiện hoàn toàn mới về tính chất của ánh sáng. Mỗi công nghệ đều có ưu điểm nhược điểm riêng, công nghệ ra đời sau cố gắng cải thiện những khuyết điểm của công nghệ ra đời trước đó… tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ con người mà thôi.

Dựa trên chính tính chất sóng của ánh sáng, các công nghệ 3D dùng những phương pháp lọc khác nhau để đưa hình ảnh riêng biệt đến từng mắt. Các phương thức lọc và kính 3D tương ứng được phân loại như sau:

+ Lọc bước sóng
- Kính 3D lọc màu cổ điển
- Kính 3D lọc màu giao thoa – Infitec – đang được ứng dụng bởi Dolby 3D Cinema
+ Lọc phương sóng
- Kính 3D phân cực thẳng (cổ điển) [sẽ cập nhật chi tiết sau]
- Kính 3D phân cực xoay – đang được ứng dụng bởi RealD Cinema [sẽ cập nhật chi tiết sau]
+ Lọc tất tần tật
- Kính 3D màn trập (kính hoạt động, phải dùng pin) [sẽ cập nhật chi tiết sau]

1001 kiểu khó chịu khi đeo kính 3D
Rất nhiều bạn cảm thấy khó chịu sau khi xem phim 3D, thậm chí khó chịu đến mức không thể xem đến hết phim. Xin xem chi tiết ở đây, biết đâu bạn sẽ tìm thấy đáp án...​


nguồn: abchen
 

0986686958

Active Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD

Chơi máy chiếu 3D và kính xịn thì khỏi khó chịu bác ah:)
 

0986686958

Active Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD

Muốn chơi 3D phải rất kiên trì và chịu chơi mới mong được lâu dài:)
Hiện tượng khi xem thấy khó chịu là phản xạ rất bình thường của con người (có những người đeo kính vào xem liền 3 tiếng đồng hồ mà không thấy nhức hay mỏi mắt)
Theo em cái này phụ thuộc vào 5 yếu tố:
1. Chất lượng phim
2. Cấu hình thiết bị
3. Căn chỉnh thông số
4. Khoảng cách từ mắt tới màn chiếu (kích thước màn chiếu)
5. Điều tiết mắt của mỗi người

Thông thường khi xem 3D mọi người sẽ thấy nhức mắt hay mỏi mắt ở 15p đầu tiên vì khi đó mắt phải điều tiết liên tục. Sau 15p sẽ thấy "quen dần" và mắt không khó chịu nữa, cứ một vài lần như vậy sẽ tạo thành phản xạ cho những lần tiếp theo. Vì vậy lần sau chỉ cần đeo kính vào và xem 1 cách hoàn toàn thoải mái mà không hề cảm thấy hiện tượng khó chịu nào, có khi còn muốn cái màn chiếu to hơn nữa để xem cho đã ấy chữ:D
 

thuybibi

Member
Re: Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD

Muốn chơi 3D phải rất kiên trì và chịu chơi mới mong được lâu dài:)
Hiện tượng khi xem thấy khó chịu là phản xạ rất bình thường của con người (có những người đeo kính vào xem liền 3 tiếng đồng hồ mà không thấy nhức hay mỏi mắt)
Theo em cái này phụ thuộc vào 5 yếu tố:
1. Chất lượng phim
2. Cấu hình thiết bị
3. Căn chỉnh thông số
4. Khoảng cách từ mắt tới màn chiếu (kích thước màn chiếu)
5. Điều tiết mắt của mỗi người

Thông thường khi xem 3D mọi người sẽ thấy nhức mắt hay mỏi mắt ở 15p đầu tiên vì khi đó mắt phải điều tiết liên tục. Sau 15p sẽ thấy "quen dần" và mắt không khó chịu nữa, cứ một vài lần như vậy sẽ tạo thành phản xạ cho những lần tiếp theo. Vì vậy lần sau chỉ cần đeo kính vào và xem 1 cách hoàn toàn thoải mái mà không hề cảm thấy hiện tượng khó chịu nào, có khi còn muốn cái màn chiếu to hơn nữa để xem cho đã ấy chữ:D

