Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

beckh

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Ôi! Nhiều quá đi!
Cảm ơn bạn đã chia sẽ nhé!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dia

Well-Known Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh


2 cuốn này cùng 1 nội dung mà Bác. Thật là 1 cuốn sách rất bổ ích. E mua cái Canon D550 lâu rồi mà vẫn chưa hiểu rõ về nó. Có cuốn này ngâm cứu thì OK quá. Bác còn sưu tập được cuốn nào thì up lên cho ace học hỏi nhé. 1 lần nữa cảm ơn vì tinh thần chia sẻ của Bác
 

hoaianh9

Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Mới tậu một em D3100 chưa biết chụp nay mới học cách chụp đọc bài này hay quá.
 

ruby3000

New Member
woa đọc bài này mới thấy nhiều kiến thức hay nè, cảm ơn bài viết rất nhiều
 

fulloflove

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

nhiều link hình ở bài đầu bị lỗi rồi chủ thớt ơi
 

Hana Nguyễn

New Member
Em đọc xong lọ mọ tẹo cũng được cái DOF. Nhưng cái đo sáng thì mãi mà em chưa hiểu. hic hic
 

kudo2411

New Member
Ðề: Re: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Nhiều kinh nghiệm hay quá ^^ thanks chủ thớt đã chia sẻ.
 

tuke47

Member
Chào Bác LKTHANH 300 !

Em là môn sinh mới gia nhập môn phái "nhiếp ảnh" :D. Đọc được bài này của Bác post hay quá. Em muốn học hỏi các Sư phụ trong DĐ. Tuy nhiên trong bài này em không xem được hình kèm theo mà chỉ có tín hiệu sau :

[

Mong Bác chỉ dẫn cách em xem được các hình trên. Cảm ơn Bác.
 

minhtoan216

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

cảm ơn bác đã chia sẽ. Thích style phá cách
 

allimage

New Member
Hướng dẫn chụp cưới của B&H: Sử Dụng Dù và Hộp tản sáng (Kỳ 1)

Theo Bjorn Petersen

Khi làm việc với ánh sáng flash, rất hiếm khi người ta sử dụng đèn flash mà không có tản sáng, nhất là khi chụp đám cưới, và mục đích của bạn là tạo ra được thứ ánh sáng lôi cuốn và tôn lên được vật thể. Đèn flash có thể được điều chỉnh theo nhiều cách mà từ đó tản được ánh sáng ban đầu tới đối tượng chụp một cách hiệu quả, lý tưởng để tạo được ánh sáng đẹp nhất và dễ kiểm soát nhất.



Hộp tản sáng và dù tản sáng là 2 công cụ tản sáng phổ biến nhất, dùng để làm dịu cũng như tản ánh sáng phát ra ban đầu từ đó tạo ra được ánh sáng rộng hơn. Hai dụng cụ này nhìn chung là những phương pháp có thể di chuyển được và dễ dàng thích ứng phù hợp với nhiều loại ánh sáng, từ đèn flash bên ngoài đến cả dàn đèn flash trong studio.

Dù tản sáng

Dù tản sáng là 1 trong những công cụ điều chỉnh đèn flash đơn giản và có thể thay đổi linh hoạt nhất. Có hai loại cơ bản: Dù tản sáng ngược và dù tản sáng trong suốt. Cả hai đều có ưu điểm của riêng mình, tùy theo loại và chất lượng ánh sáng cũng như khoảng cách từ vật thể đến nguồn sáng.



Dù tản sáng phản chiếu

Dù tản sáng phản chiếu được thiết kế để ánh sáng đèn flash đi vào trong dù, phản chiếu lại và đập vào vật thể. Dù này làm tăng kích thước của nguồn sáng và kết quả là ánh sáng tỏa rộng hơn, mềm hơn so với việc chỉ sử dụng đèn flash không có tản sáng. Dù tản sáng phản chiếu có một mặt chắn sáng, đục ở bên ngoài, để tráng ánh sáng bên ngoài đi vào trong và ánh sáng ở bên trong thoát ra ngoài. Điểm này làm cho ánh sáng trở nên hiệu quả hơn so với các dù trắng, trong suốt. Mặt trong của dù tản sáng phản chiếu cũng có thể có các màu khác nhau, như màu vàng hoặc bạc để làm ánh sáng trở nên sáng hơn, ấm hơn phù hợp với vật thể.



