[Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

terabyte

Banned
P-ata_and_80pin-cable.jpg

Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta sẽ bước sang năm 2014, và đó cũng đồng thời là chiếc đồng hồ đếm ngược của những ổ HDD PATA cuối cùng được sản xuất. Vậy PATA là gì, mời các bạn theo dõi ngay sau đây để biết được lịch sử huy hoàng của chuẩn kết nối được xem là đã khởi đầu cho kỷ nguyên lưu trữ trên PC.

PATA, ATA, IDE cũng chỉ là một, chuẩn kết nối mở ra kỳ nguyên lưu trữ trên PC

[float=right]
1ibm5170.jpg
[/float]
Hiện nay, chuẩn phổ biến nhất dành cho các thiết bị lưu trữ chính là SATA. Thế nhưng nếu quay ngược trở lại vào thập niên 80, dĩ nhiên bạn sẽ không thể tìm kiếm được bất kỳ thiết bị lưu trữ nào sử dụng kết nối nối này. Bởi một điều đơn giản là nó chưa ra đời và máy tính cá nhân đang còn ở giai đoạn rất sơ khai. Nội việc hoạt động thế nào cho ổn định đã là một điều rất khó khăn chứ đừng nói chi đến việc lưu trữ.

Vào năm 1987, Western Digital chính thức ra mắt PATA, hay còn được biết đến với cái tên là “PC/AT Attachment”, tạm hiểu nôm na là kết nối PC công nghệ cao. Cái tên này được đặt ra là do tính năng chính của PATA là sử dụng kết nối thông qua bus ISA 16-bit được giới thiệu trong IBM PC/AT, chiếc máy tính cá nhân thế hệ thứ 2 của IBM. Bên cạnh đó, chuẩn kết nối này được Western Digital phát triển dưới cái tên là Integrated Drive Electronics, vì thế nó cũng được biết đến với môt tên gọi khác là IDE. Nói chung là ATA, PATA và IDE tuy tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều chỉ là một.

Đến năm 1994, kết nối ATA được tiêu chuẩn hóa và tất cả các nhà sản xuất đều phải tuân theo thông số chung, khởi đầu cho một kỷ nguyên mới về thiết bị lưu trữ trên máy tính cá nhân.

PATA là sự khởi đầu của kỷ nguyên lưu trữ trên PC

[float=left]
800px-SC_OAK_OTI601_Mozart.jpg
[/float]
Vào thời sơ khai, các bo mạch chủ chỉ tích hợp một kết nối ATA duy nhất, hỗ trợ tối đa là 2 thiết bị ngoại vi. Mặc dù khá ư là khiêm tốn so với con số lên đến cả chục của các dòng bo mạch chủ hiện đại, kết hợp với ổ đĩa mềm thì thời điểm đó 1 HDD là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hầu hết mọi người sử dụng. Tuy nhiên với sự xuất hiện của CD-ROM, mọi chuyện bắt đầu trở nên phức tạp.

Trường hợp này có thể được ví như bạn muốn gắn SSD vào các dòng laptop đời cũ vậy. Mà thời ấy thì thay vì SSD, chúng ta có ổ CD. Nếu muốn sử dụng thiết bị “thời thượng”, người dùng buộc phải lựa chọn hi sinh ổ cứng hoặc ổ đĩa mềm. Vấn đề là cả 2 đều rất phổ biến, bỏ cái nào cũng sẽ gây tác hại về sau.

