Jack Ma có biến mất hay Bắc Kinh đang cho thấy ai mới thật sự là ông chủ?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Nhu cầu kiềm chế quyền lực và ảnh hưởng của các hãng công nghệ lớn (Big Tech) không chỉ là mối quan tâm của phương Tây. Sự "biến mất" của người sáng lập Alibaba gần đây được miêu tả là Trung Quốc đơn giản chỉ sử dụng quyền lực để cho thấy quyền lực nhà nước cao hơn Big Tech như thế nào.

Các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây đang phản ánh rằng ông trùm thương mại điện tử Trung Quốc Jack Ma, một trong những người giàu nhất Trung Quốc và nổi tiếng với nền tảng bán lẻ trực tuyến Alibaba, đã "mất tích", hay nói một cách ít giật gân hơn, ông đã không được xuất hiện trước công chúng vài tháng nay.

Mọi thứ gần đây không diễn ra thuận lợi đối với vị tỷ phú này. Cuối năm ngoái, các nhà quản lý Trung Quốc đã ngăn chặn kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Financial, công ty giám sát ứng dụng thanh toán phổ biến "Alipay" thuộc Alibaba.

2158696.jpg


Ngay sau đó, họ đã tiến hành mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với doanh nghiệp của Jack Ma, cáo buộc "các hoạt động độc quyền, như hạn chế các nhà cung cấp bán hàng hóa trên các nền tảng khác" - không khác với cách các Big Tech như Amazon và Facebook đã từng làm và đang bị chỉ trích rất nhiều ở Mỹ.

Theo mô tả của truyền thông chính thống Mỹ, Jack Ma đã bị hệ thống chính trị Trung Quốc "ghìm cương" vì ông ta đã trở nên "quá lớn so với chiếc áo khoác ông ta đang mặc", một hình ảnh để ví von đế chế tài chính của Jack Ma đã có thể vượt tầm kiểm soát của cơ quan quản lý. Dẫn chứng được nhấn mạnh là trong tháng 10/2020 ông Jack Ma công khai chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc.

Có vẻ như Trung Quốc đang ra tay kiềm chế Big Tech. Nhưng tại sao lại là Jack Ma đầu tiên? Ông Jack Ma được cho là tỷ phú mang tính biểu tượng nhất của Trung Quốc và ông cũng là đại sứ văn hóa của quốc gia này trên khắp thế giới. Ở cấp độ cá nhân, câu chuyện về Jack Ma, cũng như công việc kinh doanh của ông ấy chưa phải đã kết thúc, nhưng chắc chắn đến nước này ông ấy nhận thức được ai là ông chủ. Ông ấy đã xây dựng được một "đế chế" kinh doanh lớn, nhưng không thể đến mức "một tay che cả bầu trời" và Bắc Kinh đang cho thấy các Big Tech độc quyền là một thứ cần phải được thuần hóa. Và sẽ rất ít người không đồng ý với điều này nếu nó được thực hiện ở Mỹ.

Ở Trung Quốc, thương mại điện tử và Big Tech đã hiện diện trong cuộc sống hằng ngày nhiều hơn rất nhiều so với phương Tây. Chúng ta có thể ngạc nhiên về những thứ như Amazon đem lại, nhưng ở Trung Quốc nó còn tiến xa hơn nhiều. Thanh toán kỹ thuật số trên thực tế là tiêu chuẩn ở quốc gia này thông qua các ứng dụng phổ biến như Alipay (của Jack Ma) và WeChat Pay. Didi Chuxing vượt xa Uber về mức độ phổ biến, các ứng dụng giao đồ ăn như Meituan đang bùng nổ, trong khi Taobao, TMall, JD và tất nhiên, Alibaba, là những lựa chọn thương mại điện tử hàng đầu. Đó là một thị trường công nghệ đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ mà nhiều nước phương Tây thậm chí không có đối trọng gần tương xứng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những tổ chức này trở nên quá lớn, quá ảnh hưởng, gồm cả ảnh hưởng chính trị?

Tất nhiên, câu trả lời rõ ràng mà nhiều người sẽ đưa ra là không gì có thể thách thức quyền lực của nhà nước. Trên khắp phương Tây, các cuộc đấu tranh chính trị đang nổi lên giữa các cơ quan quản lý và các công ty Big Tech độc quyền ngày càng mạnh mẽ. Liên minh châu Âu đang siết chặt một số công ty, bao gồm cả Google và Amazon. Tại Hoa Kỳ, Mark Zuckerberg đã nhiều lần được triệu tập tới Quốc hội, hoặc là mục tiêu của những cuộc tranh cãi không hồi kết do một loạt các vấn đề bao gồm các hoạt động độc quyền, đối xử không công bằng với các đối thủ cạnh tranh, thông tin sai lệch trên mạng xã hội, thiên vị...

Ở Trung Quốc, Jack Ma là một người cực kỳ thành công, có thể nói là quá vượt trội. Kế hoạch IPO của Ant Financial được coi là lớn nhất trong lịch sử. Nó được định giá hàng nghìn tỷ USD, thậm chí còn lớn hơn cả nền kinh tế Vương quốc Anh.

Nếu vẫn để tiếp tục, điều này có nghĩa là một công ty duy nhất sẽ giành được quyền kiểm soát quá lớn đối với toàn bộ hệ thống thanh toán và cho vay cá nhân ở Trung Quốc và sẽ không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Đó sẽ không chỉ là vấn đề đối với Bắc Kinh mà có thể là vấn đề đối với bất kỳ chính phủ nào trên thế giới.

Trên thực tế, tình hình Jack Ma có vẻ giống với sự sụp đổ của đồng tiền Libra của Facebook. Tại sao nó không thành công? Các nhà phân tích đã nói về việc Facebook kiểm soát dữ liệu tài chính của mọi người, trở thành thiên đường trốn thuế và dường như có nhiều quyền lực hơn chính các chính phủ.

Trong trường hợp này, dù Trung Quốc hay không Trung Quốc, các Big Tech có nên sử dụng quyền lực chính trị không? Câu trả lời là không, và đó không chỉ là câu trả lời của Bắc Kinh - mà ngày càng có sự đồng thuận ở Mỹ và châu Âu. Tất nhiên, hệ thống của Trung Quốc mạnh tay hơn và không khoan nhượng dù cho nó có thể gây ra những thiệt hại cho các công ty này thế nào.

Trung Quốc đã áp dụng cải cách thị trường và tự do hóa kinh tế, nhưng vẫn là một "nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa", chứ không phải là một xã hội "tư bản chủ nghĩa" theo nghĩa đầy đủ của thế giới. Thành tích của Ma thật đáng kinh ngạc, nhưng chúng không nằm ngoài lĩnh vực lợi ích của công chúng và không ai chịu trách nhiệm.

Chính phủ Trung Quốc đang cho Jack Ma thấy ai là ông chủ đích thực và đó chính xác là cách quản lý các công ty Big Tech mà Mỹ và phương Tây áp dụng. Cuối cùng, nếu Mark Zuckerberg bị các cơ quan quản lý Mỹ bắt tuân phục như Jack Ma, thì điều đó sẽ rất đáng mừng chứ không phải đáng lo.

Theo Vn review​
 

duyenvnpt

Active Member
Tài sản của Jack Ma này bây giờ nhiều phết, có khi lại bị cướp cũng nên :D
 
Bên trên