Mặt nạ máu

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Phim này có diễn viên Tina Tình đóng, sao mình lại nhắc tên diễn viên trước, he he, vì đơn giản, cô ấy đã giác ngộ được định luật Bùi An, “phim do Lotte Cinema phát hành thì 96,69% là thảm họa”. Nguyên văn của cô diễn viên đóng phim tự chê phim mình đóng luôn: “Mặt nạ máu là một bộ phim thảm họa”.

attachment.php

Thôi khen trước, phim tạo được cái không khí âm u rất tốt, khiến khán giả tò mò về những âm mưu, câu chuyện phía sau và suy nghĩ xem “mặt nạ máu” là cái gì. Xây dựng nhân vật của Hoài Linh có chiều sâu, có câu chuyện, có cảm xúc, vai này Hoài Linh diễn tốt, ít diễn hài là tốt ngay.

Ngoài cái không khí làm tốt ra thì mọi cái còn lại thì đều như hạch.

Thứ nhất, phim ráng nhét hài vào kinh dị, mà làm chưa tới nên nó cứ giật cục, cảm xúc chưa lên đã tuột, hù dọa chưa sợ đã đổi sang diễn hài kiểu cười không nổi.

attachment.php

Thứ hai, xây dựng câu chuyện có nhiều tình tiết phi lý. Chuyện kể rằng có cô ca sỹ kia cặp bồ với đại gia, một ngày nọ đại gia đột tử, người vợ mang thư mời đến dự đám tang, vợ đại gia thật tốt và biết quan tâm vợ nhỏ của chồng mình. Cô ca sỹ cũng không quản ngại đường xa đi đến dự, cuối buổi chị vợ bảo thôi ở lại chơi đi, cô ca sỹ thật dũng cảm, ở lại luôn nhà của tình địch mà biết rõ nó căm thù mình trong khi thân vẫn mang đứa con nhỏ bên cạnh. Đời này có nhiều cái ngu, tin tưởng ngủ cạnh tình địch là một trong những cái ngu nhất.

Thứ ba, câu chuyện lòng vòng lê thê nhưng chẳng có gì nhiều để nói, cái mặt nạ máu thì không thấy máu chỗ nào, chỉ thấy cái mặt nạ (cái này có khi nhờ đạo diễn lên báo giải thích thêm, mặt nạ là thế này, máu là thế này chứ người xem không hiểu nổi, cao xa quá).

Thứ tư, nhiều tình tiết thừa và sa đà vào hài kịch, nhiều đoạn trong lúc nguy hiểm thích giỡn nhưng mà cười không có được, thủ pháp gây cười rất cũ và nhàm, thiếu duyên dáng. Cặp đôi Tấn Beo và Khởi My thậm chí thời lượng còn nhiều hơn Tina Tình, riêng đoạn ngồi xích đu tán nhau mà thấy vô vị, nhạt nhẽo, phí thời gian của phim. Khởi My thì mỗi lần cất giọng lảnh lót kiểu trẻ con là thấy giả tạo và lố.

attachment.php

Đến gần cuối phim, khi mà mặt nạ gỡ ra, nhân vật phản diện chính thốt lên, “mọi thứ bây giờ mới bắt đầu, khà khà khà”, nghĩ là ghê gớm lắm đây, chiêu trò giăng bẫy chắc cũng kinh dị máu me ngang ngửa Saw chứ chẳng chơi, hóa ra là “mày hãy xem đây, tao sẽ hiếp vợ mày”, haiz, chiêu này thì JAV nó làm hoài, có gì sáng tạo đâu mà rào trước đón sau thấy ghê.

Cả hai bên trong phim đều rất thương mến nhau, đứa bên này thì cột dây thật lỏng để thoát ra được, đứa bên kia thì vác cây đập đầu nó xong lại tha cho nó tỉnh dậy rượt mình chạy. Nói chung giống cuộc vui đùa hơn là màn trả thù.

attachment.php

Nữ chính trong phim có vẻ rất cuồng điện thoại cục gạch, (vì cố gắng xây dựng mốc thòi gian cuối thập niên 90 nên cho cầm mấy cái cục gạch), nhưng mà đi đâu cũng cầm theo đưa ra như thể là tao đang xài điện thoại thời xưa đó nha, phim đang thời xưa đó nha. Thậm chí, thắp nhang cũng cầm cái cục gạch trong lòng bàn tay mà vái thì hơi lố.

Dương Cẩm Lynh đóng vai chính, nhưng diễn xuất thì nhạt nhòa, một màu và thiếu chất. Tina Tình thì than bị cắt cảnh đến 90% nhưng diễn cũng không khá hơn là mấy. Thôi thì một người là “bạn” của sản xuất, đóng chính là đương nhiên. Người còn lại là Hoài Linh thì được đôn lên làm điểm nhấn, cắt vai của Tina Tình là hợp lý, muốn đóng được nhiều thì bỏ tiền ra tự làm phim luôn.

attachment.php


Tóm lại thì Mặt nạ máu có câu chuyện không tệ nhưng được ghép nối và thể hiện rất hời hợt, kinh dị không tới mà hài thì cũng không xong. Tuy nhiên, ra rạp xem Hoài Linh đóng khác một chút cũng được. Nhiều người xem xong than phí tiền, ơ kìa, ngủ khách sạn 80k/giờ, đằng này ngủ trong rạp được gấp rưỡi thời gian, than khóc cái gì.

 

arron2

Well-Known Member
Ðề: Mặt nạ máu

phim kinh dị mà bận đồ xanh đỏ tím vàng -> lỗi trang phục trầm trọng
Mà nếu nói hài thì cũng chả phải hài , kiểu dở dở ương ương .
Hình như cứ phim nào có chú Hoài Linh thì hết 90% là phim nhảm -_-
 

haipqhn

Active Member
Ðề: Mặt nạ máu

Định luật tiếp theo: Phim nào có Hoài Linh thì phim đó dở.
Phim nào kết hợp định luật phim Lotte phát hành của anh Bùi An và định luật trên thì sẽ là một bộ phim siêu thảm hoạ :))
 

acquycodon

Active Member
Ðề: Mặt nạ máu

Mình ko có ý xúc phạm chứ những phim thế này chứng tỏ :
1. Nhà làm phim : Ko có tâm => loại này ko nên tồn tại => đi xem phim là tiếp tay.
2. Nhà làm phim : ko có tầm => thì nên dùngwf lại, tìm vc khác mà làm, đừng kéo cả nền điện ảnh đi xuống nữa. nó thấp lắm rồi=> đi xem làm them ảo tưởng là mình giỏi.
3. Người đi xem nhiều => cái này em ko giám nói B-)
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: Mặt nạ máu

Mình ko có ý xúc phạm chứ những phim thế này chứng tỏ :
1. Nhà làm phim : Ko có tâm => loại này ko nên tồn tại => đi xem phim là tiếp tay.
2. Nhà làm phim : ko có tầm => thì nên dùngwf lại, tìm vc khác mà làm, đừng kéo cả nền điện ảnh đi xuống nữa. nó thấp lắm rồi=> đi xem làm them ảo tưởng là mình giỏi.
3. Người đi xem nhiều => cái này em ko giám nói B-)

người đi xem nhiều -> dân ta thật giàu có và rảnh rỗi :))
 
Ðề: Mặt nạ máu

Ngoại e bảo film này ghê lắm, làm film như thật vậy. E hoang mang quá bác ạ.
 
Ðề: Mặt nạ máu

Bên cạnh những bất cập của bộ phim này nói riêng và những phim Việt nói chung thì làm phim ở Việt Nam có những cái khó khăn sau mà khán giả và các bác bình luận phim chưa thấu hiểu:
- Làm nội dung có yếu tố quá kinh dị hoặc gây ám ảnh sẽ vướng phải kiểm duyệt từ Cục Điện Ảnh. Chẳng hạn như, lỡ có lật bàn thờ, xô đổ quan tài hay diễn viên mà diễn xuất quá căng đối với phụ nữ và trẻ em đều bị bắt cắt bỏ mà từ chuyên môn Cục hay dùng là "tiết chế". Một ví dụ khác, như một phim Việt mình từng xem và mình biết là trong phim chẳng may mà có cho ông nhà báo chết thì Cục cũng không duyệt và bắt phải cắt bỏ hoặc sửa lại ...

