[Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

abchen

Member
Ánh sáng – Kiến thức cơ bản
Dù bạn đã nghiên cứu qua chương trình Vật lý Quang ở bậc Phổ thông trung học hay chưa thì cũng xin dành chút thời gian cho trạm dừng chân đầu tiên này.
Định nghĩa:
1. Ánh sáng có tính chất là hạt.
2. Ánh sáng có tính chất là sóng (sóng điện từ).
Tổng hợp hai định nghĩa trên lại, ta có thể tưởng tượng trong quá trình truyền dẫn ánh sáng, các hạt ánh sáng (quang tử) “bay” từ nơi phát sáng đến nơi thu nhận ánh sáng đó, nhưng các hạt quang tử không đi thẳng một mạch từ nguồn sáng đến đích mà tụi nó bay lảo đảo, lượn lách, đánh võng, xoắn ốc… đủ kiểu quanh trục thẳng nối từ nguồn đến đích. Có điều giữa đám hỗn độn đó thì bọn quang tử cũng có luật giao thông của tụi nó: mỗi hạt quang tử bay theo kiểu nào thì cứ bay theo đúng kiểu đó (giữ nguyên dạng sóng và tần số) nếu không bị tác động từ bên ngoài.

Tốc độ truyền dẫn của ánh sáng cũng như của sóng điện từ trong môi trường chân không là một hằng số (tốc độ tuyệt đối) do đó để xác định tần số của một sóng, đơn vị chu kỳ dao động hay đơn vị bước sóng đều có thể được sử dụng mà không sợ nhầm lẫn.
Chẳng có gì giới hạn tần số của sóng, chỉ có năng lực của mắt người là có giới hạn mà thôi, thế là “tự nhiên” xuất hiện một khái niệm được gọi là vùng khả kiến. Vùng khả kiến gồm những tia có bước sóng trong khoảng từ 400nm đến 700nm – cũng có một số tài liệu cung cấp giá trị khác về vùng khả kiến ví dụ như (380nm – 740nm) hay (400nm – 750nm)… nhưng những con số đó không quá quan trọng, ở đây bạn chỉ cần nhận ra một sự thật là vùng khả kiến vô cùng nhỏ bé so với vùng bất khả kiến.
khakien.gif

Màu sắc:
Màu của tia sáng do tần số quyết định. Mỗi tần số trong vùng khả kiến sẽ cho bạn một tia sáng với màu xác định. Nếu một chùm sáng chỉ gồm các tia cùng tần số, bạn sẽ có một chùm sáng đơn sắc, ngược lại bạn sẽ có một chùm sáng với màu tổng hợp. Màu trắng thực ra là sự tổng hợp từ tất cả các màu đơn sắc, bạn thử tưởng tượng mắt bạn nhận được một chùm sáng trong đó mỗi tia sáng có tần số khác nhau, bộ vi xử lý (não) hoạt động hết công suất mà cũng không thể kết luận chùm sáng đó có màu gì, thế là “trắng” vậy thôi.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các sắc màu lung linh rực rỡ mà bạn nhận được từ các thiết bị phát hình như CRT, LCD, Plasma, Projector… đều là màu sắc tổng hợp từ 3 màu cơ bản là đỏ (Red), xanh lá (Green), và xanh dương (Blue) – thường gọi là bộ màu RGB.
ColorChartRGB.bmp