Đối với chụp đám cưới, một dù có lớp bên trong màu vàng sẽ giúp màu da trở nên ấm hơn và khiến chủ thể có thêm sức sống hơn, tuy nhiên nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến màu của váy cưới. Một dù có lớp bên trong màu bạc có thể giúp tăng cường chất lượng ánh sáng mà chỉ gây ít, hoặc không gây ra hiện tượng ám màu. Một chiếc dù với bên trong màu trắng sẽ mang lại ánh sáng trung tính nhất.

Dù trong suốt

Dù trong suốt giúp mở rộng khoảng chiếu sáng và làm cho ánh sáng trở nên mềm mại hơn, và tạo ra chất lượng ánh sáng tốt hơn so với việc chỉ sử dụng đèn flash không. Nguyên lý làm việc của dù trong suốt trái ngược hoàn toàn với dù phản chiếu. Dù trong suốt được cấu tạo từ vật liệu trắng đục trong suốt, cho phép ánh sáng đi qua một cách liên tục và làm mềm ánh sáng hơn. Điểm mạnh của dù trong suốt là bạn có thể đặt nó ở gần vật thể hơn – đặt vật thể ở gần nguồn sáng hơn mà vẫn có ánh sáng mềm hơn, rất thích hợp để chụp đám cưới và chân dung.



Các loại hình dạng và kích thước của dù tản sáng

Ngoài việc lựa chọn sử dụng dù phản chiếu hoặc dù trong suốt, hình dạng và kích thước cũng là những yếu tố quyết định. Thông thường, dù càng lớn càng cho ra ánh sáng mềm hơn và chất lượng tốt hơn, tuy nhiên lại cần các loại đèn lớn hơn và đắt tiền hơn. Bạn có thể sẽ không cần phải dùng một dù 2m để chụp chân dung đơn hoặc chụp chân dung hai người. Ngược lại nếu bạn phải chụp một nhóm đông, thì các hệ thống đèn có nhiều dù với kích thước lớn có lẽ là hợp lý hơn cả.



Một điểm cuối cùng cần cân nhắc khi chọn một chiếc dù chính là hình dạng của nó:

Dù thông thường, dù hình parabol hoặc dù kết hợp cả hộp tản sáng. Dù thông thường cũng đúng như cái tên của nó, có hình dạng như một chiếc dù thông thường với các mặt là một hình tam giác, nhỏ gọn và có kích thước từ 50cm cho đến hơn 2m. Dù parabol gần giống như các dù truyền thống, tuy nhiên có hình dạng thuôn tròn hơn. Loại dù này thường lớn hơn dù thông thường, được thiết kế với nhiều mặt hơn để cho ra ánh sáng tập trung hơn. Đổi lại, dù parabol cho ra ánh sáng có chất lượng và độ bao phủ khác so với các loại dù tản sáng khác, và trông tự nhiên hơn các loại dù khác. Dù có kết hợp hộp tản sáng là một loại dù mang lại chất lượng ánh sáng có ưu điểm của cả hai thứ là dù tản sáng, và hộp tản sáng.

(Còn tiếp)

Theo Bhphotovideo
Nguồn Allimage
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Hướng dẫn chụp cưới của B&H: Sử Dụng Dù và Hộp tản sáng (Kỳ 2)

Theo Bjorn Petersen

Hộp tản sáng

Hộp tản sáng cũng được sử dụng để làm dịu và tăng kích thước của một nguồn ánh sáng nhỏ hơn, và làm khuếch tán các nguồn ánh sáng không giống như cách mà chiếc ô làm - với một vài sự khác biệt đáng chú ý. Một hộp tản sáng kiểm soát hình dạng và hướng của ánh sáng hơn so với một chiếc ô và ngăn ngừa sảy ra sự cố tràn ánh sáng. Các hộp tản sáng, nói chung vì là hình chữ nhật, nên cũng có lợi thế là có thể tạo ra ánh sáng giống ánh sáng tự nhiên bằng cách bắt chước hình dạng của một cửa sổ.



