Quyền sửa chữa được coi trọng, Apple khó “bắt nạt” người tiêu dùng

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã nhất trí bỏ phiếu thông qua một tuyên bố chính sách mới nhằm khôi phục “Quyền được sửa chữa cho các doanh nghiệp nhỏ, công nhân, người tiêu dùng và các tổ chức chính phủ”.

FTC đã chia sẻ bản cập nhật quy tắc trên trang web của mình vào ngày 21/7, trong đó chính sách mới được thiết lập để tăng cường thực thi pháp luật chống lại các hạn chế sửa chữa.

Nội dung nêu rõ: “FTC đã nhất trí bỏ phiếu để tăng cường thực thi pháp luật chống lại các hạn chế sửa chữa ngăn cản các doanh nghiệp nhỏ, công nhân, người tiêu dùng và thậm chí các cơ quan chính phủ sửa chữa sản phẩm của chính họ.

Tuyên bố chính sách được thông qua nhằm vào các hoạt động của nhà sản xuất khiến người mua cực kỳ khó khăn trong việc sửa chữa sản phẩm của họ hoặc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm các thành phần cần thiết. Bằng cách thực thi các hạn chế vi phạm luật chống độc quyền hoặc bảo vệ người tiêu dùng, FTC đang thực hiện các bước quan trọng để khôi phục quyền sửa chữa”.


Việc sửa chữa iPhone ở bên ngoài có thể sẽ dễ dàng hơn nhờ quy định mới của FTC.
FTC cũng nhắc lại những phát hiện của mình dựa vào các báo cáo trước đó về cách các nhà sản xuất ngăn cản hoặc hạn chế quyền sửa chữa gây tổn hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ. Được biết, vào tháng 5, FTC đã công bố một báo cáo trước Quốc hội Mỹ kết luận rằng các nhà sản xuất sử dụng nhiều phương pháp khác nhau - chẳng hạn như sử dụng chất kết dính khiến các bộ phận khó thay thế, hạn chế tính có sẵn của các bộ phận và công cụ, cũng như các công cụ chẩn đoán - khiến các sản phẩm tiêu dùng khó sửa chữa và bảo trì hơn.

Theo FTC, những hạn chế như vậy đối với việc sửa chữa thiết bị, dụng cụ và các sản phẩm khác đã làm tăng gánh nặng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà sản xuất và người bán có thể hạn chế cạnh tranh để sửa chữa theo một số cách có thể vi phạm pháp luật.

“Những loại hạn chế này có thể làm tăng đáng kể chi phí cho người tiêu dùng, kìm hãm sự đổi mới, đóng cửa cơ hội kinh doanh cho các cửa hàng sửa chữa độc lập, tạo ra rác thải điện tử không cần thiết, trì hoãn việc sửa chữa kịp thời và làm suy yếu khả năng phục hồi”, Chủ tịch FTC Lina Khan cho biết trong một cuộc họp.


Ông Joe Biden là một trong những người hối thúc quyền sửa chữa.

Chủ tịch FTC Lina Khan cũng nói thêm rằng “FTC có một loạt các công cụ mà chúng tôi có thể sử dụng để loại bỏ các hạn chế sửa chữa bất hợp pháp, và tuyên bố chính sách hôm nay sẽ chứng minh cam kết chúng tôi nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề này với quyền lực mới”.

Tuyên bố chính sách mới được FTC phê duyệt sẽ “nhắm mục tiêu các hạn chế sửa chữa vi phạm luật chống độc quyền do FTC thực thi hoặc điều cấm đối với các hành vi, thực tiễn không công bằng hoặc lừa đảo”. Và FTC cũng đã yêu cầu sự giúp đỡ từ công chúng thông qua việc gửi đơn khiếu nại đối với các công ty vi phạm.

Nhìn chung, chính sách mới của FTC sẽ khiến nhiều công ty bị ảnh hưởng, trong đó đáng chú ý nhất là Apple - một công ty rất khắt khe trong việc hỗ trợ chương trình sửa chữa bên ngoài. Đó là lý do khiến Apple rất quyết liệt trong việc phản đối các dự luật Quyền sửa chữa ở cấp nhà nước nhiều lần trong nhiều năm.

Theo ICT News​
 
Bên trên