[Ngày Xuân] { Câu Chuyện Thư Pháp }

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
8534895196_73e29a516b_o.jpg


[Ngày Xuân]{Câu Chuyện Thư Pháp}

Thư pháp Việt là một lọai hình nghệ thuật chữ viết, sử dụng các ký tự Latinh với phương tiện cọ lông và mực Tầu để thể hiện. Được chia ra là hai lối viết chính: Lối trúc và lối Mai

LỐI TRÚC: là lối viết mạnh mẽ rắn chắc các nét được viết to, mang thần sắc vốn dĩ của thư pháp Hán nhưng cũng không kém phần mềm mại uyển chuyển.

nhandatma1.jpg


LỐI MAI: các nét chữ được viết mảnh mai từng nét chữ mềm mại thích hợp với cấu trúc của các ký tự Latinh đa số là những nét cong uốn lượng chứ không góc cạnh như chữ Hán.

vulan.jpg


Có người sử dụng cả hai lối này vào trong một tác phẩm, Lối Trúc được dùng cho chữ đại tự và lối Mai được dùng cho câu văn viết kèm.

th8.jpg


Mỗi thư pháp gia có mỗi phong cánh và nét chữ hòan tòan khác nhau, mỗi người một vẻ. Nhưng được chia vào các thể chính như sau: Điền , Họa , Thủy , Mộc , Phong , Dị.

ĐIỀN THỂ:
là lối viết chữ Việt được sắp xếp thành từng khối vuông hay tròn, được ưa chuộng và khắc chạm trên các bức phù điêu... thường dùng cho những câu đối trong đền chùa ...
dn_giaydo50_lager.jpg

HỌA THỂ: là một nghệ thuật viết chữ khéo léo có sắp xếp tính tóan sao cho từng đường nét chữ phối hợp thành những hình dạng mang ý nghĩa nhất định.

nguyendung.jpg


THỦY THỂ: là lối viết chữ nhái theo lối viết chữ Hán, chữ viết không ngang hàng mà được viết dọc xuống như nứơc đổ.

MỘC THỂ: là lối viết mộc mạc giản dị ngay hàng thẳng lối dễ đọc và dễ cảm nhận nhưng không kém phần bay bướm. Lối này được nhiều người ưa thích và thể hiện.
la1.jpg

PHONG THỂ: là lối chữ viết nhanh trôi chảy. Khi đặt bút xuống là như một cơn bão quét qua không phút ngập ngừng. Nét chữ tuôn ra theo cảm hứng và quán tính vì thế đôi khi nét chữ không hòan chỉnh và hơi khó đọc nhưng vẫn dễ đọc hơn Dị thể.

cha_me_nhan_mot_doi.tif.jpg


DỊ THỂ: là lối viết chữ cá tính ngọn bút xuất phát từ cảm hứng cao độ, đường nét không theo chuẩn mực mà phóng bút tự do. Nét chữ không rõ ràng mà chỉ mang dáng dấp chính của con chữ, người thưởng ngoạn đôi khi cũng phải đóan để hiểu được nội dung.

Untitled_Scanned_14.jpg


Chú ý:
(Chữ viết cho dù sáng tạo hoặc rắc rối cỡ nào nhưng điều quan trọng phải để ý đó là sự lầm tưởng, có những nét chữ khi tác giả trình bày, dĩ nhiên tác giả đọc được, nhưng phần đông người xem hay nhầm lẫn sang chữ khác vì sáng tạo đó vượt quá khuôn khổ.)

Có Hai thể chữ cũng nên nói tới:

THỂ LONG PHỤNG: là dạng chữ rong được viết bằng một bản gỗ nhỏ có răng cưa. Mỗi chữ được viết vẽ kèm theo những hình ảnh lạ mắt như rồng phụng hoặc các ông Phúc Lộc Thọ...​

every.jpg


THỂ ÂM DƯƠNG: là dạng chữ ngược, nhìn vào trông như chữ Hán, muốn đọc thì phải quen lối viết và tưởng tượng ngựơc lại, hoặc nhìn ngược từ mặt sau tờ giấy không thì nhìn vào hình ảnh phản chiếu từ một tấm gương.​
nhan1.jpg


Kỹ thuật vận cọ: cũng theo phong cách Hán như:

Ức (nhấn mạnh xuống), Đôn (dè dặt), Tỏa ( sổ hạ xuống), Trì ( viết nét chậm lại), Tốc (viết nhanh), Hòan ( thả lại, hồi đầu), Khẩn (vung bút đột ngột), Khinh ( nhẹ nhàng lả lướt bay bỗng), Trọng ( nhấn điểm xuyến).

Một tác phẩm chuẩn mực cần phải hội đủ thêm các yếu tố sau: Tâm, Ý, Trí, Khí.

TÂM: khi người viết đặt tâm hồn của mình vào con chữ. Đôi khi nhìn vào chữ viết của họ mình có thể đóan được cả tính cách và tâm hồn cũng như tâm trạng của người viết. Bị ảnh hưởng bởi (hỷ, nộ, ái, ố) cho nên khi viết cần phải tịnh tâm để tránh những tạp niệm ảnh hưởng tới nét chữ.

Ý: Là những gửi gắm của tác giả trong tác phẩm từ đường nét đến nội dung cũng như những hình ảnh minh họa kèm theo nếu có tạo chiều sâu cho tác phẩm.

TRÍ: Là phần khéo léo của tác giả khi xử lý nét chữ và sắp xếp bố cục cũng như trang trí cho tác phẩm. Sao cho thật sáng tạo và ấn tượng với những phong cách riêng để tác phẩm thêm bắt mắt và thu hút người thưởng ngoạn.

KHÍ: (Bút lực) Là kỹ thuật vận bút của người viết sao cho uyển chuyển, khi nhanh khi chậm khi đậm khi nhạt và dày mỏng sao cho nhịp nhàng và thanh thóat.​

Còn tiếp mấy bác nhế ... !


Cho tôi xin chữ nhẫn

Viết lên lòng bàn tay
Để mai về nắm lại
Giữ kìm những mê say

Cho tôi xin chữ phúc
Viết lên trán cao gầy
Cho mai về tắm gội
Sạch những điều không may

Cho tôi xin chữ chí
Viết đều lên hai vai
Để mai hồn bớt nhọc
Nốt ba phần trần ai

Cho tôi xin chữ tâm
Viết thẳng vào trong óc
Để mai mòn thân xác
Tâm chìm trong núi sông

Giữa dòng đời mưu sinh !

 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Một nét cọ căn bản được chia là các bước sau:

tru1.jpg


Khởi bút, Hành bút và Thu bút.

Thường thì phần giữa sẽ nhỏ hơn hai phần đầu và, một nét chữ đã viết thì không được đồ đi đồ lại....
Thư pháp Việt chia làm các đường nét chính sau


NÉT TRỤ: là nét kéo thẳng đầy mạnh mẽ.
tan1.jpg

NÉT TẤN: là nét kéo ngang cũng đầy uy lực.
tru.jpg


NÉT PHÁC: gồm các nét phác ngang, dọc, xéo...Khi viết thì khởi bút, hành bút nhưng không có nét dừng bút mà được kéo đi luôn.
phac.jpg


NÉT VÒNG: là những nét khởi đầu và được kéo lại thành vòng nét cuối hướng về nét khởi đầu.


NÉT MÓC: là những nét được khởi bút móc vòng xuống nhưng cuối nét không hướng về nét khởi, và khi thu bút không dừng lại mà kéo bút lên tạo ra một đường nhọn cuối nét.
cong.jpg


NÉT KÉO: là những nét mỏng kéo dài theo hướng ngang, dọc hoặc vòng.
keo.jpg


NÉT LƯỢN: là ngững nét cong gọp lại theo đường gợn sóng.
luon.jpg


NÉT SƯỚT: là những khỏang trống trong một nét chữ được tạo ra từ những sớ cọ. Có hai lọai nét sướt: nét sướt ngọn và nét sướt bụng.
Nét sướt ngọn được tạo ra khi kéo ngang bằng ngọn bút và ngọn cọ được tách ra rõ ràng tạo nên nét sướt cũng rõ nét. Nét sướt bụng khi nét kéo ngang bằng bụng của ngọn bút .​

