Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Các kinh nghiệm do bác HDCP sưu tập nhân dịp đầu xuân mới 2011. Thanks bác:

Vài kinh nghiệm mua dây dẫn​

Dây dẫn có rất nhiều loại, do nhiều hãng chế tạo ra. Tìm được những cặp dây có chất lượng cao mà lại hợp túi tiền thật không dễ dàng gì với dân chơi âm thanh ở Việt Nam hiện nay.

Khi mua dây dẫn, bạn cần xác định dây dẫn sẽ dùng làm gì, từ đó chọn cho đúng loại và yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại dây. Nếu bạn tìm dây tín hiệu (interconnect) cần xác định khoảng cách cần thiết khi sắp xếp bộ dàn giữa đầu CD, preampli và power trước, rồi mới chọn dây để tránh mua quá dài (tốn tiền), hoặc quá ngắn (khó dùng) khi phối hợp với bộ dàn. Dây tín hiệu cho đường digital (từ CD transport xuống DAC) là một loại dây đặc biệt được chế tạo riêng, nên chọn mua đúng loại đó thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu hệ thống của bạn có đầu ra/ đầu vào balance, nhưng bạn sắp sếp thiết bị gần nhau, thì vẫn có thể dùng dây thường (đầu RCA) mà không cần dùng dây balance (vì dây balance cùng đẳng cấp đắt hơn dây thường). Theo kinh nghiệm của một số người, với hệ thống ampli bán dẫn, nên dùng dây đồng, còn ampli đèn thì nên dùng dây dẫn đồng hoặc bạt. Đây là một nhận xét cơ bản là đúng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng phù hợp, bạn cần thử nghiệm trước khi quyết định mua.

Vì mỗi loại dây tín hiệu, dây loa lại có một “chất âm” riêng, nên trong điều kiện có thể, hãy thử phối hợp nhiều loại dây khác nhau cho một bộ dàn nhằm thu được kết quả tốt nhất. Nhiều người chơi âm thanh có kinh nghiệm sử dụng đặc tính âm thanh của dây dẫn để bù trừ, cân bằng lại âm sắc cho bộ dàn, ví dụ dùng dây bạc cho các bộ phận có âm thanh hơi tối và hơi thiếu chi tiết, dùng dây đồng OFC cho các bộ dàn có âm thanh thiên sáng để cân bằng lại dải âm, từ đó thu được kết quả mỹ mãn nhất.
Nguồn: st

“Vệ sinh” hệ thống máy để tìm lại chất âm nguyên thuỷ

Sau một thời gian sử dụng hệ thống âm thanh, bạn cảm thấy chất âm có chiều hướng đi xuống, đôi lúc còn có cả tiếng chói. Có thể bạn sẽ băn khuăn: liệu mình có mua phải đồ rởm hay không? Thực ra không phải bạn mua phải đồ không tốt, mà đơn giản là vì quá trình oxy hoá diễn ra tại các đầu giắc nối của thiết bị đã làm hỏng chất âm ban đầu của hệ thống. Vì thế, để lấy lại được âm thanh ngày nào, bạn nên tiến hành vệ sinh hệ thống máy.

Vệ sinh hệ thống máy không chỉ đơn giản là làm mới bên ngoài thiết bị, mà quan trọng nhất là làm sạch đường truyền tín hiệu âm thanh. Các giắc nối thiết bị, đầu dây cáp, cọc loa, cầu chì là những bộ phận quan trọng cần được quan tâm và vệ sinh đúng cách. mặc dù chất lượng âm thanh không thay đổi nhiều, nhưng kết quả thu được sẽ làm bạn phải ngạc nhiên.

Tại sao cần phải “vệ sinh” hệ thống âm thanh?

Đường truyền tín hiệu âm thanh trong một hệ thống máy đi từ phần nguồn CD/LP/Tape qua các phần tiền khuếch đại, khuếch đại rồi đến điểm cuối cùng là loa. Trên quãng đường đi, tín hiệu qua các giắc nối, cọc loa là những điểm nhạy cảm mà môi trường ngoài có thể tác động và gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Sau một thời gian sử dụng, những điểm tiếp xúc này sẽ bị bám bụi bẩn, thậm chí có thể bị ăn mòn do sự ô nhiễm của phòng nghe. Nguyên nhân gây ô nhiễm phòng nghe thường là do khói thuốc, độ ẩm môi trường cao, mồ hôi tay (đặc biệt là mồ hôi muối) khi tiếp xúc trực tiếp với các đầu giắc và cọc loa. Tất cả những nguyên nhân này đều thúc đẩy những phản ứng hoá học xảy ra tại các trạm nối, đẩy nhanh quá trình oxy hoá và ăn mòn. Khi bề mặt tiếp xúc bị nhiễm bẩn, hiện tượng oxy hoá và ăn mòn sẽ làm ảnh hưởng đến sự trình diễn của cả hệ thống, gây ra những âm chói, gắt rất khó chịu. Ngoài ra, đối với các hệ thống âm thanh studio, do có rất nhiều giắc nối (ở loa, ampli, micro, mixer…), nên chỉ sau một thời gian ngắn, nếu không được vệ sinh đúng cách, chất lượng bản thu âm thanh sẽ giảm rõ rệt. Bên cạnh việc làm giảm chất lượng âm thanh, với các thiết bị video có kết nối qua giắc RCA, S-Video, component…, nếu không được vệ sinh, những phản ứng điện hoá tại nơi tiếp xúc cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh thể hiện.

Vệ sinh hệ thống máy

Để vệ sinh hệ thộng máy, trước tiên bạn cần tháo rời tất cả các dây dẫn kết nối, kể cả dây điện nguồn. Hãy làm sạch các đầu dây và giắc cắm theo cách đơn giản là dùng vải lau thật sạch. Thông thường các bạn sẽ thấy những phần tiếp xúc sẽ bị oxy hoá và làm mờ bề mặt kim loại.
Đối với dây RCA cao cấp, đầu kim (pin) thường được xẻ rãnh và xung quanh giắc cũng được cắt nhiều rãnh, bạn hãy cắm đầu dây vào và xoay vài vòng quanh giắc nối RCA của thiết bị như vậy chúng ta đã phần nào loại được lớp oxy hoá ở cả phần tiếp xúc của đầu dây và cổng kết nối của các thiết bị. Với dây loa, ngoài việc làm sạch các đầu dây, nếu dùng loa có kết hai cầu trở lên, bạn nên tháo rời và vệ sinh những thanh kim loại (thường là đồng) bắt cầu, sau đó nối dây lại như cũ.
Sau cùng, bạn nên làm sạch cầu chì trong thiết bị, nơi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa kim loại với kim loại. Đôi khi cầu chì được nhà sản xuất để ngoài chassis với ký hiệu chữ FUSE, nhưng có khi bạn phải tháo nắp máy và quan sát kỹ mới thấy nó. Thao tác làm sạch cũng rất đơn giản, bạn tháo lấy cầu chì, rồi vệ sinh hai đầu và phần kim loại ở giữa.

Sử dụng dung dịch bảo vệ bề mặt kim loại

Sau khi vệ sinh toàn bộ các giắc nối, cọc loa, cầu chì, bạn sẽ thấy rõ chất lượng âm thanh đã được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài được khoảng 3 tháng, vì sau đó hiện tượng oxy hoá ở các đầu nối lại xảy ra, nhất là ở một đất nước có khí hậu nhiệt đới như ở việt nam thì quá trình này còn diễn ra nhanh hơn. Như vậy, cứ vài tháng bạn lại phải hì hục tháo ra lắp vào. Với những hệ thống đơn giản thì chuyện này không quá phiền phức, nhưng nếu là hệ thống lớn gồm nhiều thiết bị, hay khi bạn sở hữu hai, ba hệ thống khác nhau thì việc vệ sinh từng đầu dây, tháo từng thiết bị sẽ mất rất nhiềư thời gian và thực sự trở thành một “gánh nặng”.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng một loại dung dịch đặc biệt có khả năng bảo vệ bề mặt kim loại khỏi hiện tượng oxy hoá.
Hiện tại trên thị trường chỉ có dung dịch Solution của Van Den Hul. Solution là một dung dịch trơ hoàn toàn, dùng để phủ ngoài bề mặy kim loại. Lớp phủ này sẽ ngăn không cho các phản ứng hoá học xảy ra và giữ sạch bề mặt kim loại giúp dòng tín hiệu có thể chạy qua các nơi có sự tiếp xúc giữa kim loại với kim loại một cách trơn tru, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân oxy hoá gây nhiễu âm ở tần số cao. Dung dịch Solution có khả năng bảo vệ hệ thống của bạn trong một thời gian rất dài.

Sau khi vệ sinh lại hệ thống âm thanh theo hướng dẫn rất đơn giản trên, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ tìm lại được chất âm nguyên thuỷ của hệ thống, đặc biệt là không còn những âm chói, gắt gây nhiễu ở dải tần cao.

Đôi nét về âm học phòng nghe​

Trong một căn phòng, âm thanh từ nguồn âm lan truyền tới người nghe theo 2 cách:

Thứ nhất, sóng âm đi trực tiếp từ loa tới tai người nghe, ta gọi đó là âm thanh trực tiếp hay trực âm.

Thứ hai, sóng âm đến tai người nghe qua sự phản xạ, va đập vào các bề mặt tường, trần, sàn của căn phòng và các đồ vật trong phòng… Ta gọi đó là âm thanh phản xạ hay phản âm.

Vì mỗi căn phòng có kích thước và đặc tính âm học riêng biệt nên âm thanh của mỗi phòng có thể khác nhau rất nhiều. Chất lượng âm thanh khi nghe trong phòng phụ thuộc vào kích thước, vật liệu làm phòng, kích thước và vị trí các đồ vật đặt trong căn phòng đó. Về mặt lý thuyết, một vật liệu hút âm hoàn hảo sẽ hấp thụ toàn bộ năng lượng âm thanh mà không gây ra hiện tượng phản xạ nào. Có thể miêu tả đặt tính hút âm như một ô cửa sổ mở toang trong một căn phòng: sóng âm đi qua đây và không bao giờ quay trở lại bên trong căn phòng và điều này và điều này tương đương với việc toàn bộ năng lượng âm thanh được “hút” vào khoảng trống trên bề mặt của cửa sổ. Như vậy, nếu như bất kỳ ai trong số chúng ta muốn hạn chế sự phản âm sẽ phải mở toang hết cả cửa sổ và cửa ra vào. Một điều khó mà xảy ra trong thực tế.

Nhưng một phòng nghe tạo ra âm thanh hấp dẫn, còn được gọi là âm thanh “đẹp”, không có nghĩa là phòng hút âm hoàn toàn. Ngược lại, âm thanh trong phòng vẫn phải có một độ vang âm nhất định, có như thế, người nghe mới có cảm nhận âm thanh thật hơn, tự nhiên hơn.

Nhận biết đặc điểm âm học phòng nghe của bạn

Cách đơn giản nhất để kiểm tra chất lượng phòng nghe là sử dụng phép thử sau:

- Nghe thử ở chế độ mono, cùng mức tín hiệu và âm thanh với cả hai loa.
- Đặt núm volume ở mức thích hợp, không quá lớn và cũng không quá nhỏ.
- Nghe một đoạn nhạc quen thuộc.
- Ngồi tại vị trí nghe tốt nhất (ngay chính giữa trục hai loa)
- Tập trung xác đạnh xem âm thanh rộng và vang bao xa

Trong một phòng có âm thanh tốt, âm nhạc sẽ chỉ tập trung như là đang ở thẳng phía trước bạn. Nếu âm thanh nghe thấy ở cả ngoài xa, nghĩa là phòng nghe của bạn bị phản xạ nhiều .

Cách thử độ vang của phòng nghe thông thường nhất là vỗ tay. Nếu tiếng vỗ tay nghe “khô” và tắt ngay lập tức chứng tỏ phòng nghe của bạn tiêu âm khá tốt. Nếu có tiếng dội, tiếng vang, bạn cần phải xử lý phòng nghe mới có thể nghe nhạc hay được.

Nói chuyện trong một căn phòng cũng biểu thị những đặc tính của trung âm. Đôi tai bạn rất nhạy cảm đối với các tần số của giọng nói. Nếu giọng nói bình thường trong một căn phòng mà đã bị vang thì chắc chắn khi nghe nhạc, giọng hát cũng không thể nào ngọt ngào, trầm ấm.

Âm thanh HI-END là gì?

Bộ dàn Hi-End tuy cũng dùng để thưởng thức âm nhạc trong gia đình nhưng nó hoàn toàn khác với các thiết bị âm thanh thông dụng. Các sản phẩm âm thanh Hi-End phối hợp với nhau và hình thành nên một hệ thống các thiết bị tái tạo âm thanh rất độc đáo. Chúng không giống những hệ thống stereo vẫn được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng hay siêu thị điện tử.

Đặc trưng của âm thanh Hi-End thể hiện rất rõ qua các thiết bị âm thanh Hi-End. Chúng được thiết kế bằng tài nghệ và nhạc cảm của những kỹ sư, những nghệ nhân đam mê âm nhạc. Ở họ có những kỹ năng thuần thục để chế tạo ra các thiết bị âm thanh cùng đôi tai cảm nhận tinh tế những âm thanh do các sản phẩm của mình tạo ra, để từng bước đưa người nghe đến gần hơn với âm thanh thực sự.

Trong suy nghĩ của nhiều người, thiết bị âm thanh Hi-End luôn là những thiết bị phức tạp với nhiều tính năng cao siêu và giá cả trên trời và chúng chỉ hướng đến túi tiền của triệu phú. Thậm chí có người còn cho rằng âm thanh và thiết bị Hi-End rất phức tạp, chỉ dành cho những người trong nghề, hay những thính giả sành điệu, những người giàu có thích khoa trương mà không phải dành cho những người bình dân. Tất cả những điều trên không thuộc về âm thanh Hi-End vì:

Thứ nhất, thuật ngữ “Hi-End” là đề cập đến khả năng trình tấu của một sản phẩm, không liên quan đến giá cả của nó. Nhiều hệ thống thực sự là Hi-End nhưng giá tiền lại thấp hơn giá của các hệ thống “tất cả trong một” bán trong các cửa hàng, có các bộ dàn có giá vừa phải song đã thể hiện chất lượng xuất sắc. Đó là những bộ dàn nằm trong khả năng tài chính của nhiều người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiều thiết bị Hi-End không rẻ tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đi vay tiền để mua trả góp một bộ dàn chất lượng. Thực ra, nhiều bộ dàn được coi là nghe tuyệt đỉnh đôi khi không đắt đỏ như bạn tưởng.

Thứ hai, âm thanh Hi-End thuộc về vấn đề cảm nhận âm nhạc. Trên thực tế, chính các hệ thống Hi-End thực thụ lại dễ sử dụng hơn các hệ thống âm thanh sản xuất hàng loạt đang bày bán trên thị trường với chất lượng âm thanh trung bình. Do đó, các thiết bị Hi-End thường rất giản dị, hoàn toàn không có những tính năng, chi tiết phức tạp, kho vận hành. Âm thanh Hi-End chỉ tập trung vào chất lượng âm nhạc không tập trung vào xử lý các hiệu ứng âm thanh giả tạo. Âm thanh Hi-End là âm thanh dành cho người yêu nhạc, chứ không phải những người mê các tính năng của đồ điện tử.

Thứ ba, bất kỳ ai thích nghe nhạc cũng có thể cảm nhận được ngay cái hay, cái đẹp của một màn trình diễn âm thanh hay. Không cần phải có “một đôi tai vàng” mới phân biệt được âm thanh nào là âm thanh đẹp. Sự khác nhau giữa việc thể hiện âm thanh tốt hay kém rất dễ nhận biết. Những phản ứng - thông thường là ngạc nhiên và thích thú - khi lần đầu tiên nghe một hệ thống âm thanh Hi-End thực thụ, có thể bắt gặp ở tất cả mọi người, nếu bạn yêu thích nhạc.

Vậy âm thanh Hi-End là gì ?

Đó là khi mà các thiết bị âm thanh bị quên lãng, chỉ có các nhạc công và ca sĩ hiện hữu trong phòng nghe của bạn. Đó là khi mà bạn cảm thấy tiếng nói của người sáng tác và người trình diễn vượt qua không gian và thời gian để đến với bạn, chuyện trò với bạn. Đó là khi bạn cảm thấy như đắm chìm trong những cơn sóng dạt dào của đại dương âm nhạc… Và đó là khi thế giới vật chất hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại tiềm thức của bạn với âm nhạc – đó chính là âm thanh Hi-End

Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý


Bạn đã từng gặp rắc rối với phòng nghe nhạc chưa? Bạn đã xử lý như thế nào? Dưới đây là một số trường hợp rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý chúng.
1. Chưa xử lý tốt vấn đề “ mặt phẳng song song”

Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?

Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm đối diện với nhau trong phòng nhạc, sẽ xảy ra hiện tượng “Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.

Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.

Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble. Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng. Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẵn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.

Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.

2. Sàn và vách chưa được cách âm tốt

Thông thường chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.

Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vật liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẵn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.

Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân hi-end” về vấn đề: “âm phản xạ”- nên được hấp thu hay khuyếch tán? Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “bay bổng” hơn. Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.

Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.

Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.

3. Âm Bass quá dày và cứng

Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc. Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.

Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiệu quả có tên là “ tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.

“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẵn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.

Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “vị trí đặt loa”. Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác.

4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính” phản xạ âm” gần loa

Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sổ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.

Chúng ta nên thay đổi vị trí các vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sổ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Loa Jamo - âm thanh của những nàng tiên cá​

Câu chuyện bắt đầu từ một thị trấn nhỏ ven biển mang tên Glyngore trên đất nước của những câu chuyện cổ tích Andersen và những nàng tiên cá xinh đẹp...
Là một trong những hãng sản xuất loa lớn nhất của châu Âu liên tục trong nhiều năm, Jamo có thị trường tại trên 80 quốc gia thông qua các chi nhánh và các nhà phân phối. Vào năm 1998, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Jamo công bố đã bán được 11,5 triệu sản phẩm loa các loại, quy mô sản xuất của hãng ngày càng mở rộng với trên một triệu sản phẩm loa hàng năm.

Tuy nhiên, để có được thành công ngày hôm nay, Jamo phải trải qua những năm đầu thật khó nhọc. Niềm đam mê âm nhạc và sự sáng tạo của những người sáng lập hãng đã giúp Jamo định hình được một phong cách thật riêng biệt trong thế giới thiết bị âm thanh.

Câu chuyện bắt đầu từ một thị trấn nhỏ ven biển mang tên Glyngore trên đất nước Đan Mạch, đất nước của những câu chuyện cổ tích Andersen và những nàng tiên cá xinh đẹp. Preben Jacobsen vừa là một người đam mê âm nhạc vừa là một nhà điêu khắc tài hoa cùng với người anh vợ của mình là Julius Mortensen, ông đã sáng lập ra hãng loa Jamo (tên hàng ghép vần đầu của Jacobsen và Mortensen). Cột mốc chính là năm 1968, hãng loa Jamo được thành lập, và sau 2 năm, hãng đã tung ra sản phẩm hoàn chỉnh đầu tiên.

Những ngày đầu gây dựng hãng loa thật là khó nhọc, tìm kiếm chất liệu, đầu tư về công nghệ kỹ thuật và khó khăn lớn nhất là tìm kiếm thị trường. Từng bước, Jacobsen đã thiết lập một mạng lưới phân phối đa quốc gia, trước hết ở châu Âu rồi vươn ra cả thế giới. Cần mẫn đam mê và hết lòng với công việc của mình... từ một xưởng mộc nhỏ bé, cơ ngơi ngày nay của Jamo đã là một nhà máy sản xuất loa có quy mô lớn và hiện đại vào bậc nhất thế giới, nơi có khả năng sản xuất hoàn chỉnh toàn bộ từ củ loa đến thùng loa, điều mà rất ít hãng loa khác có thể làm được.

Năm 1992, Jamo là nhà sản xuất loa đầu tiên trên thế giới nhận chứng chỉ ISO 9001. Các sản phẩm loa của Jamo rất đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau về các thể loại nhạc, phim ảnh. Bên cạnh việc không ngừng cải tiến để âm thanh ngày càng hoàn hảo, hãng đặc biệt chú trọng về mặt thẩm mỹ, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn nhiều kiểu dáng và màu sắc loa, phù hợp trong trang trí nội thất hiện đại.

Hiện nay, Jamo thiết kế loa dựa trên 3 “thể loại âm thanh”: chi tiết (detail sound), mạnh mẽ (bass sound) và đa dụng (all-round sound). Dòng loa với ký hiệu D chú trọng đến loại nhạc giàu chi tiết (cổ điển, Jazz và hoà tấu acoustic). Vật liệu sử dụng để cho dòng loa này thuộc loại cao cấp và chọn lọc. Ví dụ như series D8 dùng chất liệu magiê cực nhẹ và cứng làm màng loa, nắm chắn bụi làm bằng đồng hợp kim đặc biệt có chức năng làm giảm méo tiếng đồng thời là bộ phận giải nhiệt hữu hiệu cho hơi nóng từ cuộn dây thoát ra. Thùng của dòng D8 dùng chất gỗ tốt nhất Đan Mạch và phủ bằng lớp vec-ni đặc chế bí truyền của Jamo. Năm 1997, sản phẩm D830 của Jamo đã vinh dự đoạt giải của Hiệp hội nghe nhìn châu Âu (EISA) và được bầu chọn là “Loa của năm” (Speaker of the Year).

Với “dân” nghiền nhạc rock, techno, rap,... cần âm thanh mạnh mẽ, tiếng bass chắc nặng, Jamo đã có dòng loa ký hiệu X (X5 và X8) đặc chế dùng cho thể loại này. Bí quyết tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, đó là cuộn dây bô-bin được quấn dài và bộ nhún cực kỳ tuyến tính, dẻo dai, do đó, loa chịu được cường độ âm thanh mạnh liên tục từ hardrock cho đến các tiếng động rung chuyển trong phim ảnh ở mức volume lớn mà vẫn không bị méo tiếng.

Dòng loa A và E có khuynh hướng đa dụng cho nhiều thể loại nhạc. Tuy nhiên dòng A thiên về giải pháp trọn bộ và được thiết kế khá đặc biệt dành cho những người chú trọng tới thẩm mỹ. Bộ loa A210 do hai nữ hoạ sĩ thiết kế Smedegaard và Weis vẽ kiểu lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên, tạo dáng loa theo hình nửa quả trứng. Nhờ chất lượng âm thanh và kiểu dáng độc đáo, A210 được bầu là “sản phẩm uy tính” (Prestigious Award) tại hội chợ hàng tiêu dùng điện tử (CES),tổ chức vào năm 2003 tại Las Vegas.

Một đặc điểm nổi bật nữa của Jamo là giải pháp “trọn gói”. Bất cứ series nào cũng có loa center, surround và subwoofer riêng, rất tiện lợi cho việc thiết kế phòng xem phim gia đình. Màu sắc và kiểu dáng cũng được chú trọng, qua đó thể hiện được đặc thù riêng của từng loại loa. Series X mang màu xám mạnh mẽ. Series D, E có màu gỗ tự nhiên phù hợp với trang trí nội thất sang trọng. Series A cho tất cả loại nhạc và có rất nhiều màu sắc để người dùng lựa chọn.

Theo dòng thời gian, gần 35 năm hình thành và phát triển, Jamo ngày nay đã là một trong những nhà sản xuất loa hiện đại và bề thế hàng đầu thế giới, với tiêu chí marketing mới “let’s get personal” (tạm dịch: đậm đà bản sắc). Riêng tại Việt Nam, sản phẩm Jamo đã có mặt từ năm 1998, được nhiều người tiêu dùng quan tâm và bán hầu như khắp cả nước. Đan Mạch có hãng bia Carlsberg đã nổi tiếng từ hàng thế kỷ qua, nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới cũng đã đọc và say mê những câu chuyện cổ tích thần tiên của văn hào Andersen... Jamo cũng là câu chuyện bắt nguồn từ đất nước Đan Mạch thanh bình, chỉ có điều, đó là câu chuyện có thật - câu chuyện bắt đầu từ làng đánh cá Glyngore.
Nguồn: sohoa.net
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Marantz không phải Nhật 'gốc'

Saul Bernard Marantz người Mỹ thành lập công ty mang tên mình năm 1953 với sản phẩm đầu tiên là máy tiền khuyếch đại mono phiên bản 1 (Model 1 Mono Preamplifier). Năm 1964, do gặp khó khăn về tài chính khi phát triển Model 10, Marantz buộc phải bán lại công ty của mình cho Superscope Inc. (Nhật).
Saul Bernard Marantz sinh năm 1911 tại New York là một họa sỹ và nhạc sỹ nghiệp dư. Bạn bè thân thiết cùng thời với Saul B. Marantz vẫn còn nhớ, năm 1948, khi nghe đài phát thanh Columbia phát sóng bản nhạc ghi trên đĩa than mono (LP) đầu tiên, Marantz đã tỏ ra rất thất vọng với chất lượng bản ghi LP đó.

Saul B. Marantz đã dành khá nhiều thời gian trong căn hầm của gia đình để mày mò chế tạo cho được một máy khuyếch đại âm thanh (amplifier) nhằm hạn chế những nhược điểm của các bản ghi âm mà ông đã nghe. Marantz đặt tên cho tác phẩm đầu tiên của mình là “Audio Consolette”. Vợ ông khá hài lòng về tác phẩm đầu tiên của chồng, chính bà đã khuyến khích ông tạo ra thêm 100 ampli như thế. Chỉ trong một năm, lượng ampli do khách hàng đặt đã vượt con số 400. Thành công ngoài sức tưởng tượng.

Saul Bernard Marantz thành lập công ty mang tên mình vào năm 1953 với sản phẩm đầu tiên là máy tiền khuyếch đại mono phiên bản 1 (Model 1 Mono Preamplifier), cải tiến từ Audio Consolette trước đây. Cùng với những người bạn tài năng như Sidney Smith và Richard Sequerra, Marantz chế tạo và cho xuất xưởng hàng loạt thiết bị audio sử dụng bóng đèn điện tử (tube), mốt phổ biến của công nghiệp Hi-fi thời bấy giờ.
Cùng với phát minh về linh kiện bán dẫn đầu những năm 1960, Marantz và các cộng sự đã chế tạo thành công máy khuyếch đại âm thanh Model 18, thiết bị đầu tiên kết hợp bộ tiền khuyếch đại (pre-ampli), khuyếch đại công suất (power ampli) và bộ thu sóng radio trong một hộp máy. Đây chính là tiền thân của các AV Receiver cao cấp sau này.

Năm 1964, do gặp khó khăn về tài chính khi đầu tư phát triển Model 10, Saul B. Marantz buộc phải bán lại công ty của mình cho Superscope Inc. nhưng vẫn giữ cương vị Giám đốc cho tới năm 1968. Cùng với sự chuyển giao này thì việc sản xuất ra thành phẩm của Marantz đã chuyển về Nhật Bản trong khi phần thiết kế công nghệ vẫn được duy trì tại Mỹ. Năm 1975, Supercope đổi tên công ty thành Marantz Japan. 5 năm sau, hãng này lại bán cổ phần của mình trong Marantz cho công ty Phillips của Hà Lan.

Sự chuyển mình ngoại mục

Marantz trình làng đầu đọc CD đầu tiên của mình năm 1982 với những nét công nghệ ảnh hưởng của Phillips. Những năm 80 đánh đấu sự thay đổi lớn lao về chất lượng cũng như cải tiến sản phẩm của hãng, có thể kể tên những đại diện tuyệt vời trong thời kỳ này là ampli PM-94 và PM-84.
Kể từ 1985, Marantz đã cố gắng vươn lên không ngừng nhằm thoát khỏi sự ảnh hưởng và chi phối công nghệ của người khổng lồ Phillips. Cuối những năm 90, khi sản phẩm bán dẫn đang chiếm ưu thế thì Marantz lại "hoài cổ" với các hệ thống âm thanh sử dụng bóng đèn điện tử (tube), như model 7, 8, 9 và được các audiophile trên thế giới nồng nhiệt đón nhận. Thực ra, các ampli đèn điện tử này được chế tạo và chuyển giao cho Marantz từ một công ty tại phía đông Carolina (Mỹ) có tên là VAC (Valve Amplification Company).

Tháng 5/2001, Marantz Nhật thâu tóm toàn bộ các chi nhánh tại châu Âu và Mỹ từ tay Phillips, sau đó hãng đã thiết lập các chi nhánh mới tại Hà lan, Đức, Pháp và Anh. Riêng tại Mỹ, Marantz hiện diện từ chi nhánh tại Los Angeles tới đại bản doanh tại California và sau này là Illinois…
Năm 2002, Marantz hợp tác với Denon thành lập công ty cổ phần mang tên D&M Holdings, Inc. để cùng chiếm lĩnh thị trường nghe nhìn cao cấp và cùng nhau tiến vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm của hai công ty vẫn duy trì tính riêng biệt và nguyên bản.

Marantz ngày nay có 1.600 nhân viên tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, song song với một hệ thống đại lý và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo đảm bảo thỏa mãn tối đa yêu cầu của người tiêu dùng. Hiện tại, hãng sản xuất và cung cấp hầu hết các thiết bị nghe nhìn theo nhiều dòng sản phẩm như Range Series, Style Series, Premium Series và KI Signature. Mỗi dòng lại có những model đặc biệt như Reference (tham chiếu), SE (Special Edition) hay OSE (Original Special Edition).

Nguồn: sohoa.net
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tìm hiểu các thông số của HD (Phần 1)

1. Độ phân giải:

Gồm 3 chuẩn 720p, 1080i và 1080p. Tất cả các HD movies đều có tỷ lệ khung hình ( aspect ratio) 16:9 nên:
-chuẩn 720p sẽ có độ phân giải là 1280x720
-chuẩn 1080i/p sẽ có độ phân giải là 1920x1080

480i720p1080ppixeldensity.jpg

Các chữ p,i liên quan đến phương pháp vẽ lại và trình diễn một khung hình.

- Ký hiệu "i" là chữ viết tắt của từ Interlace ( đan xen, xen kẽ). Đây là kỹ thuật vẽ một khung hình trong 2 lần (mỗi lần đều từ trên xuống và từ trái qua) .Lần thứ nhất vẽ các dòng quét lẻ (1,3,5...) và lần thứ hai vẽ các dòng quét chẵn (2,4,6...) để hoàn thành 1 khung hình.

- Ký hiệu "p" là chữ viết tắt của từ Progressive ( tuần tự, tịnh tiến ). Đây là kỹ thuật trong đó các dòng quét sẽ thực hiện liên tục từ trên xuống và từ trái qua (1,2,3,4,5...).

- So sánh 2 kỹ thuật:
Kỹ thuật Interlace ra đời nhằm mục đích giảm tải băng thông với một độ phân giải cao nhất định; do đó, nó phù hợp với điều kiện băng thông thấp. Trong khi đó, kỹ thuật Progressive cho hình ảnh trung thực hơn, hình ảnh không nhòe, giật với những khung hình hành động tốc độ cao, hỗ trợ độ phân giải cao hơn, tuy nhiên cũng chiếm băng thông gấp đôi. Trên các thiết bị như monitor, LCD, kỹ thuật Progressive là chuẩn phát hình chuẩn và sẽ là tiêu chuẩn trong tương lai.

2. Sự khác nhau giữa 720p và 1080i/p

Rõ ràng là trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD) hiện nay:

- Đối với TV 720p (thường có dòng chữ HD Ready), việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel.

- Đối với TV 1080p (thường có dòng chữ Full HD), ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Trên thực tế, ưu thế vượt trội về hình ảnh của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60", lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường.

3. Bit-rate là gì ?

Là lượng dữ liệu chuyển từ file phim lên chip xử lý trung tâm (CPU) trong 1 giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bit-rate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc.

bit-rateHD.jpg

Bit-rate càng cao, chất lượng âm thanh sẽ tăng lên tương ứng

4. Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với chất lượng HD:

- Xét 1 phim HD 720p có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps sẽ cho hình ảnh đẹp.

- Nếu cũng là phim này nhưng là bản HD 1080p (độ phân giải cao hơn khoảng 2.33 lần) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể nó sẽ không đẹp bằng bản 720p.

5. Mối tương quan giữa bit-rate, độ phân giải với dung lượng của phim HD

Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải:

- Một phim chuẩn 720p (có độ dài dưới 110 phút), hỗ trợ âm thanh AC3 thường có dung lượng ~ 4.37 GB (1 DVD5); nếu thay âm thanh AC3 bằng âm thanh DTS, dung lượng của phim sẽ là 6.2 GB (1.5 DVD5). Nếu phim có DTS mà dung lượng vẫn gói gọn trong 1 DVD5 thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi chút ít.

- Một phim có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng.

- Nếu độ dài của phim lớn hơn 110 phút thì dung lượng của phim phải tăng tương ứng. Ví dụ các phim Terminator 2, King Kong, The Matrix, Lord of the Rings... mà có dung lượng dưới 8GB thì chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn HD.

Nguồn: st
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tìm hiểu các thông số của HD (Phần 2)

I. Bạn có thể lấy nguồn phim HD từ đâu ?

Hiện giờ các nội dung HD trên mạng để download về máy tính bắt nguồn từ:

1. Được thu lại và mã hóa sang HD từ các kênh truyền hình độ nét cao HDTV vốn đã rất phổ biến ở Mỹ và Châu Âu. Đây là nguồn có chất lượng tốt, tuy nhiên thường có logo của Đài truyền hình ở góc màn hình.

2. Được rip từ các định dạng đĩa HD như Bluray hay HD-DVD - những loại đĩa có giá thành tương đối đắt so với thu nhập của người dùng Việt Nam. Vì HD-DVD đã chính thức ngừng sản xuất nên hiện giờ, tất cả nội dung mới đều có nguồn gốc từ Bluray. Đây là nguồn có chất lượng tốt nhất.

3. Được upscale lên từ chuẩn DVD. Lưu ý chuẩn HDrip này có chất lượng rất kém và không hơn DVD là bao nhiêu.

Đối với người chơi HD ở Việt Nam, do bị giới hạn nhiều về băng thông truyền hình cùng những hạn chế ít nhiều về tài chính nên với đại đa số những người yêu thích HD chỉ còn 2 cách để tiếp cận :

- Download bằng BitTorrent hoặc các trang web chia sẻ quen thuộc như Rapidshare, Megaupload, Mediafire.... cho phép người dùng có thể chủ động về việc tải phim theo ý thích và thời gian của mình.

- Mua phim HDrip từ các cá nhân trong các trang web mua bán, rao vặt và công nghệ.

II. Có những loại phim HD nào ?

Phim HD gốc có dung lượng > 20GB, nếu lưu trữ định dạng này bằng HDD thì quả là ác mộng, thật may mắn là định dạng HDrip ra đời đã kéo dung lượng của phim HD xuống còn khoảng 4.3 - 8.6 GB (chứa vừa trong 1 hoặc 2 DVD thông thường) với chất lượng gần như tương đương nhờ vào giải thuật nén tiên tiến H264/X264.

Phim HDrip (từ giờ gọi tắt là phim HD) có chất lượng không đồng đều, giống như DVD trên thị trường. Do đó, nhất thiết người dùng phải quan tâm đến thông số của phim trước khi download để tránh mất thời gian mà lại không có được bộ phim chất lượng như mong muốn.

Định dạng m-HD là bản rip từ HD 720p xuống, khi rip xuống có người thì giảm độ phân giải đi không còn là 720p như lúc đầu nữa, vì vậy để chi tiết hơn người ta đã nghĩ thêm cách ghi là m-720p tức là m-HD nhưng độ phân giải vẫn là 720p như bản gốc, chỉ khác nhau ở độ phân giải mà thôi.

III. Chất lượng của HD-Rip phụ thuộc như thế nào vào Team Rip ?

Team Rip là một cá nhân hay một nhóm thực hiện việc chuyển source thành HDrip. Hiện nay có nhiều nhóm thực hiện công việc này, tuy nhiên có những nhóm cho chất lượng trội hơn những nhóm còn lại do họ có điều kiện máy móc tốt hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, giỏi hơn...

- Đầu bảng phải kể đến CtrlHD và ESIR: chất lượng HDrip cực tốt và đồng đều. HDrip mang tên nhóm này thậm chí khó có thể phân biệt với source. CtrlHD thường có thói quen rip 1080 nên file lớn, ESIR bình dân hơn, rip 720p nên phim của họ thường chỉ ở dung lượng 1 DVD5.

- Kế đến là THOR, iLL với chất lượng rất tốt, có thể ngang ngửa với 2 nhóm trên nhưng họ ít xuất hiện nên sản phẩm của họ hơi hiếm. Nghe nói THOR là tiền thân của ESIR.

