torune

Film critic
Trước khi bình luận về Parasite (Ký sinh trùng), torune xin phép được nêu lên cảm nhận cá nhân về điện ảnh Hàn Quốc đương đại. Cách đây khoảng 10 năm thì phim chiếu rạp (đại diện cho điện ảnh) của Hàn Quốc nằm trong làn sóng Hallyu vào thời gian đầu. Cho nên, phim chiếu rạp cũ của Hàn không khác phim truyền hình là mấy.

Tuy nhiên, trong những năm trở lại, qua các phương tiện truyền thông, điện ảnh Hàn Quốc mang đến một cảm giác cực kỳ xa cách với những K-Pop hay K-Drama. Thậm chí, rất nhiều phim Hàn mang cái nhìn tương phản với ‘lăng kính hồng’ đến từ những loại hình giải trí kia của xứ sở kim-chi.

parasite.jpg

Trở lại với Ký sinh trùng; ban đầu nghe thấy ‘danh hiệu Cành cọ Vàng’ là mình có chút hoang mang. Qua diễn biến của những “phim nghệ thuật”, “phim tự nhận là phim nghệ thuật”, “phim đoạt giải cao nhứt nhì ở các Liên hoan”…, rất khó tránh khỏi sự hoài nghi để khỏi rơi vô trạng thái: suy nghĩ của nhà làm phim cao siêu quá, mình không hiểu hết được.

Nhưng, Ký sinh trùng hóa ra xứng đáng hơn nhiều so với giải thưởng từ Cannes. Phim đủ ‘rộng’ để mọi người hiểu, đủ ‘sâu’ để người xem trầm ngâm trước những thông điệp phát ra bất ngờ và gợi nhớ đến Snowpiercer (Tàu phá băng) ngày nào của đạo diễn Joon-ho Bong.

Trước Ký sinh trùng và sau Tàu phá băng, Joon-ho Bong có làm một phim cho Netflix: Okja. Và phải nói thật, Okja làm mình thất vọng rất nhiều. Không thể trách vị đạo diễn, biết đâu, Okja lại là quãng nghỉ của vị đạo diễn (khi mà anh không gặp khó khăn để có diễn viên "xịn" từ Hollywood và được Netflix bảo kê đầu ra) để rồi anh dồn hết công lực và đánh một đòn thật lớn – Ký sinh trùng.

Không chỉ có drama, Ký sinh trùng đưa người xem qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Nói như này, Joon-ho Bong đưa nhiều thể loại phim vô Ký sinh trùng. Mỗi thể loại phim mang đến cho khán giả một cảm xúc nhất định. Với mình, ấn tượng nhất là những thước phim giật gân, mang sắc màu kinh dị. Và mình cá là nhiều khán giả sẽ nhớ rất rõ những cảnh này bởi chúng nằm trong cao trào.

Phim dùng slice-of-life để mở màn và đan xen vào những khoảng lặng. Cái hề hước của K-Drama được thả ra ở 1/3 đầu phim để khán giả cắn câu. Thriller (giật gân) được dùng mỗi khi có ‘biến’ và horror (kinh dị) xuất hiện rất ngắn mà tới giờ mình vẫn không thể quên hai-ba giây đó.

Sự chuyển đổi linh hoạt giữa khác dòng phim được Joon-ho Bong làm rất tài tình. Rất khó nhận ra và phải mất một lúc trải nghiệm. Nút thắt được ém rất kỹ. Không hẳn vậy, đúng hơn là diễn biến khá dồn dập và… lạ. Nhưng cách mà đạo diễn Bong kết nối tất cả, ta nói, nó hợp lý vice car lone.



Đánh giá một chút về diễn viên. Phần này có vẻ không liên quan nhưng có dịp đánh giá thì torune đánh giá cho sướng cái miệng :D. Phải nói là, da của diễn viên Hàn Quốc đẹp thật, rất mịn và sáng. Nhờ vậy mà đạo diễn không ngại quay những shoot cận cảnh, make-up hay không make-up, da của diễn viên Hàn chấp hết cả Hollywood luôn.

Tiếp theo là về nhân vật. Ký sinh trùng giống với những phim ‘hardcore’ của điện ảnh Hàn ở… sự chắt chiu nhân vật. Giới thiệu kỹ lưỡng người nào là tận dụng cho tới hết phim luôn. Thành ra, có một hạn chế: Dù không đoán được twist nhưng chắc chắn, sau ‘biến cố lớn’ ở đoạn kết, mỗi người đều sẽ chịu một gánh nặng đến từ cao trào. Cho nên, nếu thấy một anh/chị nào chưa… banh chành, thì xác định là phim chưa hết.



Ký sinh trùng làm mình liên tưởng đến Tàu phá băng qua thông điệp về giai cấp. Cộng với tính ‘tự kỷ’ của điện ảnh Hàn đương đại, Ký sinh trùng dội một gáo nước lạnh vô bức tranh tươi sáng về cuộc sống của dân địa phương mà truyền thông không muốn nhắc đến. Phim cho khán giả một cảm giác quen thuộc đến ngỡ ngàng khi so sánh với cuộc sống thành phố ở bất cứ đâu, ngay cả ở TP.HCM. Sự phát triển quá nhanh nhưng không đều khiến cho khoảng cách giai cấp ngày một lớn.



Tên phim – Ký sinh trùng – vẽ ra một hình ảnh ẩn dụ. Xem phim rồi bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều ‘ký sinh trùng’ ở trong phim. Cá nhân mà nói, ký sinh trùng sống được là nhờ vật chủ. Vật chủ khỏe mạnh, thì ký sinh trùng lớn mạnh, và thu hút nhiều ký sinh trùng hơn. Nhưng khi vật chủ yếu lại là cơ hội cho ký sinh trùng ‘tiêu hóa’ luôn vật chủ.

Rồi từ đây, những hình ảnh liên quan và đối lập không ngừng xuất hiện (biệt thự - nhà hầm; người chủ - người làm công, hai gia đình…), liên tục chất vấn người xem về thứ mà mỗi người nghĩ mỗi khác. Bất kể là hạnh phúc, gia đình, tiền bạc, thành công hay mọi vấn đề xã hội; bắt đầu từ điểm này, ai ai cũng có thể bàn luận rất nhiệt tình về Ký sinh trùng. Đây là một thành công lớn mà ít phim làm được.



Tóm lại, Ký sinh trùng đánh dấu màn trở lại ngoạn mục của đạo diễn Joon-ho Bong sau Tàu phá băng. Hai phim có điểm chung ở thông điệp xã hội, nhưng mình đánh giá Ký sinh trùng hơn một bậc ở cái tài của nhà làm phim. Ký sinh trùng ít ‘hành động’ hơn nhưng mảng ‘tâm lý’ thì cực kỳ nặng trĩu, đầy lắt léo. Dù giới hạn nhân vật và bối cảnh, nhưng Ký sinh trùng thể hiện được một mâu thuẫn liên đới, đồng điệu với mọi tầng lớp khán giả và dễ hiểu mặc cho khán giả đó là ai. Chính thông điệp xã hội xuyên biên giới và xuyên thời đại đã giúp Ký sinh trùng được khán giả quốc tế đón nhận. Thông điệp ra sao? Ảnh hưởng như thế nào? Mời bạn ra rạp để tìm hiểu.

torune@hdvietnam
 
Chỉnh sửa lần cuối:
phim rạp à bạn , bạn nào có link phim kinh dị kiểu này không , up lên cho ae xem cho thích cái mắt đi
 

chanhtruc123

Active Member
mới đầu tiên đọc cái tên phim cứ tưởng Ký sinh trùng là mấy con sâu ngoài hành tinh xuống xâm chiếm cơ thể con người giống tụi Nhật ai dè phim bình thường
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Parasite (2019)

Đầu phim, cả đoàn phim sẽ giao lưu và xin tất cả mọi người đừng spoil phim, đừng làm hỏng cảm xúc những người chưa xem. Nên bài này chỉ nói linh tinh cho vui thôi, phân tích thì thể nào chẳng có thằng ngồi bỉu môi bảo thằng này biết đéo gì mà chém gió.'

MV5BMjU1MTA3MzA2MV5BMl5BanBnXkFtZTgwNTUxMjQ4NzM@._V1_.jpg

- Đi xem phim vào sáng sớm ngày thứ 6, ở Aeon Mall Tân Phú, sáng thứ 6 thường chỉ có những đứa không có việc làm như mình thì mới rảnh mà đi xem, hoặc là sinh viên (thường xem phim bom tấn thì suất này cũng không đông) cơ mà cũng chiếm hơn 1/2 rạp. Chứng tỏ khán giả bây giờ cũng biết hết cả, phim hay phim dở biết ngay, dăm ba bài báo PR lòe sao nổi IQ vô cực của đồng bào ta.

