Quy định tuyển sinh đại học lạ chưa từng có

quandt103

Member
Thí sinh phải cao 1,5m trở lên mới được tuyển sinh sư phạm, dùng tổ hợp môn xã hội để tuyển sinh cho khối ngành kỹ thuật, kinh tế, hay dùng tổ hợp môn tự nhiên để tuyển sinh ngành văn học… Đó là quy định tuyển sinh lạ lùng, thiếu hợp lý, đã được một số trường đại học đưa ra kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các trường được tự chủ trong công tác tuyển sinh.

Xem thêm:
Quy định của bộ giáo dục về bằng đại học từ xa
Nâng cao chất lượng học trực tuyến

Quy định lạ lùng

Quy định thí sinh phải cao từ 1,5m trở lên mới được tham gia xét tuyển của Đại học Sư phạm TP.HCM đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong những ngày đầu năm mới Kỷ Hợi. Nhiều ý kiến cho rằng quy định này là không hợp lý.
bang-dai-hoc-tu-xa.jpg


Ông Nguyễn Xuân Quý, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, cho rằng, trí tuệ và đạo đức của người giáo viên không phụ thuộc vào chiều cao. Điều cần nhất đối với giáo viên là đạo đức, văn hóa, trí tuệ, để dạy các em học sinh, không phải cứ có chiều cao cơ thể mới được làm thầy cô giáo.

Cũng theo ông Quý, trường ông có giáo viên chưa cao đến 1,5m nhưng vẫn luôn được học sinh tin yêu, được đồng nghiệp đánh giá cao về năng lực sư phạm.

Đây cũng là quan điểm của tiến sỹ Nguyễn Quốc Vương, Đại học Sư phạm Hà Nội. “Tôi không nghĩ cao to, chân dài mới có thể trở thành giáo viên tốt mà ý chí nghị lực, yếu tố về mặt con người của người thầy, người cô rất quan trọng đối với học sinh. Có những người khuyết tật về thân thể hoặc sinh ra nhỏ bé nhưng họ trở thành người giáo viên có tri thức và khơi gợi cảm hứng tác động với học sinh rất lớn chứ không phải cứ cao bao nhiêu”, ông Vương chia sẻ.

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khoa học, ông Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, chưa có một nghiên cứu nào nói rằng người thấp hơn 1,5m thì có chất lượng dạy học kém hiệu quả hơn nên việc trường đưa ra quy định này là không hợp lý.
tot-nghiep-dai-hoc.jpg

Trước những ý kiến phản đối, Đại học Sư phạm TP.HCM đã phải rút quy định trên.

Tuy nhiên, đây không phải là trường đại học đầu tiên đưa ra những quy định tuyển sinh lạ lùng. Năm 2018, nhiều trường đại học cũng đã đưa ra những tổ hợp xét tuyển rất bất hợp lý, gây lo lắng hoang mang trong dư luận xã hội. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai dùng tổ hợp điểm các môn xã hội văn-sử-địa, văn-sử-giáo dục công dân xét tuyển các ngành công nghệ như Kỹ thuật ô tô, Điện-điện tử, Chế tạo máy, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin. Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM, Trường Đại học Thái Bình Dương... sử dụng tổ hợp văn-sử-địa và văn-sử-giáo dục công dân để tuyển sinh các ngành khối kinh tế như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng. Trường Đại học Đông Đô dùng tổ hợp văn-sử-địa để tuyển sinh các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Điều dưỡng. Trường Đại học Bình Dương tuyển sinh ngành Văn học bằng tổ hợp toán-lý-hóa.

Sự lo lắng, bức xúc của dư luận và góp ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khiến lãnh đạo một số trường đại học đã có sự điều chỉnh tổ hợp môn thi phù hợp hơn, nhưng vẫn có trường tiếp tục duy trì vì việc tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường.
Xem thêm: Học đại học từ xa trường nào tốt
 
Bên trên