Cũng như một chiếc ô, hộp tản sáng có sẵn một loạt các hình dạng và kích cỡ khác nhau và tất cả có thể được sử dụng phù hợp với chủ đề. Một hộp tản sáng lớn hơn sẽ tạo ra ánh sáng nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng sẽ đòi hỏi đầu ra ánh sáng lớn hơn để lấp đủ toàn bộ hộp tản sáng. Nếu bạn đang chụp với một máy ảnh cầm tay tại một đám cưới, với đèn flash trên hoặc chỉ cần ra khỏi máy ảnh, một hộp tản sáng nhỏ hơn là một vật dụng đi kèm lý tưởng để dễ dàng làm khuếch tán ánh sáng trên các vật thể đơn trong phạm vi gần. Với các nhóm vật thể hoặc ảnh chụp toàn thân, các hộp tản sáng lớn hơn hoặc nhiều nhiều hộp tản sáng là một lựa chọn khả thi hơn để chụp một cách mềm mại, ngay cả việc tạo ánh sáng. Như một quy luật chung của ngón tay cái, kích thước của một hộp tản sáng nên gần như cùng kích thước với vật thể của bạn, có nghĩa là chụp ảnh đầu hoặc chụp bán thân có thể đòi hỏi các hộp tản sáng trong phạm vi khoảng 18" đến 24", trong khi bức ảnh toàn thân có thể đòi hỏi nhiều hộp tản sáng trong phạm vi 48" hoặc lớn hơn.



Ngoài các kích cỡ khác nhau của hộp tản sáng, các hình dạng khác nhau cũng cho phép một hộp tản sáng thay đổi chất lượng ánh sáng. Điều này đặc biệt rõ ràng khi chụp ảnh người từ phạm vi gần hơn, vì hình dạng của nguồn sáng được sử dụng có thể thường xuyên được nhìn thấy trong các phản chiếu trong mắt của người được chụp (gọi là "bắt" ánh sáng). Các hộp tản sáng có sẵn một loạt các hình dạng như hình chữ nhật, hình vuông, hình bát giác, hoặc dải dài, mỏng. Các hình dạng ít phổ biến hơn là hình lục giác, hình parabol và tròn. Hiệu ứng của mỗi hình dạng có thể được áp dụng cho các đối tượng cụ thể, và có thể được sử dụng kết hợp để tạo ra một hình ảnh đa dạng. Ngoài ra, tương tự như những chiếc ô, các loại bề mặt bên trong khác nhau có thể là bạc hoặc trắng và sẽ làm thay đổi chất lượng đầu ra ánh sáng. Lớp lót màu bạc sẽ cho ra một bề ngoài với độ tương phản cao hơn và truyền dẫn ánh sáng, trong khi lớp lót màu trắng là lý tưởng cho việc duy trì màu sắc trung tính.


Hệ quả của bề mặt trong: Từ trái qua: Trắng, Bạc, Vàng. Các hình ảnh mô phỏng

So sánh ô và hộp tản sáng

Cả ô và hộp tản sáng đều là một phương tiện hữu hiệu làm mềm chất lượng của ánh sáng từ một bóng đèn trần hoặc nguồn đèn flash đơn thuần, và cả hai có thể được sử dụng khá hiệu quả để tạo ra ánh sáng “nịnh” rất phù hợp để chụp các sự kiện đám cưới . Khi quyết định giữa hai loại thiết bị điều chỉnh ánh sáng, tất nhiên cần cân nhắc đưa ra chọn lựa tốt nhất. Ô là một thiết bị có tính di động hơn vì chúng có thể phá vỡ các kích thước nhỏ, mỏng một cách nhanh chóng, nhưng hộp tản sáng là lý tưởng để bắt chước ánh sáng từ cửa sổ. Cả hai đều có thể khó để sử dụng trong điều kiện gió mà không chặn cố định ánh sáng của bạn. Chất lượng ánh sáng từ ô và hộp tản sáng cũng có phần khác nhau, mặc dù cả hai đều có tác dụng làm mềm và mở rộng ánh sáng tổng thể . Do hình thức vốn có của chúng, một hộp tản sáng sẽ tạo ra một dạng ánh sáng rộng hơn, nịnh hơn, và thậm chí là ánh sáng có thể làm giảm cường độ của các cạnh bóng và ít có tính định hướng hơn so với ánh sáng từ ô. Hình dạng cong của một ô sẽ tạo ra ánh sáng với định hướng rõ ràng hơn và lồi hơn vào các cạnh của bóng.