- Một team rip khá đặc biệt là SEPTIC, nhóm này có tốc độ ra phim nhanh nhất, hầu như mọi phim mới xuất hiện, còn nóng hổi đều bắt đầu bằng tên của nhóm này. Tuy nhiên chất lượng của họ không đồng đều, có phim chất lượng cao nhưng có phim chất lượng chỉ đạt loại khá.

- REFiNED, OAR, C100, DON là những teamrip cho ra những sản phẩm tốt đến rất tốt.

- tiếp theo là 1 số teamrip có danh phận khác: SiNNERS, IMF, HV... cho chất lượng từ khá đến rất tốt tùy theo phim

- xếp cuối là các phim không mang tên teamrip nào, do người không chuyên thực hiện, đây là những phim có chất lượng may rủi, có phim rất đẹp, nhưng cũng có phim chất lượng tệ, thậm chí có phim upscale từ source chất lượng thấp.

IV. Một số thuật ngữ cơ bản về HD

Một bộ phim chuẩn HD thường có cấu trúc tên gọi như sau:

Harry.Potter.and.the.Order.of.the.Phoenix.2007.720p.BluRay.DTS.x264-ESiR.mkv

Các chi tiết mà bạn cần phải chú ý là:

a. Tên phim: Harry.Potter.and.the.Order.of.the.Phoenix

b. Năm sản xuất: 2007

c. Độ phân giải: 720p

d. Nguồn gốc: BluRay

e. Chuẩn âm thanh: chuẩn DTS (5.1)

f. Chuẩn nén: X264

g. Nhóm thực hiện: ESiR

h. Kiểu đóng gói: định dạng matroska .mkv

Các chi tiết in màu xanh là các chi tiết mà người mới chơi HD nên hiểu rõ.

Nguồn: st
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Chúc năm mới bác HDCP sức khỏe dồi dào để sưu tầm cho anh em nhiều bài hay như bài này nhé!

Chọn mua đầu CD

Thông thường, đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Còn đầu đọc nhiều đĩa được sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường bình dân, sử dụng linh kiện chất lượng thấp và được bán với giá cạnh tranh.

Với sự xuất hiện của hai định dạng âm thanh mới là SACD và DVD-Audio cũng như sự phục sinh của đĩa than, nhiều người chơi âm thanh có xu hướng hoài nghi về tương lai của đĩa CD trong vài năm tới. Tuy nhiên, có một thực tế là cả các nhà sản xuất thiết bị âm thanh lẫn các nhà sản xuất chương trình đều đang và sẽ tiếp tục tập trung khai thác thị trường CD truyền thống. Theo số liệu điều tra của tổ chức RIAA, trong tháng 5/2005, toàn nước Mỹ có có tới 756 triệu đĩa CD được bán ra, trong khi đó chỉ có 400.000 đĩa DVD-Audio và 1.300.000 đĩa SACD được người tiêu dùng chấp nhận! Có nghĩa là trong 445 đĩa tiếng được bán trên thị trường thì chỉ có 1 đĩa DVD-A hay SACD, còn lại là đĩa CD. Đây gần như là một tỷ lệ áp đảo tuyệt đối khiến cho người ta vẫn coi CD là "vua" trong thời điểm hiện tại và có lẽ, trong nhiều năm nữa.

Với những ưu thế hiển nhiên của đĩa CD như giá thành rẻ và nhiều chương trình, đầu đọc CD đã trở thành một thiết bị âm thanh không thể thiếu trong mỗi bộ giàn âm thanh gia đình. Bạn có thể dùng đầu đọc DVD hoặc đầu đọc đa năng để chơi đĩa CD, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Trong các đầu đọc đa năng, việc thiết kế tích hợp các mạch audio lẫn video trong cùng một bo mạch sẽ gây nên hiện tượng can nhiễu và không thể đem lại chất lượng âm thanh như đầu đọc CD chuyên dụng.

Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi âm thanh, một đầu đọc đa năng hay đầu đọc SACD khi được dùng để đọc đĩa CD chỉ mang lại chất lượng âm thanh tương đương với một chiếc đầu đọc CD chuyên dụng có giá tiền chỉ bằng một phần ba hoặc một nửa. Vì vậy, đầu đọc CD vẫn là một sản phẩm hiện đang "hút hàng" và các hãng sản xuất thiết bị âm thanh ngày càng giới thiệu nhiều sản phẩm đầu đọc mới, từ bình dân (low-end) đến cao cấp (hi-end).

Nhưng làm thế nào để lựa chọn một chiếc đầu đọc CD vừa ý? Người tiêu dùng đôi khi lúng túng và mất phương hướng giữa muôn vàn nhãn mác và các lời quảng cáo sản phẩm được phóng đại của những nhà sản xuất. Tuy nhiên, trước khi chọn, người sử dụng nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về đầu đọc CD.

Đầu đọc CD được chia thành hai loại chính, đầu đọc 1 đĩa đơn (single-disc) và đầu đọc nhiều đĩa (multi-disc). Thông thường, những đầu đọc đơn 1 đĩa có chất lượng tốt hơn, do cơ chế hoạt động của nó đơn giản nhưng lại được thiết kế khá kỹ. Hiện nay, hầu như toàn bộ các đầu đọc chất lượng tốt đều là loại cơ đĩa đơn, với những linh kiện được chọn lựa cẩn thận.

Loại đầu đọc nhiều đĩa chủ yếu được sản xuất phục vụ thị trường bình dân và được bán với giá cạnh tranh, nhờ vào thiết kế đơn giản và sử dụng những linh kiện chất lượng thấp. Đa phần các loại đầu multi-disc đều là loại hoạt động theo cơ chế mâm quay. Một mâm đĩa phẳng có thể chứa được từ 3 đến 7 đĩa và nó cho phép người ta có thể vừa nghe nhạc vừa đổi đĩa. Ngoài hai loại trên, còn một loại đầu đọc mega-changers cho phép nạp nhiều loại đĩa (từ 25 đến 400 đĩa CD). Loại đầu đọc này cho phép vừa nghe nhạc, vừa nạp thêm đĩa hoặc thay đĩa trong ổ. Một vài loại đầu đọc mega-changers có chất lượng rất khá.

Lựa chọn loại đầu đọc nào là do sở thích nghe nhạc của bạn. Một số người không quá cầu kỳ trong việc thưởng thức chất lượng âm thanh và thích sự tiện dụng thì sử dụng loại đầu đọc nhiều đĩa hoặc loại mega-changers. Còn những tín đồ audiophile thì lại chọn đầu đọc 1 ổ đĩa. Mặc dù loại đầu đọc này khá bất tiện khi thay đĩa nhưng họ sẵn sàng chấp nhận sự bất tiện đó để đổi lấy chất lượng âm thanh. Thông thường, đầu đọc càng nhiều đĩa thì khả năng tìm kiếm những bài hát, bản nhạc mà bạn ưa thích càng khó. Điều đó lý giải tại sao một số loại đầu đọc dạng mega-changers phải có cổng nối với máy tính để tiện theo dõi danh sách các bản nhạc và duyệt chương trình cho đầu đọc làm việc. Một số đầu đọc loại này còn cho phép down load các thông tin về đĩa (danh mục, nội dung) từ Interrnet, thông qua cổng kết nối với máy tính.

Các bộ phận cơ bản của một đầu đọc CD bao gồm: mạch cấp nguồn, cụm quang học (mắt đọc laser), khối cơ servo (làm dịch chuyển cụm quang học và điều khiển motor quay đĩa); khối vi xử lý trung tâm và mạch hiển thị (display); khối xử lý tín hiệu âm thanh (lọc số, chuyển đổi D/A, khuyếch đại tín hiệu ra 2 kênh...).

Sau khi tín hiệu digital từ đĩa CD được mắt đọc tiếp nhận và qua quá trình xử lý, chuyển đổi, khuyếch đại phức tạp trong đầu đọc, nó trở thành tín hiệu audio được chuyển ra ngoài cho các thiết bị ampli, preampli hoặc receiver thông qua các ngõ ra analog được bố trí ở mặt sau của máy. Thông thường, ngõ ra analog là loại giắc RCA (còn gọi là giắc bông sen). Ngoài ngõ ra analog, phần lớn các đầu đọc CD đều có ngõ ra digital để kết nối với bộ DAC ngoài hoặc các thiết bị có cổng đầu vào tiếp nhận tín hiệu digital như receiver chẳng hạn. Ngõ ra digital cũng thường có hai loại: coaxial (đồng trục) và toslink (quang), trong đó cổng coaxial thường được sử dụng nhiều hơn và cũng mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn. Ngoài các ngõ ra kể trên, một số đầu đọc cao cấp còn có ngõ ra BNC, XLR hay cổng 3 chân AES/EBU. Các ngõ ra này được thiết kế cho những loại dây tín hiệu đặc biệt, làm cho tín hiệu truyền đi đỡ nhiễu hoặc bị suy giảm.

Để mua được đầu CD tốt, ngoài việc quan sát mặt trước và sau máy, người mua nên kiểm tra các thông số của máy trong catalogue hay qua Internet. Đồng thời, cũng nên tìm hiểu sâu về thiết kế trong máy nếu có thể.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đầu đọc được thiết kế kỹ lưỡng, chuyên nghiệp là phía sau máy có cổng ballance. Dấu hiệu thứ hai dễ nhận thấy là các đầu đọc cao cấp thường có ổ đĩa dạng top loading nằm ở mặt trên máy hoặc có bộ cơ kết cấu phức tạp, hay hệ thống cố định đĩa để chống lại lực ly tâm trong quá trình mô tơ quay với tốc độ cao. Tất nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là đúng vì nhiều đầu đọc cao cấp vẫn bố trí ổ đĩa theo kiểu truyền thống. Dấu hiệu thứ ba là những đầu đọc cao cấp khi dùng tay nhấc lên, bạn thường thấy khá nặng do máy có nhiều biến áp và vỏ máy được gia cố để chống rung. Dấu hiệu thứ tư là các đầu đọc có tầng khuếch đại bằng đèn (tube) hoặc khuyếch đại bằng biến thế kết hợp với đèn, thường là những đầu đọc cao cấp.

Ngoài ra, người sử dụng cũng nên tham khảo những thông số của máy trong catalogue hoặc những thông tin mà có thể tìm hiểu được trên Internet. Thông thường, tần số lấy mẫu và số bit càng cao thì chứng tỏ đầu đọc đó xử lý càng tốt. Chẳng hạn một đầu đọc có khả năng upsampling lên tới 192kHz/24 bit sẽ có độ phân giải, độ chính xác tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ đúng trong phần lớn trường hợp chứ không phải tất cả. Một số đầu đọc 14 bit được sản xuất từ rất lâu vẫn đem lại một thứ âm thanh đặc biệt mà các đầu đọc đời mới chưa chắc đã đạt được.

Tỷ lệ S/N (signal to noise ratio) cũng là một thông số quan trọng. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ đầu đọc càng tốt. Thông thường tỷ lệ này không vượt quá 96dB. Ở một số đầu đọc cao cấp, tỷ lệ này đạt trên 100dB.

Nếu có khả năng tìm hiểu sâu hơn về thiết kế bên trong của máy thì bạn nên chú ý tới kết cấu các khối mạch và linh kiện được sử dụng. Nhiều đầu đọc chất lượng cao được thiết kế theo kiểu mạch cân bằng (hoặc mạch đối xứng) mà qua quan sát có thể dễ dàng nhận thấy. Một đầu đọc chất lượng tốt thường có 2 biến thế nguồn to và nặng, được bọc kim cho 2 mạch đối xứng. Một số đầu đọc sử dụng tới 3 biến thế nguồn. Các mạch cơ, mạch DAC, tầng ra analog, tầng ra digital... được tách biệt thành từng khối để tránh hiện tượng can nhiễu lẫn nhau. Thân máy cũng chia thành nhiều ngăn, nhiều lớp; các vỉ mạch thành phần tách rời nhau, hay bố trí chồng lên nhau thành các lớp. Những bó dây bên trong máy được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, không chồng chéo lên nhau; IC đều được bọc lớp chống nhiễu. Linh kiện (tụ, trở, diod) của các đầu đọc cao cấp là loại đặc chế cho audio.

Bộ giải mã DAC của đầu đọc cũng là một thông tin quan trọng giúp cho nhận biết chất lượng của đầu đọc. Một số giải mã được dân chơi âm thanh ưa chuộng như TDA 1541 (1541A, 1541AS1, 1541AS2), TDA1547, PCM63, PCM1702, PCM1704, AD1865, dCS ring DAC, SA7350... Các đầu đọc cao cấp thường lắp nhiều giải mã song song để nâng cao khả năng phân giải của đầu đọc. Tất nhiên ngoài bộ giải mã còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh; nhưng một đầu đọc hay không thể sử dụng bộ giải mã loại chất lượng thấp.

Bộ cơ của máy cũng là một dấu hiệu để nhận biết chất lượng. Một số bộ cơ nổi tiếng thường được sử dụng trong các đầu đọc CD như cơ CDM của hãng Philips, cơ chống rung VRDS của hãng TEAC, hay cơ cu-roa (belt) của hãng CEC.

Công nghệ số thay đổi không ngừng. Các đầu đọc CD hiện tại có các thông số kỹ thuật tốt hơn nhiều so với các đầu đọc thế hệ cũ. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người chơi âm thanh sành sỏi vẫn thích dùng đồ second hand hơn là đồ "brand new".

Thông thường, các đầu đọc đời mới có khả năng đọc được nhiều định dạng đĩa, khả năng sửa lỗi tốt hơn, cập nhật nhiều kỹ thuật mới và có thêm nhiều chức năng, tiện ích. Song, các đầu đọc CD đời mới chất lượng cao thường rất đắt tiền, vượt ra ngoài tầm với của nhiều người; đặc biệt là ở thị trường Việt Nam khi phần lớn người chơi âm thanh có thu nhập thấp. Trong khi đó một chiếc đầu đọc CD đã qua sử dụng thì giá của nó sẽ giảm tương đối để vừa với khả năng đầu tư của nhiều người. Khá nhiều đầu đọc CD đời cũ đã thành danh trên thị trường, hiện vẫn chứng tỏ khả năng vượt trội về chất lượng so với đầu đọc đời mới có cùng tầm tiền.

Tất nhiên, chọn lựa đầu đọc cũ cũng chứa đựng nhiều rủi ro và bạn phải có một chút ít kiến thức để hạn chế những rủi ro đó. Đa phần căn bệnh của các đầu đọc đời cũ là mắt đọc bị yếu hoặc một số rất kén đĩa. Mua đầu đọc cũ cũng có nghĩa là phải chấp nhận một điều kiện bảo hành ở mức tối thiểu cùng những nguy cơ hỏng hóc cao do nó đã qua một thời gian sử dụng khá dài và trong phần lớn các trường hợp, các đầu đọc cũ đều có lai lịch không rõ ràng.

Công nghệ số tiếp tục có rất nhiều thay đổi trong tương lai. Vì vậy, khi đầu tư một khoản tiền đáng kể để sắm một chiếc đầu đọc CD, bạn phải nghĩ rằng sẽ có ngày phải thay thế hoặc nâng cấp nó. Một chiếc đầu đọc cao cấp sẽ đem lại cho bạn cảm giác hài lòng với nó trong một thời gian khá dài. Nhưng không phải ai cũng có khả năng sắm một chiếc đầu đọc đắt tiền. Bạn có thể xem xét một trong những phương án đầu tư sau:

Mua một chiếc đầu đọc có chất lượng và được nhiều người đánh giá tốt. Với những sản phẩm này, việc nhượng lại hoặc trao đổi sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ chỉ phải chịu một mức chiết khấu thấp vì thị trường dễ dàng chấp nhận những đầu đọc đã thành danh.

Mua một chiếc đầu đọc có bộ cơ tốt vì trong tương lai bạn có thể đầu tư tiếp cho bộ DAC rời và tận dụng đầu đọc này như một bộ cơ.

Chọn lựa một đầu đọc có khả năng nâng cấp bằng cách thay thế linh kiện, cải tạo lại nó để đạt tới chất lượng âm thanh tốt hơn. Trường hợp này đòi hỏi bạn phải có một chút hiểu biết về kỹ thuật.

Nguồn: Sohoa - Thế Giới Nghe Nhìn
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Thế nào là torrent ? Tải file torrent thế nào ?

Torrent là gì?

Torrent là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất trong thế giới mạng, đặc biệt là đối với các tín đồ của HD. Torrent là một mạng lưới ngang hàng P2P (Peer to Peer hay People to People) tức là nhiều người cùng kết nối trực tiếp với nhau để chia sẻ file. Giải pháp torrent chuyên được dùng để trao đổi nhưng dữ liệu như phim HD và các nội dung HD khác, game, phần mềm có kích thước lớn.

torrent1.jpg

Ưu điểm của hình thức tải torrent ?

Đây là giải pháp download các nội dung có kích thước lớn rất hiệu quả vì bạn có thể download bất cứ lúc nào, miễn là có đường truyền Internet. Chẳng hạn như bạn đang tải một file thông qua torrent, quá trình tải đã đến mức 98% thì hệ thống mất kết nối Internet. Một lúc sau, sau khi reset modem và kết nối Internet được khôi phục, quá trình tải sẽ bắt đầu từ 98% thay vì phải tải từ đầu giống như hình thức download truyền thống.

Tập tin torrent là gì?

Tập tin torrent là một file nhỏ có kích thước vài KB, chứa đựng tất cả những thông tin như là các tracker, seeder và peer, cho phép download những file có nội dung lớn. Tên của tập tin torrent luôn kết thúc bằng hậu tố .torrent.

Tải tập tin torrent ở đâu ?

Bạn có thể truy cập vào các trang web tìm kiếm torrent như torrentz.com, thepiratebay.org, mininova.org

Các thuật ngữ về torrent mà bạn nên biết ?

+ Seeder: Người đã download hoàn chỉnh một file và đang upload nó.
+ Peer: Người đang download một phần của file torrent và đang upload nó.
+ Ratio: Tỉ lệ giữa tổng số dữ liệu đã upload và tổng số dữ liệu đã download.
+ Leecher: Tương tự như Peer nhưng không có tỉ lệ ratio tốt.
+ Tracker: Một mạng chủ theo dõi, điều phối hoạt động download và upload của tất cả người dùng. Tracker sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết đến người sử dụng như IP của những người cùng kết nối, dung lượng bạn đã download hoặc upload, thời gian chờ...Tracker sẽ lấy địa chỉ IP của bạn và gửi cho những máy khác để họ có thể download được, và ngược lại bạn cũng nhận được thông tin IP của máy khác để bạn có thể download file về.
+ Swarm: Tổng hợp các Seed và Peer tham gia vào việc tải một file torrent nào đó.

Một vài mẹo hữu ích khi download torrent

+ Nếu có thể, nên chọn các file torrent có nhiều seeder bởi càng nhiều seeder bạn có thể download file với tốc độ cao hơn.
+ Trước khi download một file torrent nên đọc comment của người dùng phía dưới để biết được file torrent đó có phải là link fake (link giả hoặc chất lượng không đúng như quảng cáo) hay không.

Phân biệt các public tracker và private tracker

Ngoài public tracker là các private tracker, nơi nội dung HD được cung cấp nhiều hơn và tốc độ download cũng nhanh hơn rất nhiều so với các public tracker. Private tracker là những torrent site bắt bạn phải đăng ký mới được download file torrent, và bất kỳ file torrent nào bạn download/upload hay leeching/seeding đều được ghi lại.
Sở dĩ có sự quản lý chặt chẽ như thế là để tránh tình trạng Hit-and-Run theo đúng tâm lý đại đa số người dùng, có nghĩa là dành hết băng thông để download cho nhanh mà không upload, down xong tắt ngay mà không để seed cho những người download sau.
Trong các private tracker đó, nếu ratio của bạn xuống dưới một mức nào đó thì bạn sẽ tự động bị ban IP hay bị lock nick. Và tất cả các private tracker đều giới hạn số người đăng ký tối đa, mục đích để tránh tình trạng người dùng bị khóa tài khoản này thì lại đăng ký một tài khoản khác.
Nhờ chính sách nghiêm ngặt như trên nên tất cả những torrent down từ private tracker đều có tốc độ tải về rất nhanh vì ai cũng seed và ai cũng muốn cải thiện cái ratio của mình. Những ai đăng ký trước ở các private tracker đều được lợi rất nhiều, những ai đăng ký sau thì hơi vất vả vì phải để seed mòn mỏi. Hiện nay,muốn được đăng ký ở private tracker, bạn thường cần có thư mời (invitation) của một thành viên ở private tracker.

Một số phần mềm để tải torrent ?

Hai phần mềm thông dụng nhất để tải torrent hiện nay là uTorrent hoặc Azureus.

Nguồn: st
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Nghe và đánh giá thiết bị nguồn âm Digital​

Cũng như các thiết bị khác, mỗi đầu đọc đều mang một “màu âm” riêng. Sản phẩm của mỗi hãng cũng có những đặc trưng âm thanh khác nhau. Điều này khiến người chơi khá lung túng khi chọn lựa, song lại tạo ra vô số cơ hội để họ tìm được sản phẩm phù hợp nhất với gu nhạc và hệ thống dàn âm thanh của mình. Những khác biệt ấy có thể nói chính là ý nguyện mà các nhà sản xuất gửi gắm vào sản phẩm với mong muốn mang lại “đường nét” riêng cho chúng. Vậy bí quyết để đánh giá và lựa chọn đầu đọc là như thế nào?

Câu trả lời hoá ra khá đơn giản. Bạn phải căn cứ vào chính bộ dàn của mình để tìm xem nó cần một đối tác như thế nào và chọn lựa theo tiêu chí: thiết bị mua về phải thể hiện thành công nhất thể loại nhạc và phong cách trình diễn mà bạn yêu thích.

Chọn một thiết bị nguồn digital tương hợp với dàn âm thanh đôi khi còn khắc phục được khiếm khuyết của bộ đàn ấy. Ví dụ nếu hệ thống sẵn có của bạn nghe hơi chói chang thì bạn không nên chọn đầu đọc thiên sáng, chính những đầu CD chơi tiếng treble mềm mại, nhẹ nhàng sẽ bù đắp được nhược điểm này. Mỗi sản phẩm đều có ưu nhược điểm của nó nên chỉ bằng cách nghe thử thật kỹ, đặc biệt là với hệ thống của mình, bạn mới có thể chọn được sản phẩm tốt nhất.

Để minh hoạ cho điều này, chúng ta giả định có hai người nghe nhạc với sở thích khác nhau, họ đang cần mua một bộ DAC cho đàn của mình (bộ DAC ở đây tượng trưng cho tất cả các thiết bị phần nguồn âm digital).

đến đây thì bạn đã có thể đoán được DAC nào nên ghép với hệ thống của người nghe A hay B. Bộ DAC số 1 chỉ có thể làm tăng độ sáng mà hệ thống của người nghe A đã có quá nhiều. Bên cạnh đó, những âm thanh bị sạn của nó còn gây phản cảm đối với tiếng đàn violon và giọng ca. Tiếng bass chắc và mạnh của bộ DAC này cũng không mấy quan trọng với gu nghe nhạc của người nghe A. Tuy nhiên, DAC 2 lại có khả năng làm mềm tiếng treble của hệ thống và trút bỏ sự nặng nề mà âm treble gắt gỏng kia gây ra. Ngược lại, bộ DAC 1 là sự lựa chọn hợp lý với người nghe B. Nó không chỉ tăng cường độ và sự chắc chắn trong tiếng bass giúp thoả mãn khiếu nhạc của anh ta, mà còn làm cho âm treble sắc hơn, âm bass căng hơn.

Ví dụ trên nói về hai trường hợp đối lặp nhau, thực tế đôi khi không rành mạch như vậy. Cách duy nhất để có thể mua đúng sản phẩm bạn cần là hãy nghe thử bằng chính đôi tai mình. Hãy xem và kham khảo các tạp chí về âm thanh và căn cứ vào “túi tiền” của bạn để giới hạn số lượng sản phẩm nghe thử. Đọc kỹ một bài giới thiệu về sản phẩm để xem phong cách trình diễn của nó có phải là thứ bạn đang tìm kiếm. Bạn cũng cần cân nhắc khi mua sản phẩm mà bạn chỉ dựa vào bài viết bởi hệ thống âm thanh mô tả trong đó chưa chắc đã giống hệ thống của bạn. Có khi bạn thuộc tuýp người nghe như A còn bài bình luận do một tác giả sở hữu hệ thống âm thanh và nghe nhạc theo sở thích của anh B.

Theo kinh nghiệm thiết bị đắt tiền chưa hẳn đã tốt. Bạn đừng băn khoăn về khoản ngân quỹ có hạn của mình mà hãy nghe thử các sản phẩm ở tầm giá bạn có thể mua được. Một sản phẩm vừa tiền mà lại được một người bạn tin tưởng khen ngợi với phong cách trình diễn âm thanh hợp sở thích của mình thì bạn chớ ngần ngại nghe thử. Có khi bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền đấy! Nếu bạn không mua sản phẩm đó thì ít nhất bạn cũng làm giàu thêm kinh nghiệm nghe thẩm định của mình và có thể so sánh ấn tượng của mình về thiết bị với người viết bài trên báo.

Theo kinh nghiệm, có một số đặc điểm trong trình diễn âm thanh mà bạn cần chú ý khi tìm mua thiết bị phần nguồn digital.

THỨ NHẤT là “bức tranh âm thanh toàn cảnh” sẽ cho bạn cảm nhận chung nhất về âm thanh của một thiết bị digital. Dàn trải, nhẹ nhàng, hài hoà hay chói sắc, nổi ra hay chìm về phía sau? Nó khiến bạn “thả hồn” cùng âm nhạc hay phải căng tai để nghe? Tóm lại là bạn cảm thấy thu giãn hay mệt mỏi khi nghe sản phẩm đó?

Bức tranh âm thanh toàn cảnh của một sản phẩm kỹ thuật số là điều cơ bản cho thấy khả năng thoả mãn lâu bền hay chóng vánh với nhu cầu nghe nhạc của bạn. Nếu bạn cảm thấy mình bị âm nhạc “tấn công”, bạn sẽ ít nghe hơn, và mỗi lần nghe, thời lượng cũng giảm. Nếu bức tranh tổng thể này không hợp sở thích của bạn thù cũng phẩm chất khác dù tốt đến mấy cũng không còn mấy giá trị.

THỨ HAI là bạn cần chú ý đến đặc tính âm thanh của thiết bị digital. Âm thanh của các đầu đọc hay DAC tốt thường được mô tả như: êm dịu, mượt mà, dàn trải, ngọt ngào, tao nhã và hài hoà. Các từ như: sáng, chói, sắc, dồn dập, trực tiếp, sắc nhọn, quá chi tiết, lấn át dùng để chỉ chất lượng trình diễn của thiết bị tồi.

Tuy nhiên đối với các sản phẩm tầm tiền vừa phải, cũng nảy sinh một mâu thuẩn khó giải quyết giữa hai phong cách đối lập trên. Đó là những đầu CD hay bộ DAC cho âm thanh mượt mà, dàn trải và hài hoà thù thường lại trình diễn kém chi tiết. Việc loại trừ được sự dồn dập, lấn át trong âm thanh thường phải đánh đổi bằng sự yếu đuối của các tín hiệu tần số thấp. Chẳng hạn những tiếng trống mạnh mẽ nếu được tái hiện một cách mềm mại thì không thể khắc hoạ được cấu trúc về độ động của âm thanh. Vì thế, độ phân giải của các đầu đọc hoặc DAC có âm thanh mược mà thường thấp hơn so với các sản phẩm có âm thanh hướng về phía trước.

Ngược lại, thiết bị trình diễn chi tiết một cách “phô trương” thì cũng khó có thể chấp nhận. Thay vì tái hiện tinh tế, nó thổi phồng các chi tiết ấy lên. Có thể chấp nhận. Thay vì tái hiện tinh tế, nó thổi phồnng các chi tiết ấy lên. Có thể với một người, họ sẽ thích những âm thanh có vẻ sôi nổi hào hứng ấy, nhưng rồi chẳng sớm muộn, họ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, và khi tắt nhạc đi thì “thở phảo” như trút được gánh nặng! Điều tệ hại nhất mà một thiết bị âm thanh có thể “làm được” là khiến người nghe chỉ muốn vặn nhỏ volume xuống hoặc tắt máy đi.

Có một giải pháp khá hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là thiếu tính cho tiết và một bên là lại cường điệu hoá chi tiết là mua đầu đọc hoặc DAC có chất lượng cao. Chúng sẽ dung hoà được hai nhược điểm này để đạt được trình độ tái hiện là chi tiết, sống động, trung thực mà vẫn tinh tế. Tiếc thay, không phải ai cũng có thể bỏ ra mấy ngàn USD để sở hữu một sản phẩm như thế.

THÚ BA, bạn cần chú ý đến âm sắc và vị trí các nhạc cụ trên sân khấu âm thanh. Nhiều đầu đọc xoá nhoà những âm sắc riêng và sự tinh tế trong âm thanh của mỗi nhạc cụ; âm sắc của các nhạc cụ nghe na ná nhau khiến người nghe cảm thẩy toàn bộ dàn âm thanh được thể hiện bằng một nhạc cụ lớn chứ không phải nhiều nhạc cụ khác nhau. Hoặc tính ba chiều của sân khấu âm thanh bị triệt tiêu. Khoảng cách giữa chúng trong không gian âm thanh cũng không rõ ràng, mà lẽ ra, âm hình của chúng phải được khắc hoạ sắc nét. Với các thiết bị analog thì công việc này chẳng khó khăn gì song lại là một thách thức không nhỏ với thiết bị digital. Nên chọn một đĩa nhạc với bức chân dung xuất sắc về âm hình để đem đi thử khi mua đồ sẽ giúp bạn xác định được đầu đọc nào thực hiện tốt công việc này.

THỨ TƯ, một phẩm chất vô cùng quan trọng khác của thiết bị số cũng là thế mạnh của digital so với analog là độ trong trẻo của sân khấu âm thanh. Chính nhờ tính năng này mà âm nhạc đến tai người nghe mới rộng mở, khoáng đạt và trong vắt như pha lê. Hãy cảm nhận sự trong trẻo của sân khấu âm thanh như khi bạn ngắm thành phố từ trên cao trong một sáng chớm thu, bầu trời cao xanh, nắng óng vàng như trải một… bạn sẽ nhìn thấy trong tầm mắt của mình những toà nhà lớn nhỏ, những lùm cây xanh, đường sá… cho tới tận chân trời vẫn hiện lên rõ nét. Nhưng nếu bạn nhìn thành phố vào một ngày mưa hay có sương mù, hẳn là bạn sẽ không thể cảm nhận được vẻ đẹp mênh mang và nguy nga của thành phố… Tương tự như vậy, sân khấu âm thanh mờ đục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả màn trình diễn.

Trên đây là trao đổi cùng bạn về những đặc điểm chung nhất trong phần tái hiện âm thanh của các thiết bị digital. Bạn cũng rất nên lưu ý tới các khía cạnh khác như: độ sạn của tiếng treble, độ động và nhịp điệu của âm thanh… Tạm gác những vấn đề trên, khi chọn đầu đọc, bạn hãy tự hỏi mình: “Nghe nhạc trong bao lâu thì muốn tắt nhạc đi, hoặc giảm âm lượng xuống?” Sự ham muốn khiến bạn phải nghe hết bản nhạc này đến bản nhạc khác là một dấu hiệu chứng tỏ thiết bị nguồn digital nào đó có tốt và phù hợp hay không. Có những thiết bị làm bạn không tài nào tắt được dòng nhạc đang tuôn trào, có thiết bị lại như xui khiến bạn phải đi làm việc khác. Khả năng gắn kết người nghe với âm nhạc chính là bản chất của âm thanh hi-end.

Và đó cũng là tiêu chí cao nhất để đánh giá các thiết bị kỹ thuật ở phần nguồn.

Nguồn: St
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Em nghĩ đây thực sự là 1 bài viết hay:

Kỳ 1 : 2010 – Nhìn lại những nốt trầm …

4 tháng đầu năm 2011 sắp trôi qua, 1/3 chăng đường đánh dấu những bước chuyển mình lớn lao cả về chất và lượng của forum.

Sự thay đổi này đến từ thượng tầng kiến trúc và cả hạ tầng cơ sở, từ sự năng động, nhanh nhạy nắm bắt tình hình của các nhân vật “ chóp bu “ trong ban quản trị cũng như sự lớn mạnh và tăng trưởng không ngừng của lượng members theo chiều rộng và chiều sâu.

Những sách lược mới, những dự án liên tục được triển khai với tính khả thi rất cao đặc biệt là việc đi sâu đi sát tới từng ngóc ngách của diễn đàn cùng sự am hiểu và cầu thị của BQT đã đem đến một luồng gió mới đầy sinh khí cho cơ thể HDVN đang lớn lên từng giờ từng phút.

Để thấy rõ hơn những thay đổi này chúng ta phải lùi ngược lại quá khứ, nhìn sâu vào những tồn tại đã cát cứ khá lâu trong nội tại HDVN suốt một năm 2010 đầy sóng gió và biến động.

Có thể nói HDVN được xây dựng dựa trên cơ sở là mối tương tác giữa con người – công nghệ, con người – con người, chất keo kết dính giữa 2 mối quan hệ này là những thước phim HD – thứ mà mới chỉ vài năm trước đây vẫn còn là cái gì đó khá xa vời với đại bộ phận members; là những CD, DVD nhạc hải ngoại vốn dĩ chỉ tồn tại ngoài … chợ trời với số lượng hạn chế và chất lượng khá phập phù.

Những nhu cầu thiết yếu để thỏa mãn cái thú chơi này liên quan mật thiết đến các vấn đề về công nghệ, về hitech về nhìn và nghe. Từ đó nảy sinh một thực tế họ cần trợ giúp những thắc mắc không dễ gì giải đáp về IT về âm thanh và như một tiếng gọi vang lên giữa biển kiến thức, một thậm chí nhiều tiếng trả lời khác lập tức vọng lại.

Mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh này phát triển theo cấp số nhân, tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của công nghệ và thị trường giải trí Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Một cách rất tự nhiên nó thúc đẩy sự tăng trưởng đến chóng mặt của HDvietnam –web chuyên biệt về HD đầu tiên của Việt Nam.

Thế nhưng sự phát triển quá nóng của “ nền tri thức mở “ này đem đến những mặt trái của nó.

Tác động to lớn đầu tiên xuất phát từ phía con người và đương nhiên đối tượng chịu ảnh hưởng trước hết cũng là con người, nó đảnh thẳng vào hạ tầng cơ sở.
Một lượng nik ảo, bot rất lớn liên tục xuất hiện khiến số lượng gần 300 000 thành viên vô hình chung trở thành một gánh nặng cho server của diễn đàn khi HDvietnam cũng bị cuốn vào cơn bão DDOS.

Lượng dữ liệu và request khổng lồ được đăng tải trong một ngày khiến forum có những thời điểm quá tải và bị đình trệ, thậm chí đối mặt với nguy cơ có thể bị đánh sập và toàn bộ mồ hôi công sức xây đắp nên HDvietnam bởi sự đóng góp rất vô tư của các members sẽ chỉ còn lại 1 error 404 lạnh lẽo trên màn hình…

Tuy nhiên xét cho cùng đó là điều khó tránh khỏi với bất cứ một web chia sẻ nào chứ không riêng gì HDvietnam.

Con Người - đây có thể coi như thượng tầng kiến trúc, phần hào nhoáng nhất khi bất cứ một ai tình cờ đi ngang qua có thể nhìn vào và đánh giá một forum.

Nhân tố Con Người có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và quyết định sự thăng trầm của diễn đàn, khi sự tương hỗ xuôi dòng ta thấy một con sông yên ả, khi những hệ lụy gây ra bởi mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm tăng cao, những con sóng ngầm trỗi dậy và dễ dàng thấy một dòng nước đỏ ngầu cuộn lên từ đáy.

Một câu hỏi được đặt ra cho rất nhiều forum “ Những thành viên đời đầu, chủ chốt, những nhân vật gạo cội, cây đa cây đề - họ bây giờ ở đâu ? “

Phải chăng vì sự chênh lệch tuổi tác, kiến thức và cung cách tiếp cận diễn đàn của họ với các mem trẻ tuổi mới gia nhập – đôi khi thật khó dung hòa. Kẻ già trách người trẻ comment không tìm hiểu, không suy nghĩ, lắm lúc còn rất khiếm nhã và thể hiện sự non nớt trong cách ứng xử. Người trẻ chê các “ ông già “ cành cao, cổ hủ và bảo thủ.