- Phim Parasite hay, rất hay. Nếu có ai đó cho rằng nó không hay thì cũng chả sao, hột vịt còn lộn được mà, huống gì cảm nhận về phim. Dù thế nào nó vẫn là một phim xuất sắc, nhiều người cho rằng Memories of Murders của đạo diễn Bong hay hơn, nhưng cá nhân mình thì thấy tầm của Parasite hơn hẳn, nó vượt qua những cái vụn vặt mà nó thể hiện trong phim.

- Parasite dù đạt giải Cành Cọ Vàng của LHP Cannes, nghĩa là nó rất "nghệ thuật", nhưng thực tế, nó không hề khó xem, nó rất "đại chúng", ai xem cũng được, ai xem cũng thấm, cũng thấy rưng rưng, cũng thấy mình trong một phút giây nào đó. Nó cũng không quá "mệt" (dù xem xong suy nghĩ cũng mệt) mà thuộc thể loại hài hước "cười ra nước mắt", diễu nhại một cách cay đắng.

- Phim có những khung hình rất ám ảnh, rất ấn tượng. Bất kể là nó có sắp đặt "lộ" hay không, quan trọng là nó hay, nó hợp lý, The Shawshank Redemption cũng sắp đặt các thông điệp hình ảnh ẩn dụ lồ lộ, vẫn là siêu phẩm.

- Xem phim cứ nhớ tới "phận phù du" của những con người bế tắc trong 3-Iron của Kim Ki Duk, tất nhiên phim của Kim thì u ám và khó hiểu hơn nhiều Parasite, cũng như thông điệp truyền tải thì Kim rất cực đoan còn Bong thì tươi sáng.

Cuối cùng, nếu các bạn đọc lịch sử của Hàn một chút, đọc về những thay đổi phân tầng lớp của nước tư bản này, thì sẽ hiểu nhiều hơn. Quan trọng hơn nữa, đọc cuốn Tư Bản Luận của Karl Marx. Parasite là nhát chém rách toạt vào giai cấp, trong đó đơn giản hóa, cụ thể hóa bằng "mùi của giai cấp".
 

ArtX

Well-Known Member
Có mấy câu thoại liên quan đến chính trị cái thôi mà đã phải kiểm duyệt phụ đề rồi. May mà phim này được xem song ngữ.
 

v_anh

Well-Known Member
Nhìn đôi chân góc dưới trái kia là đủ để ra rạp rồi.
 

Orez

Active Member
Phim hay quá nhưng mình cũng có một vài chỗ thấy lấn cấn làm cho phim chưa trọn vẹn, không phải vạch lá tìm sâu nhé:

1. 4 thành viên trong gia đình nhân vật chính đều là những người thông minh và tài năng. Vì sao không ai trong số họ có được một công việc với mức thu nhập chấp nhận được mà phải sống dưới đáy xã hội theo đúng nghĩa đen (nhà trong khu ổ chuột mà còn nắm dưới đáy) như thế ?
- Trai: giỏi tiếng Anh, giỏi tâm lý, đọc vị cảm xúc
- Gái: trùm biên tập xử lý ảnh, giỏi tâm lý
- Bố: tay lái lụa, ôm cua không làm nước trong ly sóng sánh
- Mẹ: tháo vát và bản lĩnh, dân nhà nghèo mà món gì cũng nấu được, nấu mì xong vừa kịp lúc thì bà quản gia cũ mò lên, bà mẹ đi ngang tung cho một cước mà mặt không hề biến sắc
Update: Dạo một vòng tìm kiếm thêm thông tin thì thấy rằng HQ ngày nay có tỉ lệ thất nghiệp cao, rất khó để có một công việc tạm gọi là tử tế.

2. Nhà của tầng lớp siêu quý tộc mà an ninh quá lỏng lẻo, chỉ có mỗi cái CCTV bên kia đường chỉa sang, trong nhà rộng thênh thang lại không hề thấy cái camera an ninh nào? Có chuột ăn vụng trong nhà bao nhiêu năm cũng không biết, người làm ở nhà phá cũng chả hay?

3. Tuyển quản gia mới chưa được bao lâu, chưa rõ nhân thân của quản gia, bỏ đi chơi giao hết nhà cho người ta?

4. Cả gia đình đang quậy banh nhà, đêm tối mưa gió lại mở cửa cho người lạ (bà quản gia cũ). Nếu mọi thứ bình thường cũng chưa chắc là sẽ mở cửa, xét trong bối cảnh bà quản gia cũ vừa bị mất việc, dễ sinh tâm lý ăn không được phá cho hôi, có thể ngầm chơi xấu lại quản gia mới bằng nhiều cách. Hoặc tệ hơn nếu bà quản gia cũ có mưu đồ bất lương thì sao? Muốn lấy gì đợi ngày khác có chủ nhân ở nhà rồi lấy. Đã tàn nhẫn đến mức làm cho quản gia cũ mất việc mà không đủ lạnh lùng từ chối cho bà ấy vào nhà trong điều kiện bất lợi như vậy.