Khi thưởng lãm một tác phẩm trước khi xét về đường nét và nội dung thì điểm đặc biệt thu hút và có bắt mắt người xem hay không là ở phần trang trí và bố cục tác phẩm. Bố cục thư pháp Việt không trình bày từng chữ từ trên xuống và từng cột như thư pháp Hán, ngọai trừ viết theo dạng đối.
Một tác phẩm viết tràng giang đại hải không ý tứ thì không được xem là một bố cục đẹp. Các chữ viết không được quá khít và cũng đừng quá thưa thớt lõng lẻo. Nét này phải tương quan và bổ sung cho nét kia tránh trùng lập lên nhau gây khó đọc. Các chữ thường liên kết với nhau và tạo thành những khối có kết cấu.

Chữ viết được sắp xếp theo nguyên tắc chữ Việt bình thường, đọc từ trái qua, và xếp hàng từ trên xuống. Chữ cái đầu câu phải viết hoa hoặc được nhấn đậm nét.
Trong tác phẩm thư pháp không nhất thiết chỉ có chữ cái đầu câu hay danh tánh... mới được viết hoa theo lệ, những chữ quan trọng mang ý chính của tác phẩm có thể viết nhấn mạnh đậm nét hoặc viết to để thể hiện rõ ý của tác phẩm.

Các dạng bố cục thường gặp như sau.


DẠNG THÁP: bố cục phần trên nhỏ và to ra phần chân như một ngon tháp tạo cảm giác bền vững.
phuvan12.jpg

DẠNG GIÁO: bố cục có dạng một mũi giáo, phần thân to và phần đầu và chân thì nhỏ.
camon1.jpg

DẠNG TRỤ: là viết theo lối thông thường các chữ cái đầu tiên xếp thành một hành thẳng
haynoidi.jpg

DẠNG CỤM: bố cục chia ra thành từng cụm từng khối nhỏ.
gp06.jpg


DẠNG ĐỐI: là dạng chữ viết từng chữ xếp thành một hàng thẳng xuống theo dạng liễn đối tiếng Hán.
dn_giaydo50_lager.jpg

ẤN CHƯƠNG: gồm ba lọai Nhân chương , Yêu chương, và Danh chương.

NHÂN CHƯƠNG: được nằm ở vị trí trên cùng của tác phẩm. Thường đại diện cho tên của một hội nhóm mà tác giả tham gia hoặc những biểu trưng đặc biệt. Cộng thêm điểm mốc thời gian của tác phẩm.

YÊU CHƯƠNG: được đóng vào giữa tác phẩm


DANH CHƯƠNG: được đóng ở cuối tác phẩm ngay chữ ký của tác giả.

anchuong.jpg


Tùy theo bố cục của tác phẩm mà ấn chương được đóng ở đâu cho hợp lý nhất.


Để tôn trọng tác giả của câu văn, người viết thường phải viết tên tác giả đính kèm theo tác phẩm. Trong trường hợp không rõ tên tác giả thì dưới chữ ký của người viết phải kèm các chữ như: Thủ bút, cẩn bút, viết...với ý nghĩa người viết chỉ làm chủ tác phẩm về nét chữ và hình thức mà thôi.







 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
CÁCH CẦM CỌ

bantaynho1.jpg



Sao cho ngọn bút vuông góc với mặt phẳng của giấy. Theo lối viết chữ Hán ngày xưa thì họ viết chữ từ bên phải sang trái cho nên họ không được chạm tay vào giấy nếu không những nét chữ chưa khô sẽ bị lem khi tay quẹt vào. Nhưng chữ Việt thì không gặp vấn đề đó, cho nên cách cầm cọ thế nào chỉ thể hiện kiểu cách và công phu của người viết. Nhưng không bắt buộc phải nhấc tay hổng lên trên mặt giấy. có ba cách cầm cọ thường gặp:


ĐIỂM THỦ: người viết chống một ngón tay út chạm vào mặt giấy lấy điểm tựa.