Vì sao bạn “nhìn thấy” được hình ảnh 3D?
Khi bạn nhìn vật thể ngoài đời (phát sáng hay phản xạ ánh sáng), mắt bạn hoạt động như một máy ảnh ghi lại hình ảnh vật thể trên võng mạc. Bạn có 2 máy ảnh như vậy với hai ống kính nằm cách nhau khoảng 6-8cm tuỳ người nên hình ảnh mỗi máy ghi nhận được cũng khác nhau chút đỉnh. Từ hai hình ảnh khác nhau trên hai võng mạc, não bạn sẽ làm nhiệm vụ của bộ vi xử lý để tổng hợp - phân tích - so sánh - đánh giá từ đó ghi nhận được những thông tin về xa - gần, dày - mỏng, trước - sau… của các đối tượng trong tầm mắt.
Theo như phân tích trên, để tạo cảm giác 3D như khi nhìn đối tượng ngoài đời, thiết bị hiển thị phải đưa được hai hình ảnh phân biệt tương ứng đến hai mắt của người xem, khi đó chiều không gian thứ 3 tự nhiên sẽ xuất hiện do năng lực suy luận của bộ não.

Những ai không thể hưởng thụ hình ảnh 3D?
Đây không phải một câu hỏi thừa, thực sự thì công nghệ 3D đang từ chối phục vụ những khách hàng có thị lực của 2 mắt quá chênh lệch.

Nhiệm vụ của cặp kính
Tất cả các loại kính xem 3D bất kể công nghệ hay nhà sản xuất; có cùng một nhiệm vụ là “chỉ cho phép mắt trái nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt trái, đồng thời chỉ cho phép mắt phải nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt phải mà thôi”

Mẹo thử kính: Kính 3D của bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Mẹo này dùng để thử mấy loại kính lọc màu là chính, kính phân cực hay màn trập cũng có thể thử cho vui vì đương nhiên là đạt.
Nếu bạn có 2 kính cùng loại, để hai kính cùng chiều nhưng lệch vị trí và cố gắng nhìn xuyên qua cùng lúc mắt trái của kính này và mắt phải của kính kia. Nếu bạn không thấy gì kể cả khi hướng về phía nguồn sáng mạnh thì OK, kính của bạn dùng được.
Nếu bạn chỉ có 1 kính, hãy chuẩn bị một đèn pin và đứng trước gương. Tìm cách thử xem ánh sáng từ đèn pin chiếu qua mắt kính bên này có qua được mắt kính bên kia sau khi phản xạ hay không.
Phân tích mẹo này: nếu kính bạn không đạt (để lọt sáng khi thử) chắc chắn khi xem phim bạn sẽ bị hiện tượng bóng ma dẫn đến nhoè nhoẹt và mất hiệu ứng 3D vì một phần hình ảnh dành cho mắt trái lọt qua mắt phải và ngược lại. Tuy nhiên nếu kính của bạn vượt qua được phép thử này thì cũng đừng vội mừng vì có thể mức cản quang quá cao sẽ làm tối hình ảnh khi xem.
Nếu bạn có ý định dùng mẹo này để thử xem kính màn trập đang bật hay tắt thì có thể sẽ không thành công vì tùy theo đời máy – khi không có tín hiệu đồng bộ hóa từ ti vi, kính cũng tự động chuyển sang chế độ standby.

Vì sao có nhiều công nghệ 3D quá vậy?
Các công nghệ 3D thi nhau ra đời là sự phát triển tất yếu tương ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù tất cả các công nghệ 3D đều dựa trên nguyên lý đã nói ở trên là đưa hình ảnh dành riêng cho mắt trái đến mắt trái và đưa hình ảnh dành riêng cho mắt phải đến mắt phải nhưng điểm mấu chốt của mỗi công nghệ là ĐƯA BẰNG CÁCH NÀO? Có công nghệ là sự cải tiến công nghệ cũ, cũng có công nghệ được dựa trên những nghiên cứu hoặc phát hiện hoàn toàn mới về tính chất của ánh sáng. Mỗi công nghệ đều có ưu điểm nhược điểm riêng, công nghệ ra đời sau cố gắng cải thiện những khuyết điểm của công nghệ ra đời trước đó… tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ con người mà thôi.

Dựa trên chính tính chất sóng của ánh sáng, các công nghệ 3D dùng những phương pháp lọc khác nhau để đưa hình ảnh riêng biệt đến từng mắt. Các phương thức lọc và kính 3D tương ứng được phân loại như sau:

+ Lọc bước sóng
+ Lọc phương sóng
- Kính 3D phân cực thẳng (cổ điển) [sẽ cập nhật chi tiết sau]
- Kính 3D phân cực xoay – đang được ứng dụng bởi RealD Cinema [sẽ cập nhật chi tiết sau]​
+ Lọc tất tần tật
- Kính 3D màn trập (kính hoạt động, phải dùng pin) [sẽ cập nhật chi tiết sau]​

1001 kiểu khó chịu khi đeo kính 3D
Rất nhiều bạn cảm thấy khó chịu sau khi xem phim 3D, thậm chí khó chịu đến mức không thể xem đến hết phim. Xin xem chi tiết ở đây, biết đâu bạn sẽ tìm thấy đáp án...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

abchen

Member
Cảm giác khó chịu khi xem phim 3D?!?!

Mỗi loại kính 3D và công nghệ tương ứng đều có điểm hạn chế có thể gây nên cảm giác khó chịu cho người xem. Tuy nhiên sự khó chịu này lại lệ thuộc rất lớn vào chính bản thân người xem: mức độ khó chịu không giống nhau khi so sánh giữa người này với người khác, cũng không giống nhau khi so sánh giữa lúc này với lúc khác của cùng một người xem. Ở đây ta không xét đến yếu tố chất lượng của các thiết bị, coi như tất cả các thiết bị đều đồng bộ và đạt chuẩn, khi bạn xem phim 3D chính là lúc bạn đang tự nguyện bị “lừa đảo về thị giác” hay gọi một cách nhẹ nhàng hơn là “ảo giác”. Bạn đã bắt bộ não phải “quen” với việc bị “lừa đảo” và phải hoạt động hết công suất (Over Clocking) để tưởng tượng ra một không gian 3 chiều để bạn chìm đắm trong đó... trong quá trình trải nghiệm cái không gian 3 chiều ảo đó, bất cứ 1 chi tiết nào không tự nhiên – không “thật” đều được hệ thần kinh phản xạ của bạn âm thầm ghi nhận và tạo ra những cảnh báo cho cơ thể bằng cảm giác khó chịu (chảy nước mắt, mỏi mắt, hoa mắt, choáng, chóng mặt, buồn nôn...). Độ nhạy hay chất lượng của hệ thống cảnh báo nói trên là đặc trưng riêng của mỗi cá nhân (cơ địa) – không ai giống ai – và có thể thay đổi tùy tình hình sức khỏe, tâm sinh lý của mỗi người thậm chí có thể thay đổi theo chu kỳ thời gian.

Sau đây là những chi tiết sẽ gây kích hoạt hệ thống cảnh báo cơ thể của bạn. Tùy mỗi chi tiết, có thể nó sẽ gây khó chịu cho người này nhưng lại chẳng ảnh hưởng gì đến người khác.

Tổng hợp màu sắc: sẽ gặp khi dùng kính 3D lọc màu, kể cả khi dùng kính lọc màu giao thoa vẫn có những người vô cùng nhạy cảm sẽ thấy khó chịu. Bản chất của sự việc là hai mắt nhận được hai màu khác nhau của vật thể và não sẽ phải tổng hợp lại thành màu của vật thể đó trong không gian 3 chiều. Ngoài đời thực thì hai mắt nhận được cùng một màu mà.

Ánh sáng phi tự nhiên: sẽ gặp khi dùng các loại kính phân cực. Ánh sáng đến mắt là ánh sáng phân cực, ánh sáng loại này chỉ chiếm một phần trong ánh sáng tự nhiên nên nếu xem trong một thời gian dài, đến một lúc nào đó cơ thể bạn sẽ phát hiện ra là đang bị “lừa” và có phản ứng.

Ánh sáng không liên tục: sẽ gặp khi dùng kính màn trập. Cho dù công nghệ sau này có tăng tần số quét lên cao hơn nữa thì cái mà bạn thấy qua kính màn trập vẫn là không liên tục. Bạn không “thấy” được sự không liên tục đó nhưng cơ thể bạn “cảm nhận” được và nó sẽ phản ứng.

Độ sáng thay đổi: sẽ gặp khi dùng kính 3D phân cực thẳng. Thực ra đây là lỗi của bạn do không chịu đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Khi sử dụng loại kính này thì bắt buộc đầu phải giữ thẳng, nếu nghiêng qua nghiêng lại thì hình ảnh sẽ sập tối và mất hiệu ứng 3 chiều.

Góc lệch giữa 2 hình ảnh dành cho 2 mắt không phù hợp: vấn đề này không phụ thuộc kính mà do nội dung. Phim 3D mà bạn xem được chế tác dựa trên giả định người xem ở khoảng cách bao xa so với khung cảnh thì bạn cũng phải ngồi cách màn hình một khoảng cách tỷ lệ tương ứng với kích thước khung hình. Nếu không tìm được chỗ ngồi ở vị trí “vàng” như trên thì khi xem phim bạn sẽ cảm thấy mình có hai con mắt cách nhau hơn gang tay hoặc ngược lại. (Chắc bây giờ thì bạn đã hiểu giá vé ghế VIP mắc không chỉ vì nó là ghế đôi!!!)

Thay đổi tầm nhìn trong không gian phim: vấn đề này không phụ thuộc kính. Phim 3D được chế tác dựa trên sự mô phỏng hai mắt người xem nằm ngang với nhau tại một tầm nhìn xác định. Trong quá trình xem phim, có thể bạn sẽ “lỡ” nhớm người lên hay hạ xuống, khi đó tầm nhìn đã thay đổi. Có thể bạn không để ý nhưng cơ thể đã ghi nhận rằng khi bạn nhớm người lên nhưng bạn không nhìn được các vật thể trong không gian phim theo hướng từ trên xuống và ngược lại. Từ đó cơ thể bạn đã phát hiện được sự “lừa đảo thị giác” và sẽ có phản ứng.

Điều tiết mắt trong không gian phim: vấn đề này không phụ thuộc kính. Trong không gian 3 chiều của phim, mắt bạn vẫn có thể điều tiết để “nhìn” vào những lớp đối tượng có chiều sâu khác nhau, tuy nhiên cái cách điều tiết “không giống như” thế giới thực sẽ giúp cơ thể bạn phát hiện sự giả tạo và phản ứng cảnh báo. Các bạn rành về nhiếp ảnh có thể nhận ra ngay đây là vấn đề về chỉnh focus. Trong không gian phim, bạn có thể tập trung nhìn vào chủ thể rất nét, rõ ràng từng chi tiết vì đây cũng chính là chỗ người quay phim đặt focus; bạn cũng thấy các đối tượng nằm trước hay sau chủ thể nhưng bạn không thể “lấy nét” vào những đối tượng này được.

Nếu bạn có kính Red-Cyan, hãy đeo lên và thử với hai hình ảnh dưới đây:

RC3D_CAM.bmp

Mô phỏng phim quay bằng máy quay (kể cả máy chuyên dụng)

RC3D_CGI.bmp

Mô phỏng phim được dựng vẽ bằng vi tính

Thậm chí ngay cả đối với phim được vẽ bằng máy tính, bạn có thể lấy nét vào từng lớp đối tượng trong không gian phim nhưng bản chất của việc lấy nét cũng không “thật” một chút nào. Trong thế giới thực, mắt bạn lấy nét vào từng đối tượng xa gần bằng cách điều tiết hình dạng của nhãn cầu để hình ảnh thu được thật nét trên võng mạc (tương tự nguyên tắc lấy nét của máy ảnh); còn trong không gian phim, bạn lấy nét vào từng lớp đối tượng bằng cách điều chỉnh hướng nhìn của hai con mắt (thay đổi điểm giao nhau của hai tia nhìn từ hai mắt - nếu xem thường xuyên ở cự ly gần thì bạn sẽ có một đôi mắt “lé kim” cực kỳ ấn tượng).

Chính hai hạn chế sau cùng này khiến câu khẩu hiệu “Phim 3D - Thật như cuộc sống” trở thành khẩu hiệu suông.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nhoch_1106

New Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

Ánh sáng – Kiến thức cơ bản
Dù bạn đã nghiên cứu qua chương trình Vật lý Quang ở bậc Phổ thông trung học hay chưa thì cũng xin dành chút thời gian cho trạm dừng chân đầu tiên này.

Sao 3d, ánh sang,... gì rối quá vậy nè8-}8-}8-}
 

abchen

Member
Kính 3D lọc màu cổ điển

Kính 3D lọc màu cổ điển

Phương pháp này được gọi là cổ điển vì nó đã ra đời từ lâu lắm rồi. Thuở khai sinh, nó chỉ được dùng để xem các bức ảnh (tĩnh) đen trắng (grayscale) và mang lại hiệu ứng 3D rất ấn tượng. Và nay nó vẫn tiếp tục được khai thác với những hình ảnh và phim 3D màu nhưng hiệu quả phải công nhận là kém so với các công nghệ khác. Trong phương pháp này, hình ảnh dành riêng cho hai mắt được tách riêng bằng hai kính lọc màu khác nhau nên được xếp vào loại lọc bước sóng.

Màu của hai mắt kính được chọn như thế nào?
Như ở trên đã nói, các màu sắc mà các thiết bị phát hình có thể tái hiện được đều được tổng hợp từ 3 màu cơ bản (primary color) còn gọi là hệ màu RGB. Mỗi màu cơ bản có thể được thể hiện tại nhiều sắc độ khác nhau (từ 0 đến mức bão hòa), ta sẽ nhìn thấy màu trắng khi cả 3 màu cơ bản cùng thể hiện ở mức bão hòa. Tổng số lượng màu mà hệ thống có thể hiển thị chính là tích tổ hợp của số lượng mức sắc độ có thể thể hiện của mỗi màu cơ bản.

Ta cùng xây dựng bánh xe màu bão hòa như sau:
+ Mỗi điểm trên bánh xe được tổng hợp từ một màu bão hòa và một màu còn lại trong số 3 màu chính. + Ở vị trí 12 giờ là màu đỏ (R), ở vị trí 4 giờ là màu xanh lá (G) còn ở vị trí 8 giờ là màu xanh dương (B)
+ Trên cung từ 12 giờ đến 2 giờ, giá trị màu đỏ vẫn bão hòa trong khi giá trị màu xanh lá tăng dần từ 0 đến bão hòa.
+ Trên cung từ 2 giờ đến 4 giờ, giá trị màu xanh lá vẫn bão hòa trong khi giá trị màu đỏ giảm dần từ bão hòa đến 0.
+ Tương tự cho các cung còn lại trên bánh xe màu.

Trên bánh xe màu này, mỗi cặp màu ở vị trí đối xứng nhau là một cặp màu bù trừ hay có thể gọi màu này là màu “âm bản” của màu kia. (khái niệm âm bản rất quen thuộc với các bạn chụp ảnh bằng máy phim); và vì mỗi cặp màu như vậy khi hợp với nhau sẽ cho màu trắng và khi lọc lẫn nhau sẽ tối thui nên chúng có thể được dùng làm hai màu cho mắt kính 3D.
ColorChart.bmp

Bánh xe màu
ColorChartNegative.bmp

Bánh xe màu "âm bản"

Trên bánh xe màu này, các vị trí “đắc địa” đều đã có chủ:
+ Vị trí 12 giờ và 6 giờ cho bạn cặp kính Red-Cyan / Cyan-Red
+ Vị trí 4 giờ và 10 giờ cho bạn cặp kính Green-Magenta / Magenta-Green
+ Vị trí 8 giờ và 2 giờ cho bạn cặp kính Blue-Yellow / Yellow-Blue

Vậy bạn có thể chọn một cặp màu nào khác và đăng ký bản quyền là “Mã hóa màu 3D của mỗ” được không? Lý thuyết hoàn toàn khả thi nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy đâu. Khó khăn nằm ở nguyên lý lọc màu và chế tạo màn lọc màu (lọc bước sóng). Bạn không thể chế tạo màn lọc chính xác một bước sóng nào đó mà chỉ lọc được một dải bước sóng mà thôi. Cũng vì vậy, người ta đã chọn màu cho các cặp kính 3D thông dụng theo cùng một quy tắc là một mắt là màu cơ bản bão hòa còn mắt kia là màu bù trừ với mắt này.

Lấy kính 3D Red-Cyan làm ví dụ:
Nếu mắt kính bên trái lọc chính xác bước sóng ánh sáng đỏ và mắt kính bên phải lọc chính xác bước sóng màu xanh ngọc thì hình ảnh 3D mà bạn thấy được chắc chắn chỉ là hình đen trắng mà thôi. Thực tế, mắt kính bên trái sẽ lọc hầu hết các bước sóng, chỉ cho một dải ánh sáng có sắc đỏ đi đến mắt trái, trong khi đó mắt kính bên phải lọc bỏ hết dải bước sóng có sắc đỏ và cho các bước sóng còn lại đi đến mắt phải.

Tạm gọi dải các bước sóng có thể lọt qua mắt kính bên trái là {T} và dải các bước sóng có thể lọt qua mắt kính bên phải là {P}, khi đó
+ nếu {T} có phần giao với {P}: kính này không thể dùng để xem phim 3D (xem lại mẹo thử kính trong phần kiến thức cơ bản đã viết trong bài đầu tiên)
+ {T} hợp với {P} càng lấp đầy vùng khả kiến thì khả năng tái hiện màu sắc khi xem càng cao. (Vùng khả kiến là gì: xem lại phần kiến thức cơ bản đã viết trong bài đầu tiên)

Trong các cặp màu được dùng làm kính 3D hiện nay thì cặp Blue-Yellow có khả năng tái hiện màu sắc tốt nhất vì {B} rất hẹp, {Y} rất rộng và {B} hợp với {Y} phủ gần kín vùng khả kiến.

Làm sao để xem phim 3D bằng kính lọc màu cổ điển đạt hiệu quả cao nhất?

Kính tốt:
Không quan tâm là kính USA hay China hay gì khác, trước hết phải qua được “mẹo thử kính”.

Đồng bộ:
Nếu nhiều người cùng xem thì tất cả nên sử dụng kính cùng lô, cùng nguồn gốc.

Cân chỉnh màu:
Đây là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu ứng khi xem phim nhưng hình như chưa được ai nhắc đến. Những bạn mới làm quen với phim 3D thường được khuyên là chỉnh màn hình càng sáng càng tốt nhưng đó là một ngộ nhận vì chỉnh màu quan trọng hơn rất nhiều. Màu phải được chỉnh cho phù hợp với loại kính mà bạn sẽ dùng để xem phim. Các hình ảnh minh họa dưới đây dành cho loại kính Red-Cyan, các cặp kính màu khác bạn hãy tự thiết kế hình ảnh để chỉnh.

Chỉnh căn bản:

Chiếu hình này lên,

RC3D_Sample.bmp

Nhìn hình chỉ dùng một mắt kính Cyan, nếu thấy như hình bên phải là được, nếu thấy như hình bên trái thì cần phải chỉnh.

RC3D_Sample_Right.bmp
-
RC3D_Sample_Right_OK.bmp

Sau đó nhìn hình chỉ dùng một mắt kính Red, nếu thấy như hình bên phải là được, nếu thấy như hình bên trái thì cần phải chỉnh.

RC3D_Sample_Left.bmp
-
RC3D_Sample_Left_OK.bmp

Chỉnh đi chỉnh lại chỉnh tới chỉnh lui cho tới khi nào nhìn vào mỗi mắt kính đều đạt mới thôi.

Nâng cao:

Chiếu hình này lên,

RCAdvanced.bmp

Lần lượt nhìn hình bằng từng mắt kính, nếu thấy như hai hình tương ứng dưới đây thì quá chuẩn.

RCAdvancedRed.bmp
-
RCAdvancedCyan.bmp

Chỉnh bằng cách nào:

Bạn có thể chỉnh trên thiết bị hiển thị: projector, tivi, monitor…
Bạn có thể chỉnh từ nguồn phát: HD Player, HTPC…
Trên HTPC thì bạn có thể chỉnh từ display adaptor cho đến chương trình media player…
Tóm lại là có rất nhiều chỗ để chỉnh, tùy thuộc vào thiết bị cụ thể của bạn.

Nguồn phim:

Nguồn hình ảnh có chất lượng hiệu ứng tốt theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Nguồn Side by Side hoặc Over/Under trình chiếu bằng phần mềm
+ hoặc Origin anaglyph disc image (BluRay/DVD)
+ Ripped
+ 3D/2D upgrading
 

Cara

Active Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

Bravo, tiếp đi bác chen ui ;;)
 

vohungkha

Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

Thanks vì kiến thức bổ ích.
 

Fmax

New Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

đọc xong em thấy chữ trong bài của bác cũng 3D luôn @-) . Thanks vì kiến thức bổ ít
 

namdh

New Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

quá hay :)................
 

hieu_kent

New Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

Vậy các loại kính giao thoa như của dolby thì xem các loại phim như thế nào và liệu có chiếu trên các màn hình 60hz được ko?
 

abchen

Member
Ðề: [Thắc mắc biết hỏi ai] Công nghệ 3D, Kính 3D

Kích 3D lọc màu giao thoa

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay công nghệ đã cho phép chế tạo thành công những loại màng lọc siêu mỏng, các lớp vật chất siêu mỏng được ghép liên tiếp với nhau sẽ tạo thành một loại kính lọc mà bước sóng ánh sáng lọt qua được loại kính lọc này được xác định theo nguyên tắc giao thoa sóng với bước sóng của kính - bước sóng của kính đã được xác định trong quá trình chế tạo: gồm bao nhiêu lớp siêu mỏng, thứ tự và độ dầy của mỗi lớp… được dùng để ghép thành.
Ta sẽ không đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ chế tạo kính lọc giao thoa mà ta chỉ tận hưởng thành quả công nghệ mà nó mang lại cho sự nghiệp tái tạo hình ảnh 3D mà thôi. Công nghệ ứng dụng kính lọc giao thoa để trình chiếu nội dung hình ảnh ba chiều hiện thuộc quyền sở hữu trí tuệ của công ty INFITEC, đối với cộng đồng khán giả, công nghệ này được biết đến với tên thương mại là hệ thống rạp Dolby 3D Cinema.

Công nghệ 3D của INFITEC hoạt động như thế nào?

Vẫn trung thành với nguyên tắc căn bản là mỗi mắt phải nhận được hình ảnh riêng biệt, với công nghệ INFITEC - hình ảnh dành cho mắt trái được tổng hợp từ bộ màu cơ bản R1G1B1 và hình ảnh dành cho mắt phải được tổng hợp từ bộ màu cơ bản R2G2B2 – Hai bộ màu cơ bản dành cho 2 mắt có bước sóng khác biệt nhau một chút xíu, bằng mắt thường bạn không thể phân biệt được; chỉ nhờ kính lọc giao thoa mới có thể đưa hình ảnh dành riêng cho mắt nào đến với mắt nấy mà thôi.

infitec_1.jpg

infitec_2.jpg

Hệ thống trình chiếu hình ảnh 3D tinh giảm gồm:
Một máy chiếu
Không có yêu cầu gì đặc biệt, phát hình bằng bộ màu RGB phổ thông, tần số phát phải chuẩn và điều khiển được để thích hợp với nhiều nguồn phim khác nhau.​
Màn chiếu thông thường
Do chỉ cần phản xạ bước sóng, không cần bảo toàn phương sóng nên không cần màn chiếu tráng bạc, chỉ cần dùng màn chiếu thông thường là được - cứ trắng là tốt.​
Một kính lọc giao thoa đĩa xoay

infitec_rotation_filter.jpg
Đây là thiết bị chuyên dùng, chỉ cần có đủ $$$ là có thể mua được. Cấu tạo gồm một kính lọc hình đĩa tròn, chia thành hai nửa, mỗi nửa hình bán nguyệt có tính chất lọc khác nhau: nửa này lọc chỉ cho bộ màu R1G1B1 từ máy chiếu đi đến màn chiếu còn nửa kia chỉ cho bộ màu R2G2B2 đến màn chiếu mà thôi. Trong quá trình hoạt động, kính lọc được đặt trước ống phóng hình của máy chiếu và liên tục quay tròn. Tốc độ quay phải được đồng bộ với máy chiếu và nguồn phát để đảm bảo mỗi khung hình lên đến màn chiếu phải tuần tự thông qua trọn vẹn một nửa nào đó của kính lọc.​
Kính đeo mắt giao thoa dành cho người xem

infitec_eyeware.jpg
Loại kính này có giá thành chế tạo không “khiêm tốn” cho lắm nên nhà sản xuất thường dùng vật liệu và thiết kế bền vững để sử dụng lâu dài và thường thu lại của khán giả khi ra khỏi rạp. (Khi ra khỏi rạp, nếu bạn thấy mấy cái rổ kèm dòng chữ “Please…” thì có nghĩa là phải trả lại kính, tuy nhiên có một số ít người tuân thủ theo một phạm trù đạo đức khác thì thấy cái rổ trên lại phiên dịch thành “có thể mang về” trừ khi rạp cắt cử thêm vài chú bảo vệ đứng cạnh đó…)​

Hệ thống chuyên nghiệp thì sao?
Thay vì dùng 1 máy chiếu và kính lọc xoay, hệ thống chuyên nghiệp sử dụng một cặp máy chiếu sinh đôi - mỗi máy chiếu đã gắn cố định với kính lọc [1] và [2] - tất nhiên là phải dùng kèm với thiết bị phát phù hợp.

infitec_pro.jpg


Có thể xem 3D giao thoa trực tiếp từ màn hình TV hay không?
Vậy các loại kính giao thoa như của dolby thì xem các loại phim như thế nào và liệu có chiếu trên các màn hình 60hz được ko?
Như có bạn đã hỏi ở trên, nhưng tiếc rằng đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi vì những hạn chế sau:
Thứ nhất: ánh sáng bạn thấy trực tiếp từ màn hình (do hiện tượng quang điện) bắt buộc phải qua kính lọc giao thoa mới có thể tách thành hai bộ màu cơ bản R1G1B1 và R2G2B2.
Thứ hai: ít nhất kích thước kính lọc phải lớn bằng diện tích màn hình - việc này tuy khó nhưng không phải là không thể làm được – khó khăn là ở chỗ không có cơ chế điều khiển điện tử để tuần tự sử dụng kính lọc [1] và kính lọc [2] sao cho đồng bộ với nội dung trình chiếu.
Thứ ba: không điều khiển đồng bộ hóa bằng điện tử được thì dùng cơ học – HÍC - bạn thử tưởng tượng để dùng cho màn hình 46” thì đĩa lọc của bạn phải có đường kính gần 2 mét 4 – và cái đĩa khổng lồ đó phải quay tối thiểu 25 vòng mỗi giây…​
 
Bên trên