Honor có nguy cơ bị liệt vào danh sách đen của Mỹ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Các cơ quan an ninh Mỹ đang thảo luận về việc có nên đưa thương hiệu smartphone của Huawei – Honor, vào danh sách cấm xuất khẩu linh kiện, công nghệ hay không. Điều này cho thấy mối lo ngại từ thời cựu Tổng thống Trump về vấn đề kinh doanh với các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn chưa dừng lại và tiếp tục kéo dài cho đến thời chính quyền Biden.

hd.png


Bốn cơ quan chịu trách nhiệm ra quyết định về “tương lai của Honor” đã chia làm hai hướng. Theo đó, họ không thể thống nhất về việc liệu một doanh nghiệp mà Huawei đã bán vào năm ngoái có gây hại đến vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ hay không.

Nội bộ giới chức Mỹ đau đầu về quyết định cấm Honor
Các quan chức của Lầu Năm Góc và Bộ Năng lượng Mỹ ủng hộ lập luận đưa Honor vào danh sách pháp nhân của Bộ Thương mại. Trong khi những người đồng cấp tại Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ lại phản đối. Nếu quyết định trên thành sự thật, Honor sẽ phải chịu chung số phận với Huawei khi bị cắt đứt nguồn cung chip, cũng như những công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ.

Theo những nguồn tin thân cận, vấn đề này đã được đệ trình lên cấp chính trị được bổ nhiệm tại bốn cơ quan. Nếu vẫn không tìm được tiếng nói chung, nó có thể được chuyển lên cấp Nội các và biểu quyết. Trong trường hợp số phiếu hòa, Tổng thống Biden sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Làm thế nào để đối phó với Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, được xem là một chủ đề chính trị tại Mỹ. Năm 2019, chính quyền Trump đã đưa Huawei vào danh sách thực thể sau khi xem đây là mối đe dọa an ninh quốc gia. Trong đó bao gồm cả cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Mỹ thậm chí còn truy tố con gái nhà sáng lập Huawei về tội lừa đảo ngân hàng và các gian lận thương mại liên quan đến Iran. Nước này cũng đang yêu cầu phía Canada mau chóng dẫn độ cô về Mỹ, một vấn đề làm gia tăng căng thẳng giữa ba quốc gia.

524288_633799733954160_85194971283456

Giới chức Mỹ cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của Huawei vào thị trường thiết bị viễn thông 5G toàn cầu là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, đồng thời cảnh báo chính quyền Trung Quốc có thể lợi dụng các thiết bị bán ra để theo dõi dữ liệu hoặc làm gián đoán liên lạc. Tất nhiên, cả Huawei và Trung Quốc đều phủ nhận những lo ngại này.

Cuộc tranh luận về việc cấm Honor diễn ra khi một ủy ban của Thượng viện Mỹ có kế hoạch đề cử cựu thành viên của Lầu Năm Góc, Alan Estevez giữ chức Trưởng Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ. Cơ quan này là nơi quản lý danh sách thực thể.

Các nhà lập pháp Mỹ hiện đang kêu gọi chính quyền Biden cần mạnh tay hơn trong việc sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm làm chậm sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Trong khi đó, giới phân tích cho rằng những nỗ lực đó là khó khăn nếu không có sự hỗ trợ rộng rãi từ các đối tác nước ngoài. Đồng thời, họ cũng cảnh báo việc kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn có thể gây khó khăn cho ngành công nghiệp Mỹ.

Vào tháng 8, hơn mười nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đã viết thư gửi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo để thúc giục bà đưa Honor vào danh sách thực thể, nói rằng việc Huawei bán đơn vị này là “hành vi trốn tránh lệnh kiểm soát xuất khẩu”.

Song cũng có ý kiến cho rằng khá khó để xác minh xem liệu việc Honor sản xuất điện thoại có là mối đe dọa an ninh quốc gia hay không.

Honor tránh được mối nguy sau khi tách khỏi Huawei
Vào năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Trung Quốc, Huawei cho biết họ đang bán Honor vì không thể mua các thành phần cần thiết để duy trì hoạt động của đơn vị.

Danh sách pháp nhân năm 2019 và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã ngăn Huawei mua một số chất bán dẫn và sử dụng phần mềm của Google để phát triển điện thoại thông minh.

Trước đó, Huawei từng là một trong những khách hàng mua linh kiện bán dẫn nhiều nhất của Mỹ. Cho đến khi quyết định cấm xuất khẩu được đưa ra, một loạt các công ty chip của Mỹ đã phàn nàn về việc sụt giảm doanh số bán hàng và kêu gọi chính quyền Trump nới lỏng các lệnh cấm.

917504_633799733954161_85199266250752

Ngay sau khi được tách khỏi Huawei, một số công ty Mỹ đã bắt tay trở lại với Honor. Hãng chip Qualcomm hiện đang bán cho Honor vi xử lý cao cấp nhất mà công ty Trung Quốc đang sử dụng trên chiếc flagship mới nhất của mình. Tổng giám đốc của Qualcomm cho biết công ty đang cung cấp công nghệ cho ba điện thoại Honor mới tại một cuộc họp vào tháng 7 với nhà đầu tư.

Tháng trước, Honor cho biết họ đang “nhanh chóng thiết lập lại quan hệ đối tác chiến lược với một số nhà cung cấp hàng đầu thế giới” và quyết tâm giành lại thị phần mà Huawei đã mất trước đó.

Khi kêu gọi chính quyền Trump nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, các công ty Mỹ lập luận rằng họ nên được phép bán chip và các bộ phận khác cho điện thoại thông minh và máy tính xách tay do Huawei sản xuất. Họ cho rằng điều này không gây rủi ro về an ninh quốc gia Mỹ.

Trong các bài phát biểu trước công chúng về Huawei, các quan chức Mỹ chủ yếu bày tỏ lo ngại về bảo mật về thiết bị mạng mà Huawei bán, chứ không phải về điện thoại thông minh.

Huawei cho biết sau khi bán mảng kinh doanh smartphone, hãng sẽ không nắm giữ bất kỳ cổ phần nào hoặc tham gia vào hoạt động quản lý kinh doanh, ra quyết định của Honor.

Theo VN review​
 
Bên trên