Quảng cáo khiến trải nghiệm tìm kiếm trên Google trở nên khó chịu hơn

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Mô hình quảng cáo ‘pay-per-click’ của Google mang đến cảm giác khó chịu cho trải nghiệm khi tìm kiếm (search) của nhiều người.

Theo Thenextweb, trong 25 năm qua, cái tên “Google” đại diện cho ý tưởng muốn tìm kiếm 1 cái gì đó trên internet. Thậm chí, một số từ điển đã công nhận cụm từ “to Google” có nghĩa là thực hiện tìm kiếm trực tuyến bằng bất kỳ dịch vụ có sẵn nào.

hd.jpg

Các đối thủ cạnh tranh cũ của Google như AltaVista và AskJeeves đã bị khai tử từ lâu. Và các lựa chọn thay thế hiện có như Bing và DuckDuckGo hiện không đe dọa nhiều đến sự thống trị của Google. Nhưng việc hình thành thói quen tìm kiếm trên web chỉ với 1 dịch vụ duy nhất có thể mang đến cho người dùng những rủi ro đáng kể.

Google cũng thống trị thị trường trình duyệt web (gần 2/3 trình duyệt được sử dụng trên các thiết bị là Chrome) và quảng cáo web (Google Ads chiếm 29% thị phần của tất cả quảng cáo kỹ thuật số vào năm 2021). Sự kết hợp giữa trình duyệt, tìm kiếm và quảng cáo này đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ các cơ quan quản lý cạnh tranh và chống độc quyền trên toàn thế giới.

Bỏ lợi ích thương mại sang một bên, Google có thực sự mang đến câu trả lời mà chúng ta mong muốn hay không?

Gã khổng lồ quảng cáo
Hơn 80% doanh thu của Alphabet đến từ quảng cáo của Google. Đồng thời, khoảng 85% hoạt động của công cụ tìm kiếm trên thế giới thông qua Google.

Điều này có thể được nhìn thấy rõ ràng trong kết quả tìm kiếm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dùng internet ngày càng ít chuẩn bị để cuộn trang xuống hoặc dành ít thời gian hơn cho nội dung dưới “màn hình đầu tiên” (giới hạn nội dung trên màn hình của bạn). Điều này làm cho những kết quả tìm kiếm hiển thị đầu tiên trên màn hình càng có giá trị hơn.

Trong ví dụ dưới đây, bạn có thể phải cuộn màn hình 3 lần xuống dưới để tìm kiếm kết quả mong muốn thay vì các quảng cáo được ưu tiên hiển thị ở trên.

589824_70849780540347_70269959929856


Mặc dù Google (và nhiều người dùng) cho rằng kết quả tìm kiếm vẫn hữu ích và tiết kiệm thời gian nhưng rõ ràng thiết kế của trang và sự nổi bật dành cho quảng cáo trả phí sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm. Tất cả điều này được củng cố bằng việc sử dụng mô hình quảng cáo ‘pay-per-click’, trong đó Google ưu tiên hiển thị các nội dung quảng cáo để ‘dụ’ người dùng click vào.

Quảng cáo gây khó chịu
Ảnh hưởng của Google mở rộng ra ngoài kết quả tìm kiếm trên web. Hơn 2 tỷ người sử dụng YouTube do Google sở hữu mỗi tháng (chỉ tính người dùng đã đăng nhập) và nó thường được coi là nền tảng số một cho quảng cáo trực tuyến.

Người dùng YouTube cũng có 1 cách để tránh quảng cáo: trả tiền cho một gói thuê bao hàng tháng. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ người dùng sử dụng tùy chọn trả phí.


Phát triển nhu cầu
Độ phức tạp (và kỳ vọng) của các công cụ tìm kiếm đã tăng lên trong suốt thời gian tồn tại của chúng. Nó phù hợp với sự phụ thuộc của chúng ta vào công nghệ.

Ví dụ: một người nào đó đang cố gắng khám phá một địa điểm du lịch có thể bị cám dỗ để tìm kiếm “Tôi nên làm gì khi đến thăm Simpsons Gap”.

Kết quả tìm kiếm của Google sẽ hiển thị một số thông tin chứa trên các website. Để có được thông tin mong muốn, người dùng cần truy cập một số trang web.

Google đang nghiên cứu để gom những thông tin này lại với nhau. Công cụ tìm kiếm hiện sử dụng phần mềm “xử lý ngôn ngữ tự nhiên” phức tạp được gọi là BERT, được phát triển vào năm 2018. Nó cố gắng xác định ý định đằng sau một tìm kiếm, thay vì chỉ đơn giản là tìm kiếm các chuỗi văn bản. AskJeeves đã thử một cái gì đó tương tự vào năm 1997, nhưng công nghệ hiện đã tiên tiến hơn.

Google đang phát triển một công nghệ mới gọi là MUM (Multitask Unified Model). Công cụ này cố gắng tiến thêm một bước nữa để hiểu ngữ cảnh của việc tìm kiếm và cuối cùng đưa ra câu trả lời tinh tế hơn. Google tuyên bố MUM có thể mạnh hơn BERT gấp 1000 lần và có thể cung cấp các lời khuyên giống như khi bạn tham vấn với một chuyên gia là con người.


Bây giờ chúng ta có bị khóa ‘dính’ vào Google hay không?
Với thị phần và tầm ảnh hưởng của Google trong cuộc sống hàng ngày, dường như chúng ta ít nghĩ đến một giải pháp thay thế. Tuy nhiên, Google không phải là cỗ máy tìm kiếm duy nhất. Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft là một trong số này dù thị phần nó vẫn còn khá nhỏ.

Một tùy chọn khác tuyên bố không có quảng cáo và đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, DuckDuckGo. Công cụ này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn nhờ nó liên kết với dự án trình duyệt TOR.

Google không chỉ thống trị với công cụ tìm kiếm mà còn đứng top đầu ở nhiều lĩnh vực khác như trí tuệ nhân tạo, chăm sóc sức khỏe, xe tự hành, dịch vụ điện toán đám mây, thiết bị điện toán và rất nhiều thiết bị tự động hóa gia đình. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta có thể tránh xa tầm kiểm soát của Google trong các hoạt động duyệt web của mình, vẫn còn một loạt thách thức hoàn toàn mới trong tương lai đối với người tiêu dùng.

Theo VN review​
 
Bên trên