Tổng quan về điện thoại IP, công nghệ VOIP

Điện Thoại IP ( VOIP )Là Gì ?


Ngày nay công nghệ internet bùng nổ. Nên việc ứng dụng vào trong hệ thống tổng đài càng được chú ý đến. Điện thoại IP ( Hay còn gọi là VOIP ) càng được sử dụng nhiều để thay thế cho điện thoại analog truyền thống cũ vốn đã lỗi thời.

%C4%90i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i-IP.jpg

Điện Thoại IP là gì ?
Điện thoại IP (VOIP ) là gì ?
  • Điện thoại IP hay còn gọi là điện thoại VOIP là điện thoại sử dụng trên nền mạng LAN /MAN/ WAN hay mạng Internet. Sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh. Đây là các điện thoại cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng cách sử dụng công nghệ VoIP.
  • So với điện thoại analog cũ sử dụng đường cáp đồng (RJ11 ) để kết nối trực tiếp với tổng đài hoặc line bưu điện nên sẽ bị giới hạn về vị trí địa lý. Điện thoại IP kết nối trực tiếp qua cổng Lan , hoặc wifi nên sẽ kết nối được mọi lúc mọi nơi. Không phụ thuộc vào vị trí địa lý.
Các phân Loại Điện Thoại IP ?
Hiện tại có 3 loại chính.
  • Điện thoại dùng dây Lan : dây là dòng phổ thống và được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất. Trên mỗi điện thoại được trang bị 2 port mạng RJ45 ( có tác dụng share mạng lại cho máy tính sử dụng, không cần phải đi thêm dây ). Tùy dòng mà có thể được trang bị port 100M hoặc port 1G. Ngoài ra trong dòng này còn được phân chia thành 2 dòng nhỏ theo chức năng cấp ngồn PoE ( Power Over Internet cấp nguồn trực tiếp qua dây LAN ).
  • Điện Thoại Không Dây ( mẹ bồng con ) : Thường đi theo bộ gồm 1 đế phát ( có cắm mạng Lan ). Và các máy con có thể di chuyển trong phạm vi nhất định. Các dòng này thường được ưa chuộng vì tính linh động cao. Không cần đi dây mạng.
  • Điện thoại Wifi: Các điện thoại IP có chức năng kết nối wifi trực tiếp từ các thiết bị phát.
Điện thoại IP kết nối vào hệ thống mạng như thế nào?
Kết Nối Điện Thoại IP ( VOIP ) Vào Hệ Thống Mạng
  • Tùy vào mỗi loại điện thoại khác nhau mà có cách kết nối khác nhau. Như kết nối trực tiếp với dây lan. Kết nối qua wifi hoặc kết nối thông qua đế phát sóng deck ( máy mẹ bồng con ).
  • Điện thoại IP được kết nối với tổng đài IP thông qua địa chỉ IP của tổng đài IP hay còn gọi là sip server. Vì kết nối qua intenret nên tổng đài và điện thoại không nhất thiết phải ở cùng 1 văn phòng mà có thể ở những vị trí địa lý khác nhau.
Tong-Dai-IP-Nhieu-Chi-Nhanh-1.jpg.webp

Mô Hình Tổng Đài IP
Các thương hiệu điện thoại IP phổ biến.
  • Yealink : Là thương hiệu số môt về thị trường voip trên toàn thế giới. Nhiều mẫu mã đa dạng trải dài nhiều phân khúc bình dân đến cao cấp.
  • Grandstream : chỉ đứng sau yealink về độ phổ biến các dòng sản phẩm của grandstream
  • Polycom : là thương hiệu nổi tiếng nhưng chi phí khá cao nên ít ưa chuộng ở thị trường Việt Nam
  • Cisco : là thương hiệu nổi tiếng nhưng chi phí khá cao nên ít ưa chuộng ở thị trường Việt Nam.
Ưu nhược điểm của điện thoại IP so với điện thoại Analog.
Ưu điểm.
  • sử dụng chung hạ tầng internet ( mạng Lan ) mà không cần đi thêm 1 đường riêng cho điện thoại.
  • Không phụ thuộc vào vị trí địa lý : Vì hoạt động qua môi trường internet nên sẽ không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Chỉ cần nơi nào có mạng là sử dụng được.
  • Phù hợp với công ty nhiều văn phòng chi nhánh, chuỗi : Gọi nội bộ trong hệ thống miễn phí. Xem thêm giải pháp tổng đài nhiều chi nhánh.
  • Cấu hình qua giao diện web dễ dàng.
  • Đầy đủ chức năng của một điện thoại bàn : nghe, gọi, chuyển máy, rước máy, hiển thị số gọi đến.
  • Có khả năng lưu trữ danh bạ lớn từ khoảng 500 danh bạ.
  • Di chuyển dễ dàng: khi bạn phải di dời văn phòng thì qua chỗ mới chỉ cần cắm dây mạng vào là có thể sử dụng được, không cần cấu hình.
Nhược điểm.
  • Phụ thuộc vào nguồn điện, mạng : phải đáp ứng được cả 2 yếu tố điện + mạng thì mới sử dụng được : Tuy nhiên 2 yếu tố này hiện tại là yếu tố sống còn của doanh nghiệp nên thường sẽ có nhiều phương án dự phòng như : máy phát điện, bắt 2 đường mạng chạy song song để backup nên các yếu tố nhược điểm này sẽ được hạn chế tối đa.
Nguồn: Điện Thoại IP ( VOIP )Là Gì ?
 
Bên trên