Bên cạnh đó là sự chồng chéo, dẫm chân lên nhau trong công tác điều hành diễn đàn của một số Mod dẫn đến những vụ ì xèo, mà thẳng thắn ra là cơ hội cho các “ phe phái “ được thỏa sức lên tiếng, nhẹ thì chất vấn, bảo vệ ý kiến của mình, nặng thì lời qua tiếng lại và các mems lại được một phen chứng kiến thứ ngôn ngữ chợ búa, dao kéo và kết quả là sự can thiệp đôi khi khá mạnh tay của Super Mod hay BQT khiến nhiều mem không phục.

Với đặc thù diễn đàn trải rộng trên rất nhiều mảng, lượng kiến thức liên quan đến HD dường như không giới hạn nên thực sự tuyển Mod để quản lý không chỉ đơn thuần bổ nhiệm một người để nhắc nhở, chỉnh sửa, xóa bài hay ban nick mà rất cần một người có sự am hiểu về khu vực họ quản lý một cách sâu sắc. Thật đáng tiếc trong quãng đầu 2010 đợt tuyển Mod của BQT về tổng thể đã không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sự thiếu nhất quán trong cách quản lý thêm vào đó các mối liên lạc khá lỏng lẻo giữa BQT và các điều hành viên mới ( Mod ) dẫn đến vài sự việc khá đáng tiếc và những hiểu lầm không đáng có.

Tiếp đó là một vấn đề nhức nhối không kém khi khu vực mua bán trở nên tù mù hơn bao giờ hết, vẫn biết sự quản lý cho khu vực này là không phải dễ, thương mại điện tử ở VN hầu hết dựa trên lòng tin là chính bởi vậy khi Cầu tăng cao, Cung ắt sẽ có sự xáo trộn. Việc xuất hiện những giao dịch lừa đảo, hàng fake với tần suất tăng dần không còn là việc của “ người ta “ nữa khi mà nhu cầu của các mem về một Box Thương Mại lành mạnh đang trở nên bức thiết.

Có vẻ không dừng lại ở đó, một bộ phận không nhỏ những nhà thương mại sẵn sàng làm lũng đoạn và nhiễu thông tin thị trường với mục đích không đơn giản chỉ là PR cho mặt hàng của họ, điều này khiến rất nhiều mem hoang mang và có cái nhìn thiếu thiện cảm thậm chí là sai lệch về dòng sản phẩm họ lưu tâm và những hệ quả tác động ngược lại HDvietnam là không tránh khỏi, có thể đơn cử box Truyền hình HDTV – một điểm nóng nhức nhối của HDvietnam ngay từ khi được mở ra.

Offline – sự kiện đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và vươn mình mạnh mẽ trở thành box chủ chốt góp mặt vào các event đình đám của diễn đàn, tuy nhiên chẳng có thành công nào dễ dàng và không đánh dấu bởi những thất bại.

Xét toàn cục 2010 với 2 cuộc triển lãm khá hoành tráng tại TP HCM và Hà Nội đã thành công trên phương diện quảng bá thương hiệu cho HDvietnam đến với cộng đồng - những người đã, đang và sẽ quan tâm đến HD, tuy nhiên đáng tiếc khi ảnh hưởng của sự kiện này không chỉ dừng lại ở mức độ tích cực.

Một Sài Gòn nóng lên theo từng giây khi lần đầu tiên tổ chức BQT đã không lường trước được độ máu lửa của các mem, thẳng thắn nhìn nhận cuộc triển lãm đã thất bại trên phương diện dự đoán số lượng người tham gia, tổ chức sắp xếp nhân sự và liên kết địa điểm.

Tháng 7 sau sự cố “ bão “ , một lần nữa triển lãm được đông đảo mem hào hứng tham dự tại Hà Nội. Thế nhưng trên thực tế số lượng người xem thu hút được đã không đáp ứng kỳ vọng của các nhà tổ chức cũng như các đơn vị tham dự triển lãm.
Đây là những mặt trái khi tổ chức một sự kiện bởi các thành viên không chuyên về event, tuy nhiên đó là những kinh nghiệm vô cùng quý giá và qua đó BQT cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cũng như cái nhìn đầy thiện cảm từ một lượng lớn mem, càng chứng tỏ họ không quay lưng lại với HDvietnam.

Thông qua bài viết, bình luận viên muốn đưa ra cái nhìn khách quan nhất về phần nổi của tảng băng đến với các mem, bên cạnh đó cũng muốn đặt ra những câu hỏi cho tất cả mọi người cũng như chính bản thân mình.

HDvietnam và chỗ đứng của forum ?
Giá trị cốt lõi của HDvietnam là gì ?
Bạn là ai trong một cộng đồng đang ngày một lớn mạnh ?
Sự đóng góp của bạn dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng, một ý kiến mang tính xây dựng cho diễn đàn có lẽ không khó để nêu ra :)

......

 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

DVD Audio - Bài này bác TQN giải thích quá chi tiết và cụ thể:

Ngoài DVD Video thông thường, còn một định dạng DVD khác là DVD-Audio, thư mục hệ thống của DVD-A là AUDIO_TS.

DVD-A hỗ trợ chủ yếu là Audio, và bên cạnh đó vẫn có thể "tích hợp" thêm Video trong thư mục VIDEO_TS (tuy nhiên chỉ là phụ). Chất lượng Audio trên DVD-A cao hơn rất nhiều so với CD. Để đọc DVD-A, cần có đầu đọc DVD-A riêng, khác hẳn với đầu DVD Player thông thường. Hiện nay một số DVD Player "tích hợp" chung việc play cả 2 định dạng DVD-A và DVD-V.

Audio trên DVD-A có định dạng tương tự CD, là PCM, và được đóng gói trong container MLP. Hỗ trợ tới 96kHz, 24bits, 6CH (so với CD là 44.1kHz, 16bits, 2CH). Để hỗ trợ nhiều hơn tới người nghe, DVD-A thường ghi 2 hệ thống MPL trên cũng một disc, một chương trình: 1 MPL Stereo và 1 MPL 6CH(5.1).

Vì vấn đề giá cả cũng như các thiết bị player, hệ thống nghe, v.v... Nên DVD-A không nhiều khách hàng như DVD-V, sản phẩm chủ yếu được bán tại Bắc Mỹ và Nhật Bản cho những khách hàng khó tính về chất lượng và có thu nhập cao.

Các bản DVD-A được đóng gói dưới dạng iso có thể chơi trên PC với phần mềm foobar2K + plugin. Bác có thể tìm và download về những bản DVD-A này để thử chất lượng âm thanh tuyệt vời của nó.

Thân!
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Lưu lại đây để lúc nào cần còn biết đường mà tìm :D

Nhằm giúp mọi người 1 số mẹo nhỏ kiểm tra thời gian sử dụng của tv, từ đó tránh trường hợp các ae mới bị qua mặt mua nhằm tv trưng bày hoặc đồ cũ!
Topic này lập ra ko chỉ cho người mới mà các pro hoặc ae có nhiều loại tv khác nhau cùng đóng góp ý kiến nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chúng ta.
Sau đây mình trình bày vài cách kiểm tra thời gian sử dụng của vài hãng(mình copy và sumary lại :D), ai thấy sai thì đóng góp ý kiến và bổ sung các kiểu kiểm tra mới:
1 - TV Panasonic: (plasma và LCD, ai có LED check thử xem)
1 tay bấm và giữ nút Channel - trên TV,
plasma.jpg

1 tay bấm phím Recall trên remote 3 lần
Trên màn hình sẽ xuất hiện Service menu, các bạn nhìn 2 dòng cuối cùng bên phải sẽ thấy 2 thông số "Time hour:minute " chỉ thời gian hoạt động của TV, "Count : " chỉ số lần bật/tắt TV.
plasma1.jpg


2 - TV Sam Sung:
Để vào chức năng "Service Mode" của TV các bạn sử dụng remote TV và bấm 4 nút sau ( nên quan sát vị trí của 4 nút: Power, Info, Menu, Mute vì mỗi lần bấm nút cách nhau không quá 1s )
Để standby --> Info -- Menu -- Mute -- Power On
Xem trong phần SVC - SUB Option - Panel display time

Màn hình service hiện lên, thông số thời gian sử dụng của màn hình ở dòng đầu tiên.. Sử dụng các phím: Lên, xuống, trái, phải để xem và Enter để tinh chỉnh thông số (chú ý tốt nhất ko nên chỉnh gì cả) >"<

3 - TV Sony:
1. Để vào Service Menu, nếu TV đang tắt (nghĩa là standby), bạn bấm nhanh lần lượt các nút sau (lưu ý: nếu TV đang mở thì bạn bấm nút POWER trên remote để tắt nó đi, và khi đó phải bấm 4 nút dưới đây lần lượt trong 3 giây để tránh TV bật lại):
<DISPLAY> <5> <Volume +> <POWER>

2. Bấm <JUMP> và giữ cho tới khi PANEL service menu hiện ra.

3. Bấm và giữ <2> cho đên khi OPTION_E hiện ra.

4. Hai mục “LampTM” (thời gian đèn hình mở, tính bằng giờ) và “LampCT” (số lần bật tắt màn hình) được hiển thị đầu tiên trong OPTION_E. Nếu nó không hiện ra, bấm nút <1> liên tục cho đến khi nó hiện ra.
Màn hình sẽ nhìn như sau:
PANEL NVM OK 9 OPTION_E
0 LAMP 0 Diff 1
LampTM #### LampCT ####
5. Để hiển thị mục PanelTM (tổng thời gian TV được bật, không chỉ là đèn hình, chắc có lẽ tính luôn lúc nó standby chăng, khúc này em không hiểu khác nhau giữa PanelTM và LampTM là gì), bấm <1> cho đến khi nó hiện ra. Khi đó màn hình hiển thị như sau:
PANEL NVM OK 9 OPTION_E
7 SH SFT1 10 Diff 1
PanelTM ####
6. Khi đã xong, bấm POWER để thoát menu này.

Tóm tắt:

* Vào service menu = <DISPLAY> <5> <Volume +> <POWER>
* Thoát Service Menu = <Power>
* Menu Kế tiếp = <1>
* Menu Trước đó = <4>
* Mục kế tiếp = <2>
* Mục Trước đó = <5>
* Thay đổi tăng = <3>
* Thay đổi giảm = <6>
* Lưu thay đổi mới = <MUTE> <ENTER>
* Quay về thiết lập mặc định của nhà sản xuất = <8> <ENTER>

4 - TV Toshiba:

1 - Mở TV lên
2 - Nhấn nút MUTE 3 lần trên remote
3 - Nhấn nút MUTE trên remote 1 lần nữa và giữ
4 - Sau đó nhấn nút MENU bên hông màn hình tv, rồi thả cả 2 nút ra (nút MUTE trên remote và MENU trên tv)
5 - Có chữ S phía trên góc phải màn hình
6 - Nhấn nút MENU bên hông màn hình TV 1 lần nữa và bạn đã vào Service Menu
Sử dụng phím CH+ và CH- để di chuyển xuống lên
Tốt nhất ko nên chỉnh gì
Chọn Set off để thoát khỏi Service Menu

5 - TV Sharp:
1 - Tắt TV đi.
2 - Nhấn và giữ 2 nút VOL- và CH+
3- Vẫn giữ 2 nút đó và mở TV lên, TV sẽ hiện lên Service Menu
4 - Sử dụng 2 phím CH+ và CH- để di chuyển lên xuống
Tránh chỉnh sữa các thông số
Chọn Set off để thoát khỏi Service Menu

Trên đây là cách vào Service Menu của các hãng để xem thông số thời gian sử dụng
Các pro ai còn cách nào khác và của nhãn khác thì post lên luôn nhé :D
Mình ko có tất cả các nhãn tv để test nên ai có thì test hộ nhé :)
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Có một số màn hình không đúng đâu
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Bài này viết về ống kính canon rất đầy đủ, em xin phép trích dẫn ra đây để lúc nào rỗi thì đọc :))

Trong forum ngày càng nhiều người yêu ảnh. Nhiều người đã tìm đến các body DSLR . Và có vô vàng ống kính để lựa chọn, đó là một câu hỏi nang giai cho newbie... mọi việt được giải quyết khi các bạn đọc xong bài này.

(Cái này là em tổng hợp từ nguồn bên vnphoto, em để lâu rồi nên ko nhớ tên tác giả, nếu tác giả có vo tình đọc đươc xin lượng thứ cho em về thiếu xót trên.)



THẾ GIỚI CỦA ỐNG KÍNH

I. Những khái niệm cơ bản

I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao?

Không, đây thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như các máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.

Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói không phải tất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với mình và tìm những ống kính tốt gắn lên nó.

I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)?

Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía sau nhưng có một bức tường, một vách đá hoặc cái gì đó khiến bạn không thể làm được điều này, vì vậy bạn phải bảo mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.

Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn tạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh và trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ “dài”. Có ba loại ống kính chính được phân chia theo “lượng cảnh vật” mà chúng thu được, và trường nhìn của mỗi loại được xác định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.

Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ống kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần vào đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình thường.

Một ống kính góc rộng có thể tạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều này có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thường. Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc tối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa để chụp được tất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn.

Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) tựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn và làm đối tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực tế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy ảnh phim 35 mm.

Đây chỉ là sự phân loại chung chung, tất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạn có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt có thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất tốt khi mô tả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máy ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để tậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đâu bạn phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim từ khoảng cách xa lắc.

I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime).


Ống kính một tiêu cự là ống kính mà trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ có một cách để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dù kỹ thuật này không tạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự khác nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.

Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bạn của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn có thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn.

Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việc chế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui khi chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đây rất khó tìm các ống kính một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn.

Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn và có ít nhóm thấu kính hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn muốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phù hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dài tiêu cự và luật phối cảnh.

Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, tạo ra một bức ảnh tương phản tốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đáng buồn là trong thực tế không thể có một ống kính như vậy.
Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ống kính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường tậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng tấn và trị giá cả một gia tài.

I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh của mình?

Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:

- Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?
Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạn hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...

- Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?
Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn là điều rất quan trọng.

- Bạn muốn mua các ống kính mới hay đã sử dụng?
Câu hỏi này cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.

- Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?
Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cự chuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khung đối tượng chụp.

- Bạn muốn có một ống kính nhanh không?
Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung với hiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều ánh sáng hơn đi qua.

- Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?
Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được như vậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện tại và trong tương lai.

- Bạn quan tâm đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?
Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn các ống kính khác trang bị động cơ nhanh. Các động cơ USM dạng vòng tốc độ nhanh, êm và có thể thay thế hoàn toàn lấy nét tay nhưng các ống kính có động cơ này thường đắt hơn các ống kính khác.

- Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?
Độ sắc nét và tương phản được hầu hết chúng ta quan tâm, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu cự rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện tượng loé hình (làm giảm tương phản và tạo ra các điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặc trên khung hình)

I.5. Ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh EOS?

Có hai điều nên lưu tâm:

- Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền là điều không kinh tế chút nào, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa này cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “quá rẻ”.

- Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự tốc độ lấy nét nhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn và nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg khi chụp ảnh?...

Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.

Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.

I.6. Thế nào là ống kính EF-S?

Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử).

Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS tầm thấp và tầm trung được sản xuất từ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng không một máy phim nào tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với tất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.
Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. Các máy ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hình nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khung hình tiêu chuẩn (full frame)

Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đây là lý do vì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.

Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, từ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM (tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.

Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện tại cảm biến ảnh khổ rộng tương đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi giá thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệt để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, còn vấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.

I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?


Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấm đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.

Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn là người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì bất kỳ những gì bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên tấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có một vấn đề nên lưu tâm là hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khung hình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hình nhỏ).
I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S.

Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có một hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với thân máy, đây không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúp giảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắp một ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.

I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim.


Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trợ ống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm vào đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-S không thể tạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máy ảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đây cũng là máy ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực tế thì không vì máy ảnh APS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.
I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S.

Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (và dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháo phần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với các thân máy có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩn thì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên các máy EOS đời cũ như D30, D60 và 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EF-S 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va vào gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậy EF-S dù đã “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).

I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kính


Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạn mua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả giá tiền.

Ví dụ:
CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mm

EF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.
28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính là đa tiêu cự có thể thay đổi giá trị từ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số này đo bằng milimét biểu thị góc thu hình của ống kính.

1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.6, trên thực tế đây là ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còn là f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều ánh sáng đi qua ngay cả khi đã mở hết cỡ.

Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét tự động, nghĩa là ống kính này sử dụng các động cơ thông thường (loại AFD hoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).
Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.

CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.

EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.

200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.

1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn, nhất là với ống kính 200mm.

L- Chỉ loại ống kính dạng L “luxury” của Canon, nói chung đây là dạng ống kính tốt nhất của Canon, chúng được đánh dấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.

II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng các đặc tính tương tự.

USM- nghĩa là ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM không thuộc dòng L được đánh dấu bằng đường viền vàng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USM nhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên và đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)

Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Loạt bài về ống kính canon phòng trong trường hợp lúc nào lên đời len :))

II. Các loại ống kính

II.1. Ống kính dòng L của Canon

Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L “luxury”. Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phần lớn ống kính L có chất lượng chế tạo rất tốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là các ống kính rất nhanh. Gần như tất cả các ống kính tiêu cự dài dòng L đều được sơn màu trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên nghiệp vì vượt khỏi tầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh tốt nhưng giá thành, trọng lượng và kích cỡ không khiêm tốn chút nào.

Đương nhiên là không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều ống kính khác cũng có chất lượng rất cao mà không cần đến những thấu kính fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòng L tuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.

Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon là đánh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số hãng khác cũng đánh đường viền này lên đuôi ống kính của mình nhưng chất lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.

II.2. Phân nhóm ống kính


Canon chỉ chia hai nhóm ống kính có L và không L, nhưng những ống kính không L vô cùng đa dạng và đáp ứng đủ loại nhu cầu khác nhau. Theo đường không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:

Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)

Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp, chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kính này được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao. Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 II, ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất tốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳng và thẳng, gần đây những ống kính này được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có thể Canon sản xuất nhiều loại ống kính này để dành cho thị trường đường phố, cửa hiệu tạp hoá, siêu thị…nơi mà chất lượng ảnh không được quan tâm như giá cả.

Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự tầm trung (midrange zoom)

Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế tạo tốt hơn, ngàm gắn bằng kim loại và có in thước đo, loại này thường lắp USM để lấy nét, một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM and 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng “tử tế” tuy chất lượng quang học không được pro, chụp tốt cả ở góc rộng. Những ống kính này được thiết kế khá tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêu cự phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-4.5 II và một số ống đa tiêu cự trước đây cũng có chất lượng quang học tốt dù không sử dụng USM nhưng khá nóng trên thị trường “đồ cổ”.
Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)

Canon từng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng chế tạo chấp nhận được (gắn động cơ lấy nét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp và kết cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính nhóm này đều thuộc dạng ống kính tiêu chuẩn, không có ống cực rộng, không có ống siêu dài, thiết kế thuộc thời đầu của máy ảnh EOS nên trông không sành điệu lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.

Nhóm 4: Ống kính “xịn” một tiêu cự (good primes)

Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu tốt nhưng không dùng các thấu kính giảm thiểu quang sai, không có tinh thể fluorite và cũng không có ký hiệu “L” lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và 100mm 2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại. Đây là những ống kính chuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đám như dòng L.

Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)

Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích nào đấy, ví dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêu cận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng ngoại, ống kính DO…

II.3. Một số ống kính thường gặp.

Những ống kính này đều dùng cho máy Canon, có loại đang sản xuất, có loại đã ngừng sản xuất, chúng đều là ống kính EF (trừ khi có đánh dấu EF-S riêng). Một số ống kính, nhất là loại siêu dài hay siêu rộng, sử dụng những kính lọc đặc biệt bằng gelatin lắp trong thân ống. Nhiều ống có in chữ MACRO nhưng chỉ một số ít là ống macro thứ thiệt (tỷ lệ phóng đại 1:1), riêng ống 50mm 2.5 Compact Macro cần bộ chuyển Life-Size để đạt tỷ lệ này.

Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)

Vỏ và ngàm gắn đều bằng nhựa (trừ 75-300 và 28-200 ngàm kim loại), không in thước đo. Những ống kính nhóm này dùng USM là loại USM rẻ tiền (micromotor USM) không phải USM dạng vòng và đánh dấu bằng một vạch vàng ở đuôi ống. Một số ống kính có đánh dấu bằng vạch màu bạc. Đa phần các ống kính nhóm này có thể chuyển chế độ sang lấy nét bằng tay, nhưng vòng lấy nét thường là khó sử dụng.

EF-S 18-55 3.5-5.6, Ø58

Ống kính bộ, chất lượng khá
EF-S 18-55 3.5-5.6 USM, Ø58

Chỉ bán ở Nhật
EF-S 18-55 3.5-5.6 II, Ø58
Cải tiến từ ống kính trên

22-55mm 4.0-5.6 USM, Ø58
28-105mm 4.0-5.6, Ø58
28-105mm 4.0-5.6 USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6, Ø58
28-200mm 3.5-5.6, Ø72
28-200mm 3.5-5.6 USM, Ø72
28-80mm 3.5-5.6, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 II, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 II USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 III, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 III USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 IV USM, Ø58
28-80mm 3.5-5.6 V USM, Ø58
28-90mm 4-5.6, Ø58
28-90mm 4-5.6 USM, Ø58
28-90mm 4-5.6 II, Ø58
28-90mm 4-5.6 USM II, Ø58

Đánh dấu bằng vòng màu bạc
35-70mm 3.5-4.5 A, Ø52
Không có vòng lấy nét tay
35-80mm 4-5.6, Ø52
35-80mm 4-5.6 PZ, Ø52
35-80mm 4-5.6 II, Ø52
35-80mm 4-5.6 III, Ø52
35-80mm 4-5.6 USM, Ø52
35-105mm 4.5-5.6 USM, Ø58
38-76mm 4.5-5.6, Ø52
55-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
55-200mm 4.5-5.6 II USM, Ø52
75-300mm 4-5.6, Ø58
75-300mm 4-5.6, Ø58
75-300mm 4-5.6 II, Ø58
75-300mm 4-5.6 II USM, Ø58
75-300mm 4-5.6 III, Ø58
75-300mm 4-5.6 III USM, Ø58
75-300mm 4-5.6 USM, Ø58
80-200mm 4.5-5.6, Ø52
80-200mm 4.5-5.6 II, Ø52
80-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
90-300mm 4.5-5.6, Ø58
90-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
100-200mm 4.5 A, Ø58
Không có vòng lấy nét tay

