Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Hãy cứ thật lòng với nhau thế này, phim nào mà bị cấm chiếu, bị cấm đoán thì chúng ta càng cố tìm xem cho bằng được. Chưa biết hay dở thế nào nhưng mà bị cấm thì chắc chắn phải có một điều gì đó đáng để chúng ta xem.

attachment.php

Như một nhà phê bình phim nổi tiếng từng nói, nếu muốn bộ phim nào cháy vé, bạn chỉ cần “phê bình” thật nghiêm túc rằng: “phim có quá nhiều cảnh bạo lực và tình dục trần trụi”. Con người vốn dĩ tò mò, như câu chuyện mà chúng ta hay kể cho nhau nghe về nàng Eva xinh đẹp ngây thơ và tò mò. Cái gì càng cấm thì người ta càng muốn làm, hay vậy đấy, và đương nhiên cấm xem phim cũng thế.

Lý do nào cấm chiếu?

Nhắc lại một chút về những bộ phim khá nổi tiếng đã từng bị cấm chiếu trước đây. Đầu tiên là Cyclo (xích-lô), một bộ phim rất nổi tiếng của một đạo diễn cũng nổi tiếng không kém là Trần Anh Hùng. Phim xuất sắc giành giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice năm 1995. Lần đầu tiên một đạo diễn người Việt Nam còn rất trẻ, một phim về Việt Nam hiện đại, làm tại Việt Nam với các diễn viên Việt Nam được một giải thưởng vào loại danh giá nhất của điện ảnh thế giới. Nhưng nó đã không được công chiếu chính thức tại các rạp ở Việt Nam.

1308205394-sao-phim--3--74514.jpg

Thứ đến phải nhắc đến bộ phim đình đám gần đây nhất, Bụi đời chợ lớn. Một bộ phim võ thuật xã hội đen rất được trông chờ của đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Với quyết định cấm chiếu vì “quá bạo lực và không đúng hiện thực xã hội” đã làm dấy lên một làn sóng phản đối khắp nơi và sâu rộng trong giới trẻ, tuy nhiên, kết quả là vẫn vậy.

Một vài phim không nhiều người biết đến như Bẫy cấp 3 (bị cấm vì có nhiều cảnh nóng và nội dung nhảm nhí), Rừng xác sống cũng với lý do tương tự. Hồi lâu thì có phim Thủ Tướng của Lê Hoàng cũng không được công chiếu. Gần đây nhất là Chàng Trai Năm Ấy, bị hoãn chiếu ngay trước ngày ra rạp vì bài nhạc phim đạo nhạc của nước ngoài.

attachment.php

Và đang gây sốt trên thế giới hiện tại là bộ phim The Interview, bộ phim này là lý do chính cho các cuộc tấn công vào máy chủ của Sony Pictures trong thời gian gần đây. Giới chức Bắc Triều Tiên đã lên án mạnh mẽ nội dung bộ phim này và cũng vì vậy mà nó được chiếu rất hạn chế ở các rạp trên thế giới.

Tựu chung, ta thấy có 3 lý do chính dễ dẫn đến bị cấm chiếu phim đó là chính trị, bạo lực và tình dục. Ngoài ra, ta còn thấy có lý do bản quyền. Tuy nhiên, hầu hết, những định mức, định lượng rõ ràng cho lằn ranh giới hạn của những lý do trên đều chưa có. Phim nào cũng có thể bị cấm chiếu và phim nào cũng có thể được chiếu, tùy vào hội đồng duyệt phim.