Vk em mà đi xem fim 3D với em thì khỏi cần đeo kính :D , e cũng k hiểu sao nữa :(
 

binhhc

Moderator
Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD

Bác dangnhuquynh có mấy bài viết về chủ đề: Trung tâm Thúy Nga thu hình (và thu âm) các chương trình Paris by night như thế nào? rất hay.
Xin phép được đăng lại nguyên văn để mọi người tham khảo:

Thực tế em đã có cơ hội xem trực tiếp mấy số của Thúy Nga và có những nhận xét về cách làm việc hết sức chuyên nghiệp của họ như sau:

Tất cả các bài hát dự kiến biểu diễn trong chương trình sẽ được các Ca sỹ trực tiếp đến Phòng thu thu âm theo đúng bản phối khí chuẩn "thông thường do Nhạc Sỹ Tùng Châu biên tập và quyết định" trước chương trình Ghi hình từ 2-3 tháng sau đó sẽ giao bản thu âm cho Cô Sanda Soyer để cho vũ công tập múa theo như bản thu âm...
Trước Ngày ghi hình của Show diễn "Thúy Nga hay gọi là Đại Nhạc Hội Thu Hình nhé các bác chứ không phải là Biểu diễn" Toàn bộ Ca sỹ đều phải có mặt và sẽ có chương trình tổng duyệt 1 buổi không phải trên sân khấu chính để Đạo diễn hình ''Thường thuê ông Đạo Diễn nổi tiếng của chương trình The Voice Mỹ" chốt với ban tổ chức để duyệt lần cuối và chọn chính thức những ca khúc sẽ hát trong chương trình "Tránh trường hợp ca sỹ ốm đau... mà không thể tham dự được" Sau đó sẽ có hai buổi quay nháp trước khi Ghi hình chính thức trên sân khấu chính của chương trình để ban tổ chức rút kinh nghiệm và chỉnh sửa sai sót.
Tất cả các máy quay phim đều có sơ đồ đi lại của từng bài hát khác nhau để cho Quay phim hạn chế tối đa việc trùng góc máy, và lọt hình của nhau. Ngoài ra tất cả các nhân viên quay phim đều mặc đồ tối màu để dễ xử lý hậu kỳ nếu như chẳng may lọt vào hình
Trước mỗi bài hát khi thu hình chính thức đều có chuyên gia cầm bảng đo độ sáng và bắt mầu của mặt nghệ sỹ hay MC để đảm bảo ánh sáng chuẩn tốt nhất cho máy quay thu hình "Vì thế nên dù nền tối toàn đèn nhưng mặt ca sỹ vẫn rất sáng và rõ nét không như mấy chương trình Việt nam. Quay phim không đủ sáng để focus vào mặt ca sỹ".
Khi đã quay xong thông thường thời gian làm hậu kỳ một số của Thúy Nga mất vài tháng vì đội ngũ biên tập còn chỉnh sửa từng hình ảnh mặt đối với những đúp quay cận cảnh của mặt ca sỹ "nên nhìn da mặt mượt mà như đánh phấn và không có lỗ rỗ mặc dù mặt thực tế xấu kinh khủng" =))
Nếu bài hát nào ca sỹ hát nhép bị lệch sẽ được lấy hình ảnh của buổi quay khác "Thúy Nga thường có 2 suất Ghi hình trực tiếp có bán vé vào hai ngày liền nhau. Một suất trưa một suất tối nên có một vài DVD có cảnh một ca sỹ hát một bài mà có hai cái màu áo khác nhau...." còn nếu không lấy được hình ảnh khác sẽ được yêu cầu ca sỹ đến thu âm lại lời cho khớp với hình ạ.

Trên đây là một vài ý kiến để các bác thấy được quy mô hoành tráng và sự chuyên nghiệp của thúy Nga. Các DVD thông thường tổng chương trình chi phí khoảng 1,2 - 1,7 cá biệt có số 98 chi phí lên tới 2,5 triệu USD cho hai buổi ghi hình chính thức. Mặc dù đa số các DVD khi ca sỹ tham gia chỉ lấy tiếng để bay Show chứ ít khi yêu cầu thù lao hay cát sê của Thúy Nga "Trừ mấy ca sỹ Việt Nam bay sang như Quang Dũng...."

