Topic thông tin ý kiến về hệ thống rạp chíêu phim Việt Nam(update trang cuối)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

dungbr1005

New Member
hiện nay sài gòn đã có 5 phòng chiếu 3d: 2 của megastar, 2 của galaxy và 1 của lotte.
mình thì thích nhất lotte cinema. Còn bạn thì sao? Cho xin ý kiến nhé :D:D
 

billtruc

Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

(Mega, Galaxy, Lotte)

chọn theo âm thanh : G < M < L

chọn theo giá : M > L > G

chọn theo phim : L = G < M
 

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

Em chọn rạp Nguyễn Kim :D Ở HN chỉ có Mega, còn Nguyễn Kim cho xem thử demo miễn phí!
 

poly

Banned
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

picture229.jpg


Lý do vì sao chọn xem 3D tại Lotte 3D Nam Saigon
Đầu tiên là sảnh rộng rãi, đẹp , bãi xe cũng thoải mái, miễn phí


picture111az.jpg



Sử dụng công nghệ kính 3D mới hơn, tạo hiệu ứng 3D rõ hơn , dễ nhìn hơn cho đôi mắt của khán giả.


picture026ni.jpg



Giá vé rẻ, ko phân loại VIP hay thường vì rạp quá to màn hình quá bự


3dlotte.jpg



thứ 6 vẫn tính giá bình thường, chỉ có thứ 7,CN, ngày lễ mới tính giá cao


picture235m.jpg





Xem phim 2D thường thì nhiều chọn lựa do có thể chiếu phim của cả 4 nhà nhập phim hiện tại VN là Mega, Galaxy, BHD và Lotte.




picture237p.jpg



Hiện đang có nhiều các chương trình khuyến mãi
Sinh viên học sinh giảm giá còn 40.000/vé

picture013ln.jpg



Mỗi vé xem phim bất kỳ đều được tặng một phần quà


picture242.jpg



Và cứ sau 10 lần xem phim bất bạn sẽ được tặng thêm 1 vé xem phim nữa.

dscf8184.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

howtomiss

Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

Theo ý kiến cá nhân:
Trung thành với Galaxy, Không bao giờ đặt chân vào Megastar lần nào nữa.

Về âm thanh thì Galaxy hay hơn + Bass chắc hơn Mega

Lotte chưa đi chưa biết.
 

anh7otosaigon

Active Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

Lotte 3d chưa thử, mà có đi xem daybreaker rồi, rạp số 2, screen bự tổ chảng coi đã thật, mà ko bik sao hôm đó hệ thống máy lạnh hư hay sao nóng như wỹ....có đk sẻ thử 3d lotte
 

vn00664281

New Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

hà nội có mega 8-> hình như thấy 1 cái lotte đang xây ở chỗ gần ks daewoo
Âm thanh của mega bình thường
 

poly

Banned
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

hà nội có mega 8-> hình như thấy 1 cái lotte đang xây ở chỗ gần ks daewoo
Âm thanh của mega bình thường

xác nhận là cái lotte đó sẽ khánh thành vào cuối 2010 đầu 2011
để kịp phục vụ bà con trước Tết
 

hungpleiku

BĐH HD Gia Lai
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

Vote cho Lotte vì hình ảnh + âm thanh + giá cả + ít phải bon chen, chỉ chê cái kính 3D ở đây nặng quá.
 
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

hà nội có mega 8-> hình như thấy 1 cái lotte đang xây ở chỗ gần ks daewoo
Âm thanh của mega bình thường

Mình thấy chỗ đó lần gần đây nhất mình đi qua còn chưa đào móng cơ mà . Làm sao mà cuối năm nay hoàn thành được .
Vừa tìm được cái tin này, dự kiến tận giữa 2013 lận
Ở HN thì chỉ có 3D của Mega :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:

utunbu

Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

Hà Nội có mỗi Mega độc quyền làm mưa làm gió :((
 

fusuke

New Member
Ðề: bạn chọn xem 3d ở rạp nào?

Các bạn ở HCM còn có nhiều lựa chon chứ ở Hà Nội chỉ có mỗi Mega.Mà lâu lắm rồi ko xem phim ở mega , chắc tại giá vé cắt cổ làm mất hứng xem phim.
 

splendidriver

New Member
Megastar bị 6 doanh nghiệp chiếu phim khiếu nại

Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/San-khau-Dien-anh/2010/05/3BA1BDF4/

Sáu doanh nghiệp chiếu phim trong nước tố cáo Megastar tận dụng ưu thế lớn trên thị trường để nâng giá thuê phim và áp đặt các điều kiện phát hành.
ja1.jpg
Megastar nắm trong tay những phim bom tấn như "Avatar"... Ảnh: Fox. Hiện tại, trên thị trường phim chiếu rạp Việt Nam, số lượng phim nội được sản xuất rất ít, do: thị hiếu khán giả, thiếu kịch bản hay, thiếu vốn đầu tư, thiếu đạo diễn, diễn viên giỏi… 90% phim chiếu rạp đều phải nhập khẩu từ các hãng sản xuất nước ngoài như Walt Disney Studios, Paramount/Dreamworks, Universal Pictures, Fox, Warner Bros/Sony.
Theo thông lệ quốc tế và Việt Nam, doanh thu bán vé sẽ được phân chia giữa rạp và công ty nhập phim theo một tỷ lệ được ấn định từ trước, và phần phải trả cho phía nhập phim được coi là mức giá thuê phim. Nếu doanh thu bán vé tại cụm rạp A của một phim nước ngoài là 1 tỷ đồng, và tỷ lệ ăn chia doanh thu giả định là 50 - 50, có nghĩa là cụm rạp A sẽ được hưởng 500 triệu đồng và công ty nhập phim sẽ được hưởng 500 triệu. Cụm rạp A sẽ có toàn quyền ấn định giá bán vé dựa trên chi phí hoạt động của mình và phù hợp với đối tượng khách hàng mà cụm rạp A hướng tới.
Megastar nâng giá thuê phim

Các doanh nghiệp nhập phim chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH Truyền thông Megastar (Megastar), Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy), Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD), và Công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam (Lotte). Các doanh nghiệp này sau khi nhập phim sẽ phân phối lại cho các rạp chiếu phim trên phạm vi cả nước.
Mỗi hãng phim nước ngoài chỉ ký hợp đồng với một hãng phát hành tại một quốc gia. Megastar là một doanh nghiệp liên doanh giữa công ty văn hóa Phương Nam (sở hữu 10% vốn điều lệ) và công ty Envoy Media Limited của British Virgin Island (BVI) (sở hữu 90% vốn điều lệ) có công nghệ và vốn đầu tư, rạp lớn, giá vé cao nên có vị trí thuận lợi khi thương thảo với các hãng phim lớn trên thế giới.
Thực tế, 4 trong số 5 hãng phim lớn tại Hollywood đã ký hợp đồng với Megastar.
Nắm trong tay số lượng phim nhập áp đảo, Megastar quay trở lại nâng giá thuê phim cho các rạp với lý do doanh thu cao thì chi phí thuê phim cũng phải tăng lên. Từ tháng 6/2009, Megastar bắt đầu thay đổi cơ chế ăn chia doanh thu bán vé và thực hiện việc áp đặt chính sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25 nghìn đồng (sau thuế); nghĩa là nếu rạp A bán mỗi vé với giá dưới 50 nghìn đồng thì phần Megastar hưởng là 25 nghìn/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé là trên 50 nghìn đồng, Megastar lại áp dụng tỷ lệ chia 50 - 50 như cũ.
Thời điểm đó, giá vé ở rạp Dân Chủ (Hà Nội) là 20 nghìn đồng, rạp Cinebox (TP HCM) là 25 nghìn đồng… Chính sách Giá thuê phim tối thiểu của Megastar đã đẩy các doanh nghiệp chiếu phim vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu không chấp nhận chính sách này thì không có phim để chiếu, nếu muốn giữ nguyên giá bán vé thì bị lỗ nặng, còn nếu tăng giá thì ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền khán giả.
ironman1.jpg
Hay "Iron Man", thu hút hàng triệu lượt người xem tại Việt Nam. Ảnh: Marvel Entertainment. Các doanh nghiệp chiếu phim Việt lâm vào tình trạng thua lỗ
Hậu quả của hành vi nói trên là các rạp chiếu phim hiện nay, đáng kể nhất là cụm rạp Cinebox, Tân Sơn Nhất, Galaxy và nhiều doanh nghiệp điện ảnh nhà nước như Tháng Tám, Công ty Cổ phần Truyền thông Điện ảnh Sài Gòn… đều bị sụt giảm 25 - 50% doanh thu, hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ từ quý 2 năm 2009 đến nay.
Ông Trần Cảnh Tuệ - giám đốc Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai - cho biết, ông đã phải đóng cửa một trong hai rạp chiếu phim, rạp còn lại hoạt động cầm chừng. “Chúng tôi không có điều kiện nâng cấp rạp đạt tiêu chuẩn Hollywood theo yêu cầu của Megastar, càng không thể thu một ngày mấy triệu đồng tiền lãi để đóng cho họ. Vì thế, chúng tôi không được chiếu những bộ phim bom tấn của đơn vị này nhập. Trong khi đó, những hãng sản xuất trong nước được Megastar yêu cầu, nếu đưa phim vào hệ thống phát hành của họ, thì không được đưa cho những đơn vị nhỏ như chúng tôi. Vậy là chúng tôi không còn phim để chiếu. Đây là hành động cá lớn nuốt cá bé” - ông Tuệ bức xúc.

Trong khi đó, sức ép lên những rạp lớn như Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Galaxy không quá căng, nhưng cũng gây không ít trở ngại. Đại diện Galaxy chia sẻ, họ phải tăng giá vé phim nhập của Megastar nếu không muốn hòa hoặc lỗ vốn. Riêng cụm rạp Nguyễn Trãi của hãng có thời gian thua lỗ. Hãng xác định, việc mở thêm cụm rạp hoặc đầu tư thêm trong tình hình hiện nay gặp nhiều khó khăn.
Ông Diên, trưởng phòng dịch vụ Trung tâm chiếu phim Quốc gia cho biết, Trung tâm đang có nhiều vấn đề không thể giải quyết với Megastar và lúc này, Trung tâm không còn được chiếu phim của Megastar nữa. “Từ khi Megastar thay đổi cơ chế ăn chia doanh thu bán vé, những doanh nghiệp như chúng tôi gặp rất nhiều vấn đề đau đầu. Bên cạnh đó, họ còn ép chúng tôi tăng suất chiếu mỗi tuần với một phim của Megastar từ 40 suất lên 70 suất. Như vậy là không còn chỗ để chiếu phim của những đối tác khác. Chúng tôi đã nhiều lần thảo luận nhưng họ không chấp nhận, buộc chúng tôi phải ngưng hợp tác. Điều này ảnh hưởng đến lượng khán giả đến rạp. Rất may chúng tôi là rạp lớn nên không bị 'trói tay, trói chân'” - ông Diên cho biết.
Leapyear3.jpg
Trong khi những doanh nghiệp khác như Cine One thấy vui mừng vì phim "Leap Year" họ nhập thu hút hơn 12 nghìn lượt khán giả tới rạp. Ảnh: Universal. Đồng loạt khiếu nại

Trước tình hình này, các doanh nghiệp điện ảnh trong nước liên tục yêu cầu Megastar đàm phán, nhưng không nhận được sự hợp tác hay phản hồi chính thức nào từ phía Megastar, ngoài việc Megastar vẫn kiên quyết buộc các doanh nghiệp điện ảnh khác phải chấp nhận các yêu cầu của mình. Vào ngày 1/3, sáu doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần Điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám), Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Thanh Bình và Sông Phố) đã đồng loạt đệ đơn cầu cứu lên các ban ngành quản lý.

Đầu tháng 4, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh tổ chức các cuộc họp với tập thể các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam và với riêng Megastar về vấn đề này. Tuy nhiên, Megastar chưa có động thái thay đổi tích cực nào.
Ngày 17/3, sau quá trình hòa giải và thương lượng không thành công, sáu doanh nghiệp này tiếp tục gửi đơn khiếu nại tập thể lên Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương và được Cục Quản lý Cạnh tranh chấp nhận thụ lý vụ việc. Ngày 12/5, Cục Quản lý Cạnh tranh ra quyết định tiến hành điều tra sơ bộ đối với Megastar.

Đại diện pháp lý cho sáu doanh nghiệp trong vụ kiện Megastar đánh giá: “Trên thị trường điện ảnh, Megastar trở thành gã khổng lồ trấn giữ cả đầu vào lẫn đầu ra, buộc các doanh nghiệp còn lại muốn tham gia thì phải chấp nhận vô điều kiện những chính sách của Megastar, góp phần làm Megastar càng hùng mạnh hơn nữa. Những hãng phát hành khác buộc chấp nhận yêu cầu để Megastar ngồi mát ăn bát vàng hoặc không chiếu phim của họ, khi ấy khán giả ùn ùn kéo đến Megastar để coi bom tấn. Kiểu nào Megastar cũng thu lãi lớn, từ đó, họ quay lại báo công với các hãng sản xuất”.
Vị đại diện pháp lý này cũng tố rằng, tận dụng thế mạnh của phân phối độc quyền, Megastar không chỉ ép các rạp về mức giá thuê phim mà cả về các điều kiện phát hành, đảm bảo cho phim của Megastar được chiếu ở phòng chiếu lớn nhất, giờ chiếu tốt nhất, tần suất cao nhất có thể, các phim “bom tấn” phải thuê kèm phim khác… Ví như, để có Transformers, Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy) phải lấy kèm phim hoạt hình Ice Age. Ông bày tỏ niềm lạc quan vào kết quả vụ kiện: “Luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay khá hoàn thiện. Trước đây chúng tôi cũng đã nói với Megastar về việc đưa ra pháp luật, nhưng họ phớt lờ và tiếp tục áp dụng chính sách của mình. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải lên tiếng. Chúng tôi rất tin vào sự công tâm của pháp luật”.
VnExpress.net đã liên hệ với Megastar nhưng chưa nhận được ý kiến về sự việc này. Đại diện Megastar cho biết, ông Brian Hall - CEO của Megastar, người chịu trách nhiệm phát ngôn báo chí và giải quyết vụ việc - đang đi công tác nước ngoài.

Ngọc Trần
 
Topic thông tin ý kiến về hệ thống rạp chíêu phim Việt Nam

Đề nghị những ai mê phim tẩy chay Megastar vì cạnh tranh không lành mạnh, buộc khán giả phải mua vé giá cao hoặc là không được xem phim bom tấn -

Trích bài viết trên VNexpress ( đọc full tại http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/San-khau-Dien-anh/2010/05/3BA1BDF4/ )

Vào ngày 1/3, sáu doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Sài Gòn Điện ảnh (Cinebox Hòa Bình), Công ty cổ phần Điện ảnh 212 (Cinebox Lý Chính Thắng), Công ty cổ phần truyền thông Điện ảnh Sài Gòn (cụm rạp Đống Đa, Thăng Long, Toàn Thắng, Vinh Quang), Công ty cổ phần phim Thiên Ngân (cụm rạp Galaxy), Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội (cụm rạp Tháng Tám), Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai (rạp Thanh Bình và Sông Phố) đã đồng loạt đệ đơn cầu cứu lên các ban ngành quản lý.

Đầu tháng 4, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh tổ chức các cuộc họp với tập thể các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam và với riêng Megastar về vấn đề này. Tuy nhiên, Megastar chưa có động thái thay đổi tích cực nào.

Ngày 17/3, sau quá trình hòa giải và thương lượng không thành công, sáu doanh nghiệp này tiếp tục gửi đơn khiếu nại tập thể lên Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương và được Cục Quản lý Cạnh tranh chấp nhận thụ lý vụ việc. Ngày 12/5, Cục Quản lý Cạnh tranh ra quyết định tiến hành điều tra sơ bộ đối với Megastar.

Đại diện pháp lý cho sáu doanh nghiệp trong vụ kiện Megastar đánh giá: “Trên thị trường điện ảnh, Megastar trở thành gã khổng lồ trấn giữ cả đầu vào lẫn đầu ra, buộc các doanh nghiệp còn lại muốn tham gia thì phải chấp nhận vô điều kiện những chính sách của Megastar, góp phần làm Megastar càng hùng mạnh hơn nữa. Những hãng phát hành khác buộc chấp nhận yêu cầu để Megastar ngồi mát ăn bát vàng hoặc không chiếu phim của họ, khi ấy khán giả ùn ùn kéo đến Megastar để coi bom tấn. Kiểu nào Megastar cũng thu lãi lớn, từ đó, họ quay lại báo công với các hãng sản xuất”.

Vị đại diện pháp lý này cũng tố rằng, tận dụng thế mạnh của phân phối độc quyền, Megastar không chỉ ép các rạp về mức giá thuê phim mà cả về các điều kiện phát hành, đảm bảo cho phim của Megastar được chiếu ở phòng chiếu lớn nhất, giờ chiếu tốt nhất, tần suất cao nhất có thể, các phim “bom tấn” phải thuê kèm phim khác… Ví như, để có Transformers, Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy) phải lấy kèm phim hoạt hình Ice Age. Ông bày tỏ niềm lạc quan vào kết quả vụ kiện: “Luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay khá hoàn thiện. Trước đây chúng tôi cũng đã nói với Megastar về việc đưa ra pháp luật, nhưng họ phớt lờ và tiếp tục áp dụng chính sách của mình. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải lên tiếng. Chúng tôi rất tin vào sự công tâm của pháp luật”.
 

anh7otosaigon

Active Member
Ðề: Cùng tẩy chay Megastar

bị tư bản bóc lột ngay trên chính đất nước của mình
 

danvt

Well-Known Member
Ðề: Cùng tẩy chay Megastar

nếu thế thì khỏi tới rạp coi, ở nhà coi hát đê cho khỏe
 

overkillx

Huyền Thoại
Ðề: Cùng tẩy chay Megastar

Coi phim ở rạp có gì hay ho mà coi, ở nhà thích nằm thì nằm, ngồi thì ngồi, ăn uống tự do :D đi rạp vừa đắt vừa không thoải mái :(
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên