TikTok, WeChat chưa hoàn toàn yên ổn tại Mỹ

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Việc kinh doanh của TikTok và WeChat vẫn gặp rủi ro ngay cả khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thu hồi sắc lệnh hành pháp nhằm vào các công ty này của ông Donald Trump.



Ngay sau khi thu hồi sắc lệnh của người tiền nhiệm, Tổng thống Joe Biden đã chỉ đạo đánh giá nguy cơ an ninh của TikTok và WeChat. Vì vậy, nhà phân tích Abishur Prakash đến từ hãng tư vấn Trung tâm Đổi mới tương lai nhận xét hai công ty vẫn đang trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ.

Sắc lệnh hành pháp mới của ông Biden yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét bất kỳ ứng dụng nào có liên quan tới các nước thù địch về rủi ro tiềm tàng đến an ninh quốc gia và dữ liệu cá nhân của người Mỹ. Bộ phải đưa ra khuyến cáo để giải quyết những nguy cơ này. Ngoài ra, Bộ cần đánh giá thường xuyên những giao dịch của các ứng dụng có thể đe dọa dịch vụ, công nghệ thông tin truyền thông trong nước.

Ngoài ra, ông Biden cũng thu hồi sắc lệnh hành pháp mà ông Trump ký tháng 1, nhằm vào 8 ứng dụng Trung Quốc khác bao gồm Alipay, WeChat Pay.

Động thái mới nhất của Tổng thống Mỹ báo hiệu chính quyền mới tiếp tục lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Dù ông Biden xem lại nhiều chính sách của ông Trump và không thu hồi nhiều quy định khác, chẳng hạn việc áp thuế với hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Hồi đầu tháng, Tổng thống Biden còn mở rộng lệnh cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà chính phủ cho rằng có quan hệ với quân đội hay bán công nghệ giám sát.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn với công nghệ Trung Quốc. Tuần trước, Bộ Quốc phòng nước này thông báo thay đổi chính sách mua sắm drone, cho phép các cơ quan nhà nước sử dụng hai máy bay không người lái phiên bản chính phủ của DJI. DJI bị quân đội Mỹ cấm dùng từ năm 2017 vì lý do an ninh. Năm 2019, Bộ Nội vụ cũng cấm tất cả drone không thiết yếu do Trung Quốc sản xuất.

Với TikTok và công ty mẹ ByteDance, chuyến “tàu lượn” tại Mỹ lại tiếp tục cùng chỉ thị mới nhất của Tổng thống Biden, vài tháng sau khi thoát khỏi thương vụ bán TikTok cho người mua Mỹ. Căng thẳng Mỹ - Trung khiến kế hoạch IPO của ByteDance hoãn lại.

Theo Lub Bun Chong, đối tác tại hãng tư vấn C Consultancy, TikTok chưa hoàn toàn yên ổn. ByteDance cần thuận theo chiều gió và chứng tỏ sự hữu ích đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Một số đối thủ của họ như Triller và Likee đã tận dụng các vấn đề của ứng dụng tại Mỹ để nổi lên. Dù vậy, lượt cài đặt TikTok trong tháng 5 vẫn tăng 35% so với tháng trước, duy trì ngôi vị ứng dụng không phải game được tải nhiều nhất thế giới, theo hãng phân tích thị trường Sensor Tower.

ByteDance có xu hướng mở rộng hiện diện của TikTok tại Singapore trước tình hình tại Mỹ và Trung Quốc. CEO mới của TikTok, Shou Zi Chew, là một người Singapore bản địa.

Theo ICT News​
 
Bên trên