Làm thế nào để viết một bài review phim?

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
attachment.php


1. Tìm hiểu về bộ phim định viết

Khi ta muốn viết về một điều gì đó (bình luận, nhận xét, đánh giá) thì trước hết ta phải hiểu rõ về nó, nói khi chưa hiểu gì là một sai lầm (và đôi khi nó gây ra những hậu quả khó có thể cứu vãn). Viết về một bộ phim cũng vậy, nên tìm hiểu kỹ càng. Bạn có thể làm điều này trước hoặc sau khi xem phim nhưng chắc chắn là hãy làm nó trước khi viết. Sơ lược những gì cần biết:

- Tên bộ phim và năm phát hành
- Đạo diễn của phim
- Diễn viên chính của phim
- Thể loại của phim​

Ghi chú/ghi nhớ về bộ phim

Bạn có thể có trí nhớ phi phàm, tốt, nhưng nếu không được như vậy thì sao, hãy ghi chú lại những điểm cần lưu ý. Phim dài và bạn sẽ chẳng thể nào nhớ được hết cả phim, có thể quên mất những chi tiết và điểm cốt chính của phim. Việc ghi chép giúp bạn có thể lật lại những chi tiết đó khi viết.

attachment.php

Vậy thì cần ghi nhớ những gì? Nên ghi lại những gì gây ấn tượng với bạn, cả tốt lẫn xấu, có thể là phục trang, diễn xuất, âm nhạc, góc quay, những điểm nhấn trong kịch bản … và hãy liên hệ những thứ này đến toàn bộ phim.


Phân tích toàn cảnh của bộ phim

Phân tích các thành phần khác nhau nhưng lại có liên hệ với nhau trong bộ phim. Trong và sau khi xem, bạn hãy tự hỏi những gì gây ấn tượng, còn đọng lại trong đầu bạn.

attachment.php

Đạo diễn. Hãy xem xét cách nghĩ của đạo diễn, họ đã miêu tả/giải thích câu chuyện như thế nào. Có thể so sánh nó với những bộ phim khác của cùng một đạo diễn đó.

Quay phim. Những kỹ thuật nào được dùng để quay phim? Những sắp đặt và các chi tiết bối cảnh phông nền có thể có một ý đồ nào đó?

Kịch bản. Đánh giá về kịch bản, bao gồm cốt truyện, lời thoại và nhân vật. Bạn có thể cảm thấy cốt truyện sáng tạo và khó đoán hoặc ngược lại, nhàm chán và yếu kém.

Dựng phim/Nhịp phim. Những cảnh trong phim được thể hiện như thế nào, chuyển từ cảnh này sang cảnh khác có thông suốt hay không? Hãy lưu ý đến việc sử dụng ánh sáng và các hiệu ứng kèm theo. Nếu có nhiều cảnh được dựng do máy tính thì có thể nhận xét về độ thực của nó và có phù hợp với toàn bộ phim hay không?

Thiết kế trang phục. Phục trang của các nhân vật có phù hợp với câu chuyện trong phim? Phần phục trang có góp phần vào tổng thể bộ phim chứ không phải chỉ thể hiện riêng lẻ?

Nhạc nền. Nó đã phù hợp với cảnh? Nó mang lại cảm giác gì, hồi hộp, khó chịu, phấn khích .... Nhạc nền hay có thể nâng tầm hoặc ngược lại, phá hỏng bộ phim, đặc biệt nếu như những bài nhạc mang một thông điệp hoặc ý nghĩa nào đó với phim.

attachment.php

Xem lại một lần nữa

Nếu có điều kiện, hãy xem lại bộ phim một lần nữa, khó có thể hiểu được đầy đủ bộ phim nếu như chỉ xem nó một lần, hãy xem lại ít nhất một lần trước khi viết về bộ phim. Chú ý đến những chi tiết mà bạn đã bỏ lỡ khi xem lần đầu. Ví dụ nếu lần đầu bạn chú ý nhiều vào câu chuyện, diễn xuất trong phim thì lần này có thể để ý kỹ hơn về quay phim và nhạc nền.

2. Viết review

Tạo một cái luận đề

Nói luận đề nghe có vẻ xa vời và khó hiểu, thực ra nó chính là cái tiêu đề bao trùm mà bạn dùng để đánh giá bộ phim, nói nôm na nó như là một hướng đi để mình phân tích bộ phim theo con đường mà mình muốn hướng tới, tránh lan man gây bối rối cho người đọc. Luận đề này có thể theo nội dung bộ phim, dựa vào thông điệp của phim hoặc bất cứ điều gì mà bạn muốn nhắm tới khi muốn phân tích về những khía cạnh riêng biệt trong phim.

attachment.php

Để có thể tạo được một luận đề hấp dẫn và đúng đắn thì hãy tự hỏi một số câu hỏi dưới đây:

- Bộ phim có phản ánh những sự kiện hoặc những vấn đề hiện tại? Nó có thể là cách mà đạo diễn muốn nói đến những điều lớn hơn. Hãy tìm cách liên hệ với thế giới thực bên ngoài để suy ngẫm.
- Bộ phim có gửi gắm một thông điệp gì đó? Hoặc nó có đưa ra một câu trả lời cụ thể hoặc mang cảm xúc gì đó đến cho khán giả? Bạn có thể thảo luận về việc nó có đạt được những mục tiêu của nó hay không.
- Bộ phim có liên hệ gì với chính bản thân bạn hay không? Bạn có thể viết một luận đề về sự liên hệ của nó với chính bản thân mình và dùng những câu chuyện của chính bản thân mình để nó trở nên thú vị hơn.​


Viết một đoạn tóm tắt ngắn về cốt truyện phim

Việc này luôn cần thiết để độc giả có thể nắm bắt được câu chuyện phim đại khái nó là gì, có những nhân vật này, những xung đột nút thắt trong phim và nhờ thế thì độc giả sẽ dễ dàng theo kịp bài phân tích của bạn ở bên dưới. Hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng khi review phim, “đừng kể và nói quá nhiều về những tình tiết bước ngoặc quan trọng” (kiểu như cuối phim ai sẽ chết, ai là trùm, ai là thủ phạm …), đừng làm hỏng niềm vui mà sự bất ngờ mang lại khi xem phim của độc giả.

attachment.php

- Khi bạn nói về các nhân vật trong phim, bạn nên thêm vào luôn tên diễn viên đóng ở ngay trong ngoặc đơn sau đó.
- Hãy cố gắng đưa tên của đạo diễn và tiêu đề đầy đủ của bộ phim ở một nơi nào đó trong bài review.
- Nếu trong lúc review, bạn bất đắc dĩ phải nói nội dung quan trọng trong phim ra thì hãy cảnh báo độc giả trước.​

Phân tích bộ phim

Viết những đánh giá về những điều thú vị trong phim, những cái bạn viết nên cố gắng xoay quanh luận đề ban đầu đã đưa ra. Đánh giá về diễn xuất, về ý đồ của đạo diễn, về sắp đặt đường dây câu chuyện, về góc quay, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng … Nên dùng kiểu văn xuôi đơn giản, dễ hiểu và có tính giải trí để thu hút người đọc.

- Hãy làm cho bài viết của bạn rõ ràng và dễ hiểu, không sử dụng quá nhiều thuật ngữ kỹ thuật làm phim nếu không cần thiết, hãy dùng ngôn ngữ gãy gọn khúc chiết và dễ tiếp cận.

- Hãy nêu những dữ kiện và những đánh giá của riêng cá nhân bạn về từng phần, đây là điều người đọc muốn biết nhất.
Sử dụng nhiều ví dụ để minh họa cho bài viết​

Khi bạn đưa ra một đánh giá nào đó, nên đi kèm với một ví dụ minh họa, có thể là cảnh trong phim hoặc những ví dụ về phim có liên quan. Bạn có thể trích dẫn những đoạn đối thoại quan trọng, tâm đắc trong phim để minh họa cho phần bình luận của mình. Bằng cách này bạn giúp người đọc vừa có thể mường tượng về bộ phim, vừa nghe những bình luận của bạn cùng một lúc.


