Shipper công nghệ: 'Tôi đang đặt cược mạng sống của chính mình'

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Công việc khắc nghiệt đi kèm mức thu nhập bèo bọt, đó là những góc khuất bao trùm lên cuộc sống của các 'shipper' công nghệ.

Bài viết của phóng viên CK Tan đăng trên Nikkei Asia, nói về những nguy hiểm, rủi ro mà shipper công nghệ phải đối mặt.

Suốt 10 năm qua, Li Xaoliang, một người đàn ông 31 tuổi với vẻ ngoài rám nắng và gầy gò, đã rong ruổi khắp các ngõ ngách ở thành phố Thượng Hải. Trên chiếc xe đạp điện, công việc của Xaoliang là vận chuyển bưu kiện cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistic.

Xaoliang là một "shipper" lão làng trong ngành công nghiệp vận chuyển ở Trung Quốc. Chỉ cần một chiếc xe đạp và điện thoại thông minh, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào công việc này và trở thành nhân viên chuyển phát nhanh. Kuadi Xiaoge, hay “em trai chuyển phát” – là cách gọi trìu mến mà người dân Trung Quốc dành cho những shipper này.

Dần dần, sự xuất hiện của các shipper đã trở thành nét đặc trưng lâu đời trên khắp con đường tại Trung Quốc. Hầu như, ngành này chưa bao giờ thiếu vị trí để tuyển dụng.

Công việc khắc nghiệt và mạo hiểm

Đối với nhiều người như Xaoliang, giao hàng là con đường giúp anh thoát khỏi cuộc sống đói nghèo vùng nông thôn. Xuất thân từ thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, cách Thượng Hải khoảng 280 km, Xaoliang là một trong số hàng triệu lao động tham gia làn sóng di cư lên thành phố, hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc.

Khi các công ty thương mại điện tử và giao đồ ăn phát triển, hình ảnh của shipper bắt đầu xuất hiện ở khắp các thành phố Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là một công việc vô cùng khắc nghiệt và cạnh tranh.

hd.jpg

Nhiều lao động phổ thông coi giao hàng là con đường thoát khỏi cái nghèo. Ảnh: Reuters

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review cuối năm 2020, Xaoliang đã chỉ ra vài dấu hiệu của áp lực công việc.

“Một ngày làm việc điển hình kéo dài đến 9 giờ tối”, Xaoliang cho biết mặc dù bắt đầu từ 7h30 sáng, anh phải dành hàng chục giờ đồng hồ làm việc ngoài đường.

Áp lực đối với các shipper rất lớn, chủ yếu đến từ sự ảnh hưởng của Covid-19. Thu nhập tăng cũng kéo theo tần suất làm việc. Thậm chí, nhiều shipper phàn nàn số tiền họ kiếm được so với công sức bỏ ra chẳng đáng là bao.

“Khối lượng công việc của nhân viên giao hàng tăng lên nhưng lương lại giảm”, Aidan Chau, thành viên của tổ chức phi chính phủ China Labour Bulletin cho biết.

Theo thống kê của Cục Bưu điện Nhà nước Trung Quốc, tính riêng năm 2020, đã có khoảng 83,36 tỷ bưu kiện được giao trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019.

“Giờ ăn uống cao điểm, chúng tôi phải lái bằng một tay trong khi tay còn lại liên tục tiếp nhận các đơn hàng báo đến. Việc va chạm với những phương tiện khác diễn ra khá thường xuyên. Cảm giác như tôi đang đặt cược mạng sống của chính mình”, một nhân viên giao đồ ăn đã nghỉ việc chia sẻ.

Khi ngành công nghiệp vận chuyển đạt giới hạn

Ngành công nghiệp vận chuyển của Trung Quốc đang chạm tới điểm giới hạn, kéo theo đó là hàng loạt sự kiện thương tâm gây bão mạng xã hội. Đáng nói, chỉ khi những bi kịch xảy ra, mặt trái của ngành công nghiệp này mới bắt đầu lộ diện.

Thông thường, những hợp đồng giao hàng được ký kết với các đối tác nhượng quyền bên thứ 3. Vì vậy, tài xế không có bất kỳ mối quan hệ nào với những công ty giàu có đang hưởng lợi từ chính sức lao động của họ.


Những tài xế này hầu như không có thời gian nghỉ. Ảnh: China Daily.

Tháng 12, một tài xế họ Han ở Bắc Kinh đột ngột qua đời khi đang giao hàng. Nền tảng đặt đồ ăn hoạt động dưới sự điều hành của Alibaba - Ele.me - đã tạo ra làn sóng chỉ trích gay gắt khi chỉ bồi thường cho gia đình nạn nhân 308 USD, chỉ vì tài xế này không làm việc trực tiếp cho công ty. Trước những áp lực của dư luận, Ele.me đã phải tăng khoản bồi thường lên khoảng 93.000 USD, đồng thời gửi lời xin lỗi đến gia đình Han. Ele.me cho biết công ty sẽ “làm việc một cách chân thành để giải quyết các vấn đề còn lại”.

Tháng 1/2021, tiếp tục một đoạn video thương tâm liên quan đến tài xế của Ele.me lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong video, Liu Jin, một lao động nhập cư khoảng 40 tuổi đến từ vùng nông thôn nghèo tỉnh Vân Nam, đã tự thiêu sau khi xảy ra tranh chấp về tiền lương. Ele.me cho biết công ty cấm đối tác giao hàng nợ lương nhân viên và sẽ điều tra cụ thể trường hợp này.

Liên đoàn lao động bị cấm ở Trung Quốc. Vì vậy, các cuộc đình công quy mô lớn hiếm khi xảy ra tại đây. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được công nhân đăng tải các vụ lạm dụng sức lao động trên mạng xã hội.

Tháng 11/2020, theo phản ánh của blogger Miaowen, một nhân viên giao đồ ăn chỉ được trả 0,12 USD cho 17 ngày làm việc. Công ty chủ quản cho biết đã quyết định giảm lương của tài xế do anh này nhận được 22 lượt khiếu nại từ khách hàng.

Tương tự, công việc chuyển phát bận rộn khiến tài xế Li cùng 10 đồng nghiệp khác không có thời gian nghỉ, trừ Tết Nguyên đán. Động lực lớn nhất của họ chính là mức thu nhập chỉ 0,8 USD cho mỗi bưu kiện. Trung bình, một tài xế có kinh nghiệm như Li giao 120 bưu kiện mỗi ngày và kiếm được khoảng 93 USD.

“Chúng tôi có thể theo dõi số đơn hàng và thu nhập trên ứng dụng điện thoại. Đây chính là động lực giúp chúng tôi tiếp tục”, Li chia sẻ.

Theo ICT News​
 
Bên trên