Nhóm 2- Các ống đa tiêu cự tầm trung

Tất cả các ống kính này đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét tự động- tay chậm và đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đàn hồi, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)
EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77
Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực tốt
EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67
EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77
Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tạo chỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L
20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø77
24-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67
Có cả màu đen và bạc
28-70mm 3.5-4.5, Ø52
28-70mm 3.5-4.5 II, Ø52
28-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58
Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa
28-105mm 3.5-4.5 “Macro” USM, Ø58
28-105mm 3.5-4.5 II “Macro” USM, Ø58
28-135mm 3.5-5.6 IS “Macro” USM, Ø72
35-70mm 3.5-4.5, Ø52
Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ
35-105mm 3.5-4.5 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
35-135mm 4-5.6 USM, Ø58
50-200mm 3.5-4.5, Ø58
Vỏ kiểu cũ
70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø58
70-210mm 4 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
100-300mm 5.6 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.
Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
Tất cả đều có vỏ kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp) trừ ống 50mm 1.8 mark II
28mm 2.8, Ø52
35mm 2, Ø52
50mm 1.8, Ø52
50mm 1.8 II, Ø52
Ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo nhưng chất lượng quang học tương đương 50mm 1.8
Nhóm 4- Ống kính “xịn” một tiêu cự
Giống ống đa tiêu cự tầm trung, ống kính này có vỏ chế tạo theo cả kiểu cũ và kiểu mới.
15mm 2.8 (ống kính mắt cá)
Vỏ kiểu cũ
20mm 2.8 USM, Ø72
Vỏ kiểu mới
24mm 2.8, Ø58
Vỏ kiểu cũ
28mm 1.8 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới
50mm 1.4 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới
50mm 2.5 Compact macro, Ø52
Vỏ kiểu cũ , ống macro đạt tỷ lệ 1:1, 1:2 nếu có cơ cấu chuyển đổi
EF-S 60mm 2.8 USM macro, Ø52
Ống macro chuyên dụng duy nhất kiểu EF-S
85mm 1.8 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới.
100mm 2 USM, Ø58
Vỏ kiểu mới – dễ nhầm với ống kính 100mm 2.8, là một ống kính macro
100mm 2.8 Macro, Ø52
Vỏ kiểu cũ, ống macro chuyên dụng
100mm 2.8 Macro USM, Ø58
Vỏ kiểu mới, ống macro chuyên dụng
135mm 2.8 SF, Ø52
Vỏ kiểu cũ nhưng vòng lấy nét khá mềm mại.
Nhóm 5- Các ống kính đặc biệt
Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1)
TS-E 24mm 3.5 L, Ø72
Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
TS-E 45mm 2.8, Ø72
Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
TS-E 90mm 2.8, 58
Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
EF 70-300 4.5-5.6 DO IS USM
Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
EF 400mm 4 DO IS USM
Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
Nhóm 6- Ống kính dòng L
Tất cả các ống kính dòng L đều dễ dàng nhận dạng với vạch đỏ trên ống và chữ “L” ghi cuối các ký hiệu kỹ thuật.
Phần lớn các ống kính dòng L đều được chế tạo từ nhựa đen, bóng, nặng, bền hoặc từ kim loại sơn trắng. Những ống kính sản xuất gần đây (sau năm 1999) đều chống thấm nước kể cả các ống kính vỏ bằng nhựa đen. Chỉ có một số ít các ống kính L trước kia có vỏ chế tạo theo kiểu cũ, không tốt bằng dòng L sau này, nhưng chất lượng quang học không thua kém.
Hầu hết các ống kính L đều to và nhanh, vì vậy khá đắt. Gần đây Canon có cho ra lò một số ống kính L dễ mua hơn, khẩu độ lớn nhất f/4 nên nhỏ, nhẹ và rẻ hơn ống f/2.8 tương đương. Tất cả các ống kính L đều là loại EF, không có ống kính L ngàm dạng EF-S.
14mm 2.8 L USM
24mm 1.4L USM
16-35mm 2.8 L USM, Ø77
16-35mm 2.8 L II USM, Ø82
17-35mm 2.8 L USM, Ø77
17-40mm 4 L USM, Ø77
20-35mm 2.8 L, Ø72
24-70mm 2.8 L USM, Ø77
24-105mm 4 L IS USM, Ø77
28-70mm 2.8 L USM “Macro”, Ø77
28-80mm 2.8-4 L USM, Ø72
28-300mm 3.5-5.6L IS USM, Ø77
35mm 1.4 L USM, Ø72
35-350mm 3.5-5.6 L USM, Ø72
50mm 1 L USM, Ø72
50mm 1.2 L USM, Ø72
50-200mm 3.5-4.5 L, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
70-200mm 2.8 L USM, Ø77
70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
70-200mm 4 L USM, Ø67
80-200mm 2.8L
Vỏ kiểu cũ
85mm 1.2 L USM, Ø72
85mm 1.2 L USM II, Ø72
100-300mm 5.6 L, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77
Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
135mm 2 L USM, Ø72
180mm 3.5 Macro L USM, Ø72
Ống macro tỷ lệ 1:1
200mm 1.8 L USM
200mm 2.8 L USM, Ø72
200mm 2.8 L II USM, Ø72
300mm 2.8 L USM
300mm 2.8 L IS USM
300mm 4 L USM, Ø77
300mm 4 L IS USM, Ø77
400mm 2.8 L USM
400mm 2.8 L II USM
400mm 2.8L L IS USM
400mm 5.6L USM
500mm 4 L IS USM
500mm 4.5 L USM
600mm 4 L USM
600mm 4 L USM II
1200mm 5.6L USM
II.4. Ống kính bộ bán kèm thân máy
Canon bán nhiều máy ảnh phổ thông giá cả khá hợp lý, hoặc chỉ có thân máy hoặc kèm theo ống kính, dây đeo và một số phụ kiện khác. Những bộ máy ảnh này có giá hấp dẫn và phần lớn người tiêu dùng hài lòng vì chúng thuận tiện và ống kính kèm theo khá rẻ. Những ống kính bán kèm này thường được gọi là ống kính bộ (kit lens), mặc dù chúng ta có thể mua rời nếu muốn.
Không may là các ống kính bộ của máy ảnh bình dân được sản xuất nhằm mục tiêu rẻ nhất có thể, chất lượng quang học thường không cao nên tạo ra các bức ảnh không được sắc nét lắm và có độ tương phản thấp. Về hình thức, các ống kính này cũng có vẻ thô kệch hơn và đều là các ống kính chậm, không phù hợp lắm khi chụp trong môi trường thiếu sáng. Những đặc điểm này thấy rõ đối với nhiều hãng khác, ở các mức độ khác nhau chứ không chỉ là máy ảnh của Canon.
Các ống kính bộ cũng có thể cho ra những bức ảnh tốt, nếu bạn không chụp ở góc rộng nhất hoặc khép khẩu độ nhỏ lại tới f/8 chẳng hạn thì có thể tăng độ nét cho bức ảnh.
II.5. Tạo sao một ống kính chất lượng lại đắt đến vậy?
Ống kính là một sản phẩm rất phức tạp và vô cùng đắt cả trong khâu thiết kế lẫn chế tạo, mỗi bộ phận được gia công cực kỳ chính xác và được lắp ráp rất cẩn thận. Thấu kính được chế tạo từ các loại thuỷ tinh đặc biệt tinh khiết và rất đắt tiền. Các ống kính cao cấp không được bán nhiều như các ống kính rẻ tiền, vì vậy chúng lại càng đắt hơn, oái oăm thay, đây chính là các ống kính mà chúng ta thường thèm muốn.
Các ống kính tầm giá 200 đến 300$ có vẻ quá khả năng của những người mới bắt đầu, nhưng chúng lại là hàng chợ đối với kẻ chuyên nghiệp. Những ống kính có chất lượng quang học tốt trị giá cả gia tài, vì vậy mà nhiếp ảnh thực sự là một thú vui khá tốn kém.
III. Sự lựa chọn khó khăn
III.1. Một ống kính tốt cho người mới bắt đầu.
Điều này phụ thuộc mục đích chơi ảnh của bạn, tuy nhiên cũng có một số vấn đề nên cân nhắc:
Trước khi bạn mua một ống kính nào đó, bạn phải chắc chắn là bạn muốn mua ống kính nào. Phần lớn các cửa hiệu đều chẳng quan tâm nếu bạn mang theo mình máy ảnh với một cuộn phim hoặc một tấm thẻ nhớ, chụp thử vài kiểu với vài ống kính (nên dùng chân máy hoặc có điểm tỳ), bạn có thể bị cằn nhằn đôi chút nhưng việc chụp thử này rất quan trọng đến quyết định lựa chọn của bạn.
- Ống một tiêu cự rẻ tiền.
Nếu bạn chủ yếu muốn học hỏi những kỹ năng chụp ảnh cơ bản và muốn chụp những bức ảnh có chất lượng tương đối thì ống kính đầu tiên bạn nên chọn là Canon 50mm 1.8. Đây là ống kính một tiêu cự rất nhanh. Về mặt kỹ thuật, chế tạo ống kính 50mm khá dễ dàng nên nó có cái giá rất hấp dẫn. Một ống kính Canon 50mm 1.8 mark II đời mới có giá chưa đến 75$.
Ống kính này vừa rẻ, vừa chụp được những bức ảnh sắc nét lại có thể sử dụng trong điều kiện thiếu sáng mà không cần đến ánh sáng chói lọi của đèn flash. Bởi vậy những tấm ảnh chụp được trông tự nhiên hơn nhiều những tấm ảnh chụp bằng máy du lịch cả vì chúng sắc nét hơn cả vì chúng không bị bóp méo bằng ánh sáng nhân tạo của đèn flash, những tấm ảnh chụp bằng ánh sáng tự nhiên bao giờ trông cũng hấp dẫn hơn chụp bằng flash theo máy.
Đương nhiên do đây là ống kính một tiêu cự nên bạn phải đi tới, đi lui để chụp được những bức hình như ý, đôi khi một số bức phải chụp ở góc rộng hoặc góc hẹp sẽ không thực hiện được, đây là nhược điểm chủ yếu.
Lưu ý là Canon chế tạo hai đời ống kính này. Đời đầu không có các chữ số La mã nhưng có ngàm gắn bằng kim loại, có thước đo khoảng cách và loa che ống kính dạng kẹp (tuỳ chọn). Đời sau mark II có ngàm gắn bằng nhựa, không có thước đo và có loa che dạng xoay trông khá thô. Chất lượng quang học của hai ống kính này tương đương nhau. Canon còn bán ống kính 50mm 1.4 USM, về mặt quang học nhanh hơn và sử dụng USM lấy nét, nhưng về giá nó đắt hơn ống kính 50mm 1.8 khá nhiều.
Nếu bạn sử dụng máy ảnh số có hệ số thu nhỏ (phần lớn các máy EOS cơ bản trừ số ít các dòng cao cấp) thì ống kính 50 mm này có thể ít hữu dụng hơn, vì nó làm việc giống ống kính có tiêu cự dài hơn khi lắp cho các máy ảnh này và góc nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Trong trường hợp này ống kính 28mm 2.8 có thể là lựa chọn tốt hơn.
Những ống kính đa tiêu cự phổ thông
Nếu bạn coi trọng đến sự tiện lợi và chất lượng ảnh không phải là ưu tiên thì nên chọn ống kính đa tiêu cự giá rẻ, như là ống kính bộ bán kèm các máy ảnh phổ thông. Tuy nhiên không phải lúc nào những ống kính này cũng cho một chất lượng ảnh thấp, ngoại lệ có thể là ống kính EF-S 18-55 bán kèm các thân máy EOS 300/350/400 và Digital Rebel. Ống kính này dù khá rẻ nhưng không quá tồi, đặc biệt khi bạn sử dụng ở khẩu độ f/8 hoặc nhỏ hơn.
Nếu bạn khá rủng rẻng và muốn sự tiện lợi của một ống kính đa tiêu cự thì bạn nên chọn các ống kính đa tiêu cự đã qua sử dụng đời cũ, nhiều ống kính dạng này có chất lượng khá tốt so với tầm tiền. Chẳng hạn bạn có thể mua ống kính ngàm kim loại 28-70 3.5-4.5 II qua sử dụng có giá xấp xỉ ống kính mới 28-80 toàn nhựa. Nếu bạn muốn có ống kính lấy nét USM êm ái bạn có thể cân nhắc ống 28-80 3.5-5.6 USM ngàm kim loại (không phải loại đời sau ngàm nhựa có đánh số La mã), một ống kính có chất lượng chế tạo giống hệt 28-105 3.5-4.5 USM. Hai ống kính cũng rất hợp lý tuy không còn được sản xuất và bạn phải tìm chúng trên thị trường đồ cũ là ống 35-135 4.0-5.6 USM và ống đời cũ 35-105 3.5-4.5. Nhược điểm chính của các ống này là chúng không đủ rộng khi lắp trên máy có hệ số thu nhỏ.
Tóm lại bạn không cần phải quan tâm đến những cửa hàng xa xỉ bởi một ngân sách eo hẹp miễn là bạn không ngại hàng đã qua sử dụng.
Ống kính đa tiêu cự tầm trung.
Nếu bạn có ngân sách rộng rãi hơn thì nên cân nhắc đến nhóm ống kính đa tiêu cự tầm trung. Chẳng hạn, hai ống kính rất phổ biến của Canon 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM. Cả hai đều là các ống kính cứng cáp, đẹp, dù chất lượng quang học chưa phải đỉnh cao, cả hai đều nhanh, lấy nét êm nhờ USM, cả hai cùng đắt và nặng hơn các ống kính đa tiêu cự rẻ tiền, nhưng phần lớn dân chơi ảnh đều đủ khả năng mua chúng.
Trong hai ống này, cái đầu có tiêu cự dài hơn chút ít, khá tốt khi cô lập đối tượng và thích hợp khi chụp chân dung, cái sau góc rộng hơn (góc thu hình khác nhau khá nhiều giữa ống 24 và 28mm) và rất thông dụng khi chụp du lịch. Ống 24-85 3.5-4.5 USM cũng rất hợp khi xài trên các dòng máy có hệ số thu nhỏ như 300D/Digital Rebel/Kiss Digital hay 10D.
III.2. Một số ống kính EF và EF-S thông dụng.
EF 16-35 2.8L USM và EF 17-35 2.8L USM :Một ống đời mới và một ống đời cũ, cả hai đều góc rộng, nhanh, chất lượng hạng chuyên nghiệp được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền.
EF 17-40 4L USM: Phiên bản chậm hơn hai ống trên, phổ biến đối với dân nghiệp dư có tay nghề.
EF-S 18-55 3.5-5.6: Khá tốt cho các chủ nhân của máy 300D/Digital Rebel, 350D/Rebel XT và 400D/Rebel XT, được bán kèm các máy Canon hạng phổ thông. Chất lượng ảnh tốt, giá phải chăng.
EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM: Rất thông dụng đối với người dùng máy Canon cảm biến nhỏ, ống này cho chất lượng ảnh tốt cho cả vùng tiêu cự và được hỗ trợ bởi cơ cấu ổn định hình ảnh.
EF 28mm 2.8: Ống kính góc rộng, nhẹ, giá phải chăng, phù hợp cho chụp phong cảnh và những thứ tương tự.
EF 50mm 1.8 và EF 50mm 1.8 II: Ống kính nhanh, nhẹ, rất rẻ, rất tốt cho người mới bắt đầu và dân nghiệp dư hạng khá, cho ra những tấm ảnh nét một cách ngạc nhiên với giá phải chăng.
EF 50mm 1.4 USM: Ống tiêu chuẩn đa năng, dùng cho cả nơi ánh sáng yếu. Ống này dùng USM không hỗ trợ việc lấy nét tay toàn phần
EF 24-70 2.8L USM và EF 28-70 2.8L USM: Ống dòng L, đen, nặng, to, chất lượng cao. Đắt tiền và thông dụng đối với dân chụp ảnh đám cưới.
EF 24-105 4L IS USM: Ống kính dòng L có cơ cấu ổn định hình ảnh, khá đắt và phổ biến đối với dân chụp dạo.
EF 28-70 3.5-4.5 II: Ống đời cũ, khá rẻ, nổi tiếng vì chất lượng quang học dù giá thấp. Tuy nhiên việc dùng kính lọc trên ống này hơn khó khăn.
EF 28-80 3.5-5.6 II-V, 28-90 4-5.6: Các ống kính cực rẻ của Canon, dùng theo bộ cho thân máy hạng thấp, chất lượng quang học kém.
EF 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM và EF 28-105 3.5-4.5 USM II: Các ống kính trung bình cả về giá, kích cỡ và tốc độ, phổ biến cho giới nghiệp dư. Ống 24-85 đặc biệt thông dụng cho người xài máy cỡ APS và máy cảm biến nhỏ. Không nên lẫn lộn giữa 28-105 3.5-4.5 và người anh em rẻ và chậm của nó có độ mở 4-5.6
EF 28-135 3.5-5.6 IS USM: Ống hạng trung, linh hoạt và thông dụng với cơ cấu ổn định hình ảnh cho việc chụp thiếu sáng.
EF 85mm 1.8 USM: Ống một tiêu cự sắc nét và giá hấp dẫn, phù hợp cho chụp chân dung
EF 100mm 2.8 Macro và EF 100mm 2.8 Macro USM: Các ống chụp cận cảnh cho tỷ lệ 1:1, hữu dụng cả cho chụp chân dung
EF 70-200 2.8L USM và EF 70-200 2.8L IS USM: Ống dòng L, nặng, sơn trắng, được nhiều phóng viên ảnh sử dụng. Đắt tiền
EF 70-200 4L USM: Chậm hơn và nhẹ hơn các ống 2.8L. Một món hời đối với nhiều nhiếp ảnh gia và thông dụng cho dân nghiệp dư hạng khá.
EF 70-300mm 4-5.6 IS USM: Một ống kính thông dụng hài hoà cho cả kích cỡ, sự thuận tiện và chất lượng ảnh, ảnh nét hơn so với ống 75-300 trước đó, cơ cấu ổn định hình ảnh rất tốt. Không nên lẫn lộn với các ống kính giảm thiểu quang sai DO là những ống rất đắt.
EF 75-300 4-5.6: Thông dụng với dòng ống kính tiêu cự dài giá thấp. Phổ biến trong dòng ống kính giá rẻ nhưng chất lượng quang học thấp.
EF 1200mm 5.6L USM: Một ống kính tiêu cự dài, kích cỡ khổng lồ, vô cùng đắt, không thông dụng chút nào nhưng luôn nổi bật trong các quảng cáo của Canon. Hãng thậm chí sẵn lòng chế tạo đơn chiếc theo yêu cầu nếu có tiền đặt trước, giá của nó tương đương một chiếc xe hơi sang trọng.
Nếu bạn cần đến tiêu cự này có lẽ nên dùng 600mm 4L IS USM với đoạn nối 2x cho dù bạn phải xài thân máy EOS 1V, 1D, 1Ds hoặc 3 mới lấy nét tự động được.
III.3. Các ống kính lai.
Cho dù Canon có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ chống lại các hãng sản xuất ống kính khác thì nhiều người vẫn lấy làm hài lòng với các ống kính sản xuất bởi Tamron, Tokina hay Sigma. Một lý do hấp dẫn, ống kính do các hãng độc lập chế tạo luôn luôn rẻ hơn nhiều nhiều các ống kính tương đương của Canon.
Vậy bạn có nên mua ống kính của các hãng độc lập? Đây rõ ràng không phải là câu hỏi yes/no thuần tuý và đơn giản, nó ẩn chứa nhiều vấn đề.
Tiết kiệm được nhiều tiền chính là yếu tố hấp dẫn nhất, đặc biệt khi bạn đang tìm kiếm một ống kính đa tiêu cự chất lượng và nhanh.
Lưu ý rằng những ống kính rẻ theo nghĩa giá tiền chứ không phải là chất lượng quang học. Chênh lệch giá giữa ống kính Canon và ống kính lai không lớn đối với các ống kính siêu rẻ, vì vậy không khác biệt mấy nếu bạn chọn giữa hai loại ống kính này. Các nhà sản xuất ống kính độc lập đưa ra rất nhiều chủng loại sản phẩm cho nhiều nhu cầu khác nhau. Thông thường, nếu bạn cân nhắc đến các ống kính lai thì nên lưu ý đến dòng sản phẩm cao cấp chứ không nên theo nhóm phổ thông. Nói chung, ống kính Canon thường giữ giá tốt hơn so với ống kính lai, điều này bạn cần biết nếu muốn bán lại ống kính trong tương lai gần. Những nhà phân phối dường như cũng nhiệt tình hơn khi giới thiệu các ống kính lai, có thể vì họ nhận được tiền hoa hồng tốt hơn, vì vậy đừng bị họ làm bối rối, chưa chắc những lời khuyên của họ là vì lợi ích của bạn.
Mua ống kính Canon là sự đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được tất cả các máy ảnh EOS hỗ trợ. Tuy vậy, Tamron cũng rất thích hợp với các thân máy EOS. Bạn luôn phải thử trên máy của mình và luôn tự nhủ rằng những ống kính này không nhất thiết phù hợp với các thân máy EOS trong tương lai.
Một số ống kính Sigma cũ không tương thích hoàn toàn với các thân máy EOS hiện đại, chúng lắp vừa với thân máy nhưng hệ thống điện tử không làm việc, vì vậy máy ảnh của bạn bị khoá lại khi nhất nút chụp. Nếu vớ được ống kính loại này, bạn nên liên hệ với nhà sản xuất xem có thể sửa chữa được không, các ống kính này tuy không làm hỏng thân máy nhưng nó làm máy ảnh tạm thời bị khoá và tắt nguồn.
Chất lượng của các sản phẩm Sigma cũng rất mâu thuẫn. Một điều tra nhanh trên mạng cho thấy rất nhiều than phiền từ các chủ nhân của ống Sigma, các ống kính Sigma mới thì có vẻ cứng cáp hơn.
Nhiều ống kính của Tokina có vỏ bằng kim loại, khá bền nhưng cũng khá nặng khi mang theo người.
Canon đưa ra nhiều ống kính lấy nét bằng USM và hỗ trợ lấy nét tay toàn phần, phần lớn ống kính lai không có chức năng này.
Về hoạt động cũng có vài điểm khác, chẳng hạn một số ống kính lai có vòng lấy nét hoặc vòng chỉnh tiêu cự quay ngược chiều với chiều thường thấy của ống Canon.
Rất khó để tìm các số liệu so sánh hữu dụng, bạn có thể tìm được điểm đánh giá trên một số site như Photodo, nhưng chỉ có một cách chắc chắn nhất là tự mình thử các ống kính này xem chúng có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không. Câu hỏi như “Liệu ống kính xyz 2.8 Tokina có tốt hơn ống kính xyz2.8 của Canon hay không?” dường như không bao giờ có cầu trả lời xác đáng, vì phần lớn người dùng không mua cả hai ống kính này và cùng thử chúng!.
Một số ống kính lai rất nổi tiếng. Ví dụ, Tamron 90mm macro nổi tiếng vì chất lượng ảnh với giá cả thấp hơn đáng kể ống kính Canon 100mm macro hoặc Sigma bán ống mắt cá 8mm mà Canon không có.
Nhưng yếu tố quyết định nhất luôn luôn là tiền, rồi thì bạn mới cân nhắc đến những lợi ích khác như giá đầu tư thấp, độ bền cơ học, khả năng tương thích, giao diện người dùng và chất lượng quang học.
III.4. Tại sao trên máy ảnh dSLR lại không có ống kính chỉnh tiêu cự bằng động cơ với nút chỉnh trên thân máy?
Vì đây không còn là máy ngắm- chụp nữa, những ống kính có môtơ kiểu này chỉ thích hợp cho dòng máy du lịch, với thị trường các máy dSLR thay được ống kính thì khác.
Tất cả các ống kính Canon EF đa tiêu cự đều chỉnh tiêu cự bằng tay, tức là bạn phải hoặc xoay vòng chỉnh (hai chạm) hoặc đẩy ống kính ra vào (zoom đẩy). Phần lớn người dùng đều cảm thấy điều chỉnh theo cách này nhanh và chính xác hơn so với cách chỉnh bằng mô tơ điện trên các máy ngắm- chụp.
Canon từng bán loại ống kính chỉnh tiêu cự bằng mô tơ cho máy ảnh EOS trong thời gian ngắn, ví dụ như ống kính Canon EF 35-80 4-5.6 PZ (Power Zoom) vỏ nhựa và chất lượng quang học thấp, thân ống kính có hai nút nhấn cho phép bạn chỉnh vị trí tiêu cự.
III.5. Sự khác biệt giữa các ống kính Canon 28-105mm
Canon đã và đang bán nhiều ống kính có khoảng tiêu cự 28-105mm
28-105mm 3.5-4.5 USM, có hình bông hoa: Phiên bản đầu tiên của dòng ống kính rất phổ biến này, ra đời đầu những năm 1990, một ống đa tiêu cự tầm trung, chất lượng quang học tốt, nhanh và lấy nét bằng USM êm ái. Phiên bản mark I với biểu tượng bông hoa trên thân ống kính có 5 tấm thép mắt mèo tạo thành lỗ mở sáng, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.
28-105mm 3.5-4.5 USM, biểu tượng “MACRO”: Phiên bản thứ hai tuy chưa bao giờ được chính thức công nhận như vậy. Khá giống phiên bản đầu tiên ngoại trừ biểu tượng “MACRO” thay cho bông hoa, ống này có 7 lá thép mắt mèo, về lý thuyết cho một phông nền mềm mại hơn, làm mờ đi hậu cảnh, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện không sản xuất nữa.
28-105mm 3.5-4.5 USM II: Được công nhận chính thức là phiên bản thứ hai với ký hiệu “II”, theo Canon phiên bản này và phiên bản đầu tiên có chất lượng quang học giống nhau. Tuy nhiên phiên bản II hơi khác về kiểu dáng ngoài và trông có vẻ chắc chắn hơn. Canon Malaysia thì thông báo là các cơ cấu chỉnh tiêu cự được nâng cấp từ nhựa thành kim loại, nếu đánh dấu bằng ba vạch vàng là ống kính có USM và ngàm gắn kim loại. Ống này hiện cũng không sản xuất nữa.
28-105mm 4-5.6 USM: Ống kính hạng rẻ, xuất hiện năm 2002. Rất khác, rất thua kém các ống kính trên. Phần lớn được làm từ nhựa, kể cả ngàm gắn, chất lượng quang học thấp. Ống kính này dễ dàng nhận dạng vì có vạch bạc (chrome) ở đuôi ống. Thú vị ở chỗ nó có USM và hỗ trợ lấy nét hoàn toàn bằng tay. Một ống kính bình dân, không so được với 28-105 3.5-4.5 USM II.
Nói chung thì bạn nên cẩn thận khi mua dòng ống kính 28-105, phải kiểm tra cho kỹ khẩu độ của ống kính để phân biệt chúng với nhau.
III.6. Có nên mua các ống kính như Canon 28-200, Tamron 28-200 hay Sigma 28-300 (và các dòng ống kính miền tiêu cự rộng tương tự)?
Vấn đề này rất phổ biến những năm 90 khi những ống kính này chiếm lĩnh thị trường bởi sự thuận tiện của nó vì bao gồm vùng tiêu cự rất rộng. Không may, các ống kính này khá to và nặng, quan trọng nhất là chất lượng quang học của chúng gây thất vọng lớn. Rất khó để chế tạo một ống kính đa tiêu cự sắc nét, đặc biệt với vùng tiêu cự rộng như các ống kính này, các ống kính này chậm, khẩu độ tối đa nhỏ, chúng cũng gây ra hiện tượng méo hình, khiến các hình vuông và tam giác như lồi ra, rất xấu khi chụp các công trình.
Nếu bạn chụp ảnh 4x6 thì những nhược điểm này chấp nhận được, nhưng nếu bạn muốn phóng lớn tấm hình ra thì sẽ thất vọng hoàn toàn- không có điểm lấy nét nào thực sự sắc nét cả!. Do là các ống kính chậm nên bạn sẽ thấy rằng bất kỳ tấm ảnh chụp tầm xa nào đều sẽ bị mờ trừ khi bạn dùng chân máy hoặc flash. Cuối cùng, sử dụng các ống kính tiêu cự dài đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định, ví dụ bạn không thể cầm máy bằng tay không để chụp với ống kính 300mm, nếu cố gắng và không dùng flash mạnh bạn sẽ thu được những tấm ảnh mờ mịt.
Nói chung, các ống kính 28-200 và 28-300 luôn bị những hạn chế rất lớn về quang học, những hạn chế khiến giá trị của chúng bị suy giảm, đặc biệt ở vùng tiêu cự 200-300 mm.
Chỉ có hai ống kính với miền tiêu cự lớn có chất lượng quang học tương đối chấp nhận được là Canon 35-350 3.5-5.6L và Canon 28-300 3.5-5.6L IS. Tuy nhiên cả hai đều là những ống kính rất lớn và mắc tiền, không hề phù hợp với dân chập chững vào nghề.
III.7. Những ống kính chất lượng khá, tiêu cự dài của Canon.
Canon chế tạo những ống kính tiêu cự dài rất đối lập: hoặc loại rất chậm, rất rẻ và chất lượng thấp hoặc loại rất nhanh, rất đắt và chất lượng rất cao. Ống kính 70-300 4.5-5.6 IS USM là chiếc có thể nên cân nhắc đầu tiên. Canon chưa hề sản xuất bất kỳ ống kính một tiêu cự cỡ dài nào với chất lượng tầm tầm, tất cả các ống kính một tiêu cự dài hơn 135 mm đều là dòng L.
Một số ống kính Canon trong khoảng tiêu cự 75 đến 300 mm (chỉ khác nhau chút đỉnh) như:
75-300 4-5.6
75-300 4-5.6 USM
75-300 4-5.6 II
75-300 4-5.6 II USM
75-300 4-5.6 III
75-300 4-5.6 III USM
Tất cả số này đều có chất lượng quang học như nhau, chỉ khác chút xíu vẻ bên ngoài (ví dụ phiên bản mark III có một vạch bạc ở đuôi chỉ để gây ấn tượng cho người mua) và động cơ lấy nét. Tất cả đều có giá không đắt lắm nhưng chất lượng quang học cũng chỉ kha khá. Ở góc rộng nhất (75mm) chúng không quá tồi, nhưng ở góc hẹp nhất (200-300mm) ảnh có xu hướng bị mờ. Muốn tăng chất lượng ảnh bạn phải khép khẩu nhỏ hơn f/8 hoặc f/11 và điều này đòi hỏi một tốc độ chụp chậm hơn.
Các ống kính 75-300 USM có mô tơ lấy nét USM dạng siêu nhỏ và không hỗ trợ canh nét tay toàn phần (FTM- full time manual), những ống còn lại dùng mô tơ chậm và ồn hoặc chỉ dùng động cơ một chiều. Tuy giá không cao nhưng nhóm ống kính này đều có ngàm gắn kim loại nhưng không in thước đo, các ống kính này còn một bất tiện nữa khi lắp kính lọc phân cực vì vòng xoay lấy nét lắp ở đầu ống.
75-300 4-5.6 IS USM: Một ống kính đáng kể trong dòng 75-300 có ổn định hình ảnh, đây là ống kính đầu tiên lắp ổn định hình ảnh của Canon, tuy vậy, chất lượng quang học chỉ tầm tầm như các ống 75-300 khác.
70-300 4.5-5.6 IS USM: Không nên nhầm với ống rẻ tiền hơn là 75-300 hay với ống mắc hơn có thấu kính DO tuy cùng tên gọi. Ống này có chất lượng quang học khá, có ổn định hình ảnh và khá tốt cho dân nghiệp dư tay nghề cao. Ống không được nét như 100-300 5.6L, nhưng hệ thống ổn định hình ảnh khiến sử dụng ống thuận tiện hơn.
70-300 4.5-5.6 DO IS USM: Một ống kính khá hiếm và là ống kính đầu tiên sử dụng các thấu kính nhiễu xạ (DO), công nghệ này khiến ống kính nhỏ và nhẹ hơn các ống bình thường. 70-300 DO ngắn hơn đáng kể so với người anh em 75-300 và được trang bị ổn định hình ảnh, tuy nhiên nó chẳng rẻ chút nào và bạn không nên lẫn nó với các ống không có DO.
90-300 4-5.6 USM: Ống này có màn trình diễn khá giống ống 75-300 rẻ tiền, chỉ có điều miền tiêu cự bắt đầu từ 90mm. Có lắp USM nhưng là loại siêu nhỏ (micromotor) nên không hỗ trợ canh nét tay toàn phần.
100-300 4.5-5.6 USM: Xét về chất lượng chế tạo và diện mạo vật lý, ống này bằng vai với 28-105 3.5-4.5 USM và 24-85 3.5-4.5 USM, một ống kính chắc chắn, nhanh, lấy nét bằng USM dạng vòng hẳn hoi, hỗ trợ canh nét hoàn toàn bằng tay, không bị xoay đầu ống khi lấy nét và có in thước đo tỷ lệ. Ống này nét hơn 75-300 một chút xíu ở tiêu cự dài nhất, tuy nhiều người cho rằng chẳng có khác biệt nào cả!. Về cơ bản 100-300 USM cho bạn tốc độ lấy nét nhanh và thuận tiện thao tác hơn dòng 75-300 nhưng chất lượng quang học thì chưa có cải tiến, bạn cũng bị mất 25 mm tiêu cự và một nửa khẩu độ ở tiêu cự ngắn.
70-210/3.5-4.5 USM: Tiền thân của 100-300 4.5-5.6 USM, giống hệt kích cỡ, kết cấu và chất lượng quang học chỉ khác về vùng tiêu cự thôi.
100-300 5.6L: Một ống kính cũ, hiện không còn sản xuất nữa. Một ống kính khá hấp dẫn, trong khi đây rõ ràng là ống kính dòng L với thấu kính fluorite và thấu kính UD thì nó lại không được cơ bắp lắm như các ống kính dòng L hiện nay. Ống này dùng mô tơ lấy nét kiểu AFD chậm và ồn, ống có nút chuyển giữa lấy nét tự động và lấy nét tay khá bất tiện (vì độ nghiêng thấp) và tỷ mẩn (khó trượt). Vòng lấy nét tay như bị vướng sạn khi xoay. Tuy thế chất lượng quang học tốt hơn nhiều loạt ống 75-300 và 100-300 USM, vì vậy nếu không quan tâm lắm đến khẩu độ tối đa chỉ 5.6 và mô tơ lấy nét vừa ồn vừa chậm thì đây có lẽ là lựa chọn tốt cho túi tiền vừa phải.
50-200/3.5-4.5 L: Giống 100-300 5.6 L, đây là thế hệ ống kính ngàm EF đầu tiền dòng L, chất lượng quang học y như ống L hiện nay nhưng độ cường tráng không bằng, chỉnh tiêu cự bằng cơ cấu kéo- đẩy. Một ống kính không hề tồi, nhưng có lẽ vẫn thua 70-200 4L USM, một ống kính không đắt lắm mà vẫn có chất lượng chế tạo tốt và USM êm ái.
70-200 4L USM: Nhỏ hơn và nhẹ hơn so với ông anh 70-200 2.8L USM dành cho dân chuyên nghiệp, một món hời cho dân dùng EOS. Đắt hơn ba lần so với các ống kính phổ thông nhưng cứng cáp hơn, lấy nét nhanh hơn vì USM, có FTM (full-time manual), quan trọng nhất là chất lượng quang học tốt hơn nhiều. Ống này to và nặng hơn các ống phổ thông nhưng là lựa chọn đáng giá nếu bạn không cố được lên 2.8L. Ống không dùng kính lọc 77mm to tướng như dòng 2.8L mà dùng loại 67mm giống 24-85 3.5-4.5 USM. Hơi đáng tiếc là rất ít ống kính Canon khác dùng kính lọc đường kính loại này.
80-200 4.5-5.6
80-200 4.5-5.6 USM
80-200 4.5-5.6 II: Ống kính vỏ nhựa, tương tự 28-80, tuy vậy rất nhẹ và cơ động, nếu bạn muốn một ống kính không quá đắt và không bao giờ phóng ảnh quá cỡ một bưu thiết thì đây là lựa chọn hữu ích.
100-300 5.6: Chất lượng chế tạo gần được như 100-300 5.6L, một ống kính kiểu cũ có tất cả các nhược điểm của 5.6L nhưng lại không có chất lượng quang học như ống L
III.8. Ống kính chụp chim hoang dã
Việc chụp ảnh thú hoang nhỏ, nhanh là một lĩnh vực rất khó và đòi hỏi những ống kính rất đắt tiền. Các ống kính 500 đến 600 mm thường được dùng trong trường hợp này, kể cả ống 100-300 thông dụng của bạn cũng không đủ dài để có được những bức ảnh đẹp. Khó một nỗi, các ống dài hơn 300mm rất đắt và cũng rất nặng. Thực tế khá phũ phàng, bạn có thể có được những bức ảnh khá với ống 100-300 chụp thú cảnh nuôi trong nhà chứ khó với được tới các bức ảnh ấn tượng in trong sách về động vật hoang hay trong các tờ lịch- những con chim bé tí đầy cả khung hình. Bạn luôn phải chụp ở 300mm và sau đó cắt đi toàn bộ phần bao quanh và rồi chất lượng tấm ảnh giảm rõ rệt.
Nếu bạn thực sự hứng thú với lĩnh vực này với ngân sách eo hẹp thì nên nghĩ đến ống kính cũ, chỉ lấy nét bằng tay. Những ống kính dài đã qua sử dụng, lấy nét tay rẻ hơn khá nhiều so với các ống lấy nét tự động.
III.9. Ống kính cho ảnh thể thao
Lĩnh vực này cũng khá giống lĩnh vực trên. Thách thức của ảnh thể thao và ảnh hành động nằm ở hai điểm: bản chất tự nhiên của loại ảnh này chủ đề thường di chuyển rất nhanh và luôn luôn có khoảng cách lớn giữa đối tượng và máy ảnh.
Giải quyết vấn đề đầu tiên, ống kính phải rất nhẹ, sử dụng flash hoặc phim độ nhạy cao nhưng điều này chứa đầy mâu thuẫn: ống kính nhanh thì thường to, nặng và đắt, tăng ISO thì tấm ảnh lại sạn và chất lượng thấp, dùng flash thì đôi khi không đáp ứng được yêu cầu nhất là khi đối tượng quá xa máy ảnh.
Vấn đề thứ hai đòi hỏi phải dùng ống kính dài, nhưng hầu hết các ống kính dài lấy nét tự động kha khá một chút thì lại chậm- chúng không lấy được nhiều ánh sáng, điều này làm vấn đề đầu tiên trở nên nan giải hơn.
Tất nhiên, đôi khi cả hai vấn đề trên đều trở nên dễ thở hơn, chẳng hạn nếu bạn chụp một trận bóng rổ mà bạn ở ngay gần sân đấu, vì sân bóng rổ khá nhỏ nên bạn có thể xài flash (nếu được cho phép) và không cần đến ống kính quá dài.
Dù sao thì các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn phải dựa vào các ống kính nhanh, một sản phẩm mà dân nghiệp dư ít khi với tới được vì quá đắt. Những ống kính tiêu cự dài nhanh, đặc biệt là loại đa tiêu cự nhanh thì vô cùng đắt. Mọi lựa chọn đều có những điểm dở của nó:
Ống kính nhanh. Hãy kiếm một ống kính nhanh nhất mà bạn có thể (độ mở tối đa là lớn nhất có thể), 70-200 2.8 khá tốt để chụp bóng rổ, 75-300 4-5.6 thì có lẽ không, vì ngay khi mở hết cỡ bạn vẫn cần tốc độ rất chậm gây ra các phần ảnh mờ không mong muốn.
Ống kính tiêu cự dài. Bạn sẽ cần một ống kính dài trừ khi bạn muốn và có thể áp sát chủ đề, chẳng hạn không cần ống kính dài nếu chụp một ván trượt trên đường phố, nhưng nếu chụp bóng đá thì lại khác.
Cắt bớt. Bạn có thể tạo hiệu quả khá giống ống kính dài bằng cách cắt bớt những phần thừa của ảnh, thủ thuật này phóng to ảnh lên và dĩ nhiên là cũng phóng to các yếu điểm như sạn, hạt do độ phân giải thấp.
Hệ thống ổn định hình ảnh. Hữu dụng để giảm thiểu sự rung của máy ảnh nhưng chẳng có giá trị gì trong việc bắt chết một khoảnh khắc của một đối tượng đang chuyển động.
Đèn flash. Hiệu quả trong cả việc mô tả cũng như “bắt chết”, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng được sử dụng nó.
Độ nhạy phim/ISO. Tăng ISO là cần thiết để tăng tốc độ chụp, mặt trái của nó là giảm chất lượng ảnh.
Thân máy lấy nét nhanh. Một thân máy chuyên nghiệp như dòng EOS 1 có thể khoá cứng tiêu cự rất nhanh và chính xác, giảm thiểu thời gian trễ từ lúc bấm máy đến lúc ghi hình. Một thân máy phổ thông khó thực hiện điều này nên cũng khó tạo ra những bức hình hoàn hảo.
Mô tơ lấy nét nhanh. USM dạng vòng của Canon lấy nét cực nhanh, trong khi dạng AFD thì chậm hơn. Một ống kính với mô tơ lấy nét nhanh luôn tạo ra sự khác biệt giữa các bức ảnh đạt và không đạt.
Tóm lại, nếu bạn định gắn ống kính phổ thông 75-300 4-5.6 lên thân máy thì đừng hy vọng sẽ có được các bức ảnh như trong tạp chí thể thao. Điều này không có nghĩa là bạn không thể tạo ra các bức ảnh như vậy với thiết bị trên mà chỉ có ý rằng để tạo ra các bức ảnh như vậy là thử thách vô cùng lớn, nó đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và cả sự may mắn chộp được những khoảnh khắc hiếm hoi. Nói chung bạn sẽ phải đối mặt với nào là đối tượng chụp bị mờ, nào là độ nét và tương phản thấp nếu sử dụng các ống kính tiêu cự dài phổ thông.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tiếp chủ đề về ống kính canon

III.10. Ống kính gương, một cách rẻ tiền để có tiêu cự dài !.
Một số hãng độc lập chế tạo các ống kính gương, được biết cả dưới cái tên ống kính khúc xạ thấp (catadioptric). Những ống kính này dùng thêm một cặp gương phản chiếu để hướng ánh sáng bổ sung cho các thấu kính bình thường khác. Ưu điểm của các ống kính này là rẻ hơn, nhẹ hơn và ngắn hơn các ống kính bình thường khác có cùng tiêu cự. Ống kính gương tiêu cự 500mm đến 1000mm không hiếm, các nhà sản xuất của Nga cho ra rất nhiều ống loại này.
Khổ nỗi, ống kính gương có nhiều điểm bất tiện. Thứ nhất nó chỉ có thể lấy nét tay. Thứ hai, nó là các ống kính chậm, khẩu độ chỉ khoảng f/8. Thứ ba, nó không có các lá kim loại mắt mèo, nên chỉ có cách chỉnh thời chụp bằng cách chỉnh tốc độ, độ nhạy phim hay bằng … kính lọc. Thứ tư, gương phản chiếu thường gây hiệu ứng tạo ra các vòng tròn hoặc dẹt quanh các điểm sáng ở vùng không được canh nét, hiệu ứng này có thể gây sao nhãng việc xem ảnh. Thứ năm, chất lượng quang học không cao, rất khó chụp được chim chóc cho ra hồn.
Rốt cuộc, ống kính này chỉ thu hút sự chú ý của ngân sách eo hẹp mà thôi, nó có quá nhiều hạn chế. Phương án xài ống kính lấy nét tay (đã qua sử dụng), chế cho vừa máy ảnh của bạn hoặc xài một thân máy lấy nét tay có lẽ hợp lý hơn. Suy cho cùng, nhiếp ảnh vẫn là một thú chơi đắt tiền !.
III.11. Ống kính cận cảnh và ống kính có khắc chữ “MACRO”
Mắt người chỉ có thể nhìn rõ trong một khoảng cách nhất định (thay đổi theo tuổi tác), khoảng cách có thể lấy nét của các ống kính cũng khác nhau. Đa phần các ống kính đều được thiết kế để lấy nét trong khoảng 1 m hoặc 2 m, với ống kính tiêu cự dài khoảng cách lấy nét tối thiểu còn lớn hơn cả giá trị trên.
Đặc điểm này báo hại bạn khi muốn chụp các bông hoa ở khoảng cách cực gần, lúc này bạn cần khoảng lấy tiêu cự ngắn hơn nữa. Cơ bản thì bạn luôn muốn làm đầy cả khung hình với các cánh hoa, một khái niệm mới xuất hiện- hệ số phóng đại. Thường thì ảnh macro thực sự là các tấm ảnh tỷ lệ 1:1 hay nhỏ hơn. Nói cách khác ống kính với hệ số phóng đại 1:1 có thể chụp một vùng nhỏ bằng đúng cỡ của khung hình, với phim 35mm vùng này có kích thước 24x36mm. Đôi khi hệ số phóng đại được ghi theo dạng thập phân như 0.25x hoặc 1.0x
Các nhà sản xuất ống kính thường phóng khoáng ghi thêm chữ “MACRO” lên ống kính như một thủ thuật bán hàng vậy. Một ống kính với chữ “MACRO” hầu như chẳng có ý nghĩa gì, bạn phải xem kỹ đặc tính của ống. Nếu ống kính có thể chụp với tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 thì đó thực sự là một ống macro, phù hợp để chụp cận cảnh, vài ống được thiết kế để có thể chụp các đối tưởng phẳng, dẹt như một con tem mà không gặp trở ngại gì về canh nét. Những ống kính chỉ đạt tỷ lệ cỡ 1:4 không thể cho các bức ảnh cận cảnh thực sự.
Các ống kính macro thường có chất lượng quang học cao hơn và giá cũng cao hơn các ống thường, chúng có thể chụp các đối tượng nhỏ, phẳng, dẹt. Đây cũng là lựa chọn tốt kể cả khi bạn không chụp cận cảnh nhiều, vì bạn luôn có thể dùng chúng cho các mục đích nhiếp ảnh thông thường khác mà còn lợi hại ở chỗ các ống kính này lấy nét được gần hơn các ống kính khác.
III.12. Ống kính chụp chân dung
Bất kỳ ống kính nào cũng có thể chụp chân dung, tuy nhiên kết quả khác nhau nhiều phụ thuộc vào chiều dài tiêu cự của chúng.
Khi bạn chụp bán thân, khoảng cách từ bạn đến mẫu phụ thuộc chiều dài tiêu cự, ống kính góc rộng khiến bạn phải đứng gần mẫu hơn, ống kính tiêu cự dài thì ngược lại, bạn phải đứng xa mẫu hơn.
Khoảng cách này ảnh hưởng đến sự phối cảnh, hãy thử nghiệm mà không cần máy ảnh, nếu bạn đứng thật gần ai đó, bạn sẽ thấy mũi bị nổi bật nhất, trán như bị nghiêng đi, nếu đứng ra xa thì mặt trông phẳng lại. Một sự biến dạng nhẹ trên gương mặt có thể khiến gương mặt trông như được tôn thêm vẻ kiêu ngạo, quan cách, nhưng thực tế ống kính góc rộng thường cho ra những bức hình chân dung tức cười và kỳ cục.
Nhiếp ảnh gia chân dùng thường xài ống kính tiêu cự 85 đến 135mm để chụp bán thân tuỳ từng mục đích. Một số nhiếp ảnh gia thời trang dùng ống 200 đến 300mm để mô tả hiệu ứng dẹt, phẳng. Bạn có thể dùng ống 50mm hoặc ngắn hơn nhưng chúng thường làm biến dạng gương mặt, ống kính loại này lại khá thích hợp khi chụp toàn thân hoặc ngang lưng.
Canon có một số ống kính thông thường cho chụp chân dung, ống 85mm 1.8, nhẹ và nét, ống 135mm 2.8 SF, có chức năng tiêu điểm mềm (soft focus) cho ra những tấm ảnh mềm mại.
Lưu ý là chiều dài tiêu cự đưa ra ở đây là cho máy phim 35mm, nếu bạn xài máy APS hoặc máy khung hình nhỏ, chiều dài tiêu cự tương ứng phải nhỏ đi. Ống kính 50mm hơn ngắn khi chụp chân dung nếu lắp trên máy 35mm, nhưng nếu lắp trên máy EOS 10D nó hoạt động như ống 80mm lắp trên máy phim vậy.
III.13. Ống kính mắt cá (fisheye lens).
Đa phần ống kính đều được thiết kế để biến một khung cảnh lên trên một mặt phẳng của khung hình, vì vậy nó luôn chuyển chính xác những đường thẳng song song vẫn thẳng, vẫn song song trên tấm ảnh cuối cùng. Đây là một bí quyết trong công nghệ sản xuất ống kính vì các hệ thống quang học thông thường luôn chuyển các đối tượng lên trên các mặt cầu (như nhãn cầu của mắt người vậy). Yêu cầu này càng khó khăn hơn nếu góc nhìn rộng hơn như trên các ống kính góc rộng, đây là một trong những lý do khiến ống kính góc rộng có giá cao như vậy.
Không phải ống kính nào cũng có được khả năng lưu ảnh nói trên giống nhau. Những ống chất lượng cao, đặc biệt thuộc nhóm cận cảnh hoặc chuyên chụp kiến trúc, thể hiện khả năng trên rất tốt. Những ống rẻ hơn tạo ra các tấm ảnh hơi biến dạng (phình ra hoặc lõm vào kiểu tang trống), vậy là khi chụp một hình vuông chẳng hạn, kết quả là một hình bị méo cạnh, vì các đường thẳng song song bị biến thành các đường cong. Thực tế, tất cả các ống kính đều có hiện tượng này, chỉ có điều chúng ta không nhận ra, vì hiếm khi ta chụp một hình vuông hoặc một hình chữ nhật.
Ống kính mắt cá là một ống kính góc rộng hoàn toàn không thèm để ý gì đến việc khắc phục hiện tượng méo ở trên. Chỉ có các đường thẳng đi qua tâm khung hình mới giữ nguyên thẳng trong tấm ảnh cuối, tất cả các đường thẳng khác đều bị uốn cong, càng gần rìa ảnh, càng cong hơn. Hiệu ứng này khiến những vật ở gần có vẻ càng gần hơn, những vật ở xa lại càng xa hơn, nếu bạn từng nhìn qua lỗ kính để quan sát trên một số cửa ra vào bạn cũng thấy hiện tượng này.
Đôi khi người ta gọi ống kính “thẳng” là ống “chính xác”, ống mắt cá là ống “biến dạng”, thực ra mọi chuyện chỉ là tương đối. Chính ống “thẳng” mới không chính xác- ống góc rộng có độ méo lớn và cố kéo dài các cạnh ra để tạo thành đường thẳng. Ống mắt cá thì ngược lại, nhấn mạnh thêm hiệu ứng méo tạo ra những bức ảnh rất riêng, dùng ống này chụp chân dung cho một cái mũi phồng ra tựa tranh biếm hoạ vậy.
Ống mắt cá hữu dụng bởi ba lý do: Thứ nhất, đây là cách rẻ nhất để tạo ra ống siêu rộng, vì vậy ống mắt cá rẻ hơn các ống siêu rộng “thẳng” tương đương. Thứ hai, và là lý do chính khiến ống này có mặt trên đời, ống mắt cá có thể tạo ra góc nhìn 1800, cực kỳ hữu ích cho ảnh khoa học, nhất là khi chụp bầu trời. Thứ ba, hiệu ứng làm méo hình đôi khi cho ra những bức ảnh khá vui vẻ và kỳ lạ.
Có hai loại ống mắt cá: Ống tròn hay ống mắt cá 1800 bao phủ (trong phần lớn trường hợp) góc thu hình 1800, tạo ra bức ảnh trông như quả bóng trên nền đen nhưng góc nhìn đủ 1800 ngang theo mọi cạnh bức ảnh. Một dạng ống khác đôi khi gọi là “nửa mắt cá” hay ống “toàn khung” tạo ra vùng nhìn thu nhỏ và bạn không bị các vùng đen ở các góc bức ảnh, nhưng góc nhìn chỉ đạt 1800 theo đường chéo bức hình (theo cạnh ảnh nó chỉ đạt khoảng 1200-nd ).
Trên máy phim 35mm, ống mắt cá “tròn” có chiều dài tiêu cự là 8mm, ống “nửa mắt cá” có chiều dài tiêu cự 15 đến 16mm. Về các ống “gần tròn”, Sigma bán ống 8mm, lấy nét tự động cho máy EOS, Peleng (Belarus) bán ống 8mm, lấy nét tay cũng lắp được cho EOS. Về các ống “toàn khung”, Canon bán ống 15mm, lấy nét tự động cho EOS và Zenitar (Nga) bán ống 16mm, lấy nét tay, cũng lắp được cho EOS. Cũng có các ống nối vặn ren để chuyển các ống thường thành các ống mắt cá tuy chất lượng các ống nối này thấp nhưng cũng khá thú vị khi xài chúng.
Nhiều dân chơi ảnh coi các ống mắt cá chỉ là tàn dư của những năm 1970. Thực tình mà nói, ống loại này với các hiệu ứng của nó khá lợi hại trong một số trường hợp, tuy nhiên chắc chắn đây không phải ống sử dụng thường xuyên. Chụp ảnh dưới nước hoặc ảnh thiên nhiên, nơi có ít đường thẳng, thì ống mắt cá sẽ là công cụ hữu ích.

IV. Một số đặc tính của ống kính
IV.1. Sự khác biệt giữa chỉnh tiêu cự hai chạm (two-touch) và kéo đẩy (push-pull)
Có hai cách điều chỉnh chiều dài tiêu cự. Một số ống kính đa tiêu cự có vòng chỉnh tiêu cự và lấy nét cũng bằng vòng xoay, nên còn gọi là hai-chạm (chạm vào hai vòng!), một số ống kính khác thì chỉnh tiêu cự bằng cách trượt ra-vào giống kèn trôm-pét hay ống viễn vọng, nên gọi là kéo-đẩy.
Chỉnh kéo-đẩy dễ bị tổn thương hơn chỉnh hai-chạm, ví như ta đang nghiêng ống kính đi thì việc chỉnh tiêu cự bằng kéo-đẩy dễ sai lệch vì ma sát của cơ cấu kéo-đẩy này đôi khi không thắng được trọng lực của ống kính khiến nó dịch chuyển. Kéo-đẩy cũng gây hút khí nên hút cả bụi vào ống kính. Tuy nhiên, kéo-đẩy hoạt động nhanh hơn, tuy không chính xác bằng cơ cấu hai-chạm.
IV.2. Tại sao một số ống kính Canon sơn trắng hoặc bạc.
Gần như toàn bộ ống kính tiêu cự dài, lớn, dòng L của Canon đều có vỏ làm từ kim loại sơn trắng, ít khi bằng nhựa đen hoặc kim loại sơn đen. Canon giải thích rằng làm vậy để ống kính bớt hấp thụ nhiệt khi hoạt động ngoài trời, mà các thấu kính tinh thể fluorite rất mẫn cảm với nhiệt, nó có thể bị dãn nở làm thay đổi tính chất quang lý. Tất nhiên, một phần lý do nữa là các ống kính sơn trắng rất nổi bật trong đám đông. Hãy xem các sự kiện thể thao lớn, ta sẽ thấy cả dãy ống kính trắng “khủng bố”. Nikon cũng đang tìm cách bán một số ống kính sơn trắng theo yêu cầu.
Một số ống kính dùng theo bộ với các thân máy màu bạc nên cũng có vỏ nhựa sơn màu bạc, ví thử như ống 35-135 4-5.6 USM (kèm thân máy màu bạc EOS 10/10s, ra đời kỷ niệm chiếc máy ảnh thứ 60 triệu của Canon), ống 24-85 3.5-4.5 USM (kèm thân máy APS IX) và ống 28-90 4-5.6 USM II (kèm thân máy Rebel Ti/EOS 300V/Kiss 5). Màu sơn bạc trên các ống kính tiêu cự trung bình và chất lượng phổ thông này đơn thuần chỉ để cho đẹp mà thôi.
IV.3. Ngàm gắn chân máy trên ống kính.
Thông thường bạn gắn máy ảnh lên chân máy bằng một lỗ ren dưới thân máy, nhưng nếu ống kính là rất nặng thì điều này không ổn. Những ống kính lớn có trọng lượng nặng hơn cả những thân máy nặng nhất, vì vậy, khôn ngoan nhất là gắn ống kính lên chân máy, lúc này thân máy treo tự do phía sau ống kính mà không có điểm tựa nào, điều này không thành vấn đề vì ngàm gắn trên ống kính được thiết kế rất chắc chắn chịu được trọng lực của thân máy.
Ngàm hay vòng gắn trên ống kính được trang bị thêm một cái kẹp, cho phép dễ dàng quay máy ảnh từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng và ngược lại, nếu mua luôn được cả chân máy chuyên để gắn ống kính thì thật tuyệt.
IV.4. Thước chia đo khoảng cách và vùng ảnh rõ.
Phần lớn ống kính Canon tầm trung đều có thước đo khoảng cách- là một cửa sổ nhựa trong trên thân ống. Các con số hiện ra trong cửa sổ này biểu thị khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét, cả bằng mét lẫn feet. Những ống kính phổ thông, ít tiền thường không có cơ cấu này.
Các ống EF một tiêu cự cũng có thước đo chiều sâu vùng ảnh rõ đánh dấu trên thân ống. Dấu hiệu này chỉ ra chiều sâu vùng ảnh rõ thu được ở khoảng tiêu cự đang đặt, thường là cho các khẩu độ nhỏ- f/11 và f/22 hoặc f/5.6, f/11 và f/22. Các ống đa tiêu cự Canon thì không có thước này, để hiện thị vùng ảnh rõ trên suốt chiều dài tiêu cự của ống là rất phức tạp.
Nếu bạn thấy một chấm đỏ trong cửa sổ khoảng cách thì dấu này dùng xác định chiều dài tiêu cự khi sử dụng phim hồng ngoại với một kính lọc hồng ngoại vì tia sáng hồng ngoại hội tụ tại điểm khác với tia sáng thấy được. Tuy nhiên, nếu bạn dùng phim hồng ngoại với kính lọc màu đỏ thường hoặc không có kính lọc thì chấm đỏ này không có tác dụng, ảnh của bạn đằng nào cũng chứa nhiều vùng ánh sáng nhìn thấy.
IV.5. Các vòng chỉnh ngoài cùng của ống kính.
Một số ống kính có vòng chỉnh ngoài cùng để chỉnh tiêu cự, chỉnh nét hoặc cả hai, số khác thì không có.
Kết cấu này ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực và các kính lọc cản quang có phân cực (một nửa kính lọc không màu, nửa kia chuyển dần sang màu xám trung tính) , vì các kính lọc này chịu tác động của hướng ánh sáng và tác dụng của kính thay đổi hướng tâm, lúc này cứ mỗi khi chỉnh tiêu cự hoặc lấy nét, kính lọc xoay theo vào làm ảnh hưởng đến hiệu ứng trên ảnh.
IV.6. Số lượng của các tấm thép “mắt mèo”.
Phần lớn các ống kính dùng các lá thép phẳng hình chữ V để tạo nên lỗ mở cho ánh sáng đi qua. Khi bạn chỉnh độ mở chính là đang chỉnh các lá thép này quay ra hay quay vào khiến kích cỡ lỗ sáng thay đổi theo tựa như ở con ngươi mắt người vậy.
Hình dạng của lỗ sáng này được quyết định bởi số lượng và hình dạng các tấm thép phẳng. Chẳng hạn, nếu ta có 5 tấm thép thì lỗ sáng là hình ngũ giác, có 8 tấm thì ta được hình bát giác…
Hình dạng lỗ sáng này ảnh hưởng đến tấm ảnh cuối theo hai cách: Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến hình dạng của các phần bị mờ do hiện tượng loé sáng trên tấm ảnh, chẳng hạn, ta có thể thấy các điểm loé hình ngũ giác hay lục giác, các vùng quá sáng hình ngôi sao khi chụp ở khẩu độ nhỏ. Thứ hai, lỗ sáng càng tròn thì khu vực nằm ngoài vùng lấy nét (bokeh) càng mịn màng, tuy đây không phải là yếu tố duy nhất tác động đến bokeh, vì lý do này nhiều ống kính có ít nhất là 6 đến 8 lá thép “mắt mèo” chỉ cốt làm lỗ sáng gần hơn với một hình tròn. Canon từng quảng cáo tưng bừng một số ống kính của họ có lỗ mở sáng gần như hình tròn.
IV.7. Các ống kính xài trong mọi thời tiết.
Phần lớn các ống kính Canon chuyên nghiệp (dòng L) chế tạo từ giữa những năm 1999 được gắn thêm các vòng gioăng chắn bụi và ẩm. Chúng không chịu được nước, vì vậy không thể chụp dưới nước được, nhưng chúng chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn các ống kính khác.
Tất nhiên, nếu ta xài thân máy không chống thấm nước thì hiệu quả của các ống kính này bị hạn chế nhiều. Các dòng máy đầu bảng hiện nay như EOS 1V, 1D, 1Ds 1D mark II, 1Ds mark II và 1D mark IIN (dòng 1, 1N or 3 thì “độ lỳ” thấp hơn) có cùng “độ chịu đựng” như nhau và đều được trang bị các gioăng làm kín tại các vị trí nhạy cảm. Ta vẫn dùng được các ống kính này trên thân máy thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy.
Một số ống kính dòng này của Canon:
16-35mm 2.8L USM
16-35mm 2.8L II USM
17-40mm 4L USM
24-70mm 2.8L USM
24-105mm 4L IS USM
70-200mm 2.8L IS USM
70-200mm 4L IS USM
28-300mm 3.5-5.6L IS USM
50mm 1.2L USM
85mm 1.2L II USM
300mm 2.8L IS USM
400mm 2.8L IS USM
400mm 4 DO IS USM
500mm 4L IS USM
600mm 4L IS USM
Phiên bản II của ống chuyển đổi Extender EF 1.4x II và Extender EF 2x II cũng lắp gioăng kiểu này.
IV.8. Khoảng lấy nét tối thiểu.
Như mắt người, ống kính máy ảnh có điểm lấy nét gần nhất và ta không thể lấy nét gần hơn. Khoảng lấy nét này phụ thuộc kết cấu ống kính, nhưng thường ống góc rộng khoảng cách này nhỏ hơn ống tiêu cự dài. Đương nhiên các ống cận cảnh lấy được nét gần hơn nữa.
Người ta phải di chuyển đối tương ra xa để nhìn cho rõ, với máy ảnh ta có thể lắp thêm một ống nối dài để kéo dài khoảng cách từ ống kính đến mặt phim khiến ống có thể lấy nét gần hơn nữa, nhưng lúc này ta không thể lấy nét ở vô cực được nữa.
Ấy nhưng, nhiều ống kính có thể chỉnh nét qua cả điểm đánh dấu vô cực trên thân ống, điều này cũng bình thường vì các ống kính này thiết kế để bù trừ sự dãn nở do nhiệt độ môi trường khiến tiêu cự của ống bị thay đổi.
IV.9. Loa che ống kính.
Ngoài việc làm cho ống kính thêm to và dài hơn, gây ấn tượng đối với dân “ngoại đạo”, các loa che ống kính (đôi khi còn gọi là vòng che) còn có hai tác dụng nữa. Thứ nhất, nó giảm lượng ánh sáng tản mạn đập vào mặt ngoài ống kính, vì lượng ánh sáng không tạo nên ảnh này có thể gây loé trên mặt phim, làm giảm độ tương phản và nghiêm trọng hơn gây nên các đốm màu rực rỡ trên mặt ảnh. Thứ hai, loa che bảo vệ ống kính khỏi các va chạm không mong muốn.
Loa che ống kính có nhiều dạng, Canon bán nó ở dạng ống trơn và dạng cánh hoa (khía chữ V), làm từ nhựa đen, cứng. Dạng cánh hoa được coi là hoàn hảo hơn dạng ống trơn trong việc bảo vệ ống kính.
Một số loa che gắn cùng ống kính, số khác lắp bằng ngạnh hoặc chỉ đơn giản vặn vào đầu ống, một số còn cấu tạo sần để hấp thụ ánh sáng. Bạn còn có thể mua cả loa che bằng cao su của một số hãng độc lập, nhưng Canon thì không bán loại này.
Bất công là ở chỗ, loa che này khá đắt, không hiểu các nhà sản xuất tính giá thành của nó như thế nào.
Tên của các loa che:
Các loa che của Canon được đặt tên bằng các ký hiệu gồm cả chữ và số khá khó hiểu, cả một hệ thống đặt tên cho dù chỉ để cung cấp chút ít thông tin mà thôi, tuy vậy nếu bạn hiểu được cách đặt tên này bạn sẽ biết được các loa che có thể được lắp lẫn như thế nào.
Chữ đầu tiên của loa là E, chỉ ra rằng đây là các loa che cho ống kính EF
Chữ thứ hai có thể là W (wide), S (standard) hoặc T (telephoto), ký hiệu này chỉ ra loa che có thể lắp vừa loại ống kính nào. W lắp cho mọi ống kính góc rộng hơn ống 50mm, S lắp cho ống tiêu chuẩn 50mm và T lắp cho các ống góc hẹp hơn ống 50mm.
Sau hai chữ này là một con số chỉ đường kính gắn loa che (đơn vị mm). Một số loa che gắn nhanh bằng cơ cấu đặc biệt (xoay và khoá lại) số khác thì có thể dùng các cơ cấu khoá nhờ các đầu hãm bằng nhựa đàn hồi, nói chung các ống kính đời mới dùng kiểu thứ nhất và các ống đời cũ dùng kiểu thứ hai.
Cỡ của các loa che đôi khi được ký hiệu bằng chữ từ A đến D. Ký hiệu này cho biết kiểu loa che nhưng không cho biết nó lắp được cho ống kính nào.
Nhìn vào các ký hiệu này ta cũng không biết loa che thuộc loại “ống” hay loại “cánh hoa” ví dụ loa che EW-78 lắp vừa ống 35-350 3.5-5.6L USM, EW-78B lắp vừa ống EF 28-135 3.5-5.6 IS USM, loa che EW-78C lắp vừa ống EF 35 1.4L USM còn loa che EW-78D xài cho ống EF 28-200 3.5-5.6.
Cuối cùng, ký hiệu loa che có thể kết thúc bằng chữ số La mã chỉ phiên bản chế tạo, ví dụ số II hoặc III. Nói chung, phiên bản II và III có tráng bên trong bằng vật liệu không phản xạ ánh sáng như nhung đen chẳng hạn. Các loa che không ghi phiên bản thì chỉ được sơn đen trong lòng mà thôi, thế nhưng điều này cũng lại phụ thuộc vào thời điểm sản xuất loa che đó. Một số loa phiên bản II cho ta nhiều khoảng không phía đầu ống kính hơn nên có thể lắp cả các kính lọc dạng phân cực.
Một số loa che sáng:
ET-65 III
E- lắp cho ống kính EF
T- dùng cho ống kính tiêu cự dài
65- đường kính ngàm lắp
III- phiên bản thứ 3 của dòng ET-65, loa này được tráng lớp len chống phản quang bên trong.
Loa che này lắp vừa cho các ống kính sau: 85 1.8 USM, 100 2.0 USM, 135 2.8 SF, 70-210/3.5-4.5, 75-300 4-5.6 và 100-300 4.5-5.6 USM.
EW-78B
E- lắp cho ống kính EF
W- dùng cho ống kính góc rộng
78- đường kính ngàm lắp
B- nắp thuộc nhóm B
Loa che này xài cho ống 28-135 3.5-5.6 IS USM.
ET-160
E- lắp cho ống kính EF
T- dùng cho ống kính tiêu cự dài
160- đường kính ngàm lắp
Loa che khổng lồ này xài trên ống kính 600mm 4L USM IS.
Tên tuổi của các loa che cho biết vài điểm thú vị, ví dụ các loa EW-65, ES-65 và ET-65 là các loa che giống hệt nhau, chỉ khác ở chiều dài. EW-65 ngắn nhất và ET-65 dài nhất, nếu gắn ET-65 lên ống 28mm ảnh của bạn sẽ bị đen bốn góc (trừ khi bạn dùng máy cảm biến nhỏ). Ngược lại, ta có thể gắn EW-65 lên ống 100-300 4.5-5.6 USM vẫn dùng tốt. Ta có thể thay ES-65 (đã ngừng sản xuất) bằng EW-65, nói chung là có thể dùng loa che ngắn thay cho loa dài, ngược lại thì phải cẩn thận.
V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính
V.1. Liệu có thể thay ống kính khi vẫn còn phim bên trong?
Tất nhiên là được, ta có thể thay ống kính bất kỳ lúc nào ta muốn. Thân máy có lắp màn trập ngăn không cho ánh sáng tiếp xúc với mặt phim.
Hiển nhiên là không nên thay ống kính khi bạn đang ở ngoài mưa hay trong cơn gió cát và cũng đừng chạm tay vào màn trập.
V.2. Liệu có các vấn đề tương thích giữa các ống kính EF của Canon?
Về cơ bản thì không, bất kỳ ống kính ngàm EF nào cũng hoạt động tốt trên mọi hệ thống EOS.
Chỉ có vấn đề nhỏ với hệ thống ổn định hình ảnh (IS) khi lắp trên một số máy EOS cũ- Ống kính vẫn hoạt động nhưng IS có thể không bình thường, ảnh có thể vẫn bị rung khi bấm máy. Tuy nhiên chất lượng nói chung của cả bức ảnh không bị ảnh hưởng gì. Các ống kính chỉ lấy nét tự động không dùng được trên các thân máy EF-M, một loại thân máy không lắp mạch điện tự động lấy nét và chỉ dùng các ống lấy nét bằng tay.
Vấn đề tương thích chỉ nảy sinh khi có ống kính EF-S, vì nó khác các ống EF. Ống EF-S đánh dấu bằng một hình vuông trắng chỉ lắp được trên các thân máy EF-S
V.3. Vấn đề tương thích của các nhà sản xuất ống EF độc lập?
Đôi khi có. Một số ống kính lai, đặc biệt là nhiều ống kính đời cũ của Sigma, không làm việc tốt trên vài thân máy đời mới như Elan 7/EOS 30/33 và máy số EOS 10D. Triệu chứng hay gặp nhất là lúc gương phản chiếu lật lên, máy bị treo luôn (khi ta nhấn nút chụp) sau đó bạn phải khởi động lại máy ảnh. Giải pháp duy nhất là nhờ hãng mẹ nâng cấp ống kính cho bạn, khá rắc rối!
Chỉ có một hãng ít gặp các vấn đề về tương thích là Tamron. Một số người phỏng đoán rằng có lẽ Tamron có giấy phép chính thức của Canon, tuy nhiên Canon tại Mỹ luôn luôn bác bỏ mọi khả năng cấp phép cho bất kỳ hãng ống kính nào. Vì vậy, hoặc là Tamron gặp may hoặc là họ rất giỏi trong việc nghiên cứu các hệ thống của Canon, chỉ biết là Tamron rất ít gặp các vấn đề về tương thích, nhưng về lâu dài cũng chưa biết thế nào.
Sigma thông báo một số ống kính cần nâng cấp để dùng cho các máy ảnh EOS mới:
24-70mm 3.5-5.6 aspherical UC
28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical
28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro aspherical HF
28-80mm 3.5-5.6 mini zoom macro II aspherical
28-105mm 2.8-4 aspherical
28-105mm 3.8-5.6 UC-III aspherical IF
28-135mm 3.8-5.6 aspherical IF macro
28-200mm 3.5-5.6 DL aspherical IF hyperzoom macro
28-300mm 3.5-6.3 DL aspherical IF hyperzoom
70-210mm 4-5.6 UC-II
70-300mm 4-5.6 APO macro super
70-300mm 4-5.6 DL macro super
100-300mm 4.5-6.7 DL
135-400mm 4.5-5.6 APO aspherical RF
170-500mm 5-6.3 APO aspherical RF
8mm 4 EX circular fisheye
15mm 2.8 EX diagonal fisheye
24mm 2.8
28mm 1.8 II aspherical
50mm 2.8 EX macro
105mm 2.8 EX macro
300mm 4 APO tele macro
400mm 5.6 APO tele macro
500mm 4.5 APO
500mm 7.2 APO
800mm 5.6 APO
28-70mm 2.8-4 UC
28-105mm 4-5.6 UC
28-105mm 4-5.6 UC-II
70-210mm 3.5-4.5 APO macro
28-200mm 3.8-5.6 aspherical UC
V.4. Liệu có dùng được các ống kính lấy nét tay trước đây của Canon trên các máy ảnh EOS?Đáng tiếc là không. Trước khi giới thiệu máy ảnh EOS lấy nét tự động, Canon bán nhiều ống kính lấy nét bằng tay cho các máy ảnh phim SLR. Phần lớn các ống kính này là dạng FD, đáng buồn là ống kính FD không dùng được cho hệ EOS. Ngàm gắn không tương thích cả về cỡ và kiểu. Tương phản với Nikon, phần lớn các ống kính lấy nét tay dòng F của Nikon đều hoạt động trên các máy lấy nét tự động.
Có thể dùng vòng nối để lắp ống FD lên máy EOS, nhưng điều này ít có giá trị, có quá nhiều nhược điểm.
V.5. Liệu có thể dùng cá ống kính không phải của Canon trên máy EOS?Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiều hãng sản xuất ống kính (Tamron, Sigma và Tokina là ba hãng lớn nhất) thiết kế sản phẩm của mình cho dòng EOS. Các ống này đương nhiên hoạt động tốt trên EOS, vấn đề chính chỉ liên quan đến các mạch điện như đã được đề cập.
Nếu ta có một ống kính lai không lắp vừa trên thân EOS thì có thể biết ngay là nó không làm việc được với EOS, tuy có thể dùng các ống nối nhưng kết quả đem lại ít khả quan. Lấy nét tự động không làm việc, khẩu độ phải đặt ngay trên ống kính. Vì vậy việc dùng các ống kính này chỉ có ít nhiều giá trị nếu ống kính là loại đặc biệt hiếm có hoặc ví tiền của bạn cực kỳ “hẻo”.
V.6. Liệu có thể lắp ống kính dòng “L” lên một thân máy phổ thông?Đương nhiên được. Bất kỳ thân máy EOS nào cũng tương thích với mọi ống EF (hoặc tương đương).
Vấn đề chính ở đây là trọng lượng, các ống kính nặng có thể làm ngàm gắn luôn trong trạng thái “quá tải”. Khi dùng ta nên chú ý để ống kính luôn ở phía trên thân máy, trọng lượng của thân máy không thể làm hỏng ngàm gắn. Điều này phải để tâm nhiều hơn nếu thân máy của bạn có ngàm gắn bằng nhựa. Nếu ống kính quá lớn bạn nên loại chân máy gắn vào ống kính thay vì vào thân máy.
Thân máy phổ thông không thể định thời chụp hoàn toàn bằng thay, tốc độ lấy nét (phụ thuộc cả tốc độ mô tơ của ống kính và tốc độ của máy tính trong thân máy) và tốc độ kéo phim không địch được với các máy chuyên nghiệp, tuy nhiên, dùng ống kính “xịn” trên một thân máy dạng này là một ý tưởng hay, nếu không có điều kiện bạn có thể thuê một ống kính “chuyên nghiệp”, một cách để nâng cao tay nghề hữu hiệu.
Lắp ống kính xịn như 70-200 2.8L lên chiếc máy ảnh tý hon Rebel Ti trông có vẻ hơi tức cười, nhưng như vậy còn tốt hơn nhiều bỏ ra cả đống tiền tậu một thân máy EOS 1V với một ống kính bình dân.
V.7. Khẩu độ f/8 là một khẩu độ quan trọng?
Phần lớn các ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của nó. Khi khẩu mở lớn nhất chất lượng ảnh thường có vấn đề. Giảm khẩu độ đi là cách làm hay, nhưng chớ lạm dụng, nếu khẩu độ giảm nhỏ quá mức, hiện tượng nhiễu xạ sẽ phát sinh làm giảm chất lượng ảnh. Phần lớn các ống kính làm việc tốt nhất ở quãng f/8 hoặc f/11
Thường thì điểm nét nhất (đôi khi còn được gọi là “điểm thuần khiết” (sweet spot)) không như nhau với các ống kính khác nhau, muốn biết đích xác ta phải thử ống kính. Hiệu ứng này khá rõ với các ống kính bình dân, nhưng trên các ống kính đắt tiền thường thì ảnh sắc nét trên cả quãng khẩu độ lớn.
V.8. Thế nào là sự nhân tiêu cự (hay hệ số thu nhỏ) với máy số và máy APS?
Phim 35 mm có khung hình 24 x 36 mm, toàn bộ khung hình này dùng cho việc ghi lại ảnh.
Sản xuất cảm biến ảnh cỡ 24x36 rất đắt tiền, trên các dòng máy tầm trung và tầm thấp, kích thước cảm biến ảnh nhỏ hơn, tương tự phim APS chỉ có cỡ 16,7x30,2mm. Khi chụp trên các máy này giống như khi ta dùng phim 35mm sau đó cúp cắt đi phần ngoài rìa (ảnh hiện lên trên khung hình lọt trong khung phim 35mm sau đó phần rìa bị cắt bỏ).
Hệ số thu nhỏ này thường bị lẫn lộn với hệ số nhân tiêu cự, do bị cúp cắt bớt nên ống kính 50mm lắp trên máy phim APS hoạt động như ống 70mm lắp trên máy phim 35mm, không phải do tiêu cự bị thay đổi mà do sự cúp cắt hình ảnh. Hệ số thu nhỏ đôi khi được thể hiện dạng số 1.3x hoặc 1.6x.
Nếu ta sử dụng ống kính chụp các vật ở xa, đây là một lợi thế, nhưng nếu chụp ở góc rộng, đây lại là yếu điểm vì ống kính góc rộng sẽ ít ấn tượng hơn nếu bị cắt đi phần ngoài rìa.
Một số ý kiến cho rằng hệ số này làm thay đổi định dạng tấm ảnh, thay đổi cả việc dùng các ống kính vốn được thiết kế cho định dạng ảnh khác. Điều này phần nào cũng đúng.
Giả sử ta có ống kính 100mm. Dùng trên máy 35mm ta có một góc thu hình nhất định. Nếu gắn lên máy có hệ số thu nhỏ 1.6x, góc thu hình của ta sẽ nhỏ đi và góc này tương đương với góc thu hình của ống kính 160mm trên máy 35mm.
V.9. Làm gì khi bụi vào ống kính?
Không may đây lại là vấn đề khá hay gặp. Chỉ có một số ống L đắt tiền mới có gioăng chống bụi. Mọi ống kính khác đều có nhiều khe, kẽ và không khí cũng như bụi dễ dàng lọt vào. Các ống kính đa tiêu cự càng hay bị mỗi khi ta điều chỉnh tiêu cự của nó. Nếu có chút bụi trong ống kính thì cũng chưa có vấn đề gì. Nhưng sẽ đáng ngại nếu bạn thấy các vệt bẩn khi hướng ống kính ngược sáng. Tháo ống kính và lau hết bụi bên trong là vô cùng phức tạp và tốn tiền, chẳng có gì đảm bảo là các thấu kính được lắp lại như cũ. Vì vậy trừ khi bụi ảnh hưởng rất nặng đến tấm ảnh, bạn không nên cố lau sạch các hạt bụi này.
V.10. Nếu có một vết xước ở thấu kính ngoài cùng thì sao?
Những vết xước hoặc sứt sẹo rất nhỏ trên thấu kính ngoài cùng thường làm người ta hốt hoảng, nhưng thực sự, trong phần lớn trường hợp chụp, chúng không làm ảnh hưởng đến chất lượng tấm ảnh vì chúng nằm quá xa mặt cảm biến nên không thể canh nét thấy. Tuy nhiên, chúng có thể gây loé, vì vậy nếu có thể ta nên tô đen các vết sứt này. Nếu các vết xước quá lớn (dài hơn vài mm) thì có thể gây ra vấn đề, các vết xước nằm trên thấu kính phía sau còn gây phiền toái hơn nữa.
V.11. Liệu có thể lắp ống nối để biến ống kính 50mm thành ống 100mm được không?
Có và không. Một câu trả lời chính xác rất phức tạp, nhưng xu hướng là không thể. Các ống nối (Canon gọi là các ống “extenders”) là các phụ kiện quang học để tạo sự tương thích giữa thân máy và ống kính. Thực ra đây chỉ là các ống nối với vài ba thấu kính bên trong để làm tăng chiều dài tiêu cự của ống kính đang dùng- thường gấp 1.4 đến 2 lần. Ống 50mm với ống nối 1.4x (TC) cho ảnh giống ống kính 70mm, và với ống nối 2x cho ảnh giống ống 100mm. Các ống nối này tương tự như một kính lúp vậy, chúng phóng to phần giữa ảnh và cắt đi phần ngoài rìa.
Nhưng mọi giải pháp đều có hai mặt của nó, dùng ống nối ta gặp phải ba vấn đề:
- Các ống nối làm giảm lượng ánh sáng vào ảnh. Ống 1.4x làm giảm ánh sáng tương đương 1 khẩu độ, ống 2x tương đương 2 khẩu. Với các ống kính chậm điều này rất phiền toái. Nếu dùng ống nối, ta có thể không lấy nét tự động được vì phần lớn các thân máy EOS (kể cả thân máy chuyên nghiệp) không thể lấy nét tự động (hoặc lấy không chính xác) với các ống kính chậm hơn f/5.6. Đôi khi các ống nối có các cực đấu điện “đánh lừa” thân máy, nhưng suy cho cùng lượng sáng vào máy không đủ sẽ làm hệ thống tự động lấy nét hoạt động không chính xác. Việc lấy nét tay cũng rất khó nếu bạn nhìn qua một khung ngắm tối um, nhất là với ống kính chậm.
- Các ống nối gây ra vấn đề về tương thích. Canon chế tạo hai ống nối Extender EF 1.4x và Extender EF 2x chuyên dành cho vài ống kính tiêu cự dài đắt tiền. Thấu kính ngoài cùng của các ống nối này thò ra ngoài nên không thể gắn lên phần lớn các ống EF khác, ta có thể xoay xoả bằng cách chêm vào giữa ống kính và ống nối nhưng lại càng giảm lượng sáng đi vào cảm biến, mất luôn cả việc lấy nét ở vô cực. Tamron và Kenko bán các ống nối không có phần thò ra thêm này nên có thể lắp cho mọi ống kính EOS (nhưng nhớ là ống nối không làm việc tốt với các ống kính không phải tiêu cự dài). Các ống nối này có nhiều cấp chất lượng. Nhóm chất lượng nhất (cũng đắt nhất như Kenko Teleplus Pro 300 DG chẳng hạn) có chất lượng quang học khá tốt, tuy không được như các ống nối của Canon.
- Mọi ống nối đều phần nào làm giảm chất lượng ảnh vì hai lý do: thứ nhất, có nhiều thấu kính hơn giữa mặt cảm biến và đối tượng chụp, thứ hai, ta chỉ dùng được có phần ở giữa của ống kính mà thôi. Ống nối 2x phóng to phần giữa ảnh nhiều hơn ống 1.4x, nên chất lượng quang kém hơn ống 1.4x. Nếu dùng ống kính L với ống nối chính hãng, ảnh ít bị mất chất lượng hơn. Nếu xài ống đa tiêu cự bình dân với ống nối không chính hãng, ta sẽ thấy ảnh sau cùng mất chất thế nào. Thực tế, ta có thể dùng phần mềm cắt bớt rìa ảnh, phóng to phần giữa ảnh lên, vừa ít suy giảm chất lượng, vừa tiết kiệm kinh phí.
Vậy câu trả lời sau cùng như sau: Nếu bạn có một ống kính “xịn”, xài ống nối “xịn” bạn có thể tăng được tiêu cự ống kính với chút mất mát về ánh sáng. Nếu bạn chỉ có ống kính bình dân thì đừng tốn tiền mua ống nối!!
Danh sách tương thích của ống nối Canon:
Các ống nối Canon tương thích với mọi ống kính một tiêu cự Canon EF có chiều dài tiêu cự bằng hoặc dài hơn 135mm (trừ ống 135mm 2.8 SF). Các ống nối này cũng tương thích với một số ống kính đa tiêu cự dòng L sau đây:
70-200mm 2.8L
70-200mm 2.8L IS
70-200mm 4L
100-400mm 4.5-5.6L
400mm 4 DO
135mm 2L
180mm 3.5L Macro
200mm 1.8L
200mm 2.8L
300mm 2.8L IS
300mm 4L
300mm 4L IS
400mm 2.8L IS
400mm 5.6L
500mm 4L IS
600mm 4L IS
1200mm f/5.6L
Ta cũng có thể dùng ống nối Canon cho ống kính nghiêng TS của Canon nhưng các ống kính nghiêng có thể không báo cho thân máy về sự hiện diện của ống nối.
Khi ống nối 1.4x được dùng trên thân máy nghiệp dư với các ống kính 100-400mm 5.6L, 400mm 5.6L, 500mm 4.5L, 1200mm 5.6L, với ống 180mm 3.5 Macro khi lấy nét gần hơn 0,8m hoặc ống nối 2x dùng kèm các ống kính 70-200mm 4L, 100-400mm 4.5-5.6L, 180mm 3.5L Macro, 300mm 4L IS, 300mm 4L, 400mm 4 DO, 400mm 5.6L, 500mm 4L, 500mm 4.5L, 600mm 4L, và 1200mm 5.6L thì ta có thể không lấy nét tự động được.
Cả hai đời ống nối Canon 1.4x và 2x (kể cả phiên bản II) đều có gioăng chắn nước. Ống 1.4x II có chất lượng quang học cao hơn hẳn đời trước, nhưng ống nối 2x II chỉ có chất lượng quang học cải tiến tí chút so với đời trước.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tiếp theo ...................!

V.12. Phải làm gì để chụp cận cảnh?
Chụp cận cảnh vô cùng vất vả nhưng đôi khi được đền đáp thoả đáng. Những bức ảnh cận cảnh chi tiết có thể đem lại cho bạn cả một thế giới mới lạ. Đây là lý do tại sao lĩnh vực ảnh này lại nhiều thách thức như vậy.
Phần lớn ống kính không thể lấy nét ở khoảng cách đủ cho ra một bức ảnh cận cảnh đúng nghĩa, kể cả các ống kính có ghi ký hiệu “MACRO”.
Chế độ cận cảnh (ký hiệu bằng một bông hoa) trên các thân máy không giúp gì nhiều cho chụp cận cảnh vì chúng chỉ làm mỗi một việc là chuyển các chức năng của thân máy như chế độ đo sáng sang các thông số dễ chụp cận cảnh hơn mà thôi. Chế độ này không thể thay cho các chức năng của ống kính được.
Như đã đề cập, vùng ảnh rõ của các bức ảnh cận cảnh là cực kỳ cạn. Giải pháp thông thường để mở rộng vùng ảnh rõ là khép khẩu nhỏ lại và đương nhiên giảm lượng ánh sáng, gây ra nhiều vấn đề khác.
Thực tế, do khoảng cách từ đối tượng đến ống kính là rất nhỏ nên ánh sáng rất thiếu, càng thiếu hơn khi bạn khép khẩu nhỏ lại, đơn giản bởi chính ống kính của bạn che bớt ánh sáng tự nhiên. Vì lý do này, đèn flash là phụ kiện thường thấy khi chụp cận cảnh, nhất là flash vòng (gắn thành vòng tròn quanh đầu ngoài của ống kính). Đèn flash vòng này thường có hai nửa (bán nguyệt), ta có thể điều chỉnh cường độ sáng của hai nửa khác nhau để tạo thành bóng đổ cho ảnh. Nếu ít tiền bạn chỉ cần đơn giản là bọc đèn flash thường lại bằng vật liệu trong mờ để tán xạ ánh sáng.
Rắc rối ở chỗ, lấy nét tự động thường không làm việc tốt khi chụp cận cảnh, đặc biệt khi dùng ống nối. Bạn nên dùng thân máy hỗ trợ lấy nét tay, phần nào nó còn giúp cho việc quan sát qua kính ngắm được rõ ràng hơn. Việc chỉnh nét tinh tế đến mức nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm không chỉnh nét bằng vòng chỉnh trên ống kính, mà lại di chuyển thân máy để lấy nét. Ta có thể mua các đường ray (một hoặc hai thanh) chuyên dụng và di chuyển máy ảnh trên các ray đó để lấy nét theo kiểu này.
Khi chụp cận cảnh mọi chuyển động dù nhỏ nhất cũng bị khuếch đại lên. Cứ thử hình dung bạn đang chụp một mạng nhện trong một buổi ban mai mù sương, những giọt nước đọng trên mạng nhện tựa như những quả cầu pha lê nho nhỏ vậy. Chỉ một hơi thở nhẹ cũng đủ làm cho cái mạng nhện rung lên, chao đảo đến mức gây mờ trong ảnh. Lúc này bạn phải cần một chân máy vì cầm máy bằng tay làm rung thân máy hơn nữa, có thể bạn phải đánh flash để “đóng băng” hình ảnh..
Để chụp cận cảnh có 6 cách cơ bản sau:
- Mua một ống kính cận cảnh chuyên dụng, tỷ lệ phóng to 1:1.
Phương án tốn kém nhất vì ống kính loại này không hề rẻ, nhưng lại là lựa chọn cho chất lượng tốt nhất. Ống kính cận cảnh có nhiều tiêu cự khác nhau, từ 50mm đến 90, hoặc từ 100 đến 180mm. Ưu thế của ống kính dài là bạn giữ được khoảng cách nhất định đến đối tượng. Một ống 50 mm khó chụp một con bướm trong tự nhiên vì bạn phải tiến đến gần con bướm hơn, ống kính 180mm cho phép bạn giữ được khoảng cách an toàn để không làm con bướm bay mất, dĩ nhiên là ống 180mm khá đắt. Tiêu cự 90/100 được coi là phù hợp cả về giá và ưu thế khoảng cách.
Dòng EF có 6 ống kính cận cảnh 1:1 là:
EF 50mm f2.5 Macro (cho tỷ lệ 1:2 và cần đến ống nối Life Size Converter EF để đạt 1:1)
EF 100mm 2.8 Macro (đã ngừng sản xuất)
EF 100mm 2.8 Macro USM,
Ống kính cao cấp EF 180mm 3.5L Macro USM
EF-S 60mm 2.8 macro, chỉ gắn cho thân máy EF-S.
Ống kính đặc biệt MP-E 65mm lens
Một ống kính nữa rất được ưa chuộng tuy không phải của Canon là ống Tamron 90mm macro.
- Mua một kính lọc cận cảnh (macro filter).
Thiết bị này vặn vào đầu ống kính như một kính lọc thông thường, nó đóng vai trò như một kính lúp phóng đại. Mức độ phóng đại phụ thuộc chiều dày của kính lọc và tiêu cự của ống kính chính. Kính lọc này trong suốt nhưng cải tiến được chất lượng ảnh tuỳ vào chất lượng quang học của nó. Do kính nhẹ, cơ động và trong suốt nên cho phép lấy nét tự động. Thường thì thiết bị này chỉ phù hợp cho người mới chơi ảnh khám phá thế giới của ảnh cận cảnh.
Ta có thể mua kính lọc đơn chứa duy nhất một thấu kính hoặc kính lọc đôi chứa một cặp thấu kính. Kính đôi đắt hơn nhưng chất lượng quang học tốt hơn. Kính lọc cận cảnh có nhiều loại đường kính khác nhau phù hợp cho nhiều ống kính khác nhau, nhưng đôi khi cũng cần một đoạn nối mới lắp được.
Canon có 2 kính lọc đôi 250D và 500D, cái đầu dùng cho ống kính ngắn khoảng 30-135mm, cái sau xài cho ống kính dài 70 đến 300mm. Kính lọc kiểu 500 thì không được tốt lắm vì là kính đơn. Bạn cũng có thể dùng kính lọc kiểu này của Nikon (ký hiệu 3T, 4T, 5T và 6T) chất lượng khá cao mà lại rẻ hơn đồ Canon.
- Mua một ống nối dài (ET)
Là một ống nhựa rỗng, lắp giữa ống kính và thân máy. Ống này tăng khoảng cách giữa ống kính và mặt cảm biến nên giảm khoảng cách lấy nét của ống kính (nghĩa là bạn có thể dí sát ống kính hơn vào đối tượng để lấy nét). Ống này khiến bạn không lấy nét được ở vô cực, nhưng rất tốt cho việc lấy nét cận cảnh. Ông nối cũng làm giảm lượng sáng vào mặt cảm biến, nhưng không như kính lọc, nó không làm giảm chất lượng ảnh vì nó không chứa thấu kính nào cả. Độ phóng đại thu được phụ thuộc cả chiều dài ống nối và tiêu cự ống kính chính. Một số ống kính, đặc biệt là ống góc rộng và và các ống chuyên dụng như 15mm 2.8 fisheye, 14mm 2.8L và MP-E 65mm 2.8 không tương thích được với ống nối loại này. Các ống kính EF-S đời mới có thể chỉ lắp được với các ống nối phiên bản II của Canon như Extension Tubes EF 12 II và EF 25 II
Ống nối của Canon khá đắt, bộ ba ống nối 12mm, 20mm và 36mm của Kenko rẻ hơn dù chất lượng khá tốt. Tuy nhiên các ống nối của Kenko chỉ tương thích ống kính EF, không lắp được cho EF-S.
Các hộp xếp cũng rất đắc dụng khi chụp cận cảnh, chúng chỉ đơn giản là các hộp cấu tạo xếp lớp, sẽ xẹp xuống khi bạn ép chúng lại. Hãng Novoflex bán nhiều sản phẩm dạng này cho máy EOS, hoặc ta có thể dùng lại các hộp xếp cho thế hệ ống kính FD trước kia và chế cho vừa các ống EF. Hộp xếp thường dùng kèm các thanh ray để lấy nét chính xác hơn.
- Đảo ngược ống kính và lắp và thân máy
Bạn phải dùng vòng chuyển đổi, một đầu lắp được vào ngàm EF của thân máy, đầu kia lắp vào vòng ren (dùng cho lắp kính lọc) của ống kính. Đây là thủ thuật rất cổ xưa để chụp cận cảnh.
Với các ống kính dùng cho EOS, ta không dùng được các đầu nối điện để điều khiển việc đóng mở lỗ sáng nên phải khắc phục bằng các cách khác nhau như:
Đặt độ mở ống kính trước theo giá trị mong muốn, ấn nút xem trước chiều sâu ảnh để đóng khẩu lại, gỡ ống kính ra, đảo đầu và chụp. Thật bất tiện, không thể thay đổi khẩu độ nếu không lắp lại ống kính như cũ.
Không dùng ống kính EF, mọi ống kính 35mm đều có thể lắp theo kiểu này vì suy cho cùng bạn đâu có dùng ngàm gắn thông thường nữa.
Mua một bộ chuyển chuyên dụng của Novoflex, khá đắt, nhưng có đầy đủ các đầu tiếp điện để điều chỉnh lỗ sáng.
- Gắn một ống kính đảo ngược lên một ống kính khác.
Thủ thuật cũ rích là gắn một ống kính 50mm (ống tịêu chuẩn) lên một ống kính khác nhưng đảo đầu (tức là gắn đầu lắp kính lọc của ống kính 50 vào đầu lắp kính lọc của ống kính chính nhờ một vòng chuyển đổi). Nếu ống kính ngược là ống EF thì ta không chỉnh được khẩu độ, nhưng nếu là ống kính cơ hoàn toàn thì vẫn chỉnh được như thường. Một ống kính 50 đảo, lắp lên ống kính 100mm cho tỷ lệ phóng 2x dù mất khá nhiều lượng sáng.
- Tậu một ống kính Canon MP-E 65mm
Một ống kính chuyên dụng rất hiếm gặp chỉ chuyên thiết kế cho ảnh cận cảnh. Nó không dùng được cho các mục đích khác như các ống kính cận cảnh 1:1 thông thường. Tỷ lệ phóng đại của ống kính này lên đến 5:1 thừa sức biến một hình chữ nhật 5x7mm điền đầy cả khung hình phim 35mm.
Xài ống kính này có vài bất tiện: Thứ nhất, nó chỉ dùng được nó cho ảnh “siêu cận cảnh” không thể dùng cho các mục đích khác vì nó chỉ lấy nét được ở rất gần. Thứ hai, vấn đề muôn thủa của ảnh cận cảnh- vùng ảnh rõ cực cạn rất khó miêu tả được hết cả một đối tượng. Thứ ba, hệ thống đo sáng chỉ làm việc với thân máy dòng EOS 1, mọi thân máy khác chỉ làm việc khi có chế độ đo sáng flash qua ống kính (TTL) và thứ tư, việc lấy nét qua khung ngắm đôi khi không đủ chính xác.
V.13. Liệu có thể dùng ống kính Canon 100mm macro để chụp chân dung không?
Chắc chắn là được. Các ống kính 100mm macro và ống cận cảnh có USM rất tốt cho chụp chân dung ngoài khả năng chụp cận cảnh. Chỉ có điều, đây là các ống kính cho ảnh rất sắc nét, mà một số người thích ống kính “mềm” hơn cho chụp chân dung, nhất là chân dung phụ nữ. Nếu bạn thuộc trường phái này thì có thể lắp thêm một kính lọc tiêu cự mềm cho ống kính.
V.14. Tại sao giờ đây mọi thứ đều làm bằng nhựa, điều gì sẽ xảy ra cho các ống kính bằng kim loại trước kia?
Rất nhiều ống kính của những thập niên 60 và 70 là những kiện tác thực sự với vỏ ống kính bằng kim loại nguyên khối, lấy nét cực êm bằng những đường xoắn ốc và vô số các bộ phận chính xác cao. Ngày nay thì nhiều ống kính có vỏ bằng nhựa. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: nào là do sự hoạt động của hệ thống lấy nét tự động, do giá nhân công tăng, do thị trường SLR thu nhỏ, do công nghệ chất dẻo tiến bộ, do mong muốn làm ra những sản phẩm nhẹ hơn, do vấn đề lợi nhuận…vv và vv
Chắc chắn hoạt động lấy nét tự động là nguyên nhân chính. Các ống kính lấy nét tự động với các truyền động bánh răng đòi hỏi dung sai lớn hơn, nó cũng không dùng các đường xoắn ốc dài vì làm tốn pin và tốn thời gian lấy nét hơn. Các ống kính lấy nét tay với các đường xoắn ốc được chế tạo với dung sai nhỏ hơn nhiều.
Dùng nhiều chất dẻo cũng có những lợi ích nhất định. Chất dẻo co dãn hơn và không dễ bị mẻ như kim loại, chúng cũng nhẹ hơn và rẻ hơn khi chế tạo.
Tuy vậy các ống kính kim loại trước đây cho ta một cảm giác rất tuyệt về độ chính xác cao, độ hoàn hảo mà các ống kính nhựa không thể có. Các ống kính lấy nét tự động giá trung bình thì khó mà có vỏ bằng kim loại. Tất nhiên, cũng có nhiều ống kính dòng L có vỏ là kim loại khối và cảm giác rất chính xác khi quay vòng lấy nét. Vì thế nếu bạn phải bỏ ra nhiều tiền mới có được một ống kính vỏ kim loại và vẫn lấy nét tự động được.
Canon đã từng dùng ba loại chất dẻo khác nhau cho các đời ống kính.
Thế hệ ống kính EF đầu tiên dùng loại nhựa cứng, khá dễ vỡ (tạm gọi là loại I- tuy không phải là phân hạng chính thức của Canon). Vật liệu này được đúc với bề mặt hơi ram ráp, các ống kính đều có các đường gờ chạy dọc theo đường sinh, ngắn lại ở những chỗ bị co nhỏ. Vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự thường không được phủ cao su chống trượt. 50mm 1.8 mark I là ống kính đặc trưng của thiết kế những năm 80.
Thế hệ ống kính thứ hai, đặc biệt là dòng L màu đen và các ống nghiệp dư cao cấp, chế tạo từ loại chất dẻo đen và đàn hồi hơn loại I (tạm gọi là loại II). Các ống kính này có vỏ trơn tru hơn loại I và bề mặt vỏ có xu hướng hơi vuốt nhỏ lại chứ không phải hình trụ thuần tuý, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự được tráng lớp cao su. Ống 28-105 3.5-4.5 USM và 135mm 2.0L USM là các đặc trưng cho thiết kế này. Thế hệ ống kính này ra đời cuối những năm 90.
Cuối cùng là thế hệ ống kính phổ thông những năm gần đây, chế tạo hoàn toàn bằng nhựa trơn, nhẹ tạm gọi là loại III. Thế hệ này thường có vòng chỉnh tiêu cự bọc lớp cao su to hơn cả mức cần thiết, một số được trang trí bằng vòng crôm sáng loáng để hấp dẫn người tiêu thụ. Ống EF-S 18-55 3.5-5.6 là thí dụ điển hình.
V.15. Chiều dài tiêu cự là gì?
Chiều dài tiêu cự là đặc tính quang học cơ bản của mọi ống kính và là yếu tố quan trọng nhất của mọi nhiếp ảnh gia. Hình dung đơn giản nhất về chiều dài tiêu cự là một trị số, đo bằng mm, biểu thị vùng thu hình mà ống kính có thể thực hiện.
Chiều dài tiêu cự của các ống kính SLR từ siêu rộng (14mm) đến siêu dài (600 và 1200mm). Vùng thông dụng nhất của các ống kính này là 28 đến 105mm.
Vậy tại sao lại đo bằng mm? tại sao không biểu thị luôn bằng góc thu hình của ống kính? Điều này một phần vì thói quen trong cả lịch sử, phần khác vì thực tế sử dụng. Định nghĩa về chiều dài tiêu cự đã bén rễ sâu trong các tính toán về quang học- đó chính là khoảng cách giữa mặt phẳng hội tụ và điểm tận cùng phía sau của ống kính khi đang lấy nét ở vô cực. Khi chuyển sang góc thu hình thì có đôi chút khác biệt phụ thuộc vào cỡ phim đang sử dụng vốn khác nhau giữa các máy ảnh 35mm, máy ảnh APS và các máy số. Trong thực hành, chiều dài tiêu cự là thuộc tính cơ bản nhất của ống kính, biểu thị vùng thu nhận ảnh thực tế phụ thuộc vào cỡ phim sử dụng.
Điều luôn phải ghi nhớ là mọi ví dụ trên đều ám chỉ cho máy ảnh phim 35mm hoặc các máy EOS toàn khung. Nếu bạn dùng ống kính 28m trên máy APS hoặc các máy số có cảm biến nhỏ hơn khung phim 35 thì vùng thu hình sẽ nhỏ đi đáng kể.
Khái niệm về chiều dài tiêu cự cũng được sử dụng cho các máy ảnh khác loại, kể cả trên các máy ảnh khung hình cỡ trung bình. Loại khung hình này thường cho một góc thu hình lớn hơn trên máy phim 35mm với cùng ống kính.
V.16. Thế nào là độ mở của ống kính?Độ mở của ống kính là thuộc tính quan trọng thứ hai sau chiều dài tiêu cự. Lấy mắt người làm ví dụ. Tròng mắt có một đồng tử có thể co dãn để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt tuỳ vào tình trạng ánh sáng tự nhiên. Lúc trời tối, đồng tử mở rộng để cho nhiều ánh sáng vào hơn, khi ra ngoài nắng nó lại co vào để giảm lượng ánh sáng, tránh làm hỏng mắt. Phần lớn cá ống kính máy ảnh đều có một cơ cấu tương tự đồng tử của mắt người- một màng chắn bằng kim loại hoặc nhựa có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng đi qua. Chính cái lỗ có kích thước thay đổi được trên cái màng chắn đó được gọi là độ mở của ống kính và được biểu thị bằng một giá trị số học ký hiệu là f. Giá trị này quyết định lượng ánh sáng sẽ được ống kính cho đi qua và là tỷ số giữa chiều dài tiêu cự và đường kính lỗ mở trên màng chắn.
Ví dụ, ta chỉnh đường kính lỗ mở của ống kính 50mm bằng 6,25mm, ta có khẩu độ f/8 (50/6,25=8). Nói chung, cứ mỗi lần chỉnh tăng hoặc giảm khẩu độ một nấc là ta đã tăng gấp hai hoặc giảm đi một nửa diện tích của lỗ mở. Vì bản thân khẩu độ đã chứa yếu tố chiều dài tiêu cự (tử số) nên mỗi ống kính đều cho một lượng sáng như nhau đi qua nếu được đặt ở cùng một giá trị khẩu độ bất kể chiều dài tiêu cự của ống kính là bao nhiêu (tất nhiên không tính đến sự hao hụt ánh sáng vì phải đi qua nhiều thấu kính).
Dãy khẩu độ thông dụng của ống kính phim 35mm và các máy ảnh số SLR:
1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 32
tuy nhiên phần lớn các ống kính đều không có đủ cả dãy khẩu độ trên.
Mỗi lần chuyển khẩu độ một nấc là ta tăng hoặc giảm lượng sáng đi hai lần đồng thời tăng hoặc giảm diện tích lỗ mở hai lần, chuyển từ f/2.8 sang f/4 là giảm lượng sáng đi hai lần và giảm diện tích lỗ mở hai lần, ta có một dãy số với công bội bằng 1,4 (căn bậc hai của 2) mặc dù khi in trên ống kính theo truyền thống người ta chỉ in theo dãy số trên.Ống kính của các định dạng phim lớn có thể có giá trị khẩu độ nhỏ hơn nữa như f/64 chẳng hạn.
Dãy số này có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản, chỉ cần nhớ hai số đầu 1.0 và 1.4, sau đó nhân đôi lên, 1.0 thành 2; 4; 8 rồi 16; 32 còn 1.4 thành 2.8; 5.6; 11 rồi 22.
Tránh lẫn, số nhỏ (2.8 chẳng hạn) tương ứng với đường kính lỗ sáng lớn, ta có nhiều ánh sáng hơn (“mở khẩu”), số to (f/22) tương ứng với lỗ sáng nhỏ, ta có ít ánh sáng hơn (“khép khẩu”). Ngoài việc làm thay đổi thời chụp, khẩu độ ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ (DOF).
Chữ f thường được in nghiêng chỉ để cho đẹp, dấu chéo để chỉ phân số, ví dụ: f/4 chỉ độ mở bằng một phần tư chiều dài tiêu cự. Chữ f thay cho “focal”, “factor” hay “focal length” tuỳ ý thích của bạn.
Lưu ý là không phải tất cả các ống kính đều chỉnh khẩu độ bằng lỗ màng chắn. Nhiều ống kính chỉ có một khẩu độ duy nhất mà thôi. Các ống kính dạng gương phản chiếu không có lỗ mở nên không chỉnh được khẩu độ, các máy ảnh rẻ tiền- loại dùng một lần- cũng có một giá trị khẩu độ thôi.
V.17. Thế nào là các ống kính nhanh và ống kính chậm?
Đây chỉ là một thuật ngữ đời thường để chỉ giá trị khẩu độ tối đa mà ống kính có thể đạt được. Ống kính chậm có khẩu độ tối đa khá nhỏ, cho ít ánh sáng đi qua và để duy trì thời chụp tốt ta cần giảm tốc độ chụp, ống kính nhanh thì trái lại, giá trị khẩu độ tối đa khá lớn, cho nhiều ánh sáng đi qua và ta có thể để tốc độ chụp nhanh.
Khẩu độ lớn cho nhiều ánh sáng đi qua, vì vậy ta thường thích các ống kính nhanh hơn các ống kính chậm. Thứ nhất, ống kính nhanh cho phép chụp cả nơi thiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần ánh sáng nhân tạo. Thứ hai, ống kính nhanh nhìn qua khung ngắm dễ hơn vì ra có nhiều ánh sáng đi qua hơn.
Một ống kính có khẩu tối đa là f/1.4 là một ống kính nhanh, nếu chỉ đạt 5.6 thì khá chậm. Vì khẩu độ có liên quan đến cả chiều dài tiêu cự nên thường khá dễ dàng chế tạo các ống kính 50 mm nhanh (khẩu tối đa thường đạt 1.8) nhưng rất khó chế tạo các ống kính 200 có khẩu tối đa lớn như trên.
Nói chung, thiết kế một ống kính nhanh phức tạp hơn ống kính chậm nên thường đắt hơn. Chế tạo ống kính nhanh đa tiêu cự khó hơn chế tạo ống kính nhanh một tiêu cự. Ống kính nhanh thường kích cỡ lớn hơn ống kính chậm cùng tiêu cự.
Các ống kính tự động lấy nét của hệ EOS có mô tơ lấy nét đặt trong ống kính chứ không phải trong thân máy. Một số ống kính lấy nét nhanh hơn các ống kính khác, tuy nhiên đây hoàn toàn là khái niệm khác, không phải nói đến đặc tính quang học đang bàn ở trên.
V.18. Vùng ảnh rõ (depth of field) là gì?
Khi lấy nét lên một vật thể nào đó, vật thể này không phải là thứ duy nhất hiện lên sắc nét. Những vật thể gần hơn hoặc xa hơn vật thể chính này cũng có thể hiện nên sắc nét tuy không được như đối tượng chính. Khoảng cách giữa các đối tượng hiện hình tương đối sắc nét trên tấm ảnh cuối cùng của bạn được gọi là vùng ảnh rõ. Kiểm soát vùng ảnh rõ là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng có thể tác động đến sự thu hút của tấm ảnh cuối cùng.
Bạn đang chụp chân dung ai đó ngoài trời, vị trí này cho một ánh sáng tự nhiên nhưng bạn khó kiểm soát phần hậu cảnh. Nếu bạn đang trong công viên, bạn sẽ không muốn phần hậu cảnh đầy những cành cây loà xoà, hỗn độn. Bạn muốn vùng ảnh rõ thật cạn và lấy nét vào mắt người mẫu, đó là nơi bạn muốn nét nhất. Vùng ảnh cạn sẽ đẩy các cành cây ra ngoài vùng lấy nét, bạn sẽ có một hậu cảnh mềm mại, với màu xanh dịu nhẹ.
Nhưng nếu bạn chụp một bông hoa trong tự nhiên với bầu trời, núi non hấp dẫn, bạn sẽ muốn mọi thứ hiện lên sắc nét, lúc này bạn lại muốn vùng ảnh rõ thật lớn. Có ba yếu tố giúp ta kiểm soát vùng ảnh rõ:
- Khẩu độ: Là yếu tố quan trọng điều khiển vùng ảnh rõ, khẩu độ mở lớn cho vùng ảnh rõ cạn và ngược lại. Chụp cái gì đó khi ánh sáng yếu, ta mở khẩu hết cỡ (f/1.8 chẳng hạn) để lấy được nhiều ánh sáng, vùng ảnh rõ sẽ ngắn lại và sẽ trở thành vấn đề vì việc lấy nét chính xác sẽ khó khăn hơn. Chụp ngoài trời thì ngược lại, ta hay phải khép khẩu để tránh thừa sáng, vùng ảnh rõ lớn, việc kiểm soát bố cục sẽ khó khăn.
- Chiều dài tiêu cự: Yếu tố này tạo ra nhiều khác biệt. Ống góc rộng, tiêu cự ngắn cho vùng ảnh rõ lớn hơn ống tiêu cự dài. Điều này rất có ích. Ống góc rộng chụp phong cảnh cho vùng ảnh rõ sâu, ống tiêu cự dài chụp chim muông, cho vùng ảnh rõ cạn, dễ cô lập đối tượng, tạo hiệu quả đẹp.
- Khoảng cách đến đối tượng: Nếu ta dí sát đối tượng (như khi chụp cận cảnh), vùng ảnh rõ sẽ ít và ngược lại.
Thực tế, bạn phải luôn tính toán cả ba yếu tố trên để tạo ra được hiệu quả mong muốn trên tấm ảnh của mình.
Cũng nên biết rằng cỡ phim cũng ảnh hưởng đến vùng ảnh rõ, phim lớn hoặc trung bình dễ tạo ra vùng ảnh rõ thật cạn hơn là các cỡ phim nhỏ. Đây là lý do khiến các máy ảnh bình dân dạng ngắm-chụp thường cho ảnh có chiều sâu lớn. Tuy nhiên làm chủ được tốt ba yếu tố trên bạn có thể kiểm soát vùng ảnh rõ mà không cần đổi sang máy ảnh khác.
Khái niệm về vùng ảnh rõ trên chỉ được diễn giải một cách dễ hiểu, bạn phải làm những phép toán vô cùng phức tạp mới có thể tính toán được thật chính xác, nhưng những diễn giải đơn giản như trên cũng đủ để bạn cho ra những bức ảnh đẹp.
V.19. Các con số La mã trên thân ống kính biểu thị điều gì?
Các nhà sản xuất ống kính Nhật, trong đó có Canon dùng luôn đặc tính quang học để phân biệt các ống kính khác nhau (Châu Âu theo truyền thống thường đặt tên theo kiểu của Chiến tranh giữa các vì sao để mô tả thiết kế của các ống kính như: “Tessar”, “Biogon” hay “Super Angulon”). Thỉnh thoảng một ống kính ra đời với các đặc tính cơ bản giống hệt một ống kính đang lưu hành, để phân biệt giữa các ống kính này, Canon dùng một ký tự La mã bắt đầu bằng II, vì vậy bạn không bao giờ có ống kính ký hiệu I, dù đôi khi có người nhắc đến “mark I” để chỉ ống kính đời cũ khi đời mới của nó chào đời. Cách gọi mark II, mark III… cũng khá phổ biến trong giới chơi đồ ảnh.
Đôi khi các ống kính đời mới có những cải tiến hơn ống cũ, cũng có khi lại kém hơn và thỉnh thoảng người ta phân biệt chúng bằng các đường vạch dấu. Ví dụ: Ống 50mm 1.8 II khá hơn đời trước về chất lượng chế tạo nhưng chất lượng quang học thì giống hệt, 28-80 3.5-5.6 USM II hoàn toàn kém hơn phiên bản đầu, 28-105 3.5-4.5 và 28-105 3.5-4.5 II cơ bản giống nhau, khác chút xíu bề ngoài. Các ký hiệu La mã này hoàn toàn chẳng nói lên điều gì về sự khác biệt chất lượng cả. Canon còn đánh số kiểu này cho các loa che ống kính như đã nói trên.
V.20. Sự khác biệt giữa các mô tơ lấy nét (AFD, MM, USM)?
Khác với các nhà sản xuất máy ảnh khác, Canon đặt mô tơ lấy nét trong các ống kính chứ không phải trong thân máy khi hệ thống EOS ra đời. Điều này được cho là khôn ngoan vì mô tơ này được thiết kế theo từng yêu cầu của ống kính. Một ống kính dài cần một mô tơ lớn, ống kính nhỏ hơn chỉ cần mô tơ vừa phải mà thôi. Nếu mô tơ này lắp trong thân máy, nó sẽ hoạt động y như nhau cho dù bạn lắp ống kính gì đi nữa.
Canon sử dụng nhiều công nghệ khi chế tạo các mô tơ này. Hai dạng sơ khai đầu tiên thì không được ký hiệu trên vỏ ống kính, muốn biết thì chỉ có cách tra sách mà thôi.
- Mô tơ lấy nét kiểu điện từ truyền thống: Loại mô tơ này dùng nguyên tắc điện từ thông thường để vận hành trục quay. Các vấu nhỏ và các bánh răng biến chuyển động quay thành các chuyển động cần thiết để lấy nét.
- Mô tơ dạng vòng cung (AFD- Arc-form drive): Dùng trên một số ống kính đời cũ, giá thấp. Thực chất đây là một mô tơ điện nhỏ, đơn giản kèm một bộ truyền lực, khá ồn vì tiếng vo vo của động cơ điện, tiếng nghiến của bánh răng, tốc độ hoạt động không nhanh. Khoảng cách từ mô tơ đến các thấu kính lấy nét là không lớn, các ống kính tiêu cự dài với AFD lấy nét khá chậm.
- Mô tơ siêu nhỏ (micromotor-MM): Dùng trên một số ống kính đời cũ, bình dân. Giống AFD- nó chậm và ồn, cũng dựa trên một mô tơ điện kèm bộ truyền lực, đôi khi MM còn được dùng với các dây đai bằng cao su.
- Mô tơ siêu thanh (Ultrasonic motor): Không dựa trên nguyên tắc từ tính như các mô tơ khác, nó sử dụng các dao động siêu cao tần để tạo ra các chuyển động quay. Kết quả là việc lấy nét khá nhanh và êm (tất nhiên là êm với tai người). Canon chế tạo hai dạng mô tơ này.
+ Mô tơ siêu thanh dạng vòng (Ring ultrasonic drive-USM): Chính là cái bạn cần, mô tơ này có hai vòng kim loại dao động với tần số cao. Ống kính có mô tơ này lấy nét nhanh và êm đồng thời hỗ trợ lấy nét tay toàn phần (full-time manual- FTM).
+ Mô tơ siêu thanh cực nhỏ (Micromotor ultrasonic drive): Ít ấn tượng hơn, nó là một dạng USM thiết kế cho các ống kính rẻ tiền hơn. Cơ cấu dạng này sử dụng mô tơ siêu thanh nhưng lại vẫn dùng bộ truyền lực bánh răng, các ống kính lấy nét êm nhưng không bằng loại vòng, không hỗ trợ FTM.
Tất cả các ống kính có ghi USM đều có mô tơ siêu thanh, nhưng không phân biệt được đâu là USM dạng vòng, đâu là USM dạng micromotor, muốn biến bạn phải xem kỹ đặc tính của từng ống kính. Phần lớn các ống kính không phải dòng L nhưng có USM đều được vạch một đường vàng ở đuôi ống. Tuy thế, một ống kính dòng L đều chỉ có một vạch đỏ cho dù nó có dùng USM hay không.
V.21. Lấy nét tay toàn phần là gì (full-time manual- FTM)?Các ống kính Canon EF lấy nét bằng AFD (arc form drives) hoặc MM (micromotor) sử dụng cơ cấu lấy nét đơn giản dựa trên mô tơ điện và truyền lực bằng một hàng bánh răng nhỏ bé. Khi chuyển hệ thống này sang điều khiển bằng tay thì sẽ ảnh hưởng đến bộ truyền lực này, để lấy nét tay ống kính có một nút chuyển để cắt rời bộ truyền lực này ra khi ta vặn vòng lấy nét thủ công. Khi ống kính đang ở chế độ lấy nét tự động bạn không thể lấy nét bằng tay.
Với hệ thống lấy nét bằng USM thì khác, ta có thể lấy nét tay toàn phần (FTM). Các ống kính này cho phép bạn lấy nét thủ công ngay cả khi nút chuyển AF/MF đang ở chế độ tự động. Đặc tính này rất hưũ ích, ta có thể điều chỉnh, xoay vòng lấy nét ngay mà không cần chuyển chế độ lấy nét bằng nút chuyển. Nhưng có vài điều cần lưu ý: Dù các ống kính đều ghi “USM” nhưng thực ra có đến ba loại USM khác nhau. USM tốt nhất sử dụng trên các ống kính dòng L và các ống trung cấp là USM dạng vòng, USM này có hai vòng kim loại dao động với tần số lớn để tạo ra chuyển động quay. Lấy nét tay toàn phần với các USM này khá dễ dàng- một ly hợp ma sát đơn giản sẽ cho phép bạn quay cả mô tơ điện khi lấy nét tay. Bạn có thể lấy nét bất kỳ lúc nào ngay cả khi máy ảnh tắt nguồn hoặc ống kính không gắn vào thân máy.
Dạng USM thứ hai, ra đời trước, lắp cho vài ống kính đời cũ và một số ống kính tiêu cự dài. Các ống kính có USM điện tử này chỉ lấy nét tay được khi thân máy được cấp nguồn. Khi bạn quay vòng lấy nét, tín hiệu điện được chuyển tới mô tơ từ thân máy, thực hiện quá trình lấy nét (gián tiếp), một số ống kính điển hình thuộc nhóm này là:
EF 50mm 1.0 L USM
EF 85mm 1.2 L USM
EF 85mm 1.2 L USM II
EF 28-80mm 2.8-4 L USM
EF 200mm 1.8 L USM
EF 300mm 2.8 L USM
EF 400mm 2.8 L USM
EF 400mm 2.8 L II USM
EF 500mm 4.5 L USM
EF 600mm 4 L USM
EF 1200mm 5.6 L USM
Dạng USM thứ ba, USM siêu nhỏ,lắp cho các ống kính bình dân không hỗ trợ lấy nét tay toàn phần vì vẫn dùng bộ truyền lực bánh răng. Nhiều người gọi hệ thống lấy nét này là USM thuần tuý, vì chỉ có mô tơ điện là dạng USM thôi, và ta chỉ tận dụng được tính chất hoạt động êm của mô tơ. Các ống kính 50mm 1.4 USM và 28-105 4-5.6 USM đời mới là những ngoại lệ, các ống kính này có các ly hợp trượt cho phép lấy nét tay toàn phần như các USM dạng vòng vậy.
Không nên lấy nét bằng tay trong khi mô tơ lấy nét đang hoạt động, ta có thể làm hỏng mô tơ hay làm nó quá tải. Cần chờ khi mô tơ ngừng hoạt động mới chỉnh bằng tay. Việc lấy nét tay cũng phải tránh khi để chế độ AI Servo, vì mô tơ có thể được kích hoạt bất kỳ luc nào.
V.22. Liệu các ống kính có USM cho ảnh đẹp hơn ống kính không có USM?
Đương nhiên, việc lấy nét nhanh và êm hơn cho phép bạn chụp được các tấm ảnh trong những điều kiện phức tạp hơn, nhưng điều này không liên quan gì tới chất lượng quang học của ống kính cả. Bạn rất dễ liên tưởng vì USM dạng vòng hay được lắp cho các ống kính cao cấp, hoặc dòng L. Ta chỉ mua được các ống kính Canon bình dân lắp USM dạng siêu nhỏ thôi. Nhưng có rất nhiều ống kính Canon đặc biệt là các ống một tiêu cự đời cũ tuy không có USM nhưng chất lượng quang học của ống rất tốt.
V.23. Hệ thống ổn định hình ảnh (image stabilization-IS) là gì?
Đây là công nghệ của Canon cho phép ống kính có những điều chỉnh quang học để khắc phục sự rung máy khi ta chụp ảnh. Việc máy bị rung- có thể do cầm tay không chắn chẳng hạn- gây nên các vết mờ trên tấm ảnh chụp ở tốc độ thấp, IS có thể làm tấm ảnh sắc nét hơn khi mà bạn không thể chụp tốc độ nhanh.
IS là công nghệ khá phức tạp liên quan đến các cảm biến chuyển động, những bộ vi xử lý và các mô tơ dịch chuyển thấu kính. Vì thế các ống kính có IS thường có giá khá cao. Nhưng đổi lại nó rất thuận tiện- khi cầm máy bằng tay bạn có thể chụp chậm đi một đến hai nấc so với ống kính không có IS.
Tuy nhiên, IS không hề làm tăng giá trị độ mở tối đa của ống kính, ống kính có độ mở tối đa là 3.5 khi lắp IS vẫn giữ nguyên giá trị 3.5. IS chỉ cho phép bạn chụp chậm hơn khi cầm máy bằng cách bù trừ độ rung của thân máy. Vùng ảnh rõ sẽ lớn hơn, và điều này có lợi hay không còn tuỳ vào mục đích tấm ảnh của bạn.
IS cũng có những nhược điểm so với các ống kính nhanh: Các thế hệ IS đầu tiên hoạt động không tốt lắm khi gắn máy lên chân đỡ, IS của các ống kính phổ thông hoạt động cũng không được tốt như IS của ống kính chuyên nghiệp khi ta chụp lia máy. IS cũng không giúp được gì nếu đối tượng chụp chuyển động vì nó chỉ bù trừ cho thân máy thôi. IS không giúp “bắt chết” đối tượng chụp và đôi khi nó còn báo hại vì cho phép ta chụp ở những tốc độ thấp so với ống kính nhanh. Một số người thấy hoa mắt khi nhìn qua khung ngắm của ống kính có IS đang hoạt động, và đương nhiên IS ngốn thêm năng lượng của pin. Cuối cùng, các thân máy EOS phim trước đây không hoàn toàn tương thích với ống kính IS, thậm chí còn đôi chút bất tiện, ví như khung ngắm rung lên mỗi khi nhấn nút chụp (nhưng hiện tượng này không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh).
Bên cạnh các nhược điểm, IS còn có rất nhiều ưu điểm, nhất là với các ống kính tiêu cự dài.
Canon là hãng đầu tiên áp dụng công nghệ ổn định hình ảnh lên các ống kính SLR, mặc dù Nikon mới là hãng đầu têu trong lĩnh vực này khi phát triển máy ngắm chụp dùng ống kính có ổn định hình ảnh (máy Zoom-Touch 105 VR) năm 1994. Ngày nay, Nikon bán nhiều ống kính rời có VR (vibration reduction- giảm rung) chỉ khác là nhắm vào thị trường cao cấp nhiều hơn, trong khi Canon bán ống kính IS cho cả thị trường cao cấp và phổ thông. Sigma cũng có các ống kính có đặc tính này, Panasonic thì phát triển hệ thống Mega Optical Image Stabilizer (Mega OIS) cũng là chức năng giảm rung. Minolta thì phát triển công nghệ chống rung gọi là Super SteadyShot nhưng lắp trong thân máy thay vì trong ống kính, lúc này hệ thống hoạt động với mọi ống kính lắp được cho thân máy, nhưng lại không chuyên biệt cho từng dải tiêu cự khác nhau.
V.24. Dữ liệu về khoảng cách là gì, ống kính nào hỗ trợ?
Nhiều ống kính EF có thể gửi các dữ liệu về khoảng cách cho thân máy, ví dụ bạn đang lấy nét vào đối tượng cách 4m, thì ống kính sẽ gửi một khoảng cách xấp xỉ tới thân máy.
Canon bán các ống kính này từ những năm 1990, đến năm 2004 thì ngừng do sự xuất hiện của hệ thống đo sáng flash E-TTL II. Trong tình huống cụ thể, E-TTL II có khả năng lấy được các dữ liệu về khoảng cách nhờ việc tính toán bằng đèn flash.
V.25. Thế nào là các phần tử của ống kính ?
Thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn. Từ “ống kính” để chỉ cả một cơ cấu gồm các thấu kính được tạo dáng (có thể hình dung chúng như một cái kính lúp vậy) và phần vỏ ngoài hình trụ chứa các thấu kính này.
Một phần tử của ống kính chỉ một thấu kính đơn lẻ bằng thuỷ tinh hay bằng các tinh thể. Các ống kính máy ảnh thời nay chứa ít nhất 4 phần tử như thế, thường được chia thành từng nhóm một. Bạn có thể nghe nói một ống kính nào đó có 18 phần tử chia thành 15 nhóm.
Thiết kế lên một ống kính rất phức tạp và số lượng các phần tử cũng như các nhóm không biểu thị chất lượng hình ảnh. Một ống kính đơn giản với ít phần tử có thể cho ảnh đẹp hơn các ống kính phức tạp khác, vì nó ít gây loé (hiện tượng ánh sáng phản xạ giữa các phần tử ống kính). Tuy nhiên, các ống kính góc rộng và tiêu cự dài đòi hỏi nhiều phần tử hơn để tinh chỉnh đường đi của ánh sáng, khắc phục các hiện tượng quang sai.
V.26. Lớp phủ của ống kính là gì?
Một cánh cửa sổ kính vừa cho ánh sáng đi qua vừa phản xạ lại một phần. Ống kính máy ảnh cũng bị hiện tượng này. Những phản xạ không mong muốn trong ống kính gây nên hiện tượng loé- hoặc ảnh mất độ tương phản hoặc tạo ra các đốm sáng rực. Hãng ống kính Đức Carl Zeiss là hãng phát minh ra công nghệ phủ ống kính từ giữa những năm 1930, lớp phủ này là các lớp tráng trong suốt rất mỏng trên bề mặt các thấu kính nhằm hạn chế hiện tượng phản xạ trong lòng ống kính. Tất cả các ống kính tân kỳ ngày nay, kể cả ống EF của Canon đều được tráng nhiều lớp như vậy để chống phản xạ. Canon còn đưa ra công nghệ gọi là SSC (Super Spectral Coating).
Phân biệt các thấu kính được phủ này rất dễ, một thấu kính không được phủ phản xạ nhiều ánh sáng, ánh sáng trắng sau phản xạ vẫn trắng, các thấu kính được phủ thì phản xạ ít hơn, ánh sáng trắng phản xạ lại có màu xanh lục, hồng hoặc đỏ. Mầu phản xạ này do tính hấp thụ ánh sáng của lớp hoá chất phủ không ảnh hưởng đến màu sắc của tấm ảnh cuối cùng.
Nhưng các thấu kính được phủ có hai nhược điểm: thứ nhất, nó phải được giữ sạch tối đa mọi lúc, dầu và các chất bẩn có thể làm hỏng lớp phủ, vết vân tay in rất rõ trên các thấu kính có lớp phủ này. Thứ hai, các lớp phủ đôi khi rất dễ vỡ và dễ bị xước, khi mang chúng đi đâu hoặc khi lau phải vô cùng cẩn thận.
V.27. Quang sai là gì?
Các thấu kính của một ống kính máy ảnh truyền thống gần giống như một hình cắt ngang một khối cầu lớn vậy, cả hai mặt đều bị uốn cong. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính. Hiện tượng này khiến việc lấy nét đôi khi không chuẩn và gây ra các vấn đề về quang học khác nữa. Các thấu kính hình cầu có bề mặt cong (như con ngươi vậy) là để giảm thiểu hiện tượng này nhưng bề mặt phim và các cảm biến ảnh lại luôn phẳng, dẹt.
Một cách khắc phục là người ta thêm vào một thấu kính riêng chỉ để uốn nắn các tia sáng theo đường đi xác định. Cách khác là chế tạo các thấu kính không theo tiết diện hình cầu truyền thống, nói cách khác, độ cong của mặt thấu kính là thay đổi từ ngoài vào tâm. Những thấu kính quang sai này khiến việc chế tạo ống kính đơn giản đi và tạo ra các bức ảnh sắc nét hơn, các thấu kính này cũng khắc phục rất tốt hiện tượng méo hình trong các ống kính góc rộng.
Có ba cách để chế tạo các thấu kính quang sai này, xa xỉ nhất là nghiền thuỷ tinh ra để tạo hình, cách này khó thực hiện vì rất khó đạt được độ chính xác cần thiết, chỉ có vài ba ống kính dòng L mới có các thấu kính sản xuất theo kiểu này. Cách khác dùng thấu kính đúc, áp dụng trên nhiều ống kính phổ thông của Canon. Cách rẻ nhất là gắn thêm một phần nhựa trong lên bề mặt của một thấu kính chỏm cầu bình thường để tạo hình, các thấu kính dạng này gọi là các thấu kính tái tạo, rất phổ biến trên các máy ngắm-chụp.
Một số nhà sản xuất, đặc biệt là Sigma, dùng thuật ngữ “aspherical” hay “ASPH” in lên thân ống kính để khuếch trương các thấu kính này. Các nhà sản xuất khác như Canon không ghi gì trên ống kính dù bên trong có chứa các thấu kính dạng này. Cần nhớ rằng các ống kính có thấu kính này không phải bao giờ cũng tốt hơn các ống kính không có.
V.28. Thuỷ tinh tán xạ thấp là gì?
Thuỷ tinh tán xạ thấp và những biến thể của nó như: UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) là những loại thuỷ tinh quang học rất đắt tiền giúp giảm sự viền màu và các hiện tượng quang học khác trên ống kính, nhất là các ống kính tiêu cự dài.
Tán xạ là hiện tượng nhìn thấy sắc màu cầu vồng qua một lăng kính do ánh sáng trắng bị khuyếch tán thành quang phổ màu theo các bước sóng khác nhau. Thuỷ tinh tán xạ thấp không làm ánh sáng trắng bị tán xạ nhiều như thuỷ tinh thường nên ít cần đến các giải pháp khác khắc phục hiện tượng này.
V.29. Fluorite là gì?
Xét về kỹ thuật, fluo- canxi không phải là thuỷ tinh. Nó là một dạng tinh thể nhân tạo do Canon sản xuất và được dùng trong nhiều ống kính dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp. Đây là một vật liệu đắt tiền và rất hiệu quả để giảm thiểu hiện tượng quang sai, đặc biệt trên các ống kính tiêu cự dài.
V.30. Nhiễu xạ quang học (diffractive optics-DO) là gì?
Các ống kính DO có các thấu kính đặc biệt chỉ do Canon cung cấp. Những thấu kính này, với nhiều lớp nhiễu xạ, gần như là các thấu kính phẳng với những đường khắc axit rất chính xác bên trong. Nó được chế tạo dựa trên nguyên tắc nhiễu xạ của quang học chứ không phải dựa trên hiện tượng phản xạ như thấu kính thường.
Ưu điểm của thấu kính DO này là tối giảm hiện tượng tán sắc, vốn rất nghiêm trọng đối với các ống kính tiêu cự dài. Thấu kính DO nhẹ hơn so với các thấu kính tinh thể fluo hay các thấu kính tán xạ thấp khác, giúp làm giảm chiều dài và trọng lượng của các ống kính tiêu cự dài.
Không may là các thấu kính DO rất đắt và thỉnh thoảng bị hiện tượng loé. Các ống kính DO của Canon thường dùng cho giới chuyên nghiệp, không lắp cho cả dòng L và thường được đánh dấu bằng một vạch xanh lục nhạt.
V.31. Thế nào là lấy nét trong?
Nhiều ống kính dài ra hay ngắn lại mỗi khi ta điều chỉnh lấy nét, các ống kính này có hai ống lồng vào nhau, chúng di chuyển tương đối với nhau mỗi khi ta quay vòng lấy nét. Thiết kế này ít tốn tiền, báo hại ở chỗ mỗi khi nó kéo dài ra hay co ngắn lại nó dễ hút không khí và kéo cả bụi vào ống. Sau nhiều năm sử dụng lượng bụi hẳn là khá lớn.
Nhiều ống kính Canon dùng nguyên tắc lấy nét sau (rear focussing-RF) hoặc lấy nét trong (internal focussing-IF). Các ống kính lấy nét sau khi chỉnh nét, thấu kính sau cùng của ống kính sẽ dịch chuyển ra sau hoặc ra trước. Ống kính lấy nét trong thì khi lấy nét một số thấu kính sẽ dịch chuyển ngay trong lòng ống. Cả hai trường hợp trên chiều dài ống kính không thay đổi vì các chuyển động diễn ra trong lòng ống.
Ưu điểm khác của việc lấy nét sau và lấy nét trong là đầu ống kính không bị quay khi lấy nét nên không ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực hay kính lọc cản quang.
V.32. Bokeh là gì?
Thuật ngữ mượn của tiếng Nhật, phát âm tựa bo-ké theo kiểu Pháp, hay bow-kay theo kiểu Anh. Về cơ bản bokeh phát triển từ tiếng Nhật chỉ sự lu mờ, vốn dùng để ám chỉ chất lượng vùng ảnh ngoài tiêu cự. Bokeh tốt tức là vùng này phải mượt, mềm, bokeh xấu tức là vùng này hơi lổn nhổn- có thể do các lùm, bụi cây, có thể do các đốm sáng.
Bokeh rất quan trọng trong ảnh chân dung, ta luôn muốn vùng hậu cảnh nằm ngoài tiêu cự phải mượt mà, không bị rối loạn, nếu nó sắc nét hoặc có nhiều hoạ tiết thì không ổn lắm. Các ống kính gương phản chiếu có tiếng là cho bokeh xấu bởi vô số các hình tròn lổn nhổn ở vùng ngoài tiêu cự.
Bokeh đôi khi không có chữ H ở cuối, tuy nó hay được cho thêm vào để nhắc nhở rằng đây là một chữ có hai âm tiết (phát âm kiểu Anh)
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Cho vào đây để lúc nào cần tìm thì tìm cho dễ :D