- Mà phim thì lúc nào cũng phải có mâu thuẫn, tâm lý trong thế giới của các nhân vật trong phim thì mới thành phim được. Tuy nhiên, diễn viên VN không diễn được như tài tử hollywood nên để có chiều sâu nội tâm, tâm lý của nhân vật là rất khó. Chính vì không thể đạt tầm như hollywood nên phim Việt luôn rơi vào tình trạng sợ bán vé mà không ai xem, đâm ra các nhà làm phim ở VN phải kéo cảc cảnh hài hước, và rồi đến cuối cùng đa số phim phải thành cái lẩu thập cẩm.

- Kinh phí sản xuất của một bộ phim hollywood thì nó lớn gấp nhiều lần so với phim Việt. Một số bộ phim đình đám của phim Việt thành công đối với khán giả thì đa số sau sản xuất đều lỗ. Làm phim cũng là bài toán kinh doanh của các nhà đầu tư, nhà sản xuất. Nên nếu làm phim mà không quan tâm đến việc lỗ lãi thì dễ bán nhà như Nguyễn Chánh Tín :)

- Tóm lại, cá nhân mình không phủ nhận những cái dở và thiếu chiều sâu của phim Việt đang tồn tại. Nhưng, thoải mái hơn một chút thì cũng nên thông cảm hơn cho phim Việt, chúng ta đi sau điện ảnh thế giới hơn 100 năm thì nếu cứ nhìn phim Việt và đánh giá như hollywood thì đương nhiên là đánh giá quá khắt khe.

Mình xem phim chủ yếu xem nội dung câu chuyện, vì phim điện ảnh cái quan trọng là người xem nhìn thấy được nội dung câu chuyện và ít nhất là có thể tin được câu chuyện của bộ phim là hợp lý với thể loại phim của nó. Còn những vấn đề kỹ thuật, mình sẽ thoải mái hơn vì hy vọng phim Việt sẽ tiến bộ nhiều hơn sau những bài học có được từ những bộ phim trước.
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: Mặt nạ máu

- Tóm lại, cá nhân mình không phủ nhận những cái dở và thiếu chiều sâu của phim Việt đang tồn tại. Nhưng, thoải mái hơn một chút thì cũng nên thông cảm hơn cho phim Việt, chúng ta đi sau điện ảnh thế giới hơn 100 năm thì nếu cứ nhìn phim Việt và đánh giá như hollywood thì đương nhiên là đánh giá quá khắt khe.

Mình xem phim chủ yếu xem nội dung câu chuyện, vì phim điện ảnh cái quan trọng là người xem nhìn thấy được nội dung câu chuyện và ít nhất là có thể tin được câu chuyện của bộ phim là hợp lý với thể loại phim của nó. Còn những vấn đề kỹ thuật, mình sẽ thoải mái hơn vì hy vọng phim Việt sẽ tiến bộ nhiều hơn sau những bài học có được từ những bộ phim trước.

cá nhân mình luôn ủng hộ phim Việt, nhiều phim làm tốt (trong khả năng cho phép), mình cũng khen rất nhiều, dù sau đó có người đi xem về bảo phim không được hay :)
 

movierwc

New Member
Ðề: Mặt nạ máu

Bên cạnh những bất cập của bộ phim này nói riêng và những phim Việt nói chung thì làm phim ở Việt Nam có những cái khó khăn sau mà khán giả và các bác bình luận phim chưa thấu hiểu:
- Làm nội dung có yếu tố quá kinh dị hoặc gây ám ảnh sẽ vướng phải kiểm duyệt từ Cục Điện Ảnh. Chẳng hạn như, lỡ có lật bàn thờ, xô đổ quan tài hay diễn viên mà diễn xuất quá căng đối với phụ nữ và trẻ em đều bị bắt cắt bỏ mà từ chuyên môn Cục hay dùng là "tiết chế". Một ví dụ khác, như một phim Việt mình từng xem và mình biết là trong phim chẳng may mà có cho ông nhà báo chết thì Cục cũng không duyệt và bắt phải cắt bỏ hoặc sửa lại ...

- Mà phim thì lúc nào cũng phải có mâu thuẫn, tâm lý trong thế giới của các nhân vật trong phim thì mới thành phim được. Tuy nhiên, diễn viên VN không diễn được như tài tử hollywood nên để có chiều sâu nội tâm, tâm lý của nhân vật là rất khó. Chính vì không thể đạt tầm như hollywood nên phim Việt luôn rơi vào tình trạng sợ bán vé mà không ai xem, đâm ra các nhà làm phim ở VN phải kéo cảc cảnh hài hước, và rồi đến cuối cùng đa số phim phải thành cái lẩu thập cẩm.

- Kinh phí sản xuất của một bộ phim hollywood thì nó lớn gấp nhiều lần so với phim Việt. Một số bộ phim đình đám của phim Việt thành công đối với khán giả thì đa số sau sản xuất đều lỗ. Làm phim cũng là bài toán kinh doanh của các nhà đầu tư, nhà sản xuất. Nên nếu làm phim mà không quan tâm đến việc lỗ lãi thì dễ bán nhà như Nguyễn Chánh Tín :)

- Tóm lại, cá nhân mình không phủ nhận những cái dở và thiếu chiều sâu của phim Việt đang tồn tại. Nhưng, thoải mái hơn một chút thì cũng nên thông cảm hơn cho phim Việt, chúng ta đi sau điện ảnh thế giới hơn 100 năm thì nếu cứ nhìn phim Việt và đánh giá như hollywood thì đương nhiên là đánh giá quá khắt khe.

Mình xem phim chủ yếu xem nội dung câu chuyện, vì phim điện ảnh cái quan trọng là người xem nhìn thấy được nội dung câu chuyện và ít nhất là có thể tin được câu chuyện của bộ phim là hợp lý với thể loại phim của nó. Còn những vấn đề kỹ thuật, mình sẽ thoải mái hơn vì hy vọng phim Việt sẽ tiến bộ nhiều hơn sau những bài học có được từ những bộ phim trước.

Sao nhà báo lại không được chết thế bác?
 
Ðề: Mặt nạ máu

cá nhân mình luôn ủng hộ phim Việt, nhiều phim làm tốt (trong khả năng cho phép), mình cũng khen rất nhiều, dù sau đó có người đi xem về bảo phim không được hay :)
- Vâng, về kỹ thuật thì phim Việt còn nhiều hạn chế nên nhiều cái mình thấy được là nhà làm phim họ cũng mong muốn đạt được nhưng sản xuất không ra. Một số phim Việt hiện nay về mặt câu chuyện là khá ổn nên nếu việc dàn dựng có hơi tệ thì cũng có thể chấp nhận được.

- Mình cũng ủng hộ phim Việt, vì dù sao phim Việt đã phần cũng có những nội dung gần gũi với đời sống văn hóa của người Việt hơn.

Sao nhà báo lại không được chết thế bác?
- Mấy cái vấn đề này thì nó là nỗi đau đầu của nhiều phim Việt. Vấn đề "kiểm duyệt" luôn là nỗi ám ảnh khiến phim khi ra đến rạp luôn là những bản dựng lỗi về mặt nội dung vì Cục Điện Ảnh bắt cắt, chỉnh sửa theo ý của họ.

- Làm phim ở Việt Nam, Cục Điện Ảnh là trên hết, phim có làm hay đến đâu nhưng lỡ không may bị bắt cắt bỏ thì thành ra sản phẩm sẽ khiến khán giả cảm nhận nó khác đi rất nhiều, và đôi khi còn trở thành thảm họa.
 

dia

Well-Known Member
Ðề: Mặt nạ máu

Lại thêm 1 thảm họa. Nảm phim Việt quá. Hôm qua mới kiếm đc cái link Long ruồi, xem xong mới thấy phí gần 2h thời gian. Vậy mà sốt 1 thời mới ghê chứ
 

losslesshoa

Active Member
Ðề: Mặt nạ máu

Ai cũng cần tiền, nhưng nếu Hoài Linh biết cần nhắc thì sẽ không tham gia đóng bộ phim này.
 

hanki105

New Member
Ðề: Mặt nạ máu

Thực ra "Mặt nạ máu" chỉ là 1 phân đoạn trong bộ phim Scandal phần 3
Các bạn tự tìm hiểu thông tin về: Tinna Tình, Dương Cẩm Lynh, Phạm Việt Anh Khoa, Đỗ Thành An thì sẽ rõ
Đạo điễn Victor Vũ ơi, có kịch bản mới rồi kìa!
 

ngophuocthinh

Active Member
Ðề: Mặt nạ máu

Mình hơi thắc mắc bác BuiAn là cái Bảo Mẫu Siêu Quậy 2 của Hoài Linh sao bác không làm cái review luôn nhỉ? :D

