Từ băng giấy đến mảnh ghép hình và khối vuông rubik

bacsinam

New Member
Chào các bạn cinéphile thân mến. Bác sĩ trở lại với các bạn sau một thời gian bận công việc. Hôm nay BS không viết những bài chọc cười nữa, nhưng chúng ta sẽ bàn một vấn đề gì đó nghiêm túc hơn.

Nếu có ai đó hỏi tôi rằng theo tôi điều gì đã tạo nên cuộc cách mạng trong điện ảnh trong 20 năm gần đây, câu trả lời của tôi sẽ làm họ bị bất ngờ. Không phải là phim 3D, không phải là đồ họa vi tính... Phim 3D đã được phát minh từ những năm 50, còn kĩ xảo hiệu ứng hình ảnh chỉ là sự nối tiếp tất yếu của một quá trình rất dài thỏa mãn ước mơ con người, từ kĩ xảo thô sơ đến thế hệ sau làm đẹp hơn thế hệ trước mà thôi.

Nhưng có một thứ khác mà trước thập niên 90 chưa bao giờ có,

đó mới thực sự là một cuộc cách mạng.

yếu tố đó chính là sự phức tạp hóa kết cấu kịch bản.

Trong quá khứ, kịch bản một bộ phim mà ta xem giống hệt như một câu chuyện theo trình tự, tức là có bắt đầu, có diễn tiến theo thời gian, và có kết thúc, đi từ nguyên nhân đến hậu quả, tuần tự cảnh sau nối tiếp thời gian cảnh trước. Kết cấu này giống như môt cuốn sách, mà trang sau chỉ là sự nối tiếp trang đi trước, hay ta có thể tưởng tượng câu chuyện được trình bày trên màn ảnh như một cuộn giấy chỉ mở theo 1 chiều, đi từ đếu đến cuối.
Hình thức trình bày câu chuyện như vậy đã ăn sâu vào ý thức của chúng ta từ bao đời nay. Chúng ta đòi hỏi mọi thứ phải theo logic nhân quả, và theo trình tự thời gian, dễ hiểu, dễ theo dõi, mà ta gọi là tính mạch lạc, có tổ chức, diễn đạt trôi chảy...

scroll1.jpg


Kể từ sau năm 1990, nhiều phim Mỹ không còn theo lối kể chuyện đó nữa, kịch bản phim bắt đầu có những kết cấu hết sức phức tạp, không theo trình tự thời gian, và cũng không có tính liên tục. