Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt

duy5687

Active Member
Việc các đại gia như VNPT, Viettel và FPT Telecom chính thức nhảy vào cuộc chơi sẽ giúp thị trường truyền hình trả tiền thay đổi. Người xem sẽ được tiếp cận với truyền hình giá rẻ thay vì liên tục phải chịu việc tăng giá như trước đây.
Thêm lính mới, đón bão giảm giá
Thêm lính mới, đón bão giảm giá
Theo các chuyên gia, với hơn 6 triệu thuê bao hiện có cùng 20 triệu thuê bao tiềm năng, thị trường truyền hình trả tiền được đánh giá là thị trường béo bở với bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, sức hút lớn hơn cả chính là số tiền mà thị trường này có thể đem lại cho các doanh nghiệp.

Số liệu ước tính của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho thấy, tổng doanh thu của toàn thị trường truyền hình trả tiền trong nước đạt gần 2 tỷ USD vào năm 2011. Con số này tăng lên 2,5 tỷ USD (tương đương 54.000 tỷ đồng) vào 2012. Trong đó, doanh thu từ quảng cáo lên tới khoảng 850 triệu USD trong năm 2011 và hơn 1 tỷ USD vào năm ngoái. Đây là một khoản tiền lớn với bất cứ đại gia nào, kể cả với VNPT, Viettel và FPT Telecom.

Dù có khoảng 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đang hoạt động nhưng, đến hết năm 2013, thị phần chủ yếu nằm trong tay hai nhà đài lớn là VTV và HTV. Trong đó, SCTV chiếm khoảng 40%, tiếp theo là VTVCab với 30%. Kế đến là HTVC với 15%. Các doanh nghiệp khác chia đều 15% ít ỏi còn lại.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện FPT Telecom cho biết, trong quý II năm nay sẽ triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền bằng công nghệ số tại 8 tỉnh, TP (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đăk Lắk). Các địa phương khác sẽ được cung cấp bằng công nghệ analog. Doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu công nghệ mới giúp người xem có thể theo dõi các chương trình truyền hình trên smartphone, máy tính bảng… khi đang di chuyển.

Cùng thời điểm này đại diện VNPT khẳng định sẽ sớm gia nhập thị trường. Hiện hồ sơ xin cấp phép đang được lãnh đạo Bộ TT-TT xem xét. Thông tin từ Viettel cho biết, sẽ chính thức tham gia thị trường với chiến lược “lấy nhiều bù ít”.

Đại diện Viettel cho biết, từ giữa tháng 3/2013, Viettel đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TPHCM và Hà Nam. Dự kiến đến tháng 4/2014, Viettel sẽ đồng loạt triển khai cung cấp dịch vụ tại 15 tỉnh, thành lớn trong cả nước.

Áp lực giảm cước

Trao đổi với PV Tiền Phong, Tổng giám đốc VSTV (đơn vị sở hữu thương hiệu truyền hình số vệ tinh K+), ông Cao Văn Liết thừa nhận các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh rất gay gắt để tồn tại.

Sau 5 năm, năm 2013 lần đầu tiên dịch vụ truyền hình vệ tinh của VTC có lãi

Bản thân K+, theo ông Liết, từ đầu tháng 3 phải giảm cước, cơ cấu lại 3 gói kênh hiện tại. Theo đó, gói Access+ có phí thuê bao là 85.000 đồng/tháng và Premium HD là 220.000 đồng/tháng. Giá thiết bị cũng được giảm mạnh. Trọn bộ đầu thu SD giá chỉ còn 990.000 đồng/tháng, trọn bộ đầu thu HD chỉ còn 1,8 triệu đồng.