Cá nhân hóa bài viết

attachment.php

Mặc dù là một bài viết mang tính đại chúng nhưng bạn hãy cá nhân hóa nó, điều này sẽ tạo sự thú vị hơn. Nếu phong cách viết của bạn thường là dí dỏm và hài hước, thì hãy đưa nó vào trong những nhận xét của mình. Nếu bạn là người nghiêm túc và mạnh mẽ, cũng nên thể hiện điều đó. Hãy để ngôn ngữ và phong cách bài viết phản ánh cái nhìn độc đáo và cá tính của bạn, cũng là một trong những điều thú vị dành cho người đọc.


Tổng kết bài đánh giá bằng một kết luận

Phần kết luận này sẽ bám sát luận đề ban đầu mà bạn đưa ra, kèm một số lời khuyên là khán giả có nên đi xem phim hay không, phim phục vụ cho mục đích và đối tượng khán giả nào. Phần kết luận này cũng nên viết một cách thú vị và hấp dẫn vì nó là một trong những phần quan trọng của bài viết, có khi đọc giả không đọc hết bài nhưng chắc chắn họ sẽ lưu tâm đến phần kết luận.


3. “Đánh bóng” bài review của mình

“Đánh bóng” ở đây có nghĩa là làm cho bài viết của mình được tốt hơn, đẹp hơn, hay hơn bằng cách chỉnh sửa nó lại.

Sau khi viết xong, bạn hãy dành thời gian đọc lại nó một lượt và kiểm tra nó có đi theo cấu trúc ban đầu bạn đã đặt ra hay không. Bạn có thể cần phải thay đổi các đoạn xung quanh, xóa câu, hoặc thêm nhiều tư liệu ở đoạn nào đó mà bạn cảm thấy nó còn thiếu. Ít nhất là hãy biên tập một lần, tốt hơn nữa thì hãy làm 2 – 3 lần.

- Hãy tự hỏi những nhận xét đánh giá trong bài có đúng với luận đề ban đầu của bạn? Những kết luận có thỏa mãn những luận đề ban đầu đã đưa ra?
- Xem xét xem bài review của mình đã đủ chi tiết về bộ phim hay chưa? Nếu chưa hãy quay trở lại bài viết và mô tả thêm để mang đến cho độc giả một cái nhìn rõ hơn về bộ phim
- Xem xét những đánh giá của mình đã đủ thú vị và hấp dẫn chưa? Bạn đóng góp được những gì cho luận đề ban đầu đưa ra? Những gì mà người đọc có thể nhận được từ những nhận xét của bạn.​

attachment.php

Kiểm tra lỗi

Hãy chắc chắn là bạn đã viết đúng chính tả trong cả bài cũng như tên nhân vật, tên diễn viên, đạo diễn … Sửa tất cả các lỗi chính tả, lỗi hành văn nếu có để bài viết hoàn chỉnh hơn, ăn cơm dù có ngon đến đâu mà thỉnh thoảng gặp sạn (lỗi chính tả) đều cảm thấy khó chịu. Tất cả những điều đó sẽ khiến cho bài viết của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Cuối cùng đương nhiên là post cho mọi người đọc

Bạn viết ra những điều hay ho trong bài review tất nhiên là không phải để cho một mình mình đọc. Hãy làm cho bài đánh giá của mình được nhiều người biết đến, có thể post lên web, lên blog cá nhân, lên một diễn đàn chuyên về bình luận phim ảnh, post lên facebook hoặc gửi email.

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tinh túy của thời đại chúng ta, và giống như tất cả các loại hình nghệ thuật khác, nó luôn là chủ đề của những cuộc tranh cãi và đôi khi những chủ đề thảo luận lại mở ra những chân trời mới. Vậy nên đừng ngần ngại đưa ra những ý kiến đánh giá của mình và tiếp nhận những phản hồi của mọi người.


Một số lời khuyên khi viết review phim

- Nếu hoàn cảnh cho phép, hãy xem phim nhiều hơn một lần. Chẳng thể nào nhớ hết được tất cả tình tiết phim nếu chỉ xem một lần duy nhất, trừ khi bạn là Lê Quí Đôn.

- Thể hiện cảm xúc về bộ phim bằng những đánh giá phân tích. Nếu bạn cảm thấy thất vọng, bị xúc phạm hoặc chán ngán, hãy đưa ra những lý do chính đáng để lý giải cho những cảm xúc trên. Một bài đánh giá mà chỉ dựa trên việc tấn công cá nhân diễn viên, đạo diễn, biên kịch hay phê phán một thể loại riêng biệt là một bài đánh giá thất bại.

- Điều chỉnh phong cách viết của mình cho phù hợp với người đọc, nếu người đọc là những nhà phê bình phim, những người yêu thích phim ảnh, có kiến thức về điện ảnh, hãy viết sâu và thêm nhiều yếu tố chuyên môn trong bài. Còn nếu người đọc là những người trẻ tuổi (teen) hoặc fanboy thì có thể viết nhẹ nhàng hơn.

- Tránh spoil! Một trong những nguy hại nhất của những người viết review phim là nói ra mất điểm cốt yếu chính trong tình tiết phim. Nếu cần thì hãy cảnh báo người đọc. Với những phim cũ hoặc đã phát hành cho đông đảo người xem rồi thì vấn để spoil phim cũng nhẹ nhàng hơn nhưng tất nhiên là vẫn nên cảnh báo trước.

- Xét đoán câu chuyện phim. Đánh giá về những nhân vật, những động cơ dẫn đến các hành động? Sự nhất quán trong cách ứng xử so với toàn bộ đường dây câu chuyện? Ý nghĩa của cốt truyện? Đường dây dẫn truyện có hợp lý? …

attachment.php

- Đánh giá các diễn viên. Họ có đáp ứng được yêu cầu cần phải thể hiện của kiểu nhân vật như vậy chưa? Nếu không thì nguyên nhân là gì, do kịch bản kém, ít đất diễn … Họ đã truyền tải được cảm xúc đến người xem chưa? Có những pha diễn xuất xuất thần nào gây ấn tượng đặc biệt không?

- Đánh giá những yếu tố kỹ thuật. Quay phim, dựng phim, ánh sáng, âm thanh và những thứ khác trong phim như thế nào? Mọi thứ có hỗ trợ hay làm ảnh hưởng gì đến bộ phim? Âm nhạc có phù hợp và sử dụng hiệu quả? Bạn không cần phải biết những thuật ngữ trong kỹ thuật phim thể đánh giá những điều này nhưng nếu biết thì đó là điều tốt.

attachment.php

Viết một bài đánh giá phim cũng giống như “làm dâu thiên hạ”, thông thường người đọc sẽ không đồng ý với bạn điểm này hoặc điểm kia và sẽ có những tranh cãi bất tận, thậm chí góc nhìn và cảm xúc của người đọc cũng khác với bạn, sau khi đọc bài của bạn xong đi xem phim thấy không giống như những gì bạn nói, họ sẽ quay lại công kích.

Thế nên, khi viết review phim thì đừng nghĩ ngợi quá nhiều, hãy coi đó như một sự hưởng thụ, một niềm vui, một sự chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác. Nếu ai đó đọc bài của bạn cảm thấy có ích thì quá tốt, nếu không thì cũng chẳng sao, đời này đâu phải chỉ có một màu.