Ngoài IDE, SCSI là một sự lựa chọn khác dành cho ổ CD thời bấy giờ. Mặc dù tốc độ truyền tải nhanh hơn IDE nhưng giá của nó rất đắt đỏ (100-300 USD chỉ dành cho card mở rộng) và chỉ phù hợp dành cho các máy chủ chuyên dụng. Giải pháp tình thế đó là sử dụng các soundcard có tích hợp cổng kết nối dành cho CD-ROM. Đây là do từ thời sơ khai, yếu tố âm thanh không được chú trọng và các máy tính thậm chí còn không có cả soundcard (hiện nay thì soundcard luôn là một phần không thể thiếu trong bo mạch chủ). Vấn đề ở chỗ các nhà sản xuất ai cũng muốn giành quyền kiểm soát về mình và liên tục tung ra các kết nối của riêng mình, điển hình là Panasonic, Mitsumia và Sony. Điển hình chính là soundcard Oak Technology Mozart 16 (hình trên), phải tích hợp đến 4 kết nối của IDE (ATA), Panasonic, Mitsumi và Sony dành cho ổ CD. Dĩ nhiên, do về cơ bản chúng đều là là một biến thể của ISA 16 bit trong cùng một thời điểm chỉ có 1 cái là hoạt động được.

Một rừng thì không thể có 2 cọp, huống hồ chi là một thị trường không thể có… một đống kết nối cùng chức năng như thế kia được. Cuối cùng thì IDE đã giành chiến thắng và trở thành chuẩn kết nối cho tất cả các thiết bị lưu trữ từ thời điểm đó, từ HDD, FDD cho tới ổ CD.

Với việc soundcard về sau được tích hợp , cổng IDE của nó cũng tiến hóa thành bộ điều khiển ATA thức 2 dành cho bo mạch chủ. Điều này đem lại sự lựa chọn nhiều hơn về khả năng mở rộng hệ thống lưu trữ của người sử dụng, đánh dấu bước khởi đầu cho những bộ sưu tập hoành tráng mà giới HD biết được cho tới nay.

PATA và thời kỳ hoàn kim kéo dài 17 năm

[float=right]
350_IDE___FDD_MB_connectors.jpg
[/float]
Không có nhiều chuẩn kết nối độ phá nhưng lại thành công ngay sau khi ra mắt như PATA trong giớ công nghệ hiện nay. Sau khi chính thức được sử dụng vào năm 1986, PATA nghiễm nhiên trở thành kết nối tiêu chuẩn dành cho các thiết bị lưu trữ.

Các bo mạch chủ vào những năm cuối của thế kỷ 20 được tích hợp tối thiểu là 2 bộ điều khiển ATA, cho phép kết nối đến 4 thiết bị lưu trữ. Thậm chí ở một số dòng cao cấp, số bộ điều khiển tăng lên đến 4, cho phép 8 thiết bị kết nối cùng lúc. Cùng với sự bùng nổ của nền công nghiệp ổ cứng (HDD), dung lượng lưu trữ ngày càng được nâng cao. Từ chỉ vài KB thời sơ khai, người dùng máy tính đã có thể sở hữu bộ sưu tập lên đến cả trăm GB và thậm chí là TB như ngày nay.

Dĩ nhiên, không có vị vua nào có thể trị vì mãi mãi. Với sự xuất hiện của Serial ATA (SATA) năm 2003, chuẩn PATA mất dần chỗ đứng. Nhờ vượt trội về mặt công nghệ, những bo mạch chủ đầu tiên tích hợp SATA thường chỉ có duy nhất một kết nối PAPA (tối đa 2 thiết bị cùng lúc) và cùng với nó là hàng loạt kết nối SATA. Điều này chứng tỏ rằng dù chỉ mới ra mắt, các nhà sản xuất rất tin tưởng vào sự thành công của SATA và chỉ cần nhìn vào thị trường máy tính hiện nay, bạn sẽ thấy rằng họ dặt niềm tin đúng chỗ.

Đến năm 2007, một số dòng chipset, điển hình là Intel ICH9 (Intel P35), đã loại bỏ tính năng hỗ trợ các thiết bị ATA. Các nhà sản xuất bo mạch muốn hỗ trợ buộc phải tích hợp thêm chip xử lý riêng. Thời kỳ đầu, một số nhà sản xuất vẫn đi theo hướng này nhưng trong 5 năm trở lại đây, SATA đã quá phổ biến đến mức sự biến mất của PATA gần như không gây bất kỳ phản ứng tiêu cực nào từ phía người tiêu dùng.

Mặc dù đã bị thay thế bởi SATA, PATA vẫn là một trong những cột mốc đáng nhớ trong nền công nghiệp PC. Bởi lẽ nếu không có nó, chúng ta sẽ không thể nào sử hữu hệ thống lưu trữ cá nhân đồ sộ như hiện nay. Và dĩ nhiên, giới HD có lẽ sẽ phải mua đĩa dài dài.

 

thanhndt

Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

thích nhất ở ổ PATA là tìm được sợi cáp thu gọn (dẹp hoặc tròn) dễ đi dây trong case biết bao
ở nhà còn 4 ổ, 2 * 40 gb, 2 * 20 gb tốt chán
 

thanhndt

Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

thích nhất ở ổ PATA là tìm được sợi cáp thu gọn (dẹp hoặc tròn) dễ đi dây trong case biết bao
ở nhà còn 4 ổ, 2 * 40 gb, 2 * 20 gb tốt chán
 
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

teo là phaỉ rồi. dây to. cắp khó.chiếm nhiều diện tích, tốc độ chậm. bây giờ máy nào cũng SATA rồi, nhưng ide vẫn có cái hay của nó 1 dây,1 ổ cắm,cắm được 2 ổ cứng.SATA thì không làm được như vậy. nhưng bù lại dây SATA lại bé
 

waya

Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Mấy cái main mình mua mấy năm trở lại đây toàn bị cắt giảm cổng ATA hết rồi :3
 

mrphamvn

Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Cái cap ata tuy mất diện tích nhưng mà bền thật. Mấy cái chân cắm vào ổ HDD, CD chặt kinh dị mà cầm rút ra như túm tóc. Làm hoài mà ko hỏng cáp, chỉ hỏng ổ cứng thôi :))
 
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Những HDD chuẩn PATA thì siêu bền!
 
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Thanks. Bài viết hay, chỉ tiếc là (mặc dù rất hóng) không thấy nói tại sao ông vua PATA lại bị soán ngội sau 17 năm trị vì.
PATA khác SATA ở 'P' và 'S'. P là parallel, còn S là Serial. P truyền tải dữ liệu theo chế độ song song (parallel mode), còn S truyền tải dữ liệu tuần tự từ từ theo từng bit một (one bit at a time). Khỏi nói các bạn cũng biết kiểu nào nhanh hơn. Câu hỏi tại sao bị PATA bị thay thế xem ra vẫn còn bị bỏ ngỏ. Mời các bạn chúng ta cùng thảo luận vấn đề này nhé.
Thanks.
 

mrtran1201

Active Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Năm 2003 khi em thay cái PC mới, vừa mới biết đến SATA em đã quyết tâm làm ngay 1 em Maxtor 120GB, với giá thành lúc đó cũng khoảng 130$.
Tháng 10/2003 là 1 thời khắc tuyệt vời khi chạm ngưỡng 120GB mơ ước để chứa mp3 và game.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Gét nhất ông PATA này là đoạn đầu nối hay đứt quá...
 
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

đọc bài này nhớ lại ngày xưa mua máy tính ổ cứng 20G của Maxtor, giờ chỉ còn cái xác... hic...
 

anvian

Member
Ðề: [Nhìn lại lịch sử] PATA: Kết nối mở ra kỷ nguyên lưu trữ trên PC

Nhớ hồi đó báo echip có chỉ cách dùng lưỡi lam "tách" ra 40 sợi nhỏ, dùng băng keo quấn tròn, dễ thu gọn trong case. Sau đó ở ngoài có bán luôn loại cáp tròn, khỏi phải làm thủ công mà đẹp hơn nữa.

Rồi thêm vụ set jumper cho master và slave nữa.
 
Bên trên