TÌ THỦ: cạnh bàn tay tiếp xúc với mặt giấy như cách viết chữ bình thường


BỔNG THỦ: tay nhấc bổng lên theo lối thư pháp Hán.

Nhắc đến Bút cọ, Miu lại nhớ hình ảnh Ông đồ già, có một câu thơ thế này:

"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua "
Có lời bình thế này ;))
Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hoá nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung Quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động về tình trạng hàng hoá giá rẻ từ Trung quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản xuất trong nước.

Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa hè vị trí đẹp “Bên phố đông người qua” khiến người đọc không khỏi chạnh lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ “lại” là rất chính xác, “lại” mang một hàm ý ca thán, biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Vài nét bút nổi tiếng ở Việt Nam.
Y Sa

ysa.jpg

Đỗ Soái

dosoai.jpg

Cố thi sĩ Đông Hồ

dongho.jpg

Lê Vũ

levu.jpg

Bùi Hiến

hinh4.jpg

Nhất Chi Lan

may.jpg

Thanh Sơn

tpthanhson.gif



Thư Pháp Văn Tấn Phước

tiengthu-1.jpg


68-1.jpg


song.jpg


07-1.jpg


16-1.jpg


06-1.jpg


canhthom.jpg


68.jpg


76.jpg


57.jpg


40.jpg


37.jpg


33.jpg


26.jpg


20.jpg


06.jpg


01.jpg


canhthom.jpg


demnam.jpg


demxuan.jpg


82.jpg


68-1.jpg


quachtan.jpg


200.jpg


96.jpg


14.jpg


95.jpg


92.jpg


20-1.jpg


26-1.jpg


89.jpg

Tên nhạc sĩ và tác phẩm.

213.jpg


212-1.jpg


204.jpg


109.jpg


110.jpg


111.jpg


104.jpg


107.jpg


203.jpg


103.jpg


101.jpg


98.jpg


100.jpg


99.jpg


102.jpg


105.jpg


trinhcongson.jpg

Thư Pháp và tên.

THIENKIM.jpg


te2m20tho.jpg


ngandoai.jpg


LUIGI.jpg


luong.jpg


trangthanhtruc.jpg


QHthuphap.jpg


HoangMi_thuphapVTPhuoc_Gold600px.jpg


mongtrang.jpg


HYEN.jpg

 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Thư pháp Việt - Điều thần diệu nơi tâm hồn

Thư pháp tiếng Việt cứ le lói, âm ỉ như một ngọn lửa nhỏ, bỗng bùng lên mạnh mẽ từ đầu thiên niên kỷ này. Hầu như chỗ nào ta cũng bắt gặp thư pháp tiếng Việt. Thư pháp trên tranh, trên bìa, trong tập thơ, đông đảo nhất là thư pháp trên lịch và tờ treo trong nhà.

Bùi Hiển chạy khắp Bắc, Trung, Nam để triển lãm thơ Bùi Giáng mà Bùi Hiển thể hiện bằng thư pháp. Tờ thư pháp của Hiển được đón chào bằng những nụ cười hóm hỉnh là câu:

"Dạ thưa xứ Huế bây chừ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

Trong Sài Gòn, nhà thơ Trụ Vũ có cả một xưởng thư pháp.
Ông viết thư pháp trên giấy, trên lụa, trên đĩa sành sứ. Và ông còn có cả một cửa hàng bán thư pháp.

Ở Huế cũng hình thành một câu lạc bộ thư pháp. Tiểu biểu nhất là thư pháp của nhà thơ Nguyệt Đình. Ông trình bày thư pháp rất thành công trên những tấm gỗ xẻ chéo thân cây còn nguyên vỏ, rất được công chúng tán thưởng. Nhà thơ Minh Dức Triều Tâm Ảnh, vị sư trụ trì chùa Huyền Không, ông ở một am nhỏ trong rừng nhưng rất được nhiều chúng sinh lên xin thư pháp về thờ, về treo trong nhà.