5. Tình huống phim xử lý hơi vội: Đứa con gái mới đi dạy, gặp tài xế lần đầu, nó đã ngay lập tức nghĩ đến việc hại tài xế. Việc này vốn không có trong kế hoạch của cả nhà, vì không ai biết tài xế sẽ đưa nó về. Chỉ một cái quần lót là tài xế lên đường.

6. Điểm này thì không hẳn là thắc mắc. Lúc đứa con gái giả dạng cty môi giới việc làm, nó yêu cầu bà chủ cung cấp ID, Passport, cả giấy tờ nhà nữa. Chỗ này làm lố cho vui chứ chi tiết giấy tờ nhà chả ảnh hưởng gì đến plot. Đạo diễn muốn làm cho chủ nhà đã ngu thành ngu hẳn, trong thực tế có ai mà người khác đòi giấy tờ nhà lại ok rối rít vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tanriddle

Member
Phim ký sinh trùng

Miêu tả lối sống:
Những con ký sinh trùng ở môi trường dơ bẩn tìm cách bám vào chủ thể khi có cơ hội, rồi sinh sôi, sau đó tìm cách ăn mòn chủ thể và chiếm lấy vỏ bọc mới

Mạch truyện thì ok. Ngoại trừ chi tiết người giàu không ai dễ tin vậy đâu. Họ là những người rất khôn ngoan.

Hài hước và hóm hỉnh 50% mạch truyện đầu. Tới tình huống người chồng bà quản gia thì hơi thiếu logic. Ông ta k dị tật, không bệnh nặng, mà chấp nhận sống như một con ký sinh hiền. Ký sinh hiền thì biết ơn và bảo vệ chủ thể. Hoà thuận chung sống

Lẽ dĩ nhiên lũ ký sinh muốn chiếm đoạt chủ thể là loại ký sinh ác. Lũ này hung ác, khi bám vào thì phá hoại cuộc sống của chủ thể để sinh sôi. Tuy bám vào nhưng dấu hiệu bài trừ ký sinh ác luôn đc chủ thể ngẫu nhiên sinh ra ( phát hiện mùi). Và dĩ nhiên lũ này k bao giờ biết ơn chủ thể.

Việc 1 chủ thể tồn tại 2.loài ký sinh là k thể. Sự bài trừ diễn ra như 1 sự tất yếu. Tuy nhiên, tùy vào mức độ mạnh mẽ và độ lây nhiễm của ký sinh mà ảnh hưởng đến cuộc sống của chủ thể sau này

Đoạn cuối phim là những thiên hướng dẫn dụ tích cực cho 1 bước ngoặc đen như chị dậu của phim. Dẫu rằng, cũng chẳng xảy ra đâu ( vì nếu xảy ra được thì vốn từ đầu đã k có chuyện gì)
Thôi thì như titanic cũng đc. Họ vẫn bên nhau hạnh fuck.....à mà thôi.

Nhận xét cách làm phim áp sát theo lối sống ký sinh như vậy thì rất dễ hiểu. Phim đạt giải thưởng cành cọ vàng cũng xứng đáng.

Tuy nhiên sự ám ảnh ở bộ phim này là góc nhìn từ người xem phim: tại sao tại sao và tại sao? Rât nhiều lần hỏi như vậy.

Tại sao người con trai có thể thấu hiểu và dạy tốt 1 đứa học trò hơn cả người bạn đang du học mà vẫn k có hoàn cảnh khá hơn.
Tại sao người con gái giỏi tâm lý, IT, tay nghề làm giả đỉnh cao, mỹ thuật tốt.... Lại cứ thích tồn tại trong hoàn cảnh tồi tệ.
Tại sao người cha với những kinh nghiệm cuộc sống dầy dặn, tay nghề tài xế mẫu mực. Vẫn k thể chăm lo cuộc sống gia đình đàng hoàng.
Tại sao...họ vốn k phải sinh ra để chọn lựa cuộc sống như vậy... hay.... Họ thích như vậy.

Và lý giải tôi chọn là: Ánh sáng văn minh chưa chiếu sáng những nhân vật này, họ chưa nhìn đc cái tốt như cái nhà chủ thể làm mục tiêu để mà phấn đấu. Một khi đã có suy nghĩ tiến bộ và mục tiêu cụ thể, với tài năng hiện tại, họ sẽ cố gắng để đạt đc nó.
 

torune

Film critic
Phim hay quá nhưng mình cũng có một vài chỗ thấy lấn cấn làm cho phim chưa trọn vẹn, không phải vạch lá tìm sâu nhé:

1. 4 thành viên trong gia đình nhân vật chính đều là những người thông minh và tài năng. Vì sao không ai trong số họ có được một công việc với mức thu nhập chấp nhận được mà phải sống dưới đáy xã hội theo đúng nghĩa đen (nhà trong khu ổ chuột mà còn nắm dưới đáy) như thế ?
- Trai: giỏi tiếng Anh, giỏi tâm lý, đọc vị cảm xúc
- Gái: trùm biên tập xử lý ảnh, giỏi tâm lý
- Bố: tay lái lụa, ôm cua không làm nước trong ly sóng sánh
- Mẹ: tháo vát và bản lĩnh, dân nhà nghèo mà món gì cũng nấu được, nấu mì xong vừa kịp lúc thì bà quản gia cũ mò lên, bà mẹ đi ngang tung cho một cước mà mặt không hề biến sắc
Update: Dạo một vòng tìm kiếm thêm thông tin thì thấy rằng HQ ngày nay có tỉ lệ thất nghiệp cao, rất khó để có một công việc tạm gọi là tử tế.

2. Nhà của tầng lớp siêu quý tộc mà an ninh quá lỏng lẻo, chỉ có mỗi cái CCTV bên kia đường chỉa sang, trong nhà rộng thênh thang lại không hề thấy cái camera an ninh nào? Có chuột ăn vụng trong nhà bao nhiêu năm cũng không biết, người làm ở nhà phá cũng chả hay?

3. Tuyển quản gia mới chưa được bao lâu, chưa rõ nhân thân của quản gia, bỏ đi chơi giao hết nhà cho người ta?

4. Cả gia đình đang quậy banh nhà, đêm tối mưa gió lại mở cửa cho người lạ (bà quản gia cũ). Nếu mọi thứ bình thường cũng chưa chắc là sẽ mở cửa, xét trong bối cảnh bà quản gia cũ vừa bị mất việc, dễ sinh tâm lý ăn không được phá cho hôi, có thể ngầm chơi xấu lại quản gia mới bằng nhiều cách. Hoặc tệ hơn nếu bà quản gia cũ có mưu đồ bất lương thì sao? Muốn lấy gì đợi ngày khác có chủ nhân ở nhà rồi lấy. Đã tàn nhẫn đến mức làm cho quản gia cũ mất việc mà không đủ lạnh lùng từ chối cho bà ấy vào nhà trong điều kiện bất lợi như vậy.

5. Tình huống phim xử lý hơi vội: Đứa con gái mới đi dạy, gặp tài xế lần đầu, nó đã ngay lập tức nghĩ đến việc hại tài xế. Việc này vốn không có trong kế hoạch của cả nhà, vì không ai biết tài xế sẽ đưa nó về. Chỉ một cái quần lót là tài xế lên đường.

6. Điểm này thì không hẳn là thắc mắc. Lúc đứa con gái giả dạng cty môi giới việc làm, nó yêu cầu bà chủ cung cấp ID, Passport, cả giấy tờ nhà nữa. Chỗ này làm lố cho vui chứ chi tiết giấy tờ nhà chả ảnh hưởng gì đến plot. Đạo diễn muốn làm cho chủ nhà đã ngu thành ngu hẳn, trong thực tế có ai mà người khác đòi giấy tờ nhà lại ok rối rít vậy.

đồng ý với bác. cay nhất là 2 điểm:

1. người nhà giàu thì phải giữ tiền thật chặt. sao mà để 4 người khác vô quậy tung nhà của họ như vậy.
2. cái biệt thự rõ to mà ko có lấy nỗi các cctv bên trong @.,@
 

thich_xem_phim

Active Member
Cái đoạn bà quản gia vừa mát xa cho chồng vừa nhái giọng phát thanh viên Bắc Triều trong khi nhà Kim bị bắt quỳ gối giơ tay lên trời, làm tui xem phim xong tự hỏi không biết có phải đạo diễn đang ám chỉ 3 nước: Bắc Triều (nhà Kim) - Nam Triều (vợ chồng bà quản gia) - Mỹ (nhà Park) :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Undauto

Member
Phim vô lý bỏ mẹ, éo hiểu sao lại đoạt giải. Đúng là Cannes bây giờ chỉ để show bọn 4` phạch.
Phim này mà giành Oscar mình hứa ko bao giờ xem phim nữa. Thề đầy !!!
 
Bên trên