 

quanchua

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Chỉnh sửa nội dung bởi: BuiAn, Hôm nay lúc 01:43 :-??

sẽ chân thực hơn nếu nêu bật được cảm nhận của cá nhân đối với film vừa coi còn coppy linh ta linh tinh thì nhàm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Cá nhân hóa bài viết

Mặc dù là một bài viết mang tính đại chúng nhưng bạn hãy cá nhân hóa nó, điều này sẽ tạo sự thú vị hơn. Nếu phong cách viết của bạn thường là dí dỏm và hài hước, thì hãy đưa nó vào trong những nhận xét của mình. Nếu bạn là người nghiêm túc và mạnh mẽ, cũng nên thể hiện điều đó. Hãy để ngôn ngữ và phong cách bài viết phản ánh cái nhìn độc đáo và cá tính của bạn, cũng là một trong những điều thú vị dành cho người đọc.
Một số phong cách cá nhân hóa bài viết:
- Review mà như không review. Nếu không đặt bài review đó trong mục "Bàn luận điện ảnh - Bình luận tự do" thì không biết đó là 1 bài review phim.
- Dùng chính mô típ phim làm mô típ bài review. Bắt chước chiêu "Đẩu chuyển tinh di" (Gậy ông đập lưng ông) của nhà Mộ Dung trong Thiên Long Bát Bộ.
...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kant1521

Banned
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

thix đọc hơn là tự viết. hihi. trước khi coi phim cũng hay coi review của bác trên đây. thanks bác đã viết bài chi tiết như vầy.
 

dksilent4r

Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Một trong những điều mình quan tâm nhất khi vào hdvietnam đọc review đối với những film bom tấn đó là hình ảnh và âm thanh:
recommend 2D hay 3D, Atmos hay 7.1 để trải-nghiệm-tốt-nhất bộ film. Mình thấy nhiều bài review xem nhẹ vấn đề này, viết dc một hai câu trớt quớt kiểu như: có tiền thì xem 3D - tiết kiệm thì 2D (nhiều film xem 3D xong ước gì mua vé 2D cho đỡ "hành xác")... Dù sao đây cũng là hdvietnam mà, review nên có "nét riêng" & "chuyên" hơn những nơi khác 1 chút :)
 
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Cám ơn chủ thớt. Cũng hy vọng từ nay sắp tới các bài review về phim sắp tới của HDVN tuy không chắc 100% dựa theo những tiêu chí ở trên nhưng sẽ cải thiện chất lượng nhiều hơn.
Cá nhân tôi nếu có vào đọc review thì chủ yếu là muốn nắm trước cốt truyện của phim muốn nói gì để dễ theo dõi phim khi xem. Còn những nhận xét khác tôi ko quan tâm lắm vì mỗi người nhìn bộ phim dưới con mắt cá nhân của mình. Thích thì dở cũng thấy hay, còn đã ko ưa ngay từ đầu thì có hay cũng chế tan nát.
 

hunterval

Active Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

bài viết sẽ tốt hơn nếu mấy tấm hình nhỏ đi bớt xíu, nhìn hơi rối.
Rất đáng tham khảo
 

BTE

New Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

bài viết khá hay
 

echdien87

Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Thế nên, khi viết review phim thì đừng nghĩ ngợi quá nhiều, hãy coi đó như một sự hưởng thụ, một niềm vui, một sự chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác. Nếu ai đó đọc bài của bạn cảm thấy có ích thì quá tốt, nếu không thì cũng chẳng sao, đời này đâu phải chỉ có một màu.


:D mình k giỏi văn nên nếu review cũng chỉ là viết theo cách mình muốn viết ^^ tuy là k theo cái khuôn của bài viết này đưa ra... nhưng thiết nghĩ ... :) cũng k có "luật định" nào bắt viết theo 1 phong cách cả :) có thể khuyên là k nên ntnày, k nên như thế kia ... :) nhưng k phạm luật là được mà :D cũng là "tự hưởng thụ"

Bài viết hay quá :D
 

nemesisgau

New Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Một trong những điều mình quan tâm nhất khi vào hdvietnam đọc review đối với những film bom tấn đó là hình ảnh và âm thanh:
recommend 2D hay 3D, Atmos hay 7.1 để trải-nghiệm-tốt-nhất bộ film. Mình thấy nhiều bài review xem nhẹ vấn đề này, viết dc một hai câu trớt quớt kiểu như: có tiền thì xem 3D - tiết kiệm thì 2D (nhiều film xem 3D xong ước gì mua vé 2D cho đỡ "hành xác")... Dù sao đây cũng là hdvietnam mà, review nên có "nét riêng" & "chuyên" hơn những nơi khác 1 chút :)

quan trọng là có nhiều cụ cũng chỉ xem có 1 bản và ko biết bản còn lại nó như thế nào cụ ạ :)) em thì ít khi xem 3D lắm, có bom tấn thì em mới xem 3D
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Review phim theo mình mang nghĩa hẹp và cá nhân, không nên quá ôm đồm nhiều thứ để mang tính khuân mẫu, học thuật, hàn lâm nghệ thuật làm gì. Review thường là những thứ nóng hổi, nên sao bật được cảm nhận cá nhân của bản thân về bộ phim đó là được: chê thậm tệ cũng được, hype tận trời cũng được....
Trích lời của ai đó:
REVIEW là gì??? Là cảm nhận của một CÁ NHÂN về một vấn đề nào đó, ở đây cứ tạm thời gom trong vấn đề phim ảnh trước cái đã.
Như đã nói trên, "ý kiến của cá nhân", mỗi người có một cảm nhận riêng về một bộ phim, có người này thấy hay, người khác thì không thấy vậy, và đo chỉ là ý kiến cá nhân thì mấy bạn có cần phải "căng gân cổ" lên mà cãi lại không? Không lẽ mấy bạn lại thích cái trò áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác? Xin lỗi chứ phải nói thẳng mấy bạn dek có cái quyền gì mà ném đá cái cảm nhận của người khác!

Còn bình luận phim ở mức cao hơn, không phải ai cũng viết được, cũng thử nhưng đọc mấy bài bình luận của người ta là thấy nản, như một tác phẩm văn học :(
Bình luận thường là sau khi phim ra được 1 thời gian lâu, lúc đó tác phẩm đã có một lượng khán giả nhất định, thời gian kiểm chứng. Mà thường chỉ những tác phẩm hay, người ta yêu thích mới bình luận, chứ ai tốn thời gian chê làm gì. HD Việt Nam thiếu những bài viết như vậy. Có một dạng khác là bình luận một hiện tượng trong phim ảnh: trào lưu, đạo diễn tài năng, diễn xuất, sự nghiệp của diễn viên nào đấy, giải thưởng nọ kia....bổ khuyết thông tin người đọc.

Theo mình có điều kiện thì nên tách các vấn đề của 1 bộ phim thành 2 topic nhỏ
- Topic đầu giới thiệu phim, trailer, thông tin, cast.... Sau là review về phim, tránh spoil.
- Topic sau bình luận phim, giải đáp thắc mắc, chia sẻ niềm yêu thích với bộ phim.

Ví dụ một bài bình luận theo phong cách review mình rất thích:
nguồn Đại thoại Tây Du (1995): Nguyệt Quang Bảo Hợp – Tiên lý kỳ duyên | PHAN HẢI's Blog
Năm 1995, đạo diễn Lưu Trấn Vĩ thực hiện bộ phim Đại thoại Tây Du (A Chinese Odyssey) dựa theo tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Thực ra, Lưu chỉ mượn Tây Du Ký với Tôn Ngộ Không là nhân vật chính để kể một câu chuyện khác.

chineseo.jpg


Diễn viên chính trong hai phần Đại thoại Tây Du này không ai khác hơn chính là Châu Tinh Trì. Lúc này Châu 33 tuổi, đã thành danh sau hơn mười năm thăng trầm trong làng giải trí Hongkong.

Lần đầu tiên Lưu Trấn Vĩ và Châu Tinh Trì hợp tác là phim All For The Winner (Đổ Thánh) – bộ phim đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của Châu, đã giới thiệu với công chúng Hongkong một ngôi sao điện ảnh mới với những đặc điểm rất riêng để rồi sau này trở thành một thương hiệu của phim Châu Tinh Trì.

Sau Đổ Thánh, Lưu và Châu còn hợp tác cùng nhau trong 2 phim nữa là Fist of Fury 1 và 2 (Tân Tinh Võ Môn 1991). Còn với Châu Tinh Trì, từ sau Đổ Thánh sản xuất năm 1990 đến năm 1995, anh đã đóng hơn 20 phim, trong đó có Học trường Uy Long, Tô Khất Nhi, Tân Lộc Đỉnh Ký, Gia Hảo Hỷ Sự, Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương, Tế Công, Quốc sản 007… Phim nào cũng ăn khách và để lại trong lòng khán giả một hình ảnh Châu Tinh Trì rất Châu Tinh Trì.

ChineseOdysseyII.jpg


Quay trở lại với Đại thoại Tây Du năm 1995. Lưu đã chia bộ phim gồm 2 phần, gọi tên như sau:

- Tây du kí phần đầu: Nguyệt quang bảo hợp – (A Chinese Odyssey Part One: Pandora’s Box)
– Tây du kí phần kết: Tiên lí kì duyên (A Chinese Odyssey Part Two: Cinderella)

Vai Tôn Ngô Không – Đại đương gia Chí Tôn Bảo (hậu thân của Tôn Ngộ Không) dĩ nhiên là do Châu Tinh Trì thủ diễn. Các vai khác do những diễn viên đã từng hợp tác cùng Châu trong rất nhiều phim của anh. Trong đó phải kể đến Ngô Mẫn Đạt (Nhị đương gia – Trư Bát Giới), La Gia Anh (Đường Tam Tạng), Lam Khiết Anh (Xuân Tam Thập Nương – Nhện Tinh), Mạc Văn Úy (Bạch Tinh Tinh – Bạch Cốt Tinh), Thái Thiếu Phân (Thiết Phiến Công Chúa), Chu Ân (Tử Hà/Thanh Hà – Bàn Tơ Đại Tiên)…

Ở phần đầu, Nguyệt quang bảo hợp kể lại câu chuyện năm trăm năm trước Tôn Ngộ Không do không thể nào chịu nổi vị sư phụ mỏ nhọn nói nhiều nên mới hợp mưu cùng Ngưu Ma Vương bắt Đường Tăng ăn thịt, lại trộm lấy Nguyệt Quang Bảo Hợp của Tử Hà Tiên Tử mà gây rối. Quan Âm Đại Sĩ được Ngọc Hoàng nhờ vả, mới ra tay bắt Ngộ Không nhốt vào lục bình toan trị tội. Đường Tăng thấy vậy bèn cầu xin được chết thay cho đại đệ tử…

Năm trăm năm sau, trên giang hồ xuất hiện một bọn cường hào gọi là bang Lưỡi Búa. Chúng chuyên tác oai tác quái vùng đại mạc, đại dương gia là Chí Tôn Bảo, nhị đương gia là… Ngô Mẫn Đạt. Một ngày kia có một nữ hồng nhân tên gọi Xuân Tam Thập Nương xuất hiện ở địa phận quản lý bang Lưỡi Búa. Nàng dùng trẻ tuổi mà võ công cao đã xử gọn gàng bang Lưỡi Búa từ đương gia cho đến tiểu tốt, rồi “mượn tạm” cơ ngơi của bang để nghỉ ngơi chờ người có ba nốt ruồi đỏ ở lòng bàn chân đi qua…

td22.jpg


Câu chuyện bắt đầu tiếp diễn khi Chí Tôn Bảo phát hiện ra Xuân Tam Thập Nương chính là Hắc Thù Tinh và vị tiểu sư muội của nàng ta có dung mạo xinh đẹp tuyệt trần tên gọi Bạch Tinh Tinh lại chính là hóa thân của Bạch Cốt Tinh. Rồi abc và xyz, Chí Tôn Bảo bị hai nàng bắt đem về động Bàn Tơ để điều tra tung tích của Đường Tam Tạng. Tại đây Chí Tôn Bảo vô tình nhặt được Nguyệt Quang Bảo Hợp khi… đào đất định trốn ra ngoài. Tiếp đó giữa Chí Tôn Bảo và Bạch Tinh Tinh nảy sinh mốt đoạn tình cảm lâm li bi đát. Yêu đương rồi hiểu lầm dẫn đến chuyện Bạch Tinh Tinh tự vẫn khiến Chí Tôn Bảo phải dùng Nguyệt Quang Bảo Hợp để quay ngược thời gian nhầm cứu tình nhân. Ai dè đâu, sau ba lần quay ngược thời gian mà vì cái này cái nọ cái kia chẳng mần ăn chi được, ở lần thứ tư Nguyệt Quang Bảo Hợp bị trục trặc nên thảy luôn chàng giai về với năm trăm năm trước… Đến đây thì hết phần đầu.

Nội dung trong phần đầu chỉ là câu chuyện mở đầu cho rất nhiều thứ sẽ diễn ra ở phần sau. Ở phần này, có thể thấy Lưu Trấn Vĩ đã khéo léo đem rất nhiều tình tiết trong kiếm hiệp Kim Dung, Cổ Long vào trong đời sống của bang Lưỡi Búa. Như chuyện đại đương gia Chí Tôn Bảo vì tỉ thí với Côn Luân Tam Thánh mà dính Thất Thương Quyền thành ra bị nhòa mắt, gây ra bao chuyện giở khóc dở cười rất tầm xàm.

td.jpg


Hay chuyện Xuân Tam Thập Nương đặt đồng tiền trên đầu bang chúng Lưỡi Búa lệnh là nếu rớt đồng tiền xuống thì bị hự hự, chiêu này nhái theo Kim Tiền Bang trong Đa tình kiếm khách vô tình kiếm của Cổ Long. Rồi cái màn tắm trong hồ bị bè lũ Lưỡi Búa toan xâm hại cũng là tình tiết của Phong Tứ Nương trong Tiêu Thập Nhất Lang – Cổ Long…

td21.jpg


td7.jpg


Nội dung thì cũng không có gì nhưng mọi tình tiết phim đều có thể cười hặc hặc hặc. Cảnh Chí Tôn Bảo vì si mê Bạch Tinh Tinh mà quyết tâm thay đổi hình tượng, cắt tóc cạo râu thành bạch diện thư sinh đứng trên cầu, gió thổi áo dài bay phấp phới lộ đôi chân nhẵn nhụi thiệt là gợi cảm không gì tả nổi. Rồi đoạn vô tình bị lửa cháy ngay chỗ khó nói không làm sao dập tắt được phải nhờ đến nhị đương gia bay dzô đạp tới tấp lửa mới tắt mà đành cười trong cay đắng. Báo hại, đến đoạn mưu bắt chị em yêu tinh, cứ đinh ninh là dán bùa của Bồ Đề tặng rồi nên không bị hai yêu nữ thấy, thành ra Chí Tôn Bảo và đồng bọn phải tuyệt đối im lặng không dám phát ra tiếng động gì hết. Ai dè hai con nữ yêu ma lanh quá xá cố tình làm cháy ngay chỗ khó nói của Chí Tôn Bảo, làm đại đương gia phải cắn răng nhắm mắt mà nhờ đàn em ra chân mặc sức dẫm đạp… Đến lần thứ ba thì nhị đương gia chỉ đành lắc đầu mà nói thôi bỏ đi bỏ đi, nó cháy khét hết rồi còn chi nữa đâu he he. Thiệt là phỡn, thiệt là nhảm, mà thiệt là thích thú.

td19.jpg


Những đoạn biểu lộ tình cảm luyến ái của Chí Tôn Bảo với Bạch Tinh Tinh cũng hết sức buồn cười. Cười vì dễ thương mà nhảm chịu hông nổi. Cái gì mà nàng khóc chàng muốn đưa tay ôm nàng nhưng ngập ngừng, thế là nàng nắm tay nàng đặt lên vai nàng luôn, rồi cả hai xuân tình phát tiết cái gì mà định gì gì mà hông ngờ bà cha nó cái dây quần cột khó gỡ quá. Rồi nàng khóc, chàng xin lỗi vì đã mạo phạm, nàng nói chớ hẻm phải nha, tại em quen làm buổi tối há há… Ngay cả lúc bốn lần dùng Nguyệt Quang Bảo Hợp để ngược thời gian quay lại cứu Bạch Tinh Tinh cũng rất hay rất nhảm, làm xem mà cười thích thú.

td5.png


Các nhân vật trong phần này đều diễn xuất xuất sắc, từ nhị đương gia của Ngô Mẫn Đạt cho đến Bính Mù và đồng bọn bang Lưỡi Búa, hay Xuân Tam Thập Nương của Lam Khiết Anh… Mạc Văn Úy trong phim này mới 20 tuổi, quả thật dung nhan xinh đẹp…

td25.jpg


Thế nhưng, dung nhan của Mạc Văn Úy và Lam Khiết Anh dường như chưa là gì cả so với Chu Ân ở phần 2…