Theo cách định nghĩa: thư pháp là tranh chữ, thì cách trình bày chữ Việt trên giấy, trên đá, trên gỗ, trên đĩa cũng xứng đáng là một bức tranh. Tôi đã gặp trong một ngôi nhà cổ ở thị xã Hội An một đôi câu đối, mà mỗi nét chữ Nho đều được thể hiện bằng một dáng chim. Cả hai câu đối là một quần thể chim rất sinh động, như một bức tranh chim hoành tráng. Có thể gọi là thư pháp vẽ được chăng.

Trò chuyện với nhà thơ Trụ Vũ, tôi nói với ông:​

"Thư pháp Trung Quốc coi như đã định hình. Đọc sách, tôi biết các nhà thư pháp Trung Quốc rất khổ công trong luyện chữ. Vương Hy Chi luyện bút trong 15 năm; cháu ông Vương Thiền Sư luyện bút trong 40 năm; Trương Chi mỗi lần tập viết xong, rửa bút ở ao, lâu ngày nước ao đen như mực. Nói về hòa thượng Thích Hoài Tố viết thư pháp, sách chép: "Hoài Tố thuở nhỏ nhà nghèo, không tiền mua giấy, phải viết chữ trên lá chuối. Nhờ xem những áng mây vần vũ, nhìn các nét rạn nứt trên tường... chợt lĩnh hội bút ý. Nét bút của ông phóng khoáng, phiêu dạt, mảnh mai thần diệu, thuận tay biến hóa như gió loạn mây cuồng, nhưng không loạn quy củ. Thật là kinh dị". Thế mới thấy thư pháp của ông điêu luyện chừng nào!

Trụ Vũ đáp: "Không thần diệu không thể viết thư pháp được".

Tôi hỏi: "Chữ Trung Quốc có các nét chính: chấm, phẩy, gạch ngang, xổ dọc, hất lên, quai xước. Mỗi nét đã có chuẩn mực, có hình tượng, bản thân mỗi chữ Nho ấy đã là một bức tranh. Chữ Việt thì sao?".

Ông đáp: "Viết thư pháp là thể hiện cái hồn của mình. Có câu: "Nhìn chữ biết người" là vậy. Chữ Việt đâu thiếu đường nét ấy. Chẳng qua họ quá quen với chữ Nho, nên nghi ngại thư pháp chữ Việt. Này nhé, xưa, thời cổ trung đại của Trung Quốc, bấy giờ mới có tranh thủy mạc. Từ đó đến nay, mới có thể kể đến tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh lập thể, tranh trừu tượng. Các loại tranh ấy đều được yêu mến, trân trọng và đặt cho cái tên rất đỗi tự hào: Hội họa hiện đại. Rõ ràng, không kể loại hình mà phải kể tới tâm hồn người họa sĩ. Vậy thì chữ Nho cứ coi như một loại tranh, chữ Việt sao không thể gọi là một loại tranh được. Điều cốt yêu của thư pháp, như tôi nó, là cái thần diệu nơi tâm hồn mình".

Với 41 năm nghiên cứu và viết thư pháp, Trụ Vũ cho biết, trước ông, ông đã thấy có hai nhà thơ viết thư pháp tiếng Việt, đó là nhà thơ Vũ Hoàng Chương và nhà thơ Đông Hồ. Năm 1964, nhà thơ Đông Hồ tới thăm hòa thượng Trí Chủ, trụ trì chùa Già Lam thọ 60 tuổi, ông đã viết tặng hòa thượng một câu đối tiếng Việt:

"Bảo quốc 300 năm giặc nào phá nổi
Hòa thượhg 60 tuổi pháp độ quần sanh"

Đọc từng vế đối, thật chưa chỉnh, nhưng cái hồn của tác giả không chê vào đâu được. Một tấm lòng với nhau mà. Xin nói thêm, Bảo Quốc là chùa Bảo Quốc ở Huế, hòa thượng Trí Chủ tu hành ở đây và từ đây ra đi. Chưa nói đến nội dung câu đối, mà điều đáng nói là chữ viết thật dịu dàng, nhu hòa, chất phác mà điêu luyện. Có thể coi đây là bức thư pháp đầu tiên bằng tiếng Việt, hiện đang còn lưu giữ tại tịnh thất hòa thượng Trí Chủ ở chùa Già Lam, Sài Gòn.