Trở nên quen thuộc với cả hai loại thiết bị điều chỉnh sẽ giúp bạn có lựa chọn sáng tạo hơn, và việc có thể ghép một trong hai thiết bị vào vật thể cụ thể sẽ đưa ra một giải pháp hiệu quả nhất để chuyển đổi chất lượng của ánh sáng từ đèn flash chuẩn. Một sự kết hợp của hai đôi khi là sự lựa chọn tốt nhất để cho thấy tính linh hoạt và để ghép các nguồn ánh sáng đèn flash với ánh sáng môi trường xung quanh hiện có.

(Hết)
Theo Bhphotovideo
Dịch bài Allimage
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Lên Kế Hoạch Mua Ống Kính Mới

Theo Eric Reichbaum

Không quan trọng bạn có bao nhiêu ống kính trong tay, bạn sẽ luôn luôn khao khát một chiếc ống kính mới. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau khiến bạn rất khó đưa ra quyết định. Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn ống kính tốt nhất, phù hợp nhất đối với nhu cầu của bạn.
Câu hỏi đầu tiên bạn cần phải tự hỏi là, “Tôi đang cần điều gì mà những ống kính hiện tại của tôi không thể mang lại được?”. Câu trả lời của bạn gần như sẽ rơi vào một trong hai trường hợp, đó là: ánh sáng và tiêu cự zoom. Hãy điểm qua vấn đề về tốc độ đầu tiên và tìm hiểu xem loại ống kính nào sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình.

Ống kính tiêu cự cố định có khẩu độ lớn (fast prime lens)



Phần lớn ống kính theo máy có khẩu độ đa dạng từ khoảng f/3.5 đến f/5.6 tùy theo dải tiêu cự zoom của ống kính. Nếu như bạn chụp ảnh ngoài trời vào ngày trời nắng, hoặc trong nhà với đèn flash hoặc ánh sáng mạnh thì dải khẩu độ này có thể chấp nhận được, nhưng nó lại không phù hợp với điều kiện ánh sáng yếu. Để sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu bạn cần những ống kính cho ánh sáng đi qua nhiều hơn.
Vậy ống kính có độ mở lớn (fast) là gì? Ống kính Fast thường có khẩu độ ở mức f/2.8 hoặc độ mở lớn hơn. Khẩu độ mở càng lớn, ánh sáng đi vào ống kính nhiều, chính vì vậy ống kính “fast” rất phù hợp cho điều kiện ánh sáng yếu. Ống kính tiêu cự cố định (prime) là ống kính có tiêu cự không đổi, không thể phóng to bằng cách zoom được mà phải tiến hoặc lùi. Ống kính tiêu cự cố định thường có khẩu độ lớn hơn ống kính zoom, và rất phù hợp sử dụng cho quay phim trên DSLR.

Một trong những ống kính phụ thông dụng nhất là 50mm f/1.8. Ống kính này không đắt tiền và đủ rộng để chụp một nhóm người trong một phòng, và tiêu cự cũng đủ dài để chụp chân dung. Khẩu độ mở lớn đồng nghĩa với trường nét nông hơn, khiến cho các bức ảnh xóa phông (bokeh) đẹp hơn.

Ống kính 50mm sử dụng trên cảm biếp crop (1.5x, ví dụ như cảm biến APS-C) tương đương với tiêu cự 75mm trên máy có cảm biến full-frame, vì vậy nếu bạn nghĩ rằng ống kính 50mm chưa đủ rộng thì bạn có thể thử ống kính tiêu cự 35mm. Ống kính này rộng hơn một chút, tốt hơn khi sử dụng chụp chân dung một nhóm người trong khoảng không gian hẹp mà không bị biến dạng hình ảnh, méo hình. Ngoài ra còn có các ống kính có khẩu độ lớn có khoảng tiêu cự rộng hơn như 28mm và 24mm f/1.8.

Mặt khác, nếu bạn muốn có một ống kính có khẩu độ lớn với tiêu cự dài hơn, sử dụng cho chụp chân dung và các vật thể ở xa hơn, ống kính 85mm f/1.8 sẽ phù hợn với bạn. Ống kính có tiêu cự lớn hơn sẽ phù hợp hơn cho chụp chân dung vì hình ảnh ít bị biến dạng hơn và ống kính ở xa chủ thể hơn.

Ống kính Zoom tiêu cự dài (Tele)



Ống kính Tiêu cự dài rất phù hợp để chụp chim, thể thao, hòa nhạc hoặc các chủ thể ở xa. Nếu như bạn cảm thấy mình đang bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp chỉ vì bạn không thể zoom lại đủ gần so với chủ thể, bạn sẽ cần một ống kính te-le tiêu cự dài. Có thể bạn đã có sẵn một ống kit kèm theo máy có thể đạt tiêu cự 200mm nhưng khẩu độ f/5.6 lại quá chậm, rất khó để đóng băng chuyển động của chủ thể. Trong trường hợp này, bạn cần một ống kính tiêu cự dài nhanh hơn. Ống kính phổ biến nhất trong phân khúc này là 70-200mm f/2.8. Ống kính loại này đủ nhanh để đóng băng chuyển động và tạo độ xóa phông (bokeh) đẹp, mà vẫn giữ chủ thể sắc nét. Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh có cảm biến crop, ống kính này tương đương khoảng tiêu cự 105–300mm trên máy full-frame.

Nếu bạn không cần tốc độ khẩu f/2.8 mang lại, một số lựa chọn khác cũng khá phù hợp như 70-200mm f/4, hoặc nếu bạn cần tiêu cự dài hơn nữa thì ống kính 18-300mm và 70-300 với khẩu độ thay đổi sẽ là câu trả lời phù hợp với bạn.
Một thành phần khác cần phải cân nhắc, đặc biệt là với các ống kính te-le tiêu cự dài, đó là hệ thống chống rung tích hợp. Nikon gọi tính năng này là VR (giảm thiểu rung động – vibration reduction), Canon gọi là IS (ổn định hình ảnh), Tamron gọi là VC (chống rung) và Sigma gọi là OS (ổn định quang học). Bất kể với tên gọi gì, ưu điểm khi sở hữu một ống kính với hệ thống ổn định hình ảnh là bạn có thể chụp với tốc độ màn trập chậm hơn mà không cần chân máy, mang lại hình ảnh sắc nét hơn mà giúp ống kính hoạt động hiệu quả hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

(Còn tiếp)
Theo Bhphotovideo
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Lên Kế Hoạch Mua Ống Kính Mới (Phần 2)

Theo Eric Reichbaum

Ống kính zoom góc rộng



Nếu bạn cần đưa nhiều người vào khung hình, hoặc bạn cần đưa nhiều phong cảnh hơn nữa vào ảnh, vậy thì ống kính góc rộng sẽ là lựa chọn tiếp theo của bạn.

Chúng tôi đã nhắc đến ống kính tiêu cự không đổi 24 và 28mm. Tuy nhiên, thông thường đối với ống kính phụ, bạn có thể sẽ muốn nó có độ linh hoạt hơn, ví dụ như ống kính zoom góc rộng. Có rất nhiều loại ống kính zoom, không chỉ là từ hãng thứ nhất, mà còn do các hãng thứ ba sản xuất như Sigma, Tokina và Tamron. Một điều mà khi chụp với ống kính zoom mà phần lớn các tay máy thường làm đó là chụp với tiêu cự rộng nhất, hoặc dài nhất. Tôi nghĩ ống kính Tokina 11-16mm f/2.8 là một trong số những ống góc siêu rộng nét nhất, ống kính này không mang lại khoảng chênh lệch tiêu cự nhiều như 12-24mm, 16-35mm, 17-50mm hoặc 24-70mm. Đây chính là điểm bạn cần phải xác định chính xác tại sao bạn lại cần ống kính này. Nếu bạn không thể chắc chắn, ống kính 24-70mm là một lựa chọn tốt, cho phép bạn chụp được ở tiêu cự dài lẫn góc rộng. Nếu bạn không cần khoảng chêch lệch tiêu cự lớn, và chỉ muốn chụp ở góc siêu rộng, thì ống kính 11 – 16mm là lựa chọn tốt nhất.

Ống kính phóng đại (Macro)



Có thể bạn đã thấy những tấm ảnh chụp ở cự ly rất gần như chụp côn trùng hoặc các loài hoa, và bạn đã cố để có thể có được những tấm ảnh như vậy với ống kit, tuy nhiên bạn không thể làm được. Bởi vì để làm được điều này bạn cần một loại ống kính đặc biệt với khả năng lấy nét ở khoảng cách siêu gần, thường được gọi là ống kính phóng đại (macro). Các ống kính này thường lấy nét ở khoảng 20cm hoặc nhỏ hơn cho đến vô cực, chính vì vậy bạn có thể sử dụng ống kính này để chụp macro cũng như chụp người, phong cảnh hoặc những chủ thể khác.

Có một vài điểm quan trọng bạn cần cân nhắc khi mua ống macro. Đầu tiên, tiêu cự càng rộng, càng có thể tiến gần chủ thể hơn. Nếu bạn chụp hoa, bạn có thể lấy nét vào một bông hoa, tuy nhiên bạn sẽ muốn lấy thêm được các bông hoa khác bị out nét làm nền, ống kính 40 hoặc 50mm có thể phù hợp nhất với bạn. Mặc khác, nếu bạn đang cố chụp các loài công trùng đang chuyển động như ong hoặc bướm, bạn sẽ không có cơ hội tiến lại đủ gần với một ống kính góc rộng, vì vậy trong một số trường hợp ống kính tiêu cự 85mm hoặc dài hơn có thể phù hợp hơn đối với bạn. Khi bạn chụp ở quá gần chủ thể, một vấn đề nảy sinh, đó là bóng của ống kính lên chủ thể, ánh sáng yếu và cần phải có một ống kính khẩu độ lớn hơn hoặc sử dụng đèn flash dạng vòng. Nếu bạn không muốn phải lo lắng về việc đổ bóng hoặc phải mua thêm đèn flash, hãy sử dụng các ống kính có tiêu cự dài.

Như vậy, chúng tôi đã điểm qua rất nhiều kiến thức nền ở bài viết này. Chúng tôi đã đưa ra ý kiến về lựa chọn ống kính dựa trên khoảng tiêu cự bạn cần, ngay cả bạn cần một ống kính tiêu cự không đổi hoặc có thể thay đổi, ngay cả bạn cần một ống kính một khẩu độ lớn hoặc có thể chấp nhận được ống kính khẩu độ nhỏ thay đổi. Khi bạn tìm ra chính xác nhu cầu chụp ảnh nào của mình chưa được đáp ứng, bạn sẽ đưa ra được một quyết định tự tin, để đảm bảo ống kính tiếp theo sẽ là một ống kính hoàn toàn phù hợp với bản thân.

(Hết)
Theo Redsharknews
Dịch All Image
 

trantuanhung36

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Bài khá hữu ích nhưng mà dài quá, phải tốn nhiều thời gian mới ngốn hết mớ kiến thức này đây hixhix
 

mrtom`

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

cái phần đo sáng trên các máy ấy . . . bác nào cho em cái hình được không ??? như là cái hình vuông là đo sáng gì, hình vuông có ngoặc và 1 cái chấm là đo sáng gì ??? :(
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Cách Sử Dụng Phương Pháp Ánh Sáng Avedon

Theo Peter Kolonia



Trong bài Dixon sử dụng máy Canon EOS 5D Mark II và ống kính 50mm f/1.4 Canon EF USM, thông số cài đặt ở 1/160s, f/5.6, ISO 500.


Canon EOS 5D Mark II


Savage Super White Seamless: $45, street

S.I. Dixon là một giáo viên người Úc, và nghề tay trái bán thời gian của anh là một nhiếp ảnh gia chân dung. Anh chụp chân dung của rất nhiều người, từ vũ công cho đến những tay trượt ván. Và để ghi lại chân dung của họ, anh dùng kiểu sắp đặt ánh sáng của Richard Avedon vĩ đại.

“Tôi chọn kiểu sắp đặt ánh sáng Avedon bởi vì nó rất đơn giản và rõ ràng, với cả mảng sáng và mảng tối trên hình. Tính nghệ thuật được gợi lên không phải nhờ ánh sáng, mà do chủ thể,” Dixon cho biết.



Dixon chọn cách xếp đặt ánh sáng bằng cách dùng phông nền trắng (A) treo hướng theo hướng Tây trên một bức tường gạch (B), lúc này ánh sáng mặt trời đang ở hướng Đông nên bức tường sẽ hứng bóng râm (C). Dixon đặt chủ thể xa vừa đủ so với phông nền. Để tránh chủ thể bị thừa sáng quá nhiều, Dixon đo sáng từ máy ảnh và giảm đi 0.67 stop.

Trong khi có rất nhiều cách xếp đặt ánh sáng khác nhau, cách xếp đặt ánh sáng của Avedon khá dễ dàng và phổ biến đến nỗi từ Avedon trong tiếng Anh được xem như một động từ.
Dixon đặc biệt rất thích cách xếp đặt ánh sáng này, “chủ thể được tách biệt và nổi bật hẳn, bạn có thể lấy nét toàn bộ từ trang phục, thái độ và biểu cảm của nhân vật.” Dixon cho biết.

Một điểm mạnh lớn của cách xếp đặt ánh sáng này là nguồn sáng chính thường không phát ra từ hướng chính diện và có độ mềm tốt.

Nguồn PopPhoto
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Hướng Dẫn Cách Chụp Chân Dung Dưới Trời Tuyết

Theo Peter Kolonia



Nhiếp ảnh gia Heinrichs chụp với máy Hasselblad H3DII–31 và ống kính Hasselblad 150mm f/3.2 HC AF, tốc độ phơi sáng 1/125 s, khẩu độ f/3.2, ISO 100.

ENLARGE


Multiblitz Profilux Plus 800 ($999, direct)

ENLARGE


Multiblitz 3-in-1 Beauty Dish ($269, direct)

ENLARGE


Multiblitz Propac 1 Battery ($999, direct)

ENLARGE

Tại Aschaffenburg, Đức, thường không hay có tuyết. Chính vì vậy mà khi thấy tuyết rơi tại đây một vài năm trước, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Alex Heinrichs đã đem máy ảnh và các thiết bị ánh sáng, cùng với mẫu ảnh ưa thích của mình, thực hiện một buổi chụp ngoại cảnh.
Alex yêu cầu mẫu mặc toàn bộ màu trắng nhằm tận dụng thế mạnh của tuyết, tạo ra những bức chân dung high-key tuyệt vời. “Nếu bạn phải chụp ảnh ngoại cảnh trong thời tiết xấu, thì bạn phải làm việc một cách nhanh chóng”. Alex khuyến cáo các nhiếp ảnh gia khác, đặc biệt là nhiếp ảnh gia thời trang, làm việc nhóm. “Bạn sẽ muốn người mẫu trông còn tươi tắn và thiết bị vẫn còn khô ráo. Vì vậy sẽ không có đủ thời gian để chụp thử”.
Cũng giống như nhiều cách bố trí ánh sáng khác, cách bố trí ánh sáng high-key cũng dựa theo tỷ lệ chiếu sáng khác nhau giữa ánh sáng chính và ánh sáng phụ. Tỷ lệ 1:2 thường được sử dụng cho các khung cảnh có độ tương phản thấp trong khi tỷ lệ 1:5 được sử dụng với các hình ảnh có độ tương phản cao.

Sau đây là một số mẹo khi chụp high-key trong điều kiện tuyết phủ:

• Luôn kiểm soát độ phơi “chụp high-key không có nghĩa là phải thừa sáng” Alex cho biết. “Độ phơi sáng phải cực kỳ chuẩn để giúp cho da mẫu được thể hiện đẹp.” Nếu bạn cố tình phơi thừa sáng để lấy được hiệu ứng high-key thì đồng nghĩa với việc ảnh cũng sẽ bị mất đi tone đen và xám (trong mắt mẫu và vùng da quanh mắt).
• Độ sáng ở tiền cảnh và hậu cảnh phải được đồng bộ. Điều chỉnh đèn chính sao cho ánh sáng phát ra chỉ mạnh hơn một chút so với hậu cảnh – mà ở đây chính là tuyết. Nếu bạn không kiểm soát ánh sáng tốt thì hậu cảnh có thể sẽ dễ dàng bị tối đi và như thế sẽ không còn gọi là hiệu ứng high-key nữa.”



Sơ đồ buổi chụp của Alex:

Multiblitz Profilux Plus 800 monolights (A)
Multiblitz Propac 1 battery pack (B)
Hasselblad H3DII-031 and Hasselblad 150mm f/3.2 HC (C)
Bộ kích đèn không dây Multiblitz RS2 (D)
Multiblitz 3-in-1 softlight Beauty Dish Reflector (E)
Bộ hắt sáng trắng Multiblitz (F)

Theo Pop Photo
Dịch All Image
 
Bên trên