Ở phần sau, là câu chuyện khi Chí Tôn Bảo bị Nguyệt Quang Bảo Hợp đưa ngược lại về năm trăm năm trước. Mở mắt ra nhìn trời ngó đất thì thấy một thiếu nữ dung mạo tuyệt trần tên gọi Tử Hà xuất hiện. Nàng này coi xinh đẹp mà cũng hơi cà chớn, nói chớ núi này động này giờ là của ta, gì ở đây cũng là của ta, mi cũng dzậy ha ha…

td20.jpg


Nguyên Tử Hà cùng Thanh Hà là hai chị em, hổng biết mần sao mà thù nhau ghê gớm quính nhau dữ dội. Phật Tổ thấy dậy mới mần phép biến hai chị em thành hai sợi chỉ quấn nhau thành cái tim đèn nằm trên bàn Phật. Một ngày kia Tử Hà mới trốn xuống trần gian mang theo thanh Tử Thanh Bảo Kiếm. Nàng phát nguyện hở giai nào trên thế gian mà rút được thanh kiếm khỏi vỏ thì nàng sẽ lấy làm chồng…

td9.jpg


Hỏng dè Chí Tôn Bảo rút ra cái một. Thế là Tử Hà nói i cha i cha đây rồi, giai này là giai của ta, ta iu chàng, ta iu chàng tha thiết. Chí Tôn Bảo thì muốn lấy lại Nguyệt Quang Bảo Hợp để tới năm trăm năm sau cứu sống Bạch Tinh Tinh nên đành đi theo Tử Hà. Nhưng Tử Hà và Thanh Hà cơ thể chỉ có một thành ra sáng là Tử tối là Thanh, báo hại Chí Tôn Bảo phải đẻ ra thêm Chí Tôn Ngọc để mà đối phó. Rồi thế này thế nọ, Chí Tôn Bảo nói anh iu ai thì chỉ tim anh mới biết, anh hận hong moi nó ra được để chứng minh em thấy… Tử Hà nói cần chi cần chi, rồi nhảy vào trong đó hỏi xem tim Tôn Bảo có ai ở trỏng…

td10.jpg


Rồi Đường Tam Tạng, Bát Giới, Sa Tăng và Ngưu Ma Vương xuất hiện. Ngưu Ma Vương thì mưu bắt Đường Tăng để ăn thịt. Lúc này Tử Hà hiểu lầm Tôn Bảo nên theo Ngưu Ma Vương đa tình háo sắc đòi để con trâu này cưới làm vợ quách cho rồi… Rồi Thiết Phiến, rồi em gái Ngưu Ma Vương cũng xuất hiện luôn.


656_20.jpg


td12.jpg

td16.jpg

656_17.jpg

656_19.jpg


Trong trận quính dí Ngưu Ma Vương, Chí Tôn Bảo vô tình bị té xuống vực rồi nhờ Bồ Đề đưa về động Bàn Tơ. Ở đó chàng gặp lại Bạch Tinh Tinh của năm trăm trước, rồi giải thích này nọ về nhân duyên năm trăm năm sau. Tôn Bảo sẽ chọn ai, Tử Hà hay Tinh Tinh? Chàng cũng không biết, chỉ có trái tim chàng mới hiểu, thành ra Tinh Tinh nhảy luôn vào đó để xem coi sao. Nhảy vào mới biết, trước đây cũng có một cô gái đã vào trước nàng và để lại một vật…

Ở phần này, Lưu Trấn Vĩ đã giới thiệu một Chu Ân 19 tuổi qua hình tượng Tử Hà xinh đẹp thiệt chịu không có nổi luôn.

Cảnh quay mở đầu với hình ảnh Tử Hà chèo xuồng qua sông cỏ lau đẹp điên đảo. Cảnh nàng đứng giữa đại mạc đẹp điên đảo, nàng cưỡi ngựa vào làng cũng đẹp đảo điên. Mỗi ánh mắt cử chỉ, nụ cười của hoa đán Hongkong đều biểu hiện được nét ung mà nghịch ngợm, hồn nhiên mà quyến rũ. Một thứ mỹ sắc làm háo hức lòng người.

td1.jpg


td24.jpg


td2.jpg


td11.jpg


Xuyên suốt phần hai, hình ảnh Tử Hà bên cạnh Chí Tôn Bảo thiệt đáng iu mà kiều diễm không bút mực hay keyboard nào tả xiết.

Vẫn lối diễn tưng tửng rất Châu Tinh Trì, hình ảnh của Chí Tôn Bảo trong phần này vẫn là tiểu nhân sợ chết nhưng một mực chân tình, đến cuối cùng mới bộc phát thành anh hùng.

Phần kết là cảnh Tử Hà bị Ngưu Ma Vương cưỡng đoạt ép thành hôn, Chí Tôn Bảo thì lựa chọn giữa Tinh Tinh và Tử Hà.

Cuối cùng kết cuộc sẽ ra sao?

Tinh Tinh đã chọn ra đi. Nàng biết, nàng không nằm trong trái tim Chí Tôn Bảo. Chàng không thuộc về nàng.

Tử Hà thì chờ đợi, nàng tin Chí Tôn Bảo sẽ quay trở lại giải cứu nàng, cả hai sẽ tiếp tục đoạn tình duyên luyến ái.

Còn Chí Tôn Bảo? Chàng cuối cùng cũng hiểu, ai là người trong trái tim của chàng. Khi Tử Hà đối diện với trái tim chàng, trước khi trở ra, nàng để lại một vật…

Vật ấy là một giọt lệ.

td3.jpg


“Đã từng có một mối tình chân thành phô bày trước mặt tôi. Nhưng mà tôi không biết trân trọng. Cho tới khi mất đi tôi mới biết ăn năn thì không kịp. Trên trần gian còn có gì đau khổ hơn như vậy?!? Nếu mà ông trời cho tôi một cơ hội trở lại một lần nữa, thì tôi sẽ nói với cô gái đó tôi yêu cổ. Nếu nhất định phải có một kỳ hạn cho mối tình này, tôi hy vọng là… mười ngàn năm”.



Trong phim Thiên hạ vô song (2002) cũng của Lưu Trấn Vĩ, có sự tham gia diễn xuất của Lương Triều Vỹ, Triệu Vy, Chu Ân,… Chu Ân đã nhại lại:

“Thật là cảm động. Ta nhớ lại Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Du từng nói… Từng có một bát mì chân lợn nướng nóng hổi để ngay trước mặt ta nhưng ta không hề quý trọng. Đến khi mì nguội thì hối không kịp nữa. Đây chính là điều đau khổ nhất trên thế gian…”

He he.



Người ta có thể yêu nhau trong khoảnh khắc, nhưng có thể hận nhau suốt ngàn năm. Chung quy, Chí Tôn Bảo cũng chỉ có thể lựa chọn cách từ bỏ.

Chàng lại đội Kim cang cô lên đầu và trở thành Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không, đánh bại Ngưu Ma Vương để tiếp tục đưa Đường Tam Tạng lên đường thỉnh kinh. Chung quy một đoạn nhân tình cùng Tử Hà cũng chỉ là nhân mộng. Tiền duyên vạn kiếp, tình nghiệt năm trăm năm cũng chỉ là trong một khoảnh khắc…

Năm trăm năm trước, năm trăm năm sau, đâu là thực tại?

Thủy Liêm Động, Bàn Tơ Động hay Bồ Đề Động chung quy cũng chỉ là một cái tên.

Kết cục là gì không quan trọng, còn chăng chỉ là niềm luyến tiếc.



Từng chi tiết trong phần kết đều được chăm chút kỹ lưỡng, có thể bật cười mà cũng có thể nghiền ngẫm suy nghĩ… nếu thích. Xem phim của Châu Tinh Trì, không thể diễn tả được cách diễn xuất của anh như thế nào cho đúng, chỉ có thể xem rồi nhớ rồi phì cười. Biểu hiện trên gương mặt, những cử chỉ, thản nhiên mà hóm hỉnh đến phi thường.

Thật sự phi thường. Thật sự rất Châu Tinh Trì.

Ở phần sau, có hai tình tiết mà anh rất thích. Một là cảnh Tam Tạng hát bài Only You, thiệt xuất sắc chịu không nổi. La Gia Anh đã thủ diễn một Tam Tạng đặc biệt đến lạ lùng, một hình tượng Đường Tăng chưa bao giờ có trong lịch sử các phim làm về Tây Du Ký. Nói nhiều, dai dẳn, lằng nhằng, ưa triết lý… một mẫu người thiệt là làm người ta nhức đầu đến chết. Tính tình hiếm có của vị đại sư Đại Đường đã khiến cho đệ tử của ông thà làm yêu chớ không làm Phật mà âm mưu cùng Ngưu Ma Vương mần thịt ông. Vậy mà lúc bị treo trên cột chờ hành hình, vị Tam Tạng này vẫn lạc quan và nói rất nhiều. Nói nhiều đến mức hai con yêu canh chừng ông, con thì tự rút dao đâm lòi ruột, con thì treo cổ để khỏi phải nghe lải nhải nữa. Tu hành như Đường Tăng mới thiệt xuất chúng.

td32.jpg


Hai là các đoạn thoại với trái tim của Chí Tôn Bảo của hai nàng Tử Hà và Bạch Tinh Tinh. Chung quy người ta chẳng hiểu hai nàng hỏi gì và trái tim trả lời cái gì. Rốt cuộc chỉ có tự mỗi nàng hiểu, rồi Chí Tôn Bảo hiểu. Đó là nút thắt của đoạn nhân duyên luyến ái giữa ba người mà cách mở nút thì thật sự xuất chúng.

Sau khi công chiếu vào năm 1995, Đại thoại Tây du đã nhận được sự hưởng ứng hết mực từ đông đảo công chúng đồng thời được giới phê bình đánh giá cao. Tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 15 bộ phim có một số đề cử trong đó có hạng mục kịch bản và vai nam chính tuy nhiên tác phẩm đã không giành được bất cứu giải nào. Dù vậy, Châu đã giành giải Vai nam chính xuất sắc nhất của Hiệp hội Phê bình Điện ảnh Hồng Kông, đây là một trong những giải thưởng diễn xuất đầu tiên của ngôi sao phim hài này. Năm 2005 bộ phim đã được bình chọn xếp thứ 19 trong danh sách 100 phim tiếng Hoa hay nhất trong lịch sử.

Đây cũng có thể nói là phim hay nhất của Châu Tinh Trì trong giai đoạn định hình phong cách và thời gian Châu ngự trị trên đỉnh cao phong độ với vai trò là Vua hài Hongkong những năm chín mươi.

2513_front.jpg




Năm 2010, đạo diễn Lưu Trấn Vĩ tiến hành làm phim Nguyệt Quang Bảo Hợp 2010. Phần tiếp theo này cũng xoay quanh chiếc hộp Nguyệt Quang, nhưng có nội dung khác. Dĩ nhiên là không có Châu Tình Trì. Bộ phim quy tụ đông đảo dàn diễn viên nổi tiếng của HongKong như Tăng Chí Vĩ, Đàm Diệu Văn, Tôn Lệ, Chung Hân Đồng… Vai chính được giao cho Trịnh Trung Cơ và Tôn Lệ.

Chuyện kể Mai Côi tiên tử đã trộm thanh Tử Thanh Bảo Kiếm của sư tỷ là Tử Hà rồi trốn xuống trần, cũng phát thệ hệt như sư tỷ trong phần trước rồi bị tên đạo tặc tên Thanh Nhất Sắc (Trịnh Trung Cơ) rút được kiếm ra khỏi vỏ. Cả hai lại vô tình nhặt được Nguyệt Quang Bảo Hợp từ tay Ngưu Ma Vương rồi lại tiếp tục một đoạn tình duyên xuyên không gian, vượt thời gian về với thời Tam Quốc… Một loạt những tình tiết từ các phim Xích Bích, Thập diện mai phục, Kungfu Panda, Kungfu (Châu Tinh Trì), và cả Titanic… được lồng vào hành trình của đôi tình nhân để rồi kết thúc cũng quay trở về với thực tại có sự xuất hiện của Thiết Phiến (Thái Thiếu Phân) và Tử Hà (Chu Ân)…

Những tình tiết từ bộ phim mười lăm năm trước cũng được nhắc đến trong phim này dù thoáng qua. Bộ phim không để lại nhiều ấn tượng sâu sắc như bản trước nó dù cũng đem lại nhiều tiếng cười thú vị. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng ở đó.
 

Di Oi Gi

New Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

viết preview cứ dùng thuật ngữ phổ thông, càng phổ thông dân dã càng tốt, quan trọng nhất là dẫn người đọc đến những chi tiết quan trọng kèm theo một số bí ẩn tò mò...
 

anh0424

Active Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

đừng tin hoàn toàn những gì lão BuiAn hướng dẫn các bạn ạ :p, viết sao thì viết, cứ truyền tải trọn vẹn cảm xúc tới người đọc là thành công rồi.
 

HaThao

Film critic
Một bài review tốt là một bài viết khiến người ta đọc xong muốn chạy ngay ra rạp/mua đĩa/download lậu xem liền.

Bài đánh giá dĩ nhiên là thể hiện ý kiến cá nhân của người viết rồi. Thích viết sao thì tùy bạn, nhưng nhớ phải dẫn chứng, đừng phán suông. Tội người làm phim, tội người xem phim.

Thực ra nếu bạn khen thì hem dẫn chứng cũng hem sao. Có thể chấp nhận được. Con người ta hay phản ứng tích cực với những ý tưởng tích cực.

Nhưng đã chê thì phải nói rõ ràng lí do. Cứ bảo "Phim gì dở thí mịa" rồi im luôn là dễ ăn dép vào mồm lắm. Con người ta hay phản ứng tiêu cực với những thứ tiêu cực.

Hoặc là viết đánh giá phim độc lập. Mấy phim kiểu này dễ khiến người ta cảm thấy mông lung bối rối, không biết vì phim cao siêu hay tại mình không hiểu. Viết về dòng này đảm bảo 90% thành công.
 

ngoanpham

Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Hic. Đọc xong mình mới hiểu để viết được một review bạn thật sự mất rất nhiều công sức rồi. Cám ơn bạn vì những bài viết của bạn. Nó giúp minh hiểu hơn về những bộ phim.
 

DLNA

Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Trước tiên, các bạn làm ơn dùng những từ tiếng Việt đi cho mình nhờ, rất chân thành đấy. Đọc cái tiêu đề nhìn thấy chữ Review là mình thấy tụt hết cảm xúc rồi. Các bạn vui lòng viết đúng tiếng Việt nhiều hơn được không? Review có nghĩa là giới thiệu, bình luận phim ... Vậy tốt nhất nói là Đánh giá đi cho rồi, bày đặt tiếng Anh làm cái gì?
Một từ nữa các bạn cũng làm ơn thay đổi cách viết giúp mình, đó là Spoil, trong phim ảnh thì đó là sự tiết lộ trước nội dung phim, mình nghĩ các bạn hoàn toàn thay thế nó bằng tiếng Việt được, rất mong các bạnđứng quá lạm dụng ngoại ngữ, tiếng Việt rất phong phú vì thế ta hãy tận dụng nó chứ đừng biến những bài viết đánh giá thành một đoạn văn song ngữ hổ lốn, gây phản cảm khá nhiều. Rất cám ơn các bạn!
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Trước tiên, các bạn làm ơn dùng những từ tiếng Việt đi cho mình nhờ, rất chân thành đấy. Đọc cái tiêu đề nhìn thấy chữ Review là mình thấy tụt hết cảm xúc rồi. Các bạn vui lòng viết đúng tiếng Việt nhiều hơn được không? Review có nghĩa là giới thiệu, bình luận phim ... Vậy tốt nhất nói là Đánh giá đi cho rồi, bày đặt tiếng Anh làm cái gì?
Một từ nữa các bạn cũng làm ơn thay đổi cách viết giúp mình, đó là Spoil, trong phim ảnh thì đó là sự tiết lộ trước nội dung phim, mình nghĩ các bạn hoàn toàn thay thế nó bằng tiếng Việt được, rất mong các bạnđứng quá lạm dụng ngoại ngữ, tiếng Việt rất phong phú vì thế ta hãy tận dụng nó chứ đừng biến những bài viết đánh giá thành một đoạn văn song ngữ hổ lốn, gây phản cảm khá nhiều. Rất cám ơn các bạn!

Sai cơ bản

Thứ nhất review không phải là đánh giá, từ đánh giá hoàn toàn không mô tả hết nghĩa của từ review.
Đánh giá: nhận định giá trị một vật gì đó, hay dở, ở đây là tác phẩm. Hàm nghiã lớn nhất trong từ đánh giá -> "nhận định giá trị", nghĩa là có những thước đo chung để áp dụng.

Review: là ý kiến cá nhân của người viết về một sản phẩm (ở đây gói gọn là tác phẩm điện ảnh), đôi khi dưới dạng bài giới thiệu hoặc cảm nhận, cũng có lúc mang tính chất bình phẩm, đánh giá. Hàm nghĩa quan trọng nhất trong review là tính "cá nhân", nghĩa là không ai giống ai, nhiều lúc chỉ đơn giản: "thích" hay "không thích".


Thứ hai, spoil không phải chỉ có nghĩa tiết lộ nội dung phim , spoil là làm lộ những tình tiết quan trọng làm hỏng quá trình cảm nhận bộ phim của những người chưa xem. Rất nhiều các lời đề tựa trên IMDB có tiết lộ nội dung phim nhưng không phải là Spoil

Bạn tập làm quen dần với việc dùng song ngữ đi, tiếng Việt dù phong phú nhưng rất nhiều từ, thuật ngữ chuyên ngành không thể chuyển ngữ hoặc chuyển ngữ làm sai lệch, mất mát lượng thông tin mà từ đó muốn truyền tải.

Như 2 từ trên không có từ tiếng Việt thay thế, nên dùng từ gốc sẽ hợp lý và hiệu quả hơn.

Hơi liên quan, trích lời một thím trên fb về văn hóa SPOIL, mà một số bạn trong đây cũng thi thoảng mắc lỗi này

Spoilers hay câu chuyện trẻ trâu kiếm sống thế nào

Sau nhiều tháng ròng rã theo dõi trên TV, tối nay là tập cuối của cuộc thi gay cấn bạn đang theo dõi. TV chiếu công bố, nhạc nền nghiêm trọng, ban gíam khảo mặt mũi nguy hiểm, thí sinh run rẩy nước mắt lã chã… lẽ ra bạn cũng sẽ được hào hứng, hồi hộp nhưng không, bạn đơ ra xem, nghe kết quả, chép miệng nhạt nhẽo, tắt máy, đi ngủ. Bởi trước khi xem bạn vô tình lướt FB, thấy có bạn trẻ nọ up hình người chiến thắng lên cùng caption "T.T cuối cùng Peter đã chiến thắng. dù iu Susan lắm nhưng hạng 2 là đúng rồi, còn Tommy hạng 3 hiu hiu".

Xin chia buồn, bạn vừa trở thành nạn nhân của các trẻ trâu cảm xúc.


Thời đại bây giờ quá dễ để người ta thể hiện suy nghĩ. chỉ cần 1 cái post, 1 cái tweet, 1 ảnh instagram là cả thế giới (dù muốn dù không) có thể biết bạn đang nghĩ gì về bộ phim hay cuốn sách vừa xong. thế nên spoilers trở thành một vấn nạn đau đầu trên thế giới mạng

Spoilers là gì? Là việc tiết lộ các tình tiết quan trọng vô tình hay cố ý, làm ảnh hưởng tới việc thưởng thức tác phẩm đó của những người chưa xem. Ở nước ngoài, spoilers được xem là một hành động thiếu lịch sự và đã có những quy định ngầm để hạn chế spoilers, nhưng ở VN khái niệm này vẫn còn khá xa lạ và dân mình cứ vô tư cầm đèn chạy trước ô tô post lên đủ thứ từ "Mới coi xong tập 17, trời ơi Củng Lợi phản bội cầm dao đâm Phi Thanh Vân, ai ngờ nhìn hiền vậy mà chơi chiêu lật kèo Tam Hảo >< ;"Tyrabanks bị loại tập mới , you're still my number 1 xoxo", "buồn :) ; không nghĩ Anne Hathaway cuối cùng lại chết thảm dưới xe tải 18 bánh; cùng các thể loại comment "uh, Tom Cruise hoá ra pêđê cuối phim, sốc dễ sợ :))"… vân vân và rần rần.

Họ không biết họ đang là trẻ trâu cảm xúc: vô duyên vô hồn thể hiện hết những suy nghĩ của mình ra mà không biết rằng nó ảnh hưởng tới cảm xúc của người khác.

Phát biểu cảm xúc cá nhân mà lỡ spoilers đã đành. Giới chuyên nghiệp mà phạm phải lỗi này còn đáng trách hơn. Việc viết giới thiệu mà lôi tình tiết ra như vậy là thái độ làm việc thiếu hiểu biết và lười biếng. Bạn lấy những cái hay nhất mà người khác được trả hàng triệu đô vắt óc viết ra mà dùng, chỉ cần thêm vài câu nhạt toẹt theo sau thế là xong bài giới thiệu hùng hồn. Làm ăn vậy coi được? Tác giả của tiểu thuyết "Ngàn mặt trời rực rỡ" nổi tiếng bởi lối viết giấu tình tiết với những biến cố không lường trước… ấy vậy mà khi xuất bản ở VN, nhà xuất bản tóm tắt ngắn gọn 4 biến cố lớn nhất ở bìa sau để quảng cáo. Xem như dụng công kể chuyện đầy tiết chế của tác giả đổ sông đổ biển hết. Bạn tôi có người tặng sách phải lấy giấy che bìa 4 lại và bảo "đọc hết hẵng xé ra nhé" vì chính bạn cũng bị bìa 4 nọ spoilers. Hay tiểu thuyết "Chú bé mặc Pyjama sọc" với cái kết chấn động bi thảm gói gọn trong nửa trang cuối sách, làm nên tiếng tăm cho tác phẩm cũng được một chị nhà báo nọ viết bài "giới thiệu, cảm nhận" kể sạch sành sanh khiến cái hay của sách mất đi 70%. Giới thiệu hay phá hoại?

Xem trailer phim nào cũng hoành tráng, kích thích nhưng xem xong đâu có thấy tình tiết, bí mật nào bị phơi ra. Ấy là bằng hình ảnh lồ lộ. Còn về chữ nghĩa, thử vào IMDB.com để xem thử phần giới thiệu từng phim, rất kích thích và bao quát nhưng không một chi tiết nào lọt ra (giới thiệu kế poster chứ không phải đọc "Storyline"). "Britney - một cô bé mồ côi tìm cách cứu chuộc một lỗi lầm tai hại thời trẻ trâu và dẫn đến một bước ngoặc định mệnh trong lịch sử loài người". Lỗi lầm nào? Định mệnh ra sao ảnh hưởng gì? Rất tò mò nhưng phải xem phim mới biết. Rất văn minh, khéo léo và chuyên nghiệp.

Tháng 4 vừa rồi, có một cô bé 17 tuổi chiến thắng cuộc khi thiết kế phần mềm khi tạo ra 1 app chặn hết các tweets có nội dung spoilers các tập phim truyền hình [link]. Ai xem xong phim rồi mới tuỳ chỉnh unblock để tham gia chuyện trò. Báo chí, truyền hình khi đề cập tới một sự kiện lớn nào đó trong phim đều đặt một nickname cho sự kiện và các twitter users, facebookers thống nhất dùng nó khi thể hiện cảm xúc. Vẫn rất rần rần, nhộn nhịp nhưng không ảnh hưởng tới những ai bận bịu chưa kịp theo dõi. Hoặc nếu bất đắc dĩ phải đề cập tới thì trước mỗi bài luôn có cảnh báo " [SPOILERS ALERT] ", độc giả hoàn toàn yên tâm bỏ qua hay đọc tiếp tuỳ tình huống. Cũng như các bài phê bình đều đặt biển báo dù ai không biết dạng bài này buộc phải đề cập nội dung.

Báo chí nước ngoài tự do ngôn luận và cũng không ít "lá cải" là thế, nhưng vẫn biết tôn trọng độc giả. Bạn bè tôi có người viết review trên facebook nhưng cũng đã tự giác đặt cảnh báo hay thậm chí đặt trấn an "[không chứa nội dung tình tiết]". Văn hoá cao không thể hiện ở việc xem này xem kia, cái gì cũng biết mà nằm ở những hành động nhỏ không phải ai cũng biết. Biết cảm nhận không nằm ở việc khóc lóc lu loa hay viết feeling dâng trào mà nằm ở thái độ của bạn với cảm xúc của người khác.

Có một câu chuyện rằng ở nước ngoài, các trẻ trâu bán chewing-gum sẽ đi theo bạn trước rạp phim lải nhải về kết cục của các phim đang chiếu nếu bạn không mua hàng cho chúng. Bạn sẽ làm gì? Bịt tai bóp cổ nó hay hậm hực mua đại cho xong để không bị mất đi cái hay của phim bạn sắp vào rạp? Cách nào cũng nghiệt ngã. Đó là cách kiếm sống đầy ma mãnh của trẻ trâu. Còn bạn có nhất thiết phải làm như vậy để cảm xúc của mình được người khác quan tâm?

Đừng là trẻ trâu cảm xúc và ích kỉ với mọi người. Chúng ta đã được thưởng thức thì hãy để mọi người cũng được thưởng thức. Suy nghĩ một chút trước những cái status, thay vì "Phim gì chết hết trơn vậy, khóc sưng mắt haiz", hãy thử "kết thúc buồn và bất ngờ quá, khóc sưng mắt haiz". "Tự nhiên cho Brad Pitt ỉa chảy chết, phim gì uổng tiền!", hãy thử "Tình tiết lãng nhách, uổng tiền!"… Chỉ là thay vài từ, cất đi cái tên, đâu có khó. Viết note cảm nhận, phân tích từng chi tiết một cho thoả cũng tốt, chỉ cần đặt một cái biển báo nho nhỏ [Xem xong hẵng đọc] là khiến người ta thầm cảm ơn và đánh giá cao trình độ văn hoá của bạn rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DLNA

Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Sai cơ bản

Thứ nhất review không phải là đánh giá, từ đánh giá hoàn toàn không mô tả hết nghĩa của từ review.
Đánh giá: nhận định giá trị một vật gì đó, hay dở, ở đây là tác phẩm. Hàm nghiã lớn nhất trong từ đánh giá -> "nhận định giá trị", nghĩa là có những thước đo chung để áp dụng.

Review: là ý kiến cá nhân của người viết về một sản phẩm (ở đây gói gọn là tác phẩm điện ảnh), đôi khi dưới dạng bài giới thiệu hoặc cảm nhận, cũng có lúc mang tính chất bình phẩm, đánh giá. Hàm nghĩa quan trọng nhất trong review là tính "cá nhân", nghĩa là không ai giống ai, nhiều lúc chỉ đơn giản: "thích" hay "không thích".


Thứ hai, spoil không phải chỉ có nghĩa tiết lộ nội dung phim , spoil là làm lộ những tình tiết quan trọng làm hỏng quá trình cảm nhận bộ phim của những người chưa xem. Rất nhiều các lời đề tựa trên IMDB có tiết lộ nội dung phim nhưng không phải là Spoil

Bạn tập làm quen dần với việc dùng song ngữ đi, tiếng Việt dù phong phú nhưng rất nhiều từ, thuật ngữ chuyên ngành không thể chuyển ngữ hoặc chuyển ngữ làm sai lệch, mất mát lượng thông tin mà từ đó muốn truyền tải.

Như 2 từ trên không có từ tiếng Việt thay thế, nên dùng từ gốc sẽ hợp lý và hiệu quả hơn.

Hơi liên quan, trích lời một thím trên fb về văn hóa SPOIL, mà một số bạn trong đây cũng thi thoảng mắc lỗi này

Ok bạn, theo bạn Review không phải là đánh giá vì nó có tính cá nhân. Vậy có bài đánh giá nào không cá nhân? Trong hdvietnam mục Bình luận tự do này đều là những bài giới thiệu, đánh giá phim của các cá nhân đấy thôi, thậm chí các tổ chức phim ảnh cũng có những đánh giá về phim khác nhau... Tóm lại đã gọi là "đánh giá" thì tự nó đã mang tính cá nhân rồi bạn ạ! Nếu các bài viết của bạn nói về các bộ phim mới ra thì mục đích của nó là gì nếu không phải giới thiệu, cảm nhận, nhận xét mang tính cá nhân của riêng bạn? Bạn chỉ nói qua về bộ phim chứ không đi sâu vào nội dung, tình tiết thì có thể gọi là Giới thiệu, còn bạn muốn phân tích cụ thể, thảo luận tình huống trong phim thì gọi là Bình luận! Có vậy thôi chứ bày đặt Review làm gì, đọc lại líu cả lưỡi ra. Mình rất thích bên Tinhte khi họ có những bài viết về phim mới ra rạp mà chả cần phải có chữ Review ở tiêu đề.


Spoil về mặt cơ bản trong phim ảnh là làm tiết lộ nội dung, tiết lộ ít hay nhiều không quan trọng nó chỉ là mức độ mà thôi. Mình cảm giác như các bạn hoặc là bị bí vốn từ, hoặc là có tâm lý sính ngoại cao nên suốt ngày review với spoil, và một số từ khác nữa hoàn toàn có thể dùng tiếng Việt mà do các bạn ngại quê hay sao nên ko dám dùng!
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Spoil về mặt cơ bản trong phim ảnh là làm tiết lộ nội dung, tiết lộ ít hay nhiều không quan trọng nó chỉ là mức độ mà thôi. Mình cảm giác như các bạn hoặc là bị bí vốn từ, hoặc là có tâm lý sính ngoại cao nên suốt ngày review với spoil, và một số từ khác nữa hoàn toàn có thể dùng tiếng Việt mà do các bạn ngại quê hay sao nên ko dám dùng!

là bạn tưởng vậy, chứ vốn từ Tiếng Việt thì chưa chắc ai hơn ai :)
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Làm thế nào để viết một bài review phim?

Và một số từ khác nữa hoàn toàn có thể dùng tiếng Việt mà do các bạn ngại quê hay sao nên ko dám dùng!

Do bạn tưởng vậy thôi, hoặc có thể bạn nghĩ từ đó là đồng nghĩa, nhưng đứng trên quan điểm những thuật ngữ điện ảnh thì đơn giản chỉ là "không có từ tương ứng", nếu bạn từng làm sub cho một một phim hay đọc sách tiếng Anh hay bất cứ công việc nào liên quan tới chuyển ngữ thì chuyện này gặp như cơm bữa. Tại sao phải cố tìm từ tương ứng trong ngôn ngữ bản địa trong khi "không có", từ mượn được xây dựng trên cơ sở đó, ở đây là sử dụng luôn từ gốc của ngôn ngữ nước ngoài. Nó chỉ làm giàu thêm ngôn ngữ bản địa chứ không làm mai một như bạn tưởng đâu, ngôn ngữ vận động mà. (bạn ngẫm lại đi, tiếng Việt có quá nhiều từ mượn gốc Hán, gốc Pháp và gốc Anh, hay những ngôn ngữ khác cũng vậy, bạn cứ thử học tiếng Nhật và Hàn xem từ mượn của họ nhiều tới mức nào; ngược lại có những từ, thuật ngữ, khái niệm gốc phương Đông mà Tây họ không có từ, buộc phải dùng từ mượn)


Nhắc tới tinh tế, các bài đánh giá sản phẩm của họ luôn đứng trên 1 chuẩn chung, đọ cấu hình, tốc độ xử lý, trải nghiệm.... thì từ đánh giá khá sát với review, còn khi áp dụng cho tác phẩm điện ảnh thì review nó mang nhiều nghĩa khác mà "đánh giá" không bao hàm được.

Còn Spoil bạn hiểu sai hoàn toàn rồi.
 
Bên trên