“Thị trường truyền hình trả tiền đang có cạnh tranh rất mạnh với sự hiện diện của nhiều đối thủ mới, buộc K+ phải có những điều chỉnh để phù hợp với thị hiếu khách hàng và thích ứng với thị trường đang có cuộc cạnh tranh rất mạnh này”, ông Liết cho biết.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng thực hiện các chương trình khuyến mãi cho các thuê bao của mình. Hiện, Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) có mức phí thuê bao thấp nhất, 60.000 đồng/tháng. Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV), trên 80.000 đồng/tháng trong khi VTVcab có mức giá cao nhất 110.000 đồng/tháng cho tivi thứ nhất và 33.000 đồng/tháng cho tivi thứ hai trở đi.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khẳng định, nhìn bề ngoài tưởng dễ ăn. Thực tế hoàn toàn khác. Các số liệu cho thấy, thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt và hầu hết các nhà cung cấp đều phải đối mặt với tình trạng thuê bao rời mạng, thuê bao ảo gia tăng. Có doanh nghiệp bị tới hơn 30% thuê bao rời mạng trong năm 2013, con số thuê bao ảo cũng lên tới 32%. Nhiều doanh nghiệp đến ngay vẫn phải chịu mức lỗ rất lớn.

“Như K+ các năm trước đều lỗ. Năm 2013 kinh doanh tốt hơn nhưng vẫn chưa có lãi. Hay như VTC, năm 2013 lần đầu tiên dịch vụ truyền hình vệ tinh có lãi nhưng lợi nhuận chỉ đạt 50 tỷ đồng. Việc phát triển thuê bao rất khó khăn, thị trường không dễ ăn chút nào. Các năm trước có những doanh nghiệp kinh doanh truyền hình trả tiền mỗi ngày lỗ cả tỷ đồng”, vị này cho biết.

Cũng theo ông Liết, K+ đang nghiên cứu việc cho phép một thuê bao chỉ phải trả tiền một lần và có thể xem cùng lúc nhiều kênh trên nhiều ti vi khác nhau thay vì phải trả tiền thuê bao theo đầu ti vi như hiện nay.

Ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) cho biết, Hiệp hội mới đây đã có văn bản kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông để đặt mức giá sàn đối với dịch vụ truyền hình trả tiền để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh.

Việc, Viettel, FPT Telecom và VNPT tham gia thị trường chắc chắn sẽ giúp người dùng giảm chi phí thuê bao hàng tháng. Với Viettel, các đài truyền hình sẽ rất thận trọng. “Viettel hoàn toàn có thể tung ra các gói cước giá rẻ để thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với doanh nghiệp này chính là nội dung các chương trình. Các doanh nghiệp sẽ rất khó chia sẻ nội dung với Viettel. Thực tế từ thị trường viễn thông cho thấy, việc chia sẻ nội dung sẽ giúp Viettel phát triển rất nhanh. Nhưng đồng nghĩa, các nhà đài sẽ bước vào cửa tử. Còn về phía người xem, chắc chắn là có lợi”, ông Cường phân tích.

Theo Phạm Tuyên

Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt - Sức mạnh số - Dân trí
 
Ðề: Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt

trong khi các đài khác thì phát miễn phí gói HTV thì vtc lại tự bắn vào chân mình khi ra gói HTV( 15.000đ/1 tháng). Đúng là vô tổ chức.....
 

duy5687

Active Member
Ðề: Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt

SCTV và VTVcab "huynh đệ tương tàn" giành thuê bao truyền hình cáp

Sau khi bị mất khá nhiều thuê bao về tay SCTV, từ ngày 28/3, VTVcab tung ra một đợt khuyến mãi "khủng" trên nhiều tỉnh thành, miễn phí lắp đặt, tặng thêm tháng thuê bao để cạnh tranh trực tiếp với "người anh em" của mình là SCTV.


