KỸ THUẬT SỐ CỦA BTV - BÌNH DƯƠNG

ANH CHỊ TRONG DIỄN ĐÀN CÓ AI BIẾT VÌ SAO DẠO NÀY KÊNH 53 UHF ( PHÁT HỆ KỸ THUẬT SỐ) CỦA ĐÀI BÌNH DƯƠNG KHÔNG CÒN PHÁT NỮA VẬY. TỰ DƯNG MẤT TIÊU MÀ LÂU QUÁ KHÔNG THẤY PHÁT LẠI.
 

tan_huy_93

Well-Known Member
Số mặt đất của Bình Dương phát trên tần số 50 UHF nhé bác chủ, nhưng em nghe nói nay đã ngưng phát rồi thì phải.
 

sokita

Member
Ðề: KỸ THUẬT SỐ CỦA BTV - BÌNH DƯƠNG

ko biết bao giờ VTC ngừng phát DVB T để em nghỉ bán đầu tàu nhỉ
 

tyvydygytal

New Member
Ðề: KỸ THUẬT SỐ CỦA BTV - BÌNH DƯƠNG

TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ BÌNH DUƠNG (KÊNH 50 + 53 UHF) VĨNH BIỆT SAU 10 NĂM (2001 - 2012)!

Như vậy, sau 10 năm (chính xác là từ ngày 01/01/2002), vào ngày 31/12/2012, Kênh truyền hình kỹ thuật số BTV của Đài truyền hình Bình Dương phát trên Kênh 50 đã phát hình buổi cuối cùng và vĩnh biệt một đi không bao giờ trở lại.

DaiBinhDuong_S.jpg

Toàn cảnh Đài PTTH Bình Dương với Tháp ăng ten cao 250 mét!

1. THỜI HOÀNG KIM VÀ KẺ TIÊN PHONG

Từ đầu tháng 1-2002 Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương là tỉnh tiên phong tại Việt Nam đã phát sóng hệ thống truyền hình số mặt đất (DVB-T, chuẩn nén MPEG-2) trên 2 kênh 50 và 53 UHF với 16 kênh truyền hình gồm có: Kênh 50 UHF: VTI, BTV2, VTC2, ESPN, BTV1, BTV3, SUPER SPORT, DISCOVERY (8 kênh); Kênh 53 UHF: SUPER SPO. GOLD, HBO, ANIMAL PLANET, CNN, DW (VTV2), STAR SPORT, CARTOON NETWORK, CCTV4 (TV5). Các chương trình trên được phát lúc đầu từ 5 giờ 30 đến 0 giờ, và sau đó là 24/24 và không thu phí thuê bao.

Theo như "quảng cáo" lúc đó thì đây là loại kỹ thuật truyền hình tiên tiến nhất, chất lượng của các kênh phát số trên đẹp như DVD, không bóng, không hạt, độ phân giải cao, màu sắc rực rỡ, âm thanh trung thực, khai thác hết khả năng các tivi màu đời mới, đặc biệt là các tivi màn hình lớn. Có thể xem hình ảnh với chất lượng S-Video hoặc kết nối xem trên máy vi tính.

Đầu thu kỹ thuật số "đời đầu" là VTC - DT với giá bán bằng đầu thu HD bi giờ khoảng 3.300.000 đồng và hệ thống ăng-ten kênh 50 đạt yêu cầu kỹ thuật với giá khoảng từ 50.000 đồng - 150.000 đồng tùy loại.

Vào thời điểm đó (2002), Truyền hình cáp tại Việt Nam hầu như chưa được phát triển, chỉ có DTH của VTV với 21 kênh. Ngoài ra, mọi người chủ yếu xem truyền hình Analog thì việc xuất hiện của BTV Digital là một bước ngoặt của Truyền hình Việt Nam. Ngay sau đó, thì VTC với cũng 16 kênh (Kênh UHF 55, 56) mới xuất hiện và HTV (Kênh UHF 39 với 8 kênh) chỉ mang tính thử nghiệm.

Cũng nên nhớ là trước đó từ năm 1994 thì BTV cũng là "kẻ tiên phong" mở lối phát trên kênh UHF đầu tiên tại Việt Nam vì lúc đó truyền hình chỉ quay đi quẩn lại chỉ phát trên kênh VHF (Kênh 3, 6, 7, 9, 11, 12) và nhóm làm ăng ten VK94 nổi tiếng một thời.

2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN!

Phần VTC làm "làm mưa làm gió" với các loại đầu thu "khóa mã" và thay đổi liên tục thì BTV âm thầm phát và bất kỳ loại đầu thu dù là đời đầu hay đời cuối đều thu được và hoàn toàn không bị khóa mã.

Mặc dù chỉ là "tỉnh lẻ" nhưng có lẽ BTV đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho hệ thống Truyền hình số này với công suốt tuy không công bố công khai nhưng cũng khoảng 5kw cho mỗi máy phát (so với VTC chỉ khoảng 1kw), chưa kể việc xây dựng tháp ăng ten 250 m cao nhất Việt Nam thời điểm đó (cả bây giờ) để mở rộng vùng phủ sóng không chỉ Bình Dương mà cả TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ (Ngoài các kênh Digital nêu trên, BTV cũng còn phát 2 kênh Analog trên 2 Kênh 40 và 44UHF). Hệ thống lưu trữ và kho dữ liệu phát sóng của BTV khá đồ sộ để phục vụ cho 6 kênh sóng do BTV sản xuất (BTV 1-5, 9) và đứng hàng thứ tư chỉ sau VTV, HTV và VTC mà thôi!

Trong quá trình phát triển của BTV, các kênh chuyên biệt BTV4 (Phim), BTV5 (Thể thao), BTV9 (Đông Phương) dần xuất hiện để thay thế cho các kênh quốc tế đã hết hạn hợp đồng hay vướng bản quyền.

Thời điểm chưa có Truyền hình cáp thì việc lựa chọn đầu thu xem được cả BTV, VTC, và HTV là lựa chọn của nhiều người dân tại Sài gòn và cả nước mặc dù đầu thu cũng khá đắt.

UD_BTV-Studio.gif


Hệ thống dựng phát hình kỹ thuật số hiện đại một thời của BTV

3. SUY THOÁI!

Truyền hình cáp, vệ tinh xuất hiện, và trước nguồn lợi "khổng lồ" của truyền hình thu phí, các kênh miễn phí của BTV dần dần bị "ghen ghét" "chèn ép" thập chí "đàn áp" chỉ vì lý do là "miễn phí". Và hệ quả là Kênh 53 bị "đóng cửa" trước và các kênh quốc tế bị cắt hết (chuyển qua truyền hình cáp) vào năm 2008.

Mặc dầu vậy, BTV vẫn cố gắng gồng gánh phát các kênh còn lại gồm từ BTV 1 - 5, BTV9, VTV2 và kênh Start Sport, kênh quốc tế duy nhất còn lại trên Kênh 50 UHF.

Sau giải Quần vợt Úc mở rộng năm 2010, thì cuối cùng, kênh Start Sport cũng bị cắt nốt.

Sau cùng, từ năm 2011 đến 2012, chỉ còn 6 kênh từ BTV 1-5 và VTV2 được phát.

Giữa năm 2012, kênh BTV2 Analog cũng bị dừng và bị gọi là phát lậu.

4. HƯỚNG ĐI MỚI

Ngoài việc phát miễn phí trên Kênh 50 UHF ra, các Kênh truyền hình của BTV còn được phát trên truyền hình cáp Bình Dương, HTVC và một số tỉnh thành nữa nên nội dung các kênh cũng khá phong phú với BTV 3, 4 chuyên về phim truyện, BTV5 chuyên thể thao (luôn tiếp phát Ngoại hạng Anh từ VTC vào thứ Bảy) và BTV9 (đã dừng phát) hình như do Đại Nam tài trợ chuyên về Văn hóa Đông Phương.

Trước "kinh nghiệm" là người tiên phong của truyền hình số, ngoài việc được "ưu ái" lúc đầu từ VTC, vì là cơ quan báo chí nhà nước nên BTV đã chính thức được Truyền hình An Viên (Công ty tư nhân) ủy quyền việc quản lý nội dung phát sóng với toàn bộ các kênh của An Viên, trong đó có những kênh mới của BTV như BTV10 (NCM), BTV11(SAM)...

Ngoài ra, BTV1, 2 (chính luận) cũng đang được phát sóng trên Vinasat 2.

73642.jpg


Tháp truyền hình BTV cũ (Cao 100 mét) bên cạnh tháp truyền hình BTV mới cao 250 mét. Tháp cũ này sau đó được "tặng" cho Đài PTTH Bình Phước.
Như vậy, sau khi kênh 50 ngừng phát, trên Ăng ten này chỉ còn phát sóng Kênh 44 BTV1 Analog, FM 92,5 và Kênh KTS 57, 58, 59 UHF của Truyền hình An Viên

5. KẾT LUẬN

Việc dừng phát BTV Digital là điều đáng tiếc trước khối tài sản khổng lồ của BTV đã đầu tư cũng như nguồn lợi của người dân, hàng loạt đầu thu bị bỏ không (vì không phải ai cũng thu được VTC vì ở xa thành phố), nhất là những người ở vùng sâu vùng xa không có cơ hội tiếp cận với Truyền hình.

BTV vẫn muốn phát nhưng Cục tần số không cấp tần số và yêu cầu phải dừng lại.

Theo quy hoạch Truyền hình số tới năm 2020 thì chuẩn của Truyền hình số Việt Nam là DVB-T, nén MPEG-4 vì nén được nhiều kênh hơn nên hệ thống hiện tại của BTV (DVB-T, MPEG-2) đã không còn hợp thời nữa.

Việc BTV dừng phát cũng để lại sự nuối tiếc một thời cho "kẻ tiên phong", buồn cho BTV vì "tiên phong" nhưng không phải là người chiến thắng.

(Tyvydgytal)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ztv

New Member
Re: Ðề: KỸ THUẬT SỐ CỦA BTV - BÌNH DƯƠNG

Lên T2 mà vẫn phát kiểu như thế này thì bác còn bán đầu tàu khỏe hơn =))

VTC chắc chắn sẽ phát DVB-t2 mục tiêu công ích tối thiểu là 10 kênh thiết yếu Quốc gia và vài chục kênh địa phương free. Các Bác cứ nhập hàng Hồ Cẩm Đào về mà bán . Mỗi tội DVB-t2 tung của giá không rẻ tý nào.
 
Bên trên