Hai lần Festival ở Huế năm 2000 và 2002 vừa qua, cùng với mấy chục điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật khác, ngay trên bờ sông Hương, trước cửa Quảng Đức của thành nội, bên cạnh Phu Văn Lâu có "Trại thư pháp" của Huế. Khách đến tham quan và xem tranh chữ rất đông, dù điểm ấy không hoành tráng, không kỳ công, diêm dúa, mà giản dị, chất phác, gần gụi. Khách đến và đi như ở nhà mình.


Các nhà thư pháp viết thư pháp treo trên tường nhà. Có người đến nhờ các nhà thư pháp viết cho mình một tờ theo ý mình, tên mình hoặc một câu thơ mà mình thích. Khách xin nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh câu thơ đầy chất thiền của ông:

"Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ
Bỗng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô"

đến xin nhà thơ Nguyệt Đình một câu thơ "rất sông Hương" và cũng lồng lộng tâm hồn Cao Bá Quát "Sông dài như kiếm dựng trời xanh". Đám trẻ thì cứ quấn lấy Bùi Hiến, anh dễ hòa đồng với bọn trẻ. Khách rất thích thư pháp một chữ của Hiến: "Đức", "Nhân", "Nghĩa"... Song đẹp nhất phải nói tới cách Hiến tủm tỉm nâng vạt áo thiếu nữ Huế và đề thơ lên đó.

Thư pháp chữ Việt lặng lẽ đi, và phát triển qua bao thử thách. Giờ đây nó thật sự được yêu mến. Cuộc hành trình thư pháp tiếng Việt không ồn ào, song đầy mong chờ. Xin các nhà thư pháp một chữ "Tín" bằng thư pháp tiếng Việt mình, để tỏ lòng ngưỡng mộ và kỳ vọng của chúng tôi.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Thư pháp Việt Nam

Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp (Calligraphy). Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).
Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.

Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke... Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.

Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, còn hầu hết là không đọc được.
Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được:
« Sao là đẹp? Sao là không đẹp? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)
« Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy » (Trang Tử).

Thư pháp bằng tiếng Việt
Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết.
Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.

Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoảng 10 năm nay tại Việt Nam, nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ.

Tôi xin giới thiệu với quý vị và các bạn sơ lược về bộ môn này.
Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn này khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chính:

Chương pháp: tức là nghiên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp.
Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.

- Ðầu câu không thụt vô.
- Các hàng đều và dài bằng nhau
- Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng
- Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng
- Không dùng dấu chấm câu.

Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chính:

- Hình chữ nhật đứng (Trung đường)
- Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)
- Hình vuông (Ðấu phương)
- Hình mặt quạt (Phiến diện) (xem các hình bên cạnh)

Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hóa rất độc đáo của người Trung Quốc.
Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa.
Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm giá trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó.
Nghiên cứu kỹ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.
Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi:
Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.
Loại nửa chìm nửa nổi

Vị trí đặt con dấu:

Trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như:​
- Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương
- Ðóng ở thắt lưng thư tác gọi là Yêu chương
- Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương

Tùy theo thư tác có khổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà có thể đóng một, hai, hoặc ba dấu triện. Vị trí các dấu triện đều có ý nghĩa riêng của nó.
Thư pháp Việt ngữ không hoàn toàn theo qui ước đóng dấu của người Trung Hoa mà theo cách thực hành sau đây:

- Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình); hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo. Như vậy được gọi là Toàn triện.
- Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán triện.
- Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Ðồng triện.
- Trường hợp ngoại lệ: vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý. Vị trí nầy tạm gọi là Ngoại triện.