Lại thêm 1 thảm họa. Nảm phim Việt quá. Hôm qua mới kiếm đc cái link Long ruồi, xem xong mới thấy phí gần 2h thời gian. Vậy mà sốt 1 thời mới ghê chứ

- Diễn viên thì toan đám hài kịch, người mẫu, hot girl....dân tay ngang trình diễn ko có! Cứ nghĩ thành công được 1 lĩnh vực là ta đây bay nhảy mấy lĩnh vực khác cũng thành công! Thực ra thì mỗi người có chuyên môn nhất định và khả năng phát triển riêng, đặc biệt trong nghệ thuật tố chất bẩm sinh quyết định rất nhiều.

- Đạo diễn: Sử dụng công thức: "lấy ngắn nuôi dài" - nghĩa là nghĩ ra gì là đưa nó lên phim, cóc cần biết cái danh dự tiếng tăm của mình để lại sau bộ phim là gì, có thể làm được bộ tiếp theo hay không và chấp vá từ những tác phẩm nước ngoài!

- Người xem: Nhiều tiền hoặc xởi lời phim gì cũng xem hoặc là fan của một trong số các diễn viên. Và 1 lý do nữa là phải xem vì nếu ko xem được ở rạp thì mấy năm sau mới có bản HD mà xem

Tồng hợp 3 yếu tố trên nên sẽ có nhiều và nhiều tác phẩm như thế được ra mắt khán giả
 

sugarfreejazz

Active Member
Ðề: Mặt nạ máu

Mình cũng làm trong nghề nên rất ngán trò kiểm duyệt của Cục điện ảnh. Tuy nhiên những phim dở như thế này rõ ràng là người làm phim hoàn toàn không có tâm. Ủng hộ phim Việt không đồng nghĩa với ủng hộ các sản phẩm kém chất lượng.
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: Mặt nạ máu

Mình hơi thắc mắc bác BuiAn là cái Bảo Mẫu Siêu Quậy 2 của Hoài Linh sao bác không làm cái review luôn nhỉ? :D

vì cái phim đó dành cho trẻ em, mình dùng con mắt người lớn xét nét thì cũng không hợp, phim đó phần 2 có vẻ tệ hơn cả phần 1 nữa :)
 

Blue Sky

Member
Ðề: Mặt nạ máu

Phim của Hoài Linh thì 99,66% là tệ. Rất muốn ủng hộ phim việt nhưng cứ thấy có Hoài Linh là phải né luôn.
Mà dạo này ổng chăm đóng phim thật, ra phim liên tục, phim nào cũng dở.
 

HacLongNinhKieu

Well-Known Member
Ðề: Mặt nạ máu

Bên cạnh những bất cập của bộ phim này nói riêng và những phim Việt nói chung thì làm phim ở Việt Nam có những cái khó khăn sau mà khán giả và các bác bình luận phim chưa thấu hiểu:
- Làm nội dung có yếu tố quá kinh dị hoặc gây ám ảnh sẽ vướng phải kiểm duyệt từ Cục Điện Ảnh. Chẳng hạn như, lỡ có lật bàn thờ, xô đổ quan tài hay diễn viên mà diễn xuất quá căng đối với phụ nữ và trẻ em đều bị bắt cắt bỏ mà từ chuyên môn Cục hay dùng là "tiết chế". Một ví dụ khác, như một phim Việt mình từng xem và mình biết là trong phim chẳng may mà có cho ông nhà báo chết thì Cục cũng không duyệt và bắt phải cắt bỏ hoặc sửa lại ...

- Mà phim thì lúc nào cũng phải có mâu thuẫn, tâm lý trong thế giới của các nhân vật trong phim thì mới thành phim được. Tuy nhiên, diễn viên VN không diễn được như tài tử hollywood nên để có chiều sâu nội tâm, tâm lý của nhân vật là rất khó. Chính vì không thể đạt tầm như hollywood nên phim Việt luôn rơi vào tình trạng sợ bán vé mà không ai xem, đâm ra các nhà làm phim ở VN phải kéo cảc cảnh hài hước, và rồi đến cuối cùng đa số phim phải thành cái lẩu thập cẩm.

- Kinh phí sản xuất của một bộ phim hollywood thì nó lớn gấp nhiều lần so với phim Việt. Một số bộ phim đình đám của phim Việt thành công đối với khán giả thì đa số sau sản xuất đều lỗ. Làm phim cũng là bài toán kinh doanh của các nhà đầu tư, nhà sản xuất. Nên nếu làm phim mà không quan tâm đến việc lỗ lãi thì dễ bán nhà như Nguyễn Chánh Tín :)

- Tóm lại, cá nhân mình không phủ nhận những cái dở và thiếu chiều sâu của phim Việt đang tồn tại. Nhưng, thoải mái hơn một chút thì cũng nên thông cảm hơn cho phim Việt, chúng ta đi sau điện ảnh thế giới hơn 100 năm thì nếu cứ nhìn phim Việt và đánh giá như hollywood thì đương nhiên là đánh giá quá khắt khe.

Em hơi thắc mắc xíu: đã là dòng kinh dị bị kiểm duyệt thế thì cớ gì cứ phải đâm đầu vào, mà không là 1 thể loại khác? Nói khi không phải, chứ xem mấy phim của DamTV trên youtube còn hay hơn mấy phim "sốt phòng vé" bên mình.
- Vấn đề diễn xuất: nước mình không thiếu diễn viên tài năng, em khẳng định như thế. Tất nhiên em không so sánh là tài năng cỡ Hô li út hay gì đó, nhưng chắc chắn là không khiến mình thấy phí tiền phí thời gian. Cái cần ở đây là 1 sự quyết tâm từ đôi bên: bên làm phim kiên quyết làm phim chất lượng, phía khán giả thì biết đòi hỏi cao hơn và không thỏa hiệp với những thứ rác rưởi, có thế mới mong!
- Còn chuyện "mình đi sau điện ảnh thế giới..." em nghe hơi lấn cấn. Rõ ràng khi nhắc đến điện ảnh Việt, những phim làm em ấn tượng là cái hồi phim đen trắng ấy bác ơi, chứ so sánh thời gian thế thì hóa ra mình chuyên gia đi thụt lùi à :D
 

dangvan_bau

New Member
Ðề: Mặt nạ máu

Rõ ràng do khán giả nữa nhiều lúc một tác phẩm điện ảnh hay cần phải có khả năng hiểu biết và yêu thích điện ảnh nữa. Khán giả để tính hay xem phim không vì chất lượng phim mà chỉ là thị hiếu thì tình hình sẽ không thay đổi đâu. Nhiều bạn nói mình không thiếu diễn viên tài năng mình không đồng tình diễn viên Việt mình gần như chưa biết đóng phim điện ảnh còn nếu điện ảnh và kịch giống nhau về tài năng thì mình chịu.
 

ngophuocthinh

Active Member
Ðề: Mặt nạ máu

Một bộ phim Việt ra rạp giá vé ngang với giá 1 bộ Hollywood, (lời bao nhiêu mình ko bàn).

Đem phim Việt với Hollywood so sánh thì khập khiễng, nhưng chí ít phim do dân mình làm hãy thể hiện có tý trách nhiệm và sự cố gắng trong đó, chứ không phải là 1 bài tập đọc của con nít và những đoạn hội thoại sáo rỗng, tình tiết phi thực tế. Chắc mấy bác còn nhớ Truy Sát của Trương Ngọc Ánh trong vai cảnh sát VN dùng cung tên làm vũ khí không khác gì Hawkeye trong Avenger...:)

Theo sau người ta 100 là về kĩ xảo điện ảnh, cách quay phim thôi,... cái này không trách được. Lũ châu Âu nó còn làm chưa bì được Hollywood huống hồ gì mình. Nhưng khâu viết kịch bản, diễn xuất, lên ý tưởng...mà thua sau đến tận 100 năm thì nên xem lại...Và đâu ai ép mình phải làm phim khoa học viễn tưỡng, hành động cháy nổ để bị đem ra so sánh với Hollywood. Phim tình cảm, hài biết khai thác đúng chỗ và truyền tải tốt vẫn ok :).

P/s:
Mùi đu đủ xanh (tiếng Pháp: L'Odeur de la papaye verte) là một phim nói tiếng Việt nổi tiếng của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm 1993, Mùi đu đủ xanh đã giành được giải Camera vàng cho phim đầu tay. Năm 1994, Mùi đu đủ xanh được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất.
 
Bên trên