Dù rầm rộ tung ra chương trình miễn phí thiết bị và tặng thêm tháng thuê bao từ nay đến 10/5/2014 nhưng VTVcab vẫn có giá cao nhất trong thị trường truyền hình cáp ở Hà Nội. Ảnh: T.H

Trao đổi với ICTnews, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình trả tiền đều có chung nhận định, thị trường truyền hình trả tiền đang và sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ. Điều này sẽ khiến người dùng được hưởng lợi từ những chương trình khuyến mãi lớn và giá cước dịch vụ truyền hình sẽ tiếp tục giảm từ nay tới cuối năm. Điều này đang thể hiện rất rõ ở thị trường dịch vụ truyền hình cáp.
Hai "anh em" cùng con một nhà của VTV là Truyền hình cáp Saigontuorist (SCTV) và Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) đang có cuộc cạnh tranh giành giật thị phần vô cùng mạnh mẽ. Nếu như cách đây chỉ 2 năm, SCTV chiếm lĩnh thị trường phía Nam còn VTVcab chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, thì từ năm 2013 trở lại đây cả hai cùng chạy đua đầu tư mở rộng hạ tầng mạng cáp ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước và trở thành đối thủ trực tiếp của nhau.
Như ICTnews đã đưa tin, từ tháng 9/2013 đến nay, tại thị trường Hà Nội, SCTV liên tục áp dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt: Tặng đầu thu HD giá gần 2 triệu đồng, miễn toàn bộ phí hòa mạng và công lắp đặt, giảm 49% phí thuê bao tháng, tặng 33% thời gian sử dụng khi đóng trước 3 tháng thuê bao trở lên. Với chính sách này, khách hàng chỉ phải trả 80.000 đồng/tháng cho gói HD (133 kênh trong đó có 25 kênh HD) và 65.000 đồng/tháng cho gói SD (108 kênh SD). Và nếu khách hàng đóng trước 3 tháng thuê bao sẽ được tặng thêm 1 tháng, như vậy giá thuê bao giảm chỉ còn 60.000 đồng/tháng gói HD và gần 50.000 đồng/tháng gói SD. Bên cạnh đó, khách hàng còn được chia sẻ tín hiệu ra các tivi khác miễn phí qua đường cáp, các tivi thứ 2, thứ 3 trở đi sẽ xem được 75 kênh miễn phí.
SCTV đã tổ chức ra quân đi tiếp thị tới từng hộ gia đình, chào mời lắp đặt thuê bao, với mức cước thuê bao rẻ, lại không phải tốn phí lắp đặt nên nhiều thuê bao analog của VTVcab ở khu vực miền Bắc đã bị mất vào tay SCTV.
Bị mất thị phần về chính tay "người anh em" của mình, bắt đầu từ ngày 28/3 đến hết 10/5/2014, VTVcab đã tung ra một đợt khuyến mãi "sốc" tại Hà Nội và hàng chục tỉnh, thành phố khác, trong đó có nhiều tỉnh thuộc khu vực phía Nam. Tại Hà Nội, với dịch vụ analog, VTVcab miễn phí 100% phí hòa mạng, miễn phí thuê bao thứ 2 trở đi, khách hàng đóng 3 tháng cước thuê bao sẽ được tặng thêm 1 tháng cước. Với chính sách này thì giá thuê bao thực tế khách hàng phải trả sẽ chỉ khoảng gần 85.000 đồng/tháng.
Khách hàng đóng trước 24 tháng thuê bao analog được tặng 4 tháng sử dụng dịch vụ analog và tặng thêm trọn bộ đầu thu HD, với điều kiện khách hàng phải mua và kích hoạt ngay thẻ HD 6 tháng. Khách hàng được miễn phí lắp đặt nếu sử dụng dịch vụ HD của VTVcab.
Tại Vũng Tầu, VTVcab cũng áp dụng chương trình tặng thiết bị HD, tặng 6 tháng cước sử dụng gói kênh VTC HD khi đóng trước 12 tháng thuê bao gói kênh HD và cam kết sử dụng dịch vụ HD của VTVcab ít nhất 24 tháng.
Ngoài ra VTVcab còn rầm rộ triển khai khuyến mãi miễn phí lắp đặt và tặng thêm tháng thuê bao truyền hình analog tại hàng chục tỉnh thành khác.
Tuy nhiên dù VTVcab rầm rộ tung ra chương trình khuyến mãi "khủng" nhưng ở phân khúc truyền hình cáp tại Hà Nội, hiện nay SCTV đang có mức phí thuê bao thấp nhất 60.000 đồng/tháng, Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) đang giữ mức giá trên 80.000 đồng/tháng, VTVcab có mức giá sau khuyến mãi khoảng 85.000 đồng/tháng.
Năm 2014, được dự báo sẽ là năm sôi động của thị trường truyền hình cáp khi Viettel, FPT chính thức tham chiến thị trường truyền hình này. Phía Viettel cho biết, đến tháng 4/2014 sẽ chính thức công bố dịch vụ truyền hình cáp. Hiện tại Viettel đã cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số thử nghiệm tại Hà Nội, TP.HCM và Hà Nam, với gói cước HD 85 kênh là 85.000 đồng/tháng. Viettel cũng đang cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV thương hiệu NextTV với giá cước 110.000 đồng/tháng cho gói dịch vụ NetTV FullHD100, 65.000 đồng/tháng cho gói Basic.
Cả nước hiện có khoảng 27 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, trong đó SCTV đứng đầu bảng với 40% thị phần, VTVcab chiếm 30%, HTVC (TP.HCM) với 15%. Số lượng thuê bao truyền hình cáp đạt khoảng 4,4 triệu.