Chủ yếu người đến coi trực tiếp là đến để có cơ hội nhìn ngắm thần tượng trực tiếp và xem cách dàn dựng chương trình cũng như cách tổ chức chuyên nghiệp của Thúy Nga vì giữa các ca khúc giống như chương trình Truyền hình trực tiếp đều có những lúc hình ảnh chết và có sự chẩn bị ở sân khấu chính. Nhưng khi lên DVD là những hình ảnh đẹp nhất... lung linh nhất....

Nên nói thật là còn lâu mới có chương trình Việt Nam nào hoành tráng và chuyên nghiệp như Thúy Nga ạ. Trước đây đã có lần dự kiến về thu hình tại Việt Nam nhưng vì thủ tục và một vài vấn đề tế nhị nên chúng ta chưa có cơ hội chiêm ngưỡng trực tiếp một chương Trình tại Việt Nam

em trả lời bác đây nhé. Tại khi quay hình nháp họ dùng máy đo sáng chuyên dụng để đo ở vị trí máy quay cần lấy nét như mặt ca sỹ rồi quần áo hay bất kỳ vị trí nào trên sân khấu qua đó người chỉ đạo ánh sáng lighting sẽ điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp một nhóm điều chỉnh ánh sáng khoảng 20 người đều là các chuyên gia về ánh sáng cả. Em đã vào xe Truck điểu khiển của họ và được biết là toàn bộ dàn đèn đều đa phần là đèn chuyên dụng có thể điều chỉnh ánh sáng với phổ dải rất rộng từ ánh sáng thấp đến cao tùy từng chương trình. Được điều khiển bằng máy tính để đo chính xác ánh sáng từng khu vực trên sân khấu. Như khi dùng hai đèn gần nhau thì mỗi đèn để mức bao nhiêu là đủ yêu cầu.
Với lại các bác cứ để ý họ đa phần dùng ánh sáng ở phía trước hoặc phía trên ca sỹ nhưng họ không dùng ánh sáng nền phông hậu phía sau sân khấu như của Việt Nam nên có một lợi thế khi quay hình lên sẽ nhìn thấy sân khấu rất sâu và tạo được độ chênh ánh sáng rất tốt giữa nền và ca sỹ do đó giúp cho việc lấy nét của máy quay rất tốt nên không có hiện tượng hình nhòe khi cần lấy nét. Ngoài ra số lượng máy quay của một Show diễn khoảng từ 16-20 máy quay nên số hình ảnh họ thu lại là rất lớn. Toàn bộ âm thanh, ánh sáng, quay phim.... họ đều là cùng một Công ty về tổ chức nên có sự ăn nhập rất lớn về cách làm việc và sự hiểu nhau giữa các nhóm trong quá trình thực hiện. Chứ không như Việt Nam, âm thanh một ông, ánh sáng một ông .... mặc sức làm theo ý mình chả ai chịu nghe ai cả......
Ngoài ra các bác để ý nhé Thúy Nga còn siêu đến mức ngoài ca sỹ hát nhép thì nhạc công trên sân khấu cũng nhép nốt ạ.... khi ca sỹ hát live trên sân khấu họ hay đeo một thiết bị nho nhỏ đằng sau và cả tai nghe chuyên dụng để hát nhạc theo như trong phần đã có sẵn chứ không phải là hát theo nhạc công trên sân khấu. Những đoạn họ phá cách cùng nhạc công kèn hay ghi ta đều là diễn hết đấy ạ.......
Em có hỏi và được biết những chiếc micro để ca sỹ hát trên sân khấu mà có vở ngoài màu trắng ấy đều là những loại micro hàng đầu có thể căn chỉnh theo khả năng giọng của từng ca sỹ nên chất lượng thu âm cực kỳ tốt đấy ạ. Mỗi cái micro đấy khoảng từ 80.000 đến 120.000 ô ba ma. em được biết cái micro của Mỹ Linh đặt chế tạo riêng cho giọng hát cô ấy là khoảng 25.000 ô ba ma. Micro của Đàm Vĩnh Hưng khoảng 40.000 ô ba ma.
 
Bên trên