Các kiểu chữ trong Thư pháp:

Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất hiện 5 kiểu chữ chính:

- Chữ Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường.
- Chữ Cách Điệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.
- Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.
- Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v...
- Chữ Mộc bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán-Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược.

Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoảng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.

Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như:
Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật trong chữ "Ngộ" ở hình bên:

Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Linh:

image016.jpg


Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ:
image017.jpg


Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn:

image018.jpg

Nếu ta nhìn kỹ thì có thể "thấy" hình dáng người mẹ tóc dài xõa lưng, đứng đưa lưng lại và dang tay ra để đỡ một đứa bé, đứa bé nầy nhìn ngang, nằm co lại như còn trong bụng mẹ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Chữ ngược


Là một trong những thể lọai chữ viết được phổ biến trong giới sinh viên học sinh, hướng đạo ... vì nó trông lạ mắt và hấp dẫn có thể xử dụng như một dạng mật thư.
Người ta thích thú được khám phá, được suy đóan nội dung con chữ cũng như giải một câu đố vậy. Khi mới nhìn vào thì cứ trông như là tiếng Hoa .

Nhưng thật ra nó là những con chữ tiếng Việt được viết ngược lại và dọc xuống theo lối tiếng Hoa để đánh lừa người xem.

Để đọc được thể lọai chữ này thì có ba cách sau: thứ nhất là quen mặt chữ, mới nhìn vào có thể tự tưởng tượng đó là chữ gì.

Thứ hai đặt trước tấm gương, nhìn vào hình phản chiếu và đọc ngang lại một chút thì dễ dàng nhận ra.

Còn cách thứ ba có thể giơ tờ giấy hướng về phía ánh sáng mạnh và nhìn từ đằng sau trang giấy ngược lên phía trước.

tam1_1.jpg



Chữ TÂM nhìn ngược từ trong gương.
tam_1.jpg



Chữ TÂM nhìn từ đằng sau
kieng.jpg


Đức
duc1.jpg


duc2.jpg



HIẾU
hieu1.jpg


hieu2.jpg


NHÂN
nhan1-1.jpg


nhan2.jpg


THIỆN
thien1.jpg


thien2.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Thời trang và thư pháp


Bộ sưu tập thời trang thư pháp
Thiết kế và trang điểm: ĐĂNG HỌC
Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Người mẫu: DƯƠNG YẾN NGỌC

congso.jpg

Công sở
daopho.jpg

Dạo phố

dahoi2.jpg
dahoi1.jpg

Dạ hội


 
Chỉnh sửa lần cuối:

binhhc

Moderator
Vậy là Nhân tài ẩn dật nay đã lộ diện đây mà :))
Chú dân kỹ thuật chính hiệu mà nghiên cứu môn Thư pháp này kỹ ghê ta.
Anh chỉ mới nghiên cứu sơ sơ về Phong thủy thôi, chứ môn này thì mù mờ lắm. Chú viết bài ngắn gọn dễ hiểu thì mọi người sẽ dễ cảm nhận.
hay lắm Miu. =D>=D>=D>
 

vuthehoa

New Member
Ðề: [Ngày Xuân] { Câu Chuyện Thư Pháp }

Ủng hộ chú Miu một phiếu chủ đề hay,nghiên cứu món này thì sâu và rộng lắm,đòi hỏi kiến thức cũng phải tương đối,anh lót dép chờ.
 

quoctrung

Well-Known Member
giuadongdoimiusinh đã viết:
Cho tôi xin chữ nhẫn
Viết lên lòng bàn tay
Để mai về nắm lại
Giữ kìm những mê say

Cho tôi xin chữ phúc
Viết lên trán cao gầy
Cho mai về tắm gội
Sạch những điều không may

Cho tôi xin chữ chí
Viết đều lên hai vai
Để mai hồn bớt nhọc
Nốt ba phần trần ai

Cho tôi xin chữ tâm
Viết thẳng vào trong óc
Để mai mòn thân xác
Tâm chìm trong núi sông


Giữa dòng đời mưu sinh !
Like mạnh bài Thơ này :x
Thanked hết post rồi đấy nhé
>-)
 
Bên trên