SCTV và VTVcab "huynh đệ tương tàn" giành thuê bao truyền hình cáp
 

duy5687

Active Member
Ðề: Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh khốc liệt

Truyền hình vệ tinh: K+, VTC chạy đua giảm giá "khủng"

Gần đây thị trường truyền hình vệ tinh đã chứng kiến cuộc chạy đua, cạnh tranh mạnh mẽ qua việc điều chỉnh gói cước và giá thuê bao của 2 nhà cung cấp K+ và VTC, trong khi AVG vẫn giữ nguyên chính sách kinh doanh của mình.


Từ đầu tháng 3, K+ đã giảm tới 30% cước thuê bao dịch vụ HD và giảm mạnh giá bán bộ thiết bị thu do áp lực cạnh tranh. Ảnh: M.Q

Ở phân khúc dịch vụ truyền hình vệ tinh hiện đang có 3 nhà cung cấp dịch vụ là K+, VTC và AVG. Gần đây thị trường này đã chứng kiến cuộc chạy đua giảm giá mạnh mẽ của 2 nhà cung cấp K+ và VTC, trong khi AVG vẫn giữ nguyên chính sách kinh doanh của mình. Thị trường truyền hình vệ tinh ước đạt khoảng trên 1 triệu thuê bao, trong đó K+ có hơn 600.000 thuê bao.
Từ cuối năm 2013, VTC liên tục áp dụng chương trình khuyến mãi giảm giá bộ thiết bị HD xuống còn 1,99 triệu đồng, còn bộ thiết bị SD còn 990.000 đồng. VTC cũng công bố áp dụng mức phí thuê bao dịch vụ rẻ nhất trong nhóm truyền hình vệ tinh, trong đó gói dịch vụ SD là 720.000 đồng/12 tháng và dịch vụ HD là 1.200.000 đồng/12 tháng (tương đương với 60.000 đồng/tháng và 100.000 đồng tháng). Dịch vụ HD của VTC có 105 kênh trong đó có 15 kênh HD, còn dịch vụ SD có 90 kênh. Trong đó VTC cung cấp tới hơn 60 kênh truyền hình trong nước miễn phí, khi khách hàng hết hạn thuê bao mà chưa kịp đóng cước sẽ không bị gián đoạn tín hiệu mà vẫn tiếp tục xem được các kênh này.
Ông Hoàng Lê Sơn, Giám đốc VTC Digital cho biết: "VTC sẽ tiếp tục bổ sung thêm kênh, cơ cấu lại các gói kênh để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất". Tuy nhiên, VTC cũng có quan điểm sẽ không chạy đua mua bản quyền quốc tế với giá cao, chính điều này tạo ra điểm yếu của nhà đài này vì thiếu các nội dung thể thao quốc tế, nhất là các giải đấu bóng đá lớn trong đó có Ngoại hạng Anh.
Trước áp lực cạnh tranh của thị trường truyền hình nói chung và của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, hồi đầu tháng 3, K+ (nhà cung cấp dịch vụ truyền hình được đánh giá là có chất lượng dịch vụ cao cấp nhất) đã tuyên bố giảm tới 30% gói cước dịch vụ HD. Đồng thời, K+ cơ cấu lại giảm từ 3 gói kênh xuống còn 2 gói kênh và giảm từ 9 gói cước xuống còn 2 gói cước, K+ cũng giảm cước thuê bao dịch vụ HD cũng như giá bán bộ thiết bị.