Canon Lens Code- Tính tuổi lens của bạn.

XichLo thấy một số bạn hay mua lens cũ đã qua sử dụng, mặc dù số tuổi của lens hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng của ống kính có rất nhiều lens ngưng sản xuất mười mấy năm trước vẫn bán rất đắt trên thị trường như Canon 50mm f1.0 hay Canon 80-200mm f2.8L. Cách sử dụng, bảo quản mới là nguyên nhân làm lens bị hỏng hay rễ trẽ, nấm mốc. Do đó bài viết này chủ yếu để các bạn tham khảo tìm hiểu lens của mình được sản xuất ở đâu và bao giờ. (Chủ yếu là lens EF)

Hầu hết đằng sau đuôi lens của bạn có mã số ví dụ như US1105.

Ký tự đầu tiên "U" tượng trưng cho nhà máy sản xuất. Canon có 3 nhà máy sản xuất lens.

U = Utsunomiya, Japan
F = Fukushima, Japan
O = Oita, Japan

Ký tự thứ hai "S" tượng trưng cho năm sản xuất. Canon bắt đầu với ký tự A là năm 1986, sau đó mỗi năm cứ lần lượt tăng lên. Nếu bạn sử dụng lens EF thì có lẽ chỉ cần quan tâm đến những năm sạu còn những năm trước đó thì hầu hết cho lens FD.

A = 1986, 1960
B = 1987, 1961
C = 1988, 1962
D = 1989, 1963
E = 1990, 1964
F = 1991, 1965
G = 1992, 1966
H = 1993, 1967
I = 1994, 1968
J = 1995, 1969
K = 1996, 1970
L = 1997, 1972
M = 1998, 1973
N = 1999, 1974
O = 2000, 1975
P = 2001, 1976
Q = 2002, 1977
R = 2003, 1978
S = 2004, 1979
T = 2005, 1980
U = 2006, 1981
V = 2007, 1982
W = 2008, 1983
X = 2009, 1984
Y = 2010, 1985
Z = 2011, 1986

Hai số tiếp theo "11" tượng trưng cho tháng sản xuất , 11 tức là tháng 11.

Hai số cuối cùng là mã riêng của Canon không dùng để tính tuổi lens.

Ngoài ra các bác lưu ý là Date code chỉ cho biết tháng sản xuất nhưng còn thời gian tồn kho , vẫn chuyển cho đến khi bác mua có lẽ chênh nhau khá nhiều.

Vài dòng tham khảo cho vui.

Nguồn

Ống Luxury viền đỏ của Canon

Ngày nay thường ống kính của các hãng thường sơn mầu viền ống kính để dễ phân biệt "đẳng cấp", tính năng... Nhưng nói chung thì các ống kính mới xịn đều có sơn mầu nhất định.
Nikon có viền vàng (ống xịn)
Tokina viền vàng (xịn ) và đỏ (rẻ tiền)
Canon viền đỏ (ống xịn)
...
Canon-70-200-Size-Comparison.jpg


Tuy nhiên không phải hãng nào cũng gọi tên như Canon gọi ống viền đỏ là Luxury và gọi tắt là L. Hay ghi ký hiệu thêm ký hiệu L (đỏ) trên ống kính

Với người dùng Canon thì việc "thèm L" là điều đương nhiên, đây là niềm mơ ước của nhiều người khi được sử dụng các chú lens Luxury vì chất lượng quang học và cơ học hoàn hảo của nó...

DANH SÁCH LUXURY:
Ống zoom:
1. Canon EF 16-35mm f/2.8 USM L
2. Canon EF 17-35mm f/2.8 USM L
3. Canon EF 17-40mm f/4 USM L
4. Canon EF 20-35mm f/2.8L
5. Canon EF 24-70mm f/2.8 USM L
6. Canon EF 24-105mm f/4 USM L IS
7. Canon EF 28-70mm f/2.8 USM L
8. Canon EF 28-300mm f/3.5-5.6 USM L IS
9. Canon EF 35-350mm f/3.5-5.6 USM L
10. Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L
11. Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L IS
12. Canon EF 70-200mm f/4 USM L IS
13. Canon EF 70-200mm f/4 USM L
14. Canon EF 100-300mm f/5.6 L
15. Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6 USM L IS
...

Ống fix:
1. Canon EF 24mm f/1.4 USM L
2. Canon TS-E 24mm f/3.5 L
3. Canon EF 35mm f/1.4 USM L
4. Canon EF 50mm f/1.2 USM L
5. Canon EF 85mm f/1.2 USM L
6. Canon EF 135mm f/2 L USM
7. Canon EF 180mm f/3.5 L USM macro
8.Canon EF 200mm f/2.8 L USM II
9. Canon EF 300mm f/4 USM L IS
10. Canon EF 300mm f/4 USM L
11. Canon EF 400mm f/5.6 USM L

Luxury là tên gọi cho dòng ống kính cao cấp nhất của Canon EF và chúng ta thường gọi tắt là L. Dấu hiện để phân biệt với các lens khác là viền đỏ trên miệng ống kính.

lens.jpg

Canon EF 16-35mm f/2.8 USM L

Các ống L thường được đều chống thấm nước kể làm bằng vỏ nhựa hay kim loại. Các ống L thường có ít nhất một thấu kính "đặc biệt", thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn... Các ống kính L thường được trang bị hệ thống USM và IS. USM cũng có nhiều loại nhưng L thường dùng loại USM tốt nhất.

Advantage_Lens.gif

1. Khái niệm chung:

Tuy nhiên có 2 điều khác biệt với Nikon:

1. Ống Luxury của Canon thường là loại EF mà không là EF-S (lắp cho máy crop) dù cũng có ống kính EF-S có tính năng có thể nói là tương tự hoặc gần tương tự như EF-S 17-55mm chẳng hạn... Trong khi đó ống Deluxe của Nikon có cả loại cho máy 28mm (ký hiệu DX) như 12-24mm f4, 17-55mm f2.8... Nikon không phân biệt Deluxe cho máy Crop hay máy FF.

2. Đối với người dùng chuyên nghiệp hay "sành điệu" thì chắc là sẽ có thể không vừa lòng khi Canon có vẻ "bình dân hoá" Luxury hơn khi có nhiều ống L có 2 khẩu hoặc một khẩu f4 thay vì f2.8. Các ống này nhỏ, nhẹ và tất nhiên là rẻ tiền hơn. Phù hợp cho những người dùng "không chuyên" muốn được sở hữu L mà kinh phí còn "hạn chế".
Canon EF 28-300mm f/3.5-5.6 USM L IS
17-40mm 4 L USM
Canon EF 24-105mm f/4 USM L IS
70-200mm 4 L USM

2. Màu của ống Luxury:
Các ống L góc rộng và tầm trung của Canon thường có mầu đen
Trong khi các ống tele lại thường có màu trắng.


Theo tôi được biết thì ở ống kính tiêu cự dài việc giảm thiểu hiện tượng quang sai là cần thiết. (Các thấu kính thường gần giống như một phần của quả cầu. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính gọi là hiện tựng quang sai). Và Canon đã chế tạo ra Fluorite là một dạng tinh thể nhân tạo đắt tiền được dùng trong nhiều ống kính tele dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp (UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) ,thấu kính ED ở Nikon) để giảm hiện tượng quang sai này...

lens.jpg

Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L IS giá khoảng 1.700USD (BH)

kit.jpg

Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR màu đen giá khoảng 1.625USD (BH)

Tuy nhiên có lẽ Fluorite là chất mà nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến nó như độ giãn nở chẳng hạn, và khi nó bị ảnh hưởng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hình ảnh của ống kính. Chính vì vậy mà các chú Tele của Canon thường được sơn trắng vì màu trắng là mầu ít hấp thụ nhiệt nhất. Như việc ta mặc áo trắng vào mùa hè sẽ mát hơn là mặc áo màu khác vậy.

Còn Nikon dùng ED (extra-low dispersion) trong dòng Deluxe, có lẽ ED không quá "mẫn cảm" với nhiệt độ nên Nikon sơn ống kính lúc thì đen khi lại trắng

278173.jpg

Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR màu trắng

Nguồn của loạt bài về ống Luxury của Canon
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

SACD - DSD - DXD

Sorry bác Hafe, giờ em mới chui vào đọc...

Thấy Tiểu Bảo post rồi, cơ bản khá rõ ràng đầy đủ, em gạch thêm vài đầu dòng.

- Hiện tại có 2 Audio Code chính được sử dụng trong các sản phẩm audio disk thương mại (CD, DVD-A, BR-A, SACD, v.v...)
1. LPCM: phổ biến, "lâu đời", thông dụng và đa dạng. Được sử dụng chủ yếu trên disk với sampling rate từ 44.1kHz tới 192kHz, 16bits hoặc 24bits (info còn lại các bác wiki nhé).
2. DSD: được sử dụng trên SACD do Sony và Phillip phát triển, các loại Audio Disk khác không dùng code này.

Để trả lời thắc mắc của Hải, thật ra cần hơi nhiều giấy mực. Tuy nhiên, SACD không phổ biến như CD, cũng như đòi hỏi một hệ thống test "hàng khủng" để xứng với chất lượng âm thanh nó mang lại, vì thế, hầu hết các test lap phục vụ CD là chủ yếu.

Chất lượng âm thanh của SACD trên lý thuyết thế nào: câu trả lời có trong post của Tiểu Bảo ở trên. Và do đó, trên lý thuyết, chất lượng SACD vượt xa CD.

Audio trên SACD có mấy kênh?
- SACD hỗ trợ tối đa 6 kênh âm thanh.
- Thông thường, SACD có 2 layers (gần giống DVD9), 1 layer chứa data của DSD (SACD), và 1 layer chứa data như 1 CD thông thường. Vì thế CD Player thường vẫn có thể đọc đĩa SACD (đọc layer CD thường). Tất nhiên vẫn có những SACD chỉ có 1 layer.
- Data DSD trên SACD thường được ghi thành 2 gói trên 1 đĩa, phục vụ cho việc tương thích đa dạng các hệ thống âm thanh: 1 phần data Stereo và 1 phần data đa kênh.

Những loại Audio Disk nào có chất lượng âm thanh cao như SACD (hoặc hơn SACD) (ít nhất là trên lý thuyết)?
1. DVD-A: hỗ trợ tối đa sampling rate 192kHz 24bits với 2CH hoặc 96kHz 24bits với 6CH.
2. BR-A: hỗ trợ tối đa 192kHz 24bits với 6CH.

Hiện tại, thứ Digital Audio nào có chất lượng tốt nhất (mà người dùng có thể tiếp cận)?
- Đó là những file Audio Studio Master. Đây là những file âm thanh dưới dạng code PCM, là những file thành phẩm của thu âm và mix trong Studio, và được một số hãng bán ra thị trường dưới dạng file số (giá chát lòi).
- Việc sử dụng trực tiếp file Master này cho chất lượng tốt hơn disk (đĩa gốc thì cũng coi như F2 của Studio Master, chưa được F1). Việc Play có thể cầu kỳ hoặc đơn giản ở mức độ sv (xài luôn PC).

Trong tương lai, định dạng digital Audio nào là "khủng" nhất?
- Tương lai xa thì chưa biết, nhưng tương lai gần đã có câu trả lời: Đó là DXD (các bác wiki thêm nhé).
- Vì tính không thông dụng cũng như "no puplic" của DSD, nên PCM vẫn có ưu thế tuyệt đối trong thương mại. Bản chất của DXD vẫn là PCM (như CD, DVD-A, BR-A) nhưng với "độ nặng" siêu khủng: 352.8kHz 24bits.

Để chơi đến mức "tận cùng" của Audio, không bao giờ có điều này!
Cách chơi Audio thế nào là "khoa học", "đúng kiểu", v.v... cũng không bao giờ có "chuẩn mực".
Và cuối cùng: Chơi Audio là "bề nổi" của vấn đề, đằng sau nó: âm nhạc mới là cái cuối cùng mà người chơi hướng tới (nhưng nhiều người lại không nghĩ vậy).
 

hongai47

New Member
View Full Version : Sơ nét về Creative's sound cards

Mấy hôm trước em có đọc tìm được tài liệu về chặng đường phát triển của các version card audio creative (thứ mà lâu nay nhiều người vẫn cho là đỉnh cao nhất trong làng audio computer) này tại link:Sơ nét về Creative's sound cards - vozForums
Thấy khá hay nên mạn phép chép qua bên này để báo nhà ta tham khảo.
Tài liệu này là copy nên các MOD nếu thấy vi phạm thì nhắc nhở để hongai47 rút kinh nghiệm.

Bài này được viết bởi Reltih @ vietnamglobalteam.org forums. Nội dung trong bài được tổng hợp từ wiki và một số nguồn khác, diễn đạt lại theo kiến thức của tui nên ko thể ko có sai sót, mong được sự góp ý của mọi người.

Từ "xưa", Creative luôn là trùm về sound card cho nghe nhạc nghiệp dư và chơi game trên PC . Dù có một số đối thủ cạnh tranh nhưng Creative luôn là sự lựa chọn của người thích âm nhạc nhưng không phải là nhạc sĩ :D

http://img248.imageshack.us/img248/6181/creativesoundcardsspecsok0.png
Bảng tính năng tóm tắt của các Creative sound card


Card SoundBlaster đầu tiên

Sự nghiệp sound card của Creative bắt đầu từ dòng SoundBlaster 1.0.

SoundBlaster 1.0 được giới thiệu lần đầu vào năm 1989, dùng chip Yamaha YM3812 chip. Card này có thể chơi nhạc tới tần số 23KHx và ghi nhạc ở tần số 12Khz, nghĩa là ngang ngửa âm thanh điện thoại! Card này ko có cơ chế làm trơn tín hiệu lượng tử nên âm thanh nghe ko thực.

http://img490.imageshack.us/img490/8383/soundblasterorg753ddbdax2.jpg
Card SoundBlaster 1.0

Một năm sau (1990) thì Creative ngưng bán card này, thay vào đó là SoundBlaster 1.5. Card này thành công hơn, và được bán tới năm 1993 mới ngưng.

Năm 1991 Creative giới thiệu SoundBlaster 2.0 với khả năng chơi nhạc ở tần số 44Khz. Các card 1.0 và 1.5 có thể được nâng cấp thành 2.0 bằng cách thay chip xử lý.

Ngoài ra còn có SoundBlaster MCV với giao tiếp ISA. Card này ko phổ biến lắm.

Âm thanh stereo và 16 bit

SoundBlaster Pro


05/1991, Creative bán ra SoundBlaster Pro, card này có thề chơi nhạc 45Khz (nếu chơi stereo thì mỗi kênh 22Khz) và ghi ở 22Khz. Card này có các bộ lọc thông thấp và thông cao, ngoài ra còn có thêm bộ chỉnh âm lượng.

SoundBlaster Pro đời đầu dùng 2 chip YM3812 (mỗi kênh một chip), còn đời sau thì dùng chip YMF262 (OPL3).

SoundBlaster Pro còn được bán như là một bộ (gồm 1 card và 1 ổ CD 2x) và dạng OEM.

SoundBlaster 16

Giữa năm 1992, Creative giới thiệu SoundBlaster 16 với khả năng lấy mẫu 16 bit nên sẽ có 65536 giá trị lượng tử giúp cho âm thanh trung thực hơn. Card này dùng bộ xử lý YMF262.

Card này cho phép gắn thêm 1 card bổ sung với chức năng tổng hợp wavetable để cho ra âm thanh trung thực hơn. Wavetable là một bảng chứa các giá trị âm thanh; từ các tín hiệu điện của âm thanh số, sound card sẽ tra bảng và phát ra âm thanh tương ứng.

http://img518.imageshack.us/img518/3593/creativesoundblaster16mio1.jpg
Card SoundBlaster 16 MCD

http://img402.imageshack.us/img402/8794/soundscapedb75c4e91vh6.jpg
Card tổng hợp weavetable bổ sung

http://img123.imageshack.us/img123/1654/sb16waveffectsin6.jpg
Card SoundBlaster 16 với wavetable



Các card SoundBlaster với chức năng tổng hợp wavetable

03/1994, SoundBlaster AWE32 ra đời. Card này dùng trọn khe ISA. Card này có bộ xử lý tổng hợp wavetable là chip EMU8000 và bộ xử lý hiệu ứng là chip EMU8011.

Con số 32 là số bộ tổng hợp MIDI của card này.

SoundBlaster 32

Card này được giới thiệu vào 06/06/1995, là phiên bản value (rẻ tiền) của Sound Blaster 32. Card này có ít RAM, không có một số khe mở rộng và dùng chip xử lý Vibra (nghe tên thì dữ nhưng thực ra là cùi vì ko cho chỉnh bass treble riêng biệt). Riêng tính năng MIDI thì y chang SoundBlaster 32.

http://img508.imageshack.us/img508/8356/soundblaster32eh2.jpg
Card SoundBlaster 32 IDE

http://img184.imageshack.us/img184/6020/800pxsbawe32wl3.jpg
Card SoundBlaster AWE32


SoundBlaster AWE64

Nối tiếp sự thành công của AWE32, cuối 1996 Creative tung ra card SoundBlaster AW64. Card này chỉ dùng nửa khe ISA nhưng xịn hơn card AWE32: nó có thể giả lập 64 kênh MIDI cùng lúc. Tuy nhiên nó lại đổi qua dùng khe cắm bộ nhớ loại khác, mắc tiền hơn do chính Creative bán. (Các sound card thời này có khe gắn RAM như mainboard).

Dòng AWE64 có 3 loại: bản value có 512KB RAM, bản chuẩn có 1MB RAM, bản Gold có 4MB RAM và cổng SPDIF riêng.

http://img256.imageshack.us/img256/2302/sbawe64goldie5.jpg
Card SoundBlaster AWE64 Gold

Âm thanh đa kênh và F/X

Ensoniq AudioPCI

Năm 1998, Creative mua Ensoniq (tác giả của AudioPCI – một loại sound card OEM phổ biến lúc đó). AudioPCI là sound card dùng giao tiếp PCI, có bảng âm thanh MIDI, hỗ trợ 4 loa và âm thanh vòng DirectSound3D,… Creative mua Ensoniq là để có sản phẩm cho dòng rẻ tiền (lúc đó Creative đang bán dòng Live! mắc tiền).

Dựa vào AudioPCI, Creative bán ra các card SoundBlaster PCI64, PCI128, Creative Ensoniq AudioPCI, Vibra PCI và Sound Blaster 16 PCI. Các card này dùng cùng kiểu thiết kế với chip ES1370, một số dùng ES1371, ES1373,… và do đó nhìn board khá giống nhau.

http://img443.imageshack.us/img443/3488/657pxaudiopciby4.jpg
Card AudioPCI

Các card này có đủ tính năng cần thiết nhưng hầu hết đều ko đủ xài. Ví dụ như MIDI nghèo nàn do chỉ dùng 3 bộ mẫu có sẵn (cho các card có 2MB, 4MB và 8MB RAM) mà không có khả năng tùy biến bằng SoundFonts. Thêm vào đó các chip xử lý ko hỗ trợ tăng tốc bằng phần cứng.

SoundBlaster Live!

Năm 1998 là cột mốc đáng nhớ vì Creative giới thiệu chip xử lý EMU10K1 với 2.44 triệu transistor, khả năng xử lý âm thanh 1000MIPS (nghĩa là 1 tỷ lệnh mỗi giây), để dễ so sánh, ta có CPU FX57 có 12000MIPS, CPU QX6700 có 57063MPIS).

Chip EMU10K1 có hỗ trợ DirectSound từ phần cứng, EAX 1.0 và 2.0, có bộ xử lý hiệu ứng thời gian thực FX8010, bộ tổng hợp wavetable lấy mẫu 64 âm thanh cùng lúc.

Do đó, SoundBlaster Live! cho chất lượng âm thanh tốt hơn các card SoundBlaster đời trước, đồng thời hỗ trợ nguồn âm thanh đa kênh, tối đa là 4.1 và về sau là 5.1 rất hữu ích cho xem film.

http://img142.imageshack.us/img142/3749/livesmew1.gif
Kiến trúc của Live!

Ngoài dòng chuẩn, SoundBlaster Live! còn các loại sau:


Live! Value là bản rẻ tiền, không có card I/O mở rộng.
Live! Platinum là Live! đi kèm với Live Drive II (panel gắn vô khay CD với các cổng xuất/nhập).
Live! 5.1 nâng cấp từ Live! chuẩn (4.1) bằng cách thêm kênh âm thanh trung tâm.
Live! Dell OEM cũng được gọi là Live! nhưng dỏm hơn Live! chuẩn. Card dùng bộ xử lý EMU10KX, không có hỗ trợ DirectSound từ phần cứng lẫn EAX, có mã SB0200/SB0203.
Live! PCI512 là bản Live! rẻ tiền với ROM không có khả năng lập trình lại.
Live! 24 bit không là Live! thực sự vì không có bộ xử lý EMU10K1/10K2. Card này là dòng dỏm của Audigy 2 Value (đã Value mà còn dỏm :D), có tỷ lệ nhiễu 100db, EAX từ phẩn mềm (nghĩa là không có EAX thực sự), không có chơi nhạc DVD, không có chơi được nhạc Dolby Digital 5.1 lần Dolby Digital EX 6.1.
http://img112.imageshack.us/img112/1050/sblive75ca55cdw3.jpg
Card SoundBlaster Live!

http://img513.imageshack.us/img513/9004/spliveplasmallas5.jpg
Box của SoundBlaster Live! Platinum

http://img524.imageshack.us/img524/6674/livevalnf7.jpg
Card SoundBlaster Live! Value

http://img406.imageshack.us/img406/2497/sblivedelloemaf5.jpg
Card SoundBlaster Live! Dell OEM

Các card SoundBlaster Audigy

Sound card Audigy ra đời vào 08/2001, dùng bộ xử lý EMU10K2, là một bản nâng cấp từ EMU10K1. Audigy có tốc độ gấp 4 lần Live!, có khả năng xử lý 4 hiệu ứng EAX cùng lúc và hỗ trợ EAX 3.0, đồng thời cho phép xuất ra âm thanh 5.1, tỷ lệ nhiễu (signal-to-noise ratio hay SNR) 100 dB.

Audigy được quảng cáo là sound card 24 bit (nghĩa là có >16.7 triệu giá trị lượng tử) nhưng thực chất bộ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự của nó chỉ làm việc ở 16 bit và 48KHz (giống như Live!). Do đó thực chất người dùng không thể nghe âm thanh 24 bit từ Audigy.

http://img239.imageshack.us/img239/1816/audigycd8.gif
Kiến trúc của Audigy

Ngoài dòng chuẩn, Audigy còn có các dòng sau:
Audigy ES có đủ các tính năng chuẩn, trừ cổng IEEE-1394 (FireWire).
Audigy SE thiếu khả năng chơi nhạc DVD, Dolby Digital 5.1 và Dolby Digital EX 6.1
Audigy LS không có cổng FireWire và đặc biệt là thiếu khả năng tăng tốc từ phần cứng, dùng board nhỏ xíu.http://img413.imageshack.us/img413/5509/audigyplatinumxt1.jpg
Audigy Platinum Kit

http://img504.imageshack.us/img504/5748/prod14257hdr161dp0.jpg
Card Augigy SE

Sound Blaster How-To: Comprehensive guides and tutorials for your Creative sound card
Card Audigy Value

http://img66.imageshack.us/img66/3919/00036389on8.jpg
Card Audigy LS

Các card SoundBlaster Audigy 2

Tháng 09/2002 Creative giới thiệu SoundBlaster Audigy 2 dùng bộ xử lý EMU10K2 cải tiến (còn gọi là EMU10K2.5) với 4.6 triệu transistor. Dòng card này có tỷ lệ nhiễu 106 dB, có bộ DAC mới cho phép chơi nhạc 24 bit thực sự và có tần số lấy mẫu 192KHz khi chạy 2 kênh và 96Khz khi chạy 6.1 kênh, kèm theo là khả năng ghi nhạc 24 bit với tần số lấy mẫu 96Khz. Audigy 2 ban đầu có thể chơi nhạc 6.1 kênh, còn các card Audigy 2 sau này hỗ trợ âm thanh 7.1 kênh, dùng trong chơi nhạc DVD.

Ngoài dòng chuẩn, Audigy 2 còn có các dòng sau:
Audigy 2 ZS là bản nâng cấp từ Audigy 2 bằng cách cải thiện tỷ lệ nhiễu (108 so với 106 dB) và tích hợp thêm phần mở rộng âm thanh vòm (DTS-ES) để chơi nhạc DVD hay hơn đồng thời loại bỏ bộ giải mã AC97. Bên cạnh đó, Audigy 2 ZS cũng hỗ trợ âm thanh 7.1 kênh.
Audigy 2 Value là bản rẻ tiền của Audigy 2 ZS với tỷ lệ nhiễu 106db, không có cổng FireWire, không chơi được nhạc 6.1, nhưng nó vẫn hỗ trợ đầy đủ EAX 4.0.
Audigy 2 SE giống như Audigy SE và Live! 24 bit ở chỗ không có bộ xử lý tín hiệu số nên sẽ hao CPU hơn các card Audigy khác. Đồng thời card này có board nhỏ xíu.
Audigy 2 PCMCIA (cuối 2004) dùng cho laptop. Nó tương tự bản PCI nhưng không có cổng FireWire và giảm bớt tính năng MIDI.
Audigy 2 NX là card âm thanh gắn ngoài qua cổng USB, cũng cho phép chơi nhạc 24 bit nhưng không có bộ xử lý tín hiệu số (hao CPU).
Audigy 2 ZS Video Editor là sound card USB có tích hợp bộ mã hóa video DoMiNoFX, có chứng nhận THX, EAX ADVANCED HD ở 5.1 và 7.1 kênh.
Audigy HD Software Edition (còn gọi là Audigy ADVANCED HD Audio) tương tự Audigy 2 SE nhưng hỗ trợ EAX 3.0, có wavetable 64 kênh và DirectSound nhưng không có khả năng tổng hợp wavetable từ phần cứng, đồng thời tỷ lệ nhiễu là 95 db. Card này không cần thiết bị phần cứng của Creative mà chỉ là một phần mềm chạy trên các bộ chuyển đối tín hiệu số sang tương tự (DAC0 cũ.
Sound Blaster Live! 24 bit không có bộ xử lý EMU10K1 lẫn EMU10K2. Đây là bản Audigy 2 Value rẻ tiền, có tỷ lệ nhiễu 100db, EAX từ phẩn mềm (nghĩa là không có EAX thực sự), không có chơi nhạc DVD, không có chơi được nhạc Dolby Digital 5.1 lần Dolby Digital EX 6.1. http://img339.imageshack.us/img339/7837/soundblasteraudigy2zsniaa3.jpg

Card SoundBlaster Audigy 2 ZS

http://img337.imageshack.us/img337/4925/prod9103hdr161cq2.jpg
SoundBlaster Audigy 2 NX

Sound Blaster How-To: Comprehensive guides and tutorials for your Creative sound card
Audigy 2 ZS Video Editor

Sound Blaster How-To: Comprehensive guides and tutorials for your Creative sound card
Audigy 2 ZS Notebook

Các card SoundBlaster Audigy 4

Dòng này gồm các card sau:

Audigy 4 Pro là cải tến của Audigy 2 ZS bằng chác cải tiến tỷ lệ nhiễu lên 113 dB. Card này nói chung y như Audigy 2 ZS nhưng có DAC xịn hơn nên cho chất lượng âm thanh tốt hơn. Nó có thể ghi cùng lúc 6 kênh âm thanh ở 96Khz/24 bit và chơi nhạc 7.1 96Khz/24 bit, nhạc 2 kênh 192Khz/24 bit.
Audigy 4 tương tự như bản Pro nhưng dùng bộ xử lý tín hiệu số CA-10300 thay vì CA-10200, không có panel ngoài, chân cắm thường (bản 4 Pro và 2 ZS dùng chân cắm vàng), không có cổng FireWire, board giống Audigy 2 Value, tỷ lệ nhiễu 106 dB.
Audigy 4 SE là Audigy 4 không có remote, nói chung giống như Audigy 4 khác nhưng tập lệnh EAX không đầy đủ.
http://images.creative.com/iss/images/products/headers/prod14103_hdr_1_6_1.jpg
Card Audigy 4 và bộ điều khiển từ xa

http://img503.imageshack.us/img503/342/creativeaudigy4sews2.jpg
Card Audigy 4 SE

http://img480.imageshack.us/img480/9090/img6177ny4.jpg
Audigy 4 Pro Box

Các card X-Fi

08/2005 Creative giới thiệu dòng card mới mang tên X-Fi (nghĩa là Extreme Fidelity - siêu trung thực).

Các card X-Fi này dùng bộ xử lý EMU20K1 với công nghệ 110nm, có 51 triệu transistor (một con số khủng khiếp nếu so với Audigy) chạy ở tốc độ 400Mhz, khả năng xử ly 10.000MIPS (10 tỷ lệnh một giây). Và tổng cộng chip của X-Fi chạy nhanh gấp 24 lần so với chip của Audigy.

http://img242.imageshack.us/img242/1362/97xfi1b8cd08jx5.jpg
Bộ xử lý EMU20K1 trên card X-Fi

http://img185.imageshack.us/img185/3872/ringiy0.gif
X-Fi Audio Ring


Tương tự các dòng EMU10K2/10K2, chip EMU20K1 cũng có khả năng dùng RAM để chứa dữ liệu khi xử lý hiệu ứng. Các card X-Fi cao cấp còn có thêm 64MB X-RAM để chạy hiệu ứng mượt hơn và ít hao CPU.

Khác với các dòng card trước, các card X-Fi có 3 chế độ hoạt động là Entertainment, Game và Audio Creation.

http://img242.imageshack.us/img242/6742/imageviewik9.png
Mode switcher của X-Fi

http://img402.imageshack.us/img402/8119/revxfimodeentlgcc4.jpg
Entertainment mode

http://img402.imageshack.us/img402/4259/revxfimodegamelgoy5.jpg
Game mode

http://img402.imageshack.us/img402/3918/revxfimodecreatelgfw9.jpg
Audio Creation mode


Các công nghệ chính của X-Fi:
24 bit Crystalizer: Là bộ xử lý tín hiệu số được quảng cáo là sẽ làm âm thanh trung thực hơn bằng cách tạo ra âm thanh 24 bit từ nguồn 16 bit. Thực chất bên trong Crystalizer dùng một số Heirustic nội suy và xử lý tín hiệu âm thanh. Crystalizer cho phép chỉnh mức độ từ 0% tới 100%, và ngay cả ở 0% thì Crystalizer vẫn chạy một phần, muốn không dùng Crystalizer thì phải disable nó.
CMSS-3D: Tạo ra âm thanh vòm 7.1 (ảo) từ loa hoặc tai nghe 2 kênh.
Hiệu ứng EAX: chủ yếu để chơi game, X-Fi hỗ trợ EAX 5.0 ADVANCED HD từ phần cứng, có sẵn 8 loạiEAX cho người dùng chọn lựa.
SVM: chỉnh volume thông minh, giúp âm thanh không bị quá lớn hoặc quá nhỏ, hữu ích khi chơi các bài nhạc từ nhiều nguồn khác nhau (nên có mức volumne lớn nhỏ khác nhau).
Graphic Equalizer: là một bộ xử lý tín hiệu số riêng, cho phép chỉnh 10 băng tần khác nhau từ phần cứng.
Mixer: chỉnh âm lượng, nên để ở mức 50% cho mọi kênh (nghĩa là không có khuếch đại) còn nếu để 100% thì khuếch đại 6 dB.
Dolby Digital Bitstream Out: điều chỉnh bộ giải mã Dolby Digital.
DTS Bitstream Out: điều chỉnh Dilby Digital nhưng chỉ ở bộ xử lý tín hiệu số.http://img244.imageshack.us/img244/7199/crystalizerresponsejc0.png

http://img244.imageshack.us/img244/6941/crystalizerimdzd9.png
X-Fi Crystalizer

http://img242.imageshack.us/img242/149/cirruslogiccs4282aben4.jpg
Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự 8 kênh của X-Fi Fatal1ty

http://img242.imageshack.us/img242/4774/wmwm8775sedsabmx6.jpg
Bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự 4 kênh của X-Fi Fatal1ty Pro

Khởi sự, dòng X-Fi có các loại sau:
Xtreme Music: chỉ có card X-Fi chuẩn
Platinum: card X-Fi, khay IO và remote
Fatal1ty FPS: y như Platinum nhưng card có 64MB X-RAM
Elite Pro: y như Fatal1ty FPS, thay khay IO bởi box IO gắn ngoàihttp://img144.imageshack.us/img144/6690/xfispecsxk2.png
Các loại X-Fi đợt đầu

http://img441.imageshack.us/img441/8122/imageviewgn3.jpg
Card SoundBlaster X-Fi chuẩn

http://img163.imageshack.us/img163/6513/creativesbxfifatal1tyabxq6.jpg
Card SoundBlaster Fatal1ty với 64MB X-RAM và logo X-Fi ở góc trên-phải

http://img511.imageshack.us/img511/2937/micron48lc32m8a2abrz5.jpg
Hai chip SDRAM của X-Fi Fatal1ty Pro, mỗi chip 32MB

http://img242.imageshack.us/img242/9500/revxfiplatinumlgmp3.jpg
X-Fi Platinum Kit

http://img242.imageshack.us/img242/6020/revxfifatailitylggh3.jpg
X-Fi Fatal1ty FPS

http://img242.imageshack.us/img242/4383/revxfieliteprolgnc2.jpg
X-Fi Elite Pro

http://img142.imageshack.us/img142/1331/portsvx2.jpg
Các cổng I/O trên card X-Fi

Đến 06/2005 dòng X-Fi có thêm các thành viên Xtreme Gamer, Xtreme Audio và Xtreme Gamer Fatal1ty Pro (là bản Fatal1ty FPS nhưng thiếu panel IO gắn vô hộc CD và remote), Digital Audio (bản này chỉ có ở Nhật). Trong đó, X-Fi Xtreme Audio không phải là card X-Fi "thực sự" vì nó dùng chip xử lý đời cữ tương tự như Audigy SE và Live! Còn X-Fi XtremeGame bị loại bỏ một số tính năng như Dolby Digital, và có board nhỏ hơn.

http://img294.imageshack.us/img294/1674/97xatncl1.jpg
Card X-Fi Xtreme Audio

http://img242.imageshack.us/img242/9103/97xacov5.jpg
Bộ xử lý của Xtreme Audio

http://img84.imageshack.us/img84/1899/prod15853hdr162uv2.jpg
Card X-Fi Xtreme Gamer

X-Fi trong gaming

Do có tập lệnh EAX nên X-Fi giảm gánh nặng xử lý hiệu ứng âm thanh cho CPU và từ đó giúp tăng tốc khi chơi game.

Dưới đây là kết quả đánh giá của Guru3D:

http://img84.imageshack.us/img84/6716/imagevieway5.png

http://img84.imageshack.us/img84/7475/imageviewft6.png

Danh sách Creative sound card và code tương ứng

Sound Blaster X-Fi Fatal1ty FPS.............................SB0466
Sound Blaster X-Fi Elite Pro................................SB0550
Sound Blaster X-Fi Platinum.................................SB0460
Sound Blaster X-Fi XtremeMusic..............................SB0460
Sound Blaster X-Fi XtremeMusic (OEM)........................SB0670
Sound Blaster X-Fi XtremeGamer..............................SB0730
Sound Blaster X-Fi Xtreme Audio.............................SB0790
Sound Blaster X-Fi I/O Drive................................SB0250
Sound Blaster X-Fi I/O External Console.....................SB0256

Sound Blaster Audigy 4......................................SB0610
Sound Blaster Audigy 4 Pro..................................SB0380
Sound Blaster Audigy 2 ZS Notebook..........................SB0570
Sound Blaster Audigy 2 ZS Notebook (PCMCIA).................SB0530
Sound Blaster Audigy 2 ZS Video Editor......................SB0480
Sound Blaster Live! ADVANCED MB.............................ASUSP4P800

Sound Blaster Audigy 2 Value................................SB0400
Sound Blaster Audigy 2 ZX...................................SB0330
Sound Blaster Audigy 2 NX...................................SB0300
USB Sound Blaster Digital Music LX..........................SB0271
Sound Blaster Extigy........................................SB0130EX
USB Sound Blaster MP3+......................................SB0270
Sound Blaster Go............................................SB0270G

Sound Blaster Audigy 2 ZS External..........................SB0470
Sound Blaster Audigy 2 ZS Platinum Pro......................SB0360
Sound Blaster Audigy 2 ZS - HP (OEM)........................SB0359
Sound Blaster Audigy 2 ZS - DELL (OEM)......................SB0358
Sound Blaster Audigy 2 ZS - Gateway (OEM)...................SB0355
Sound Blaster Audigy 2 - Dell (OEM).........................SB0353
Sound Blaster Audigy 2 ZS - Var Pack........................SB0352
Sound Blaster Audigy 2 ZS Platinum Pro......................SB0360/SB0290
Sound Blaster Audigy 2 ZS Platinum..........................SB0350/SB0250
Sound Blaster Audigy 2 ZS...................................SB0350
Sound Blaster Audigy 2 ZS Gamer.............................SB0350

Sound Blaster Audigy 2 Platinum eX - Var Pack...............SB0320/SB0290
Sound Blaster Audigy 2 Platinum ex..........................SB0280/SB0290
Sound Blaster Audigy 2 Platinum - Var Pack..................SB0244/SB0250
Sound Blaster Audigy 2 Platinum.............................SB0240/SB0250
Sound Blaster Audigy 2 Platinum.............................SB0240P
Sound Blaster Audigy 2......................................SB0240
Sound Blaster Audigy 2......................................SB0320
Sound Blaster Audigy 2 - HP (OEM)...........................SB0249
Sound Blaster Audigy 2......................................SB0246
Sound Blaster Audigy 2 - Gateway (OEM)......................SB0245
Sound Blaster Audigy 2 - Var Pack...........................SB0244
Sound Blaster Audigy 2......................................SB0243
Sound Blaster Audigy 2 - Var Pack...........................SB0242

Sound Blaster Audigy LS.....................................SB0312
Sound Blaster Audigy SE.....................................SB0570
Sound Blaster Audigy LS.....................................SB0310
Sound Blaster Audigy MP3+...................................SB0090M
Sound Blaster Audigy Platinum...............................SB0090M
Sound Blaster Audigy X-Gamer................................SB0090G
Sound Blaster Audigy........................................SB0092
Sound Blaster Audigy Var Pack...............................SB0192
Sound Blaster Audigy - Gateway (OEM)........................SB0095
Sound Blaster Audigy - HP (OEM).............................SB0091
Sound Blaster Audigy - HP (OEM).............................SB0238
Sound Blaster Audigy........................................SB0191
Sound Blaster Audigy........................................SB0232
Sound Blaster Audigy........................................SB0231
Sound Blaster Audigy........................................SB0230
Sound Blaster Audigy (without 1394 Connectors)..............SB0162
Sound Blaster Audigy Without the 1394 port Var Pack.........SB0162
Sound Blaster Audigy........................................SB0161
Sound Blaster Audigy Var Pack W/1394 port...................SB0092

Sound Blaster 16 Pre-Amp....................................CT4730VP
Sound Blaster Live! 5.1 MP3+................................SB0060P
Sound Blaster Live! 5.1Platinum.............................SB0060P
Sound Blaster Live! 5.1 X-Gamer.............................SB0060G
Sound Blaster Live! 5.1 Compaq..............................SB0105
Sound Blaster Live! 5.1 Gateway.............................SB0103
Sound Blaster Live! 5.1 Digital (Dell) OEM..................SB0203
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0229
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0228
Sound Blaster Live! 5.1 (VAR Pack)..........................SB0226
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0224
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0223
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0222
Sound Blaster Live! 5.1 Digital.............................SB0220
Sound Blaster Live! 5.1 (Var Pack)..........................SB0102
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0100
Sound Blaster Live! 5.1 Compaq/IBM/HP (No AC-3decode).......SB0100

E-mu Creation Studio........................................EMUCRS
E-mu Audio Production Studio................................EMUAPS

USB Sound Blaster Live! 24-bit External.....................SB0490
Sound Blaster Live! 24bit - DELL (OEM)......................SB0413
Sound Blaster Live! 24bit...................................SB0410

Sound Blaster Live! For Mac.................................CT4875
Sound Blaster Live! 4.1.....................................CT4875
Sound Blaster Live! Value - Var Pack........................CT4872
Sound Blaster Live! Value - Var Pack........................CT4832
Sound Blaster Live! Value - Dell OEM........................CT4780
Sound Blaster Live! Platinum................................CT4760P
Sound Blaster Live! X-Gamer.................................CT4760X
Sound Blaster Live! MP3+....................................CT4760M
Sound Blaster Live! MP3+ Studio (Sp/Po).....................CT4760L
Sound Blaster Live!.........................................CT1140
Sound Blaster Live!.........................................CT4760
Sound Blaster Live! Value Latin American Edition............CT4670L
Sound Blaster Live! Value PCI...............................CT4670
Sound Blaster Live! PCI.....................................CT4620

Sound Blaster PCI512........................................CT4790
Sound Blaster PCI512........................................SB0150
Sound Blaster PCI 128 4 speaker.............................CT5880
Sound Blaster PCI 64........................................SBE370
Sound Blaster Audio PCI.....................................CT5800
Creative Ensoniq AudioPCI/PCI16.............................CT4815
Creative Ensoniq AudioPCI/Vibra 128.........................CT4810
Sound Blaster AudioPCI Compaq...............................SB1010
Sound Blaster PCI 128 Varpak................................CT4751
Sound Blaster PCI 128.......................................CT4750
Sound Blaster 16 PCI........................................CT4740
Sound Blaster PCI128 English/French.........................CT4700
Sound Blaster AWE64D........................................CT4601

Sound Blaster 16 WavEffects.................................CT4525

Sound Blaster AWE64 Gold....................................CT4540
Sound Blaster AWE64 Value...................................CT4520
Sound Blaster AWE64 Value...................................CT4502
Sound Blaster AWE64 Value...................................CT4501
Sound Blaster AWE64 Value PnP...............................CT4500
Sound Blaster AWE64 Gold PnP................................CT4390
Sound Blaster AWE64.........................................CT4381
Sound Blaster AWE64 PnP.....................................CT4380

Sound Blaster AWE32 Value PnP...............................CT4332
Sound Blaster AWE32 Value PnP...............................CT4331
Sound Blaster AWE32 IDE PnP.................................CT3991
Sound Blaster AWE32 PnP Internet Enhanced...................CT3990
Sound Blaster AWE32 PnP.....................................CT3980
Sound Blaster AWE32 IDE PnP (prelim)........................CT3960
Sound Blaster AWE32 Value PnP...............................CT3940
Sound Blaster AWE32 IDE PnP.................................CT3999
Sound Blaster AWE32 Value IDE...............................CT3919
Sound Blaster AWE32 Value IDE...............................CT3910
Sound Blaster AWE32 IDE.....................................CT3900
Sound Blaster AWE32 Value...................................CT3780

Sound Blaster 32 PnP........................................CT3672
Sound Blaster 32 PnP Internet Enhanced......................CT3671
Sound Blaster 32 PnP........................................CT3620
Sound Blaster 32 IDE........................................CT3930
Sound Blaster 32 Value PnP..................................CT4336
Sound Blaster 32 Value PnP..................................CT4335

Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT4182
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT4181
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT4173
Sound Blaster 16 WavEffects.................................CT4171
Sound Blaster 16 WavEffects.................................CT4170
Sound Blaster 16 SONY.......................................CT1799
Sound Blaster 16 LMSI.......................................CT1789
Sound Blaster 16 SONY CSP...................................CT1789
Sound Blaster 16 CSP LMSI...................................CT1780
Sound Blaster 16 SCSI-2.....................................CT1779
Sound Blaster 16 SCSI-2 CSP.................................CT1770
Sound Blaster 16 MCD........................................CT1759
Sound Blaster 16 MCD CSP....................................CT1750
Sound Blaster 16 CSP........................................CT1748
Sound Blaster 16 CSP........................................CT1740
Sound Blaster 16............................................CT1730

Sound Blaster 16 Pro........................................CT1299
Sound Blaster 16 Value IDE..................................CT1291
Sound Blaster 16 Pro CSP....................................CT1290
Sound Blaster 16 VIBRA......................................CT1262
Sound Blaster 16 VIBRA......................................CT1261
Sound Blaster 16 VIBRA MCD..................................CT1260
Sound Blaster 16 MCD........................................CT1239s
Sound Blaster 16 MCD........................................CT1239c
Sound Blaster 16 MCD........................................CT1239
Sound Blaster 16............................................CT1231
Sound Blaster 16 MCD CSP....................................CT1230S
Sound Blaster 16 MCD CSP....................................CT1230C
Sound Blaster 16 MCD CSP....................................CT1230

Sound Blaster PRO SONY......................................CT1690
Sound Blaster PRO LMSI......................................CT1620
Sound Blaster PRO scsi......................................CT1610
Sound Blaster PRO 2.........................................CT1600
Sound Blaster 2.0...........................................CT1350
Sound Blaster PRO...........................................CT1330
Sound Blaster 1.5...........................................CT1320
Sound Blaster 1.0...........................................CT1310
Game Blaster................................................CT1300
Sound Blaster MCV...........................................CT5320
Sound Blaster Pro MCV.......................................CT5330
Sound Blaster Live! 5.1 /VAR................................SB0226
Sound Blaster Live! 5.1.....................................SB0101
AWE Upgrade Card Goldfinch..................................CT920

PCI 128.....................................................CT5880
Sound Blaster Audio PCI compaq..............................CT5810
Sound Blaster Audio PCI 128 /Sound Blaster Compact..........CT5808
Sound Blaster 16PCI.........................................CT5807
Sound Blaster Audio Pci 64 Dell oem.........................CT5807
Sound Blaster 16PCI.........................................CT5806
Sound Blaster Audio PCI 128 Gateway.........................CT5806
Sound Blaster Audio PCI 64/128 Compaq.......................CT5805
Sound Blaster Audio PCI 64 Dell/Gateway.....................CT5803
Sound Blaster 16PCI.........................................CT5801
Sound Blaster Audio PCI 64 HP...............................CT5801
Sound Blaster Audio PCI Compaq /Epson.......................CT5800
Sound Blaster Live! Value Gateway...........................CT4871
Sound Blaster Live! Value HP / NEC..........................CT4870
Sound Blaster Live! Value/Player Gateway....................CT4831
Sound Blaster Live! Value/Player Compaq /Intel/IBM/NEc......CT4830
Digital I/O Module for CT4770...............................CT4800
Sound Blaster Live! Value Packard Bell......................CT4782
Sound Blaster Live! Value Packard Bell......................CT4782
Live! Value.................................................CT4781
Sound Blaster Live! Value Gateway...........................CT4781
Sound Blaster Live! Value Gateway...........................CT4781
Live! Value.................................................CT4780
Sound Blaster Live! Value Dell OEM..........................CT4780
Sound Blaster Live!.........................................CT4700
AWE64 D.....................................................CT4655
AWE64 D.....................................................CT4650
Sound Blaster Live! Value Digital...........................CT4381

AWE64.......................................................CT4337
Sound Blaster 16 Value (Gateway only).......................CT4173
Sound Blaster 16............................................CT4131
Sound Blaster 16............................................CT4130/CT4132
Sound Blaster 16............................................CT4102
Sound Blaster 16............................................CT4101
Sound Blaster 32 Value PnP..................................CT3690
Sound Blaster 32 PnP........................................CT3681
AWE32 PnP (IDE).............................................CT3680
AWE32 PnP (IDE).............................................CT3670
AWE32 Value.................................................CT3666
AWE32 Value.................................................CT3665
AWE32 Value.................................................CT3662
AWE32 Value.................................................CT3660/CT3661
Sound Blaster 32 Value PnP..................................CT3640
AWE32 Value.................................................CT3635/CT3636
AWE32 Value.................................................CT3630/CT3631/CT3632
AWE32.......................................................CT3607
Sound Blaster 32 PnP........................................CT3605
Sound Blaster 32............................................CT3604
AWE32.......................................................CT3603
AWE32.......................................................CT3602
AWE32.......................................................CT3601
Sound Blaster 32 PNP........................................CT3600
Sound Blaster 16............................................CT2CT262
Sound Blaster 16............................................CT2CT261
Sound Blaster 16............................................CT2CT260
Sound Blaster 16 (HP Sonate)................................CT2970
Sound Blaster 16 Value PnP (HP Sonate)......................CT2970
Sound Blaster 16............................................CT2963
Sound Blaster 16 Value PnP Dell OEM.........................CT2963
Sound Blaster 16............................................CT2962
Sound Blaster 16 Value PnP Dell OEM.........................CT2962
Sound Blaster 16............................................CT2961
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2961
Sound Blaster 16 (HP Prelude)...............................CT2960
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2960
Sound Blaster 16 Value PnP IDE..............................CT2959
Sound Blaster 16............................................CT2951
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2951
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2950
Sound Blaster 16............................................CT2945
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2945
Sound Blaster 16............................................CT2943
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2943
Sound Blaster 16............................................CT2942
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2942
Sound Blaster 16............................................CT2941
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2941
Sound Blaster 16............................................CT2940
Sound Blaster 16 Value PnP..................................CT2940
Sound Blaster 16............................................CT2907
Sound Blaster 16 Value VIBRA................................CT2907
Sound Blaster 16............................................CT2906
Sound Blaster 16 Value VIBRA................................CT2906
Sound Blaster 16............................................CT2902
Sound Blaster 16 Value VIBRA................................CT2902
Sound Blaster 16............................................CT2901
Sound Blaster 16 Value VIBRA................................CT2901
Sound Blaster 16............................................CT2900
Sound Blaster 16 Value VIBRA................................CT2900
Sound Blaster 16 Value PnP VIBRA............................CT2892
Sound Blaster 16............................................CT2891
Sound Blaster 16 Value PnP VIBRA............................CT2891
Sound Blaster 16............................................CT2890
Sound Blaster 16 Value PnP VIBRA............................CT2890
Sound Blaster 16 (HP Menuet)................................CT2860
Sound Blaster 16 Value VIBRA................................CT2860
Sound Blaster 16............................................CT2840
Sound Blaster 16............................................CT2810
Sound Blaster 16............................................CT2806
Sound Blaster 16............................................CT2805
Sound Blaster 16............................................CT2804
Sound Blaster 16............................................CT2802
Sound Blaster 16............................................CT2801
Sound Blaster 16............................................CT2800
Sound Blaster 16............................................CT2772
Sound Blaster 16............................................CT2771
Sound Blaster AWE32 CSP (Multi-CD)..........................CT2760A
Sound Blaster 16 (Mitsumi)..................................CT2709
Sound Blaster 16 CSP (Mitsumi)..............................CT2700
Sound Blaster Pro 2 (Mitsumi)...............................CT2600
Sound Blaster 16 (Panasonic and IDE)........................CT2290
Sound Blaster 16 Sony.......................................CT1799
Audigy w/Sound Blaster 1394 on rear
and w/o gameport header on circuitboard.....................CT0095
Sound Blaster 16 Value......................................CT2770
Sound Blaster 16 Value......................................CT2771
Sound Blaster AWE32 MCD PnP.................................CT2760
Sound Blaster 16 (Mitsumi)..................................2239M
Sound Blaster 16 (Mitsumi)..................................2230M
Sound Blaster 16 MCD........................................CT2230
Sound Blaster 16............................................CT2892

Hết

Reltih @ vietnamglobalteam.org
TNTANH
12-05-2007, 22:34
thx bro, đầy đủ ghê, hy vọng sẽ xong sớm
Maxima
12-05-2007, 22:54
thank bro Reltih,tiện đây bro cho hỏi giữa Xfi Extreme và xfi platinum thì nên lấy card nào,2 card này nghe chất lượng âm thanh có j khác nhau ko.Em đang đắn đo giữa 2 card này.
ngntuonghuy
12-05-2007, 23:06
thank bro Reltih,tiện đây bro cho hỏi giữa Xfi Extreme và xfi platinum thì nên lấy card nào,2 card này nghe chất lượng âm thanh có j khác nhau ko.Em đang đắn đo giữa 2 card này.
Xtrememusic thì ko có front panel còn Xfi platium thì có.Nếu bro muốn có nhiều giao tiếp mở rộng phía trước thì mua platinum còn chỉ muốn có 1 cái card sound nghe nhạc đơn thuần thì lấy Xtremusic.Chất lượng như nhau :D
p/s:khác nhau ở cái remote nữa :D
Reltih
12-05-2007, 23:13
Theo cái bảng thì X-Fi Xtreme Music và Platinum là có cùng card, cả 2 đều ko có X-RAM, Platinum thì có front panel, remote và nhiều softwares hơn. Mấy món đó có thể mua lẻ. Lưu ý là 2 card này đều ngưng SX, chắc là vì bán Xtreme Music thì ng ta ko thèm mua mấy cái kia nữa vì card gần như nhau hết. Do đó bro mua lẹ đi, tui thấy Hợp Nhất còn bán Xtreme Music đó, hôm nọ tui tới mua 1 cái mà phải ngồi chờ 40 phút vì mấy chỗ như Phong Vũ, Hoàng Long ko có bán.
youngOC
12-05-2007, 23:24
hiện tại thì X-fi là dòng card duy nhất có EAX trong vista thông wa alchemy , audigy thì phải tốn chút tiền cho creative để download alchemy >"<, bên SVC vẫn còn hàng đó
Maxima
13-05-2007, 16:01
các bro đã cho ý kiến thế thì em cố lượm chú platinum zậy,em ở HN để chiều t2 qua chỗ bác Dương Media hỏi,có chú nào thì em lấy chú đấy.Khổ quá t2 mới có xiền.mau mau kẻo hết thì uổng
Reltih
14-05-2007, 09:56
Platinum và Xtreme Music là cùng 1 board mà, bro có cần xài cái front panel ko?
youngOC
14-05-2007, 12:41
ở TPHCM có chỗ nào bán riêng cái front pannel và remote ko vậy ?
kimiecvn
14-05-2007, 13:10
Thanks bro Reltih:)
Nhìn con AWE 64, nhớ lại hồi xưa đi xem triển lãm Giảng Võ, bọn Creative cho dân tình đứng lên đọc tên model để nhận áo phông, thấy cũng ngồ ngộ:)
Reltih
14-05-2007, 14:59
ở TPHCM có chỗ nào bán riêng cái front pannel và remote ko vậy ?Mấy món đó chắc phải nhờ người xách về thôi. Bro thử hỏi Thiên Lôi xem sao. Remote có giá ~29USD (Mỹ).
youngOC
14-05-2007, 21:40
thx bro nhìu, để hỏi ai dư mua ^_^
htdu
12-08-2007, 18:38
một bài viết quá hay ,cảm ơn nhiều.
Rất bổ ích nếu muốn tìm hiểu về soundcard Creative.
motoren
12-08-2007, 21:26
ở TPHCM có chỗ nào bán riêng cái front pannel và remote ko vậy ?
Bạn hỏi thử SVC, Vinalong, T&H thử xem.
TRULY_ENJOYING_GAME
13-08-2007, 10:37
Hi mấy pro!xin chỉ giáo chút xíu:
hiện mình xài X-FI Faltyty (từ này chẳng nhớ cxác :pudency: ) kết hợp loa logitech z5500 (loa này hỗ trợ digital - coaxial).tình hình là như vầy:
trước khi mua X-FI, mình xem DVD & nghe digital qua kết nối digital_out (coaxial) từ MBoard qua digital_in (coaxial) trên loa. (nếu k kết nối thì k thể nghe digital & loa cũng k nhận diện âm thanh vào là digital.loa có các "đường vào" & setting tương ứng sau:
1. bộ 3 dây xanh_vàng_đen (prologic movie/music,stereo/stereox2)
2. coaxial (digital/dts dolby,prologic movie/music,stereo/stereox2)
sau khi mua X-FI: 3 dây xanh_vàng_đen cắm vào card XFI, dây coaxial cắm vào front box XFI.
vấn đề bi giờ là:mặc dù rút dây coaxial ra thì vẫn nghe đc digital (chắc chắn là qua kết nối 3 dây xanh_vàng_đen)
vậy cho hỏi:tín hiệu digital k phụ thuộc vào thiết bị kết nối à? (ý tớ là đầu cắm: dây coaxial cũng như bộ 3 dây xanh_vàng_đen (ngta hay gọi là jack 3ly))
thêm nữa,chất lượng digital (chuẩn digital) chỉ có một, dù nghe qua XFI hay sound_on_board thì chũng như nhau, right?
tks!
buitaman
13-08-2007, 23:14
cho em hỏi sao em xài con Sound Blaster 24bit, MS SB0410, kiếm hòai ko thấy trong danh sách của bro, mà lên web now ko thấy nó lun kì quá, ko bit nó là cái gì ta
DJVDK
14-08-2007, 18:48
Sound Blaster Live 24bit SB0410


bài này hay,công phu
khỏi si nghĩ vote lun 5 nhát :haha:
TRULY_ENJOYING_GAME
17-08-2007, 16:27
vậy cho hỏi:tín hiệu digital k phụ thuộc vào thiết bị kết nối à? (ý tớ là đầu cắm: dây coaxial cũng như bộ 3 dây xanh_vàng_đen (ngta hay gọi là jack 3ly))
thêm nữa,chất lượng digital (chuẩn digital) chỉ có một, dù nghe qua XFI hay sound_on_board thì chũng như nhau, right?
tks!

lý do spam:
1. bài hay 5* phải lôi lên k để lọt sổ.
2. tìm pro học hỏi/chỉ giáo.
60giay
26-08-2007, 23:19
mình mới mua một em Xfi Extreme Music xách tay về chỉ có card, vì ko đủ tiền mua full box., hic, nhưng down driver trên mạng hay từ trang của creative chỉ có driver và cái Audio console bé xíu, hỏng có cái hình amplifier nào hết. Bro nào có đĩa gốc cho mình mượn chép hoặc chỉ chổ cho mình down giao diện nhé !! thanks các bạn nhiều lắm !!
sinhvien9999
29-08-2007, 16:09
Bạn hỏi thử SVC, Vinalong, T&H thử xem.

tớ cũng có nhu cầu mua front và remote nhưng ko biết chỗ bán. bác viết tắt như thế, tớ ko hiểu được. chờ tin của bác
DOMINATER
29-08-2007, 16:45
Sound Blaster Live! 5.1 Digital SB0220 của mình sao ko support EAX nhỉ, vô game chỉnh EAX ko dc, ko có driver nào cài dc cả, đành cài driver PAX
NMC
29-08-2007, 17:17
Sound Blaster Live! 5.1 Digital SB0220 của mình sao ko support EAX nhỉ, vô game chỉnh EAX ko dc, ko có driver nào cài dc cả, đành cài driver PAX
còn này ko có EAX từ phần cứng là đúng ròi...........
sinhvien9999
30-08-2007, 08:38
các bác cho em hỏi là dòng XFI platium có cái U đen như trong hình mà em đánh dấu ko? bác nào biết thì chỉ cho em nhé. cám ơn nhiều
GamesLife
30-08-2007, 18:15
Quá công phu và đầy đủ, một loạt bài viết rất hay, cảm ơn Bro!
ykakimab
30-08-2007, 21:23
Bac cho em hoi, neu muon tim may cai driver dong live! em phai tim o dau? mua cai card cu ma khong biet tim driver no bac .
coofhair
21-02-2008, 18:45
không còn gì để nói ngoài chữ thank
rất bổ ích khi cần tìm hiểu về creative
vót te 10* chỗ nào cac bác nhỉ
USRobotics
07-04-2008, 23:50
bài này không Sticky thì cũng đưa vào mục "Các bài viết hay để tham khảo" ngay trên đầu cho mọi người theo dõi chứ các bác nhỉ ?
Rất bổ ích
thanks :)
thangnghe
01-05-2008, 18:13
Trích dẫn:
"X-Fi Xtreme Audio không phải là card X-Fi "thực sự" vì nó dùng chip xử lý đời cữ tương tự như Audigy SE và Live! Còn X-Fi XtremeGame bị loại bỏ một số tính năng như Dolby Digital, và có board nhỏ hơn"

Cho mình hỏi: Vậy con X-Fi Xtreme Audio Notebook thì tình trạng cũng giống như trên hay sao? (Mình sắp mua con này cho Laptop)

Thank's.
Thangnghe.
nokia6233_fa
09-05-2008, 20:24
Mình mới mua con Creative audigy 4 nhưng mất đĩa cài nên không thể sử dụng điều khiển từ xa được, có bác nào có phần mềm để sử dụng điều khiển của nó thì cho mình xin với
virgo
09-05-2008, 22:48
Đề nghị Mod cho vào list các bài viết hay, Đây là bài viết khá đầy đủ, cần giữ lại để mọi người mở rộng kiến thức
HoanXtq
20-05-2008, 10:12
Mod đâu rùi, sao bài hay thế này mà ko cho stick vậy :sosad:
lon_ton
21-05-2008, 15:45
bày hay wá :D
cadia
04-02-2009, 07:18
cám ơn bạn ,đánh dấu để tham khảo !!!!!!!!!!!!!
hugeman
28-07-2010, 13:02
thanks bác, bài viết quá hay,tiện đây cho em hỏi xfi surround 5.1 so với xfi audio thì thằng nào nghe hay hơn ạ?
nobita484
30-08-2010, 11:23
Đánh dấu còn tham khảo!
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên