Thay pin điện thoại uy tín nhất tại Hà Nội

dragon_luong

New Member
Nhưng đó lại là những thứ có thể làm ngập nước chiếc điện thoại yêu dấu của bạn, làm bạn phải đau khổ khóc ròng khi nó chỉ còn là một khối kim loại giống như một bể nước thông minh

sua-iphone-roi-nuoc.jpg

>>>>> Xem thêm : Thay pin điện thoại uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn đã chót lỡ tay đánh rơi chiếc điện thoại yêu quý của mình vào bồn tắm, trừ khi bạn đang sử dụng một chiếc điện thoại có tính năng chống nước thì có thể không cần quan tâm đến bài viết này, còn không thì cũng đừng vội xoắn hết cả lên! Hãy cứ bình tĩnh và làm theo các bước sau đây và bạn sẽ có cơ hội đem lại sự sống cho chiếc smartphone đang bị chết đuối, Tuy nhiên cũng đừng quên kiểm tra danh sách dưới đây để biết những gì không nên làm khi nó dính nước nhé

Những điều cần làm

Tháo rời chiếc điện thoại ra sẽ giúp làm khô điện thoại hiệu quả hơn, nhưng làm như thế thiết bị sẽ không còn được bảo hành. Thường bạn phải có dụng cụ chuyên dụng để tháo và nếu không cẩn thận có thể làm hư điện thoại. Do vậy nếu không có kỹ thuật bạn không nên thực hiện việc này. Hãy làm theo những bước sau đây:

1. Trước hết bạn phải tức khắc lấy điện thoại ra khỏi nước, Nếu càng để điện thoại ngâm trong nước càng lâu sẽ càng làm tăng nguy cơ bị hư hoàn toàn

2. Đừng thử xem điện thoại còn hoạt động hay không và cũng đừng nhấn vào nút nào, vì làm như thế có thể làm nước thấm sâu hơn vào máy

3. Trong mọi trường hợp, việc tốt nhất phải làm ngay là tháo pin ra để ngắt nguồn điện sẽ giúp tránh làm thiết bị bị chập mạch

4. Nếu điện thoại của bạn có pin gắn liền trong máy như iPhone hay Nokia Lumia bạn không thể tháo pin ra, trong trường hợp này, bạn phải thật cẩn thận và thực hiện tiếp các bước sau :

5. Hãy gỡ bỏ các thiết bị ngoại vi cùng với các phụ tùng trên điện thoại như bao bảo vệ hay ốp lưng

6. Nhớ lấy thẻ SIM và thẻ nhớ ra, mở các cổng hay nắp đậy để điện thoại được thông gió hơn

7. Lau khô mọi thứ bằng khăn lông kể cả phần ngoài của điện thoại, phải cẩn thận không cho nước nhiễu vào các khe hở của điện thoại như bàn phím

8. Ngay cả khi mọi thứ đều khô, cũng còn có thể có hơi nước đọng lại trong máy phải được làm khô trước khi bật điện thoại lên, Chỉ có duy nhất một cách khắc phục thường dùng nhất là vùi điện thoại bị sũng nước trong một bát gạo khô. Các chất hút nước như gạo có thuộc tính hút ẩm giúp hấp thu hơi nước còn tồn đọng trong máy.

iPhone-en-arroz-640x480.jpg

Bạn cũng có thể dùng gói silica gel (loại thường để chống ẩm cho các thiết bị điện tử) để có kết quả tốt hơn. Hãy đặt điện thoại trong túi kín khí và phủ kín bằng các chất hút ẩm. Để lâu khoảng 24 đến 48 giờ để hơi nước được hút hết khỏi điện thoại. Nếu thích xài sang, bạn có thể mua túi kín khí có lót silica thiết kế đặc biệt dùng để hút ẩm

9. Khi thấy điện thoại khô , hãy lắp pin vào và thử bật điện thoại lên xem nó còn sống không, Chúc bạn may mắn nhé !

Những điều không nên làm (Chú ý này)
1. Hong khô điện thoại bằng máy sấy, xì:

Nhiều người cho rằng phương pháp nhanh nhất để làm khô điện thoại bị ướt là sử dụng máy sấy tóc hoặc sấy bằng các công cụ khác. Phương pháp này sẽ giúp làm bốc hơi tất cả hơi nước còn đọng lại trong máy, nhưng máy cũng có thể bị nguy cơ quá nóng làm hư linh kiện bên trong vì chúng rất nhạy

Trường hợp máy bị ướt nước quá nhiều, hơi nước không thể hong khô hết được mà có thể đọng lại nơi khác trong điện thoại, bạn không nên dùng phương pháp trên vì quá nguy hiểm

2. Đóng băng điện thoại trong tủ lạnh:

Một phương pháp khác thường được khuyên áp dụng là để điện thoại trong ngăn kết đông, bọc điện thoại trong khăn giấy để tránh bị hư do kết đông, Người ta cho rằng tính dẫn điện của nước được giảm thiểu khi ở gần nhiệt độ kết đông sẽ giúp điện thoại không bị chập mạch khi sử dụng

Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp tốt, vì ngay sau khi đá được rã đông, bạn lại lâm rơi tình trạng cũ, nếu không muốn nói là bệnh trầm trọng hơn. Trong khi thực hiện việc này bạn cũng có thể làm hư luôn màn hình của điện thoại.

3. Lưu ý khi lau điện thoại bằng tăm bông

Trường hợp máy bị vô nước ít hơn, có người dùng chỉ lau khô phần ngoài, đặc biệt chú ý vào các chỗ hở như lỗ cắm tai nghe và cổng USB. Bạn nên ngoáy nhẹ vào các chỗ hở này bằng que tăm bông. Thọc que vào điện thoại là hơi liều, nhưng nguy cơ lớn nhất là các mảnh bông vụn bị thấm nước có thể kẹt lại trong điện thoại và có thể làm hư các bộ phận bên trong

4. Sạc điện thoại để bay hơi nước

Một đề nghị khác là sạc điện thoại quá thời gian cần thiết để hơi nóng tích tụ dần dần mà không bị thừa, nhưng phương pháp này rất nguy hiểm vì bạn đang cho dòng điện chạy qua mạch điện bị ướt

5. Dùng lò vi sóng để làm khô

Chắc hẳn là có bạn sẽ thắc mắc liệu có thể làm khô điện thoại bằng cách để vào lò vi sóng, Hãy nhớ rằng hoàn toàn không nên làm việc này vì có thể bạn sẽ cón món nướng linh kiện đấy

TRUNG TÂM SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI MOBILE247

Địa chỉ: 311 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0982 765 012
 
Bên trên