Hiệu ứng PR ngược

PR ngược thường được hiểu là thay vì tập trung vào những mặt tích cực thì đôi khi người ta lại tập trung vào những mặt tiêu cực để đạt được mục đích truyền thông rộng rãi và chiêu này thường được dùng trong giới showbiz hiện nay, bởi đơn giản, nếu không có tài thì ta phải cho mọi người thấy mình nhiều tật, bằng cách này hay cách khác, cứ được nhiều người biết đến là vui. Thế là lần lượt những bà Tưng, bà Tám, Kenny Sang, Tommy Hèn … ra đời

Trở lại với những bộ phim cấm chiếu ở trên, nói gì thì nói, người ta vẫn biết đến nó nhiều hơn ở mặt tiêu cực (bị cấm cơ mà). Nhưng nhờ vậy mà khi nó được công chiếu lại thu hút rất đông đảo người xem. Hãy nhìn xem, một bộ phim dành cho teen theo kiểu Hàn Quốc (khai thác dựa trên câu chuyện của Wanbi) như “Chàng trai năm ấy” đang thu hút người xem như thế nào. Giống như câu chuyện “tái ông mất ngựa”, chuyện bị cấm lần trước chưa hẳn đã là chuyện xấu, nó là liều thuốc kích thích trí tò mò, khiến cho bây giờ ai cũng muốn xem thử bộ phim đó như thế nào.

attachment.php

The Interview chắc chắn sẽ không hút khách đến như vậy nếu như không có những sự việc chính trị liên quan, những phản ứng dữ dội của giới chức Bắc Triều Tiên và những hành động phá hoại của hacker. Chỉ riêng trong ngày đầu phát hành online trên mạng, bộ phim này đã thu về được 1 triệu USD, nó mở ra một hướng đi mới về phát hành phim không cần rạp. Lượt download phim trên các trang torrent lớn của nước ngoài đã lọt top danh sách với hơn một triệu lượt tải về, chỉ trong ngày đầu. Xét về mặt nội dung, The Interview chỉ là một bộ phim hài thường thường, nhưng nhờ hiệu ứng PR ngược mà nó trở nên hot một cách bất ngờ.


Thế đấy, cuộc đời đôi khi rất kỳ lạ, có những ngã rẽ bất ngờ mà đôi khi ta không biết trước được (chuyện của Lệ Rơi là một ví dụ). Số phận một bộ phim cũng vậy, “Chàng trai năm ấy” may mắn đã được ra rạp sau khi bị cấm chiếu và hiệu ứng PR ngược chắc chắn sẽ góp phần rất nhiều vào thành công của bộ phim thần tượng dành cho teen này. Và tất nhiên, những lúc như thế ta thường hay tặc lưỡi, phải chi “Bụi đời chợ lớn” cũng có kết cục đẹp như vậy, phải chi!

 

Tungvanceo

Active Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Bị cấm nên phải xem tại sao lại cấm? Cuối cùng nếu phim hay và ý nghĩa thì đã không cấm
 

ronduong

Well-Known Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

cái này cũng đúng cho xxx, càng cấm càng nhiều người xem>:)>:)>:)>:)>:)
 

taoTnuday

Well-Known Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

xét ra thì hồi đồng duyệt phim vẫn là hơi quá khắt khe !
muốn ủng hộ nhiều bô phim nghệ thuật của VN mà có dc xem đâu, ủng hộ bằng niềm tin ak
 

gaalians

New Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

cá nhân tôi thì cái phim Interview sau khi tôi coi xong thì thấy hoàn toàn nhảm nhí, nhưng vẫn thấy bài trên đúng về hiệu ứng PR ngược
 

nvanmanh

Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

The Interview đúng là siêu nhảm. Mình chấm 2/10đ.
 

Kira_hnk

New Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

haizzz, mình cũng là nạn nhân của hiệu ứng PR ngược, xem Interview chả có vẹo gì. Mà bọn Sony cũng có ý đồ từ trước nên hậu quả chắc cũng đã căn đo đong đếm. Không ủng hộ việc lợi dụng chính trị để PR cho phim ảnh. Lấy biểu tượng (hay ít nhất là một người bự bự của nước người ta) làm trò hề. Có ai dám lấy ông putin hay ô ba má làm phim kiểu này không :)
 

fbbk

Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Đang kéo torrent về. Bác nào không có acc bitvn thì có thể tải file torrent này về nhé!
 

dntt

Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Hiệu ứng PR ngược này chỉ diễn ra ở những nước như VN mình, ở những nước phát triển chỉ có số ít đi xem vì tò mò. Người ta đổ xo đi xem The Interview vì yêu chuộng tự do và ủng hộ tự do của người khác.
 

novaga

New Member
Re: Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Nhạo báng người khác mà tự cho là tự do,là yêu chuộng tự do. Có người bôi nhọ ông bà, cha mẹ mình (dù chỉ là chuyện phiếm) thì bác có cho là quyền tự do của họ không? Cá nhân thì không ủng hộ cái sự phỉ báng đó. Mà "nhẹ nhàng" như phim Hot Shots! Part Deux, dạng siêu nhảm, thì mình thấy cũng không đến nổi. Một hãng phim lớn làm một bộ phim như vậy thì thật không đáng. Và chính trị và tôn giáo thì mình miễn bàn!
 
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Thấy anh em rôm rả bàn luận, tôi cũng xin có một đôi lời.

Thứ nhất, đó là cái tựa bài:”Hiệu ứng PR ngược” cách giải thích của chủ thớt tôi thấy nó có cái gì không ổn. Ai cũng biết PR (Public Relations) thường là một hành động có chủ ý. Thậm chí có một chiến lược bài bản được lên kế hoạch rõ ràng và tính toán từ trước. Vậy thì đối với The Interview thì ai là người làm PR để rồi cuối cùng bị ‘hiệu ứng ngược’? Sony hay Bắc Triều Tiên? Sony không dám chơi trò PR bộ phim này bằng cách giả ra là mình bị hack. FBI đã vào cuộc điều tra, giả lỡ FBI tìm ra đây là trò PR của Sony (chứ không có hack thật, hoặc có ít nói nhiều) thì Sony bị phạt tới cái quần xà lỏn cũng phải bán. Đó là chưa kể còn gì là danh tiếng của Sony. Còn nói Bắc Triều Tiên làm PR thì càng điên hơn nữa. Nói xấu lãnh tụ của mình thì họ lại càng ỉm đi, che đậy đi càng nhiều, càng nhanh càng tốt chứ PR lên làm quái gì để rồi bị ‘hiệu ứng ngược’ rồi cả thế giới đang và sẽ cười dài dài vào mặt lãnh tụ khả kính và thần thánh của mình?

Thứ hai, tôi thấy mọi người cứ lặp đi lặp lại từ cấm. Không biết ở VN thì bộ phim The Interview có bị cấm không chứ ở nước ngoài (cụ thể là ở nước sx nó) đâu có cấm cản gì ráo đâu? Có chăng là nhà sx phim (Sony) hoãn ngày ra mắt thôi, hoặc các rạp lớn từ chối chiếu phim này vì sự an toàn cho khán giả của mình (bị đe dọa). Thậm chí Tổng thống Obama còn “rất lấy làm tiếc” vì hành động hoãn chiếu của Sony.

Thứ ba, tới đây sẽ có những người lạm bàn về vấn đề tự do. Cái này thì đã hơn một lần tôi đã nói ở diễn đàn này rồi. Mỗi người, thậm chí mỗi nước có quan niệm về 2 chữ TỰ DO có chút khác nhau, thậm chí quá khác nhau. Ta (ở VN) không thể hiểu và diễn giải tự do theo cách của mình rồi bắt người khác (ở Mỹ) phải coi đó là chuẩn mực để noi theo và ngược lại. Quãng đường chông gai làm chậm lại tiến trình đi lên trong quan hệ đối tác chiến lược (thậm chí là đồng minh) giũa Mỹ và VN cũng vì quan niệm về 2 chữ tự do này. Ở Mỹ, quyền tự do biểu đạt là một trong những quyền công dân quan trọng nhất mà không ai dám, thậm chí là Tổng thống Mỹ, phá vỡ nó. Nhưng với XH VN ngày nay thì không như vậy. Do đó ta nên cảm được, hiểu được tại sao người dân Mỹ (và có lẽ sau này cả các nước khác) đón xem bộ phim The Interview cách nồng nhiệt như vậy. Tôi dám cá cược với các bạn họ đi xem phim này không phải vì đó là một bộ phim hay mà là vì (như một bạn cũng đã nói) họ muốn khẳng định - ủng hộ cái quyền tự do được cất tiếng nói của mình.

Cuối cùng, như một bạn nói, bộ phim bôi nhọ lãnh đạo của một nước mà tự do, mà hay ho cái nỗi gì. Tôi rất thông cảm với bạn ấy vì những suy nghĩ này. Nhưng nếu giả sử các bạn ai đó có dịp sinh sống hoặc làm việc một vài năm ở các nước phương Tây thì bạn hẳn sẽ có cái nhìn khác. Chính bản thân tôi cũng không thích chuyện phỉ báng như vậy (nhất là chuyện ra nước ngoài ám sát – giết người – mặc dù Bắc Triều Tiên là trùm về chiện này). Nhưng như tôi đã nói ở trên, họ sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa, một xã hội được quyền cất tiếng nói của riêng mình. Nếu bạn không thích thì bạn có quyền không xem không nghe chả ai bắt gì được bạn cả. Đừng nói là hình ảnh của chú Ủn, ngay cả kinh Koran, Đức Giáo hoàng, các đời Tổng thống Mỹ họ cũng ra tranh ảnh châm biếm miệt thị đầy ra đó khi họ có cái gì đó ko thích. Nhưng các vị ấy vẫn cười thôi. Xã hội tự do là vậy, chứ không phải người ta không thích vẫn bắt người ta phải thích hoặc nếu không thích thì cũng không được nói ra. Vì như thế sẽ trở thành độc tài rồi!
 

mujahidin

Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Thấy anh em rôm rả bàn luận, tôi cũng xin có một đôi lời.

Thứ nhất, đó là cái tựa bài:”Hiệu ứng PR ngược” cách giải thích của chủ thớt tôi thấy nó có cái gì không ổn. Ai cũng biết PR (Public Relations) thường là một hành động có chủ ý. Thậm chí có một chiến lược bài bản được lên kế hoạch rõ ràng và tính toán từ trước. Vậy thì đối với The Interview thì ai là người làm PR để rồi cuối cùng bị ‘hiệu ứng ngược’? Sony hay Bắc Triều Tiên? Sony không dám chơi trò PR bộ phim này bằng cách giả ra là mình bị hack. FBI đã vào cuộc điều tra, giả lỡ FBI tìm ra đây là trò PR của Sony (chứ không có hack thật, hoặc có ít nói nhiều) thì Sony bị phạt tới cái quần xà lỏn cũng phải bán. Đó là chưa kể còn gì là danh tiếng của Sony. Còn nói Bắc Triều Tiên làm PR thì càng điên hơn nữa. Nói xấu lãnh tụ của mình thì họ lại càng ỉm đi, che đậy đi càng nhiều, càng nhanh càng tốt chứ PR lên làm quái gì để rồi bị ‘hiệu ứng ngược’ rồi cả thế giới đang và sẽ cười dài dài vào mặt lãnh tụ khả kính và thần thánh của mình?

Thứ hai, tôi thấy mọi người cứ lặp đi lặp lại từ cấm. Không biết ở VN thì bộ phim The Interview có bị cấm không chứ ở nước ngoài (cụ thể là ở nước sx nó) đâu có cấm cản gì ráo đâu? Có chăng là nhà sx phim (Sony) hoãn ngày ra mắt thôi, hoặc các rạp lớn từ chối chiếu phim này vì sự an toàn cho khán giả của mình (bị đe dọa). Thậm chí Tổng thống Obama còn “rất lấy làm tiếc” vì hành động hoãn chiếu của Sony.

Thứ ba, tới đây sẽ có những người lạm bàn về vấn đề tự do. Cái này thì đã hơn một lần tôi đã nói ở diễn đàn này rồi. Mỗi người, thậm chí mỗi nước có quan niệm về 2 chữ TỰ DO có chút khác nhau, thậm chí quá khác nhau. Ta (ở VN) không thể hiểu và diễn giải tự do theo cách của mình rồi bắt người khác (ở Mỹ) phải coi đó là chuẩn mực để noi theo và ngược lại. Quãng đường chông gai làm chậm lại tiến trình đi lên trong quan hệ đối tác chiến lược (thậm chí là đồng minh) giũa Mỹ và VN cũng vì quan niệm về 2 chữ tự do này. Ở Mỹ, quyền tự do biểu đạt là một trong những quyền công dân quan trọng nhất mà không ai dám, thậm chí là Tổng thống Mỹ, phá vỡ nó. Nhưng với XH VN ngày nay thì không như vậy. Do đó ta nên cảm được, hiểu được tại sao người dân Mỹ (và có lẽ sau này cả các nước khác) đón xem bộ phim The Interview cách nồng nhiệt như vậy. Tôi dám cá cược với các bạn họ đi xem phim này không phải vì đó là một bộ phim hay mà là vì (như một bạn cũng đã nói) họ muốn khẳng định - ủng hộ cái quyền tự do được cất tiếng nói của mình.

Cuối cùng, như một bạn nói, bộ phim bôi nhọ lãnh đạo của một nước mà tự do, mà hay ho cái nỗi gì. Tôi rất thông cảm với bạn ấy vì những suy nghĩ này. Nhưng nếu giả sử các bạn ai đó có dịp sinh sống hoặc làm việc một vài năm ở các nước phương Tây thì bạn hẳn sẽ có cái nhìn khác. Chính bản thân tôi cũng không thích chuyện phỉ báng như vậy (nhất là chuyện ra nước ngoài ám sát – giết người – mặc dù Bắc Triều Tiên là trùm về chiện này). Nhưng như tôi đã nói ở trên, họ sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa, một xã hội được quyền cất tiếng nói của riêng mình. Nếu bạn không thích thì bạn có quyền không xem không nghe chả ai bắt gì được bạn cả. Đừng nói là hình ảnh của chú Ủn, ngay cả kinh Koran, Đức Giáo hoàng, các đời Tổng thống Mỹ họ cũng ra tranh ảnh châm biếm miệt thị đầy ra đó khi họ có cái gì đó ko thích. Nhưng các vị ấy vẫn cười thôi. Xã hội tự do là vậy, chứ không phải người ta không thích vẫn bắt người ta phải thích hoặc nếu không thích thì cũng không được nói ra. Vì như thế sẽ trở thành độc tài rồi!

Bác Kira_hnk và những bác nào chưa hiểu TD là gì thì đọc thêm 50 lần, chép lại 10 lần rồi in ra đốt uống để ngộ ra nhé
 

gaalians

New Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

tôi thấy có đôi chút ngộ nhận
theo bác thì nước ngoài chỉ là những nước Phương Tây như Mỹ, Pháp, Anh thôi?

cái tự do mà bác nói là tự do mà những nước trên tạo ra bằng những nắm đấm bọc nhung, họ không kiểm soat lộ liễu như những nước kém truyền thông thế giới thứ 2, 3, mà âm thầm thông qua các tập đoàn truyền thông, gọi chung là Media Phương Tây, rất chuyên nghiệp và hiệu quả! từ đó tạo dựng nên một hình ảnh dân chủ và tự do, nhưng được kiểm soát bằng những thứ phía sau hậu trường,

vậy chắc bác không biết chuyện hàng loạt những nhân viên nhà Đài (truyền thông) đã bị sa thải âm thầm chỉ vì đơn giản là tố cáo nạn bóc lột và độc tài của những nước Đồng Minh với chính phủ họ như Qatar, Arap Saudi,... hay những nhân viên đài phanh phui những kẻ đầu têu vụ đánh bom 911 là do cơ quan tình báo một nước trung đông đồng minh lại bị đuổi việc vì những lý do trời ơi và không bao giờ làm ngành truyền thông được nữa.
hay chuyện những nhân viên bị đuổi, bị truy lùng giết hại vì tìm thấy những chứ cứ bất lợi cho chính phủ họ về những quỹ đen, hoạt động chống phá bí mật chính phủ đối lập khác. mà cao trào là Edward Snowden....
chuyện không chỉ dừng ở đó, tôi biết một cách chắc chắn, nếu là nếu phim về 1 ông Quốc Vương của 1 Vương Quốc Trung Đông, chắc chắn nó không bị cấm công khai trên toàn nước Mỹ, nhưng nó sẽ bị Media của họ đập đến nỗi không chiếu được, và như thế thì khác gì bị cấm chiếu?

về bộ phim Interview, tôi có tò mò, và xem, sau khi xem tôi xóa luôn, và ác ảm, không phải sợ, mà vì sự tức giận của 1 người Châu Á, tôi không thiện cảm gì với BTT, mà vì là 1 người Á Châu, có tác phong, suy nghĩ riêng, tôi không tin rằng có 1 sự tự do, khi mà nó lại là công cụ để dè bỉu 1 người không cùng chính kiến như Mỹ với BTT, tôi không rõ BTT có thảm sát, đi xâm lược nước nào chưa, họ có gửi quân ra nước ngoài, đốt nhà, mổ bụng ai chưa, nhưng với 1 bộ phim rặt tuyên truyền ngược, tôi hoàn toàn có thể dùng banner phim đó làm giấy chùi hậu môn của tôi.

tôi tin nhiều bạn cũng sẽ đồng ý, người Châu Á khi lên phim Mỹ, đa số không đẹp đẽ gì chứ không chỉ anh ủn,
af97088d-dda1-4038-8059-5e0c5e527967_zps94bdd43e.jpg
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

người Châu Á khi lên phim Mỹ, đa số không đẹp đẽ gì chứ không chỉ anh ủn,
Bạn nói cũng đúng. Đơn cử như phim về cuộc chiến VN "Metal Pocket" thì phải? Có bài hát đầu phim đề cập tới Hồ Chí Minh. Chắ bác còn nhớ? Hồ Chí Minh s** of a bi**.
Nói chung người Mỹ cũng ko phải văn minh tuyệt đối như nhiều người nghĩ. Phim thì mình down rùi mà chưa xem, do ko down dc sub trên subscene (English / Vietnamese).
Để hôm nào down dc xem thử coi sao bác phản ứng dữ dội vậy.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

Nhạo báng người khác mà tự cho là tự do,là yêu chuộng tự do. Có người bôi nhọ ông bà, cha mẹ mình (dù chỉ là chuyện phiếm) thì bác có cho là quyền tự do của họ không? Cá nhân thì không ủng hộ cái sự phỉ báng đó. Mà "nhẹ nhàng" như phim Hot Shots! Part Deux, dạng siêu nhảm, thì mình thấy cũng không đến nổi. Một hãng phim lớn làm một bộ phim như vậy thì thật không đáng. Và chính trị và tôn giáo thì mình miễn bàn!
Thật ra mình chưa xem phim. Tuy nhiên nếu đối tượng bị nháo báng xứng đáng như vậy thì không có gì phải bàn. Còn nếu nhạo báng sai sự thật thì thật đáng khinh bỉ.
Còn giả sử ông bà, cha mẹ của ai đó xứng đáng bị nhạo báng thì người đó cũng nên thấy nhục nhã vì đã sinh ra trong 1 gia đình như vậy và không đủ dũng khí để dứt áo ra đi.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Phim ảnh và hiệu ứng PR ngược

nhưng với 1 bộ phim rặt tuyên truyền ngược, tôi hoàn toàn có thể dùng banner phim đó làm giấy chùi hậu môn của tôi.
Banner phim làm bằng giấy cứng nếu bạn làm thế hậu môn của bạn sẽ bị rách và không đi ** được đâu.
 
Bên trên