Trước đây, với 3 gói kênh cũ K+ có 9 mức cước khác nhau tính theo thời hạn nộp tiền của khách hàng, nhưng sẽ giảm chỉ còn 2 gói cước: Accsess+ có mức giá thuê bao 85.000 đồng/tháng và gói PremiumHD+ giá 220.000 đồng/ tháng. Cũnsextrong dịp này, K+ giảm giá thiết bị còn 990.000 đồng/bộ thu SD và 1.800.000 đồng bộ thu SD (giá cũ tương ứng là 1,5 triệu đồng và 2 triệu đồng).
Với đợt giảm giá này, mức giá thiết bị SD của K+ tương đương với giá của đối thủ trực tiếp là VTC, còn giá thiết bị HD thì rẻ hơn giá của VTC 190.000 đồng/bộ.
Có thể nói, thị trường truyền hình vệ tinh đang chứng kiến sự rượt đuổi giữa hai đối thủ là K+ và VTC, bởi AVG mặc dù đã đầu tư tới 2.100 tỷ đồng cho hệ thống truyền dẫn truyền hình số mặt đất và vệ tinh hiện đại nhất Đông Nam Á (theo đánh giá của Cục Tần số vô truyến điện). Tuy nhiên, AVG đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền và có lượng thuê bao thấp nhất dù AVG vẫn giữ nguyên 3 gói dịch vụ với mức cước của từng gói là 33.000 đồng, 66.000 đồng và 88.000 đồng.
Ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc K+ cho biết, việc K+ cơ cấu lại gói kênh và giảm cước thuê bao là nhằm đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn hơn cho khách hàng, phù hợp với thị trường đang cạnh tranh mạnh. Còn việc giảm giá các bộ đầu thu là do công nghệ số ngày càng phát triển, các thiết bị số ngày càng rẻ, K+ có cơ hội để giảm giá bán cho khách hàng.
Gần 5 năm phát triển ở thị trường Việt Nam, K sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu cung cấp dịch vụ truyền hình cao cấp, với chất lượng tốt nhất cả về công nghệ, nội dung cũng như khâu chăm sóc khách hàng. Cũng theo ông Liết, việc điều chỉnh gói kênh và giá cước được dựa trên những nghiên cứu rất kỹ lưỡng về nhu cầu và thói quen sử dụng dịch vụ truyền hình của người Việt Nam.
Tuy giảm cước nhưng K+ vẫn cam kết sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cấp, với 100% nội dung đều được mua bản quyền và không thương mại hóa quảng cáo trên các kênh do K+ tự sản xuất. K+ sẽ tiếp tục đầu tư mua bản quyền các chương trình truyền hình thể thao, điện ảnh, giải trí được yêu thích của quốc tế, đặc biệt là các giải đấu thể thao đỉnh cao như Ngoại hạng Anh để phục vụ khán giả.

Truyền hình vệ tinh: K+, VTC chạy đua giảm giá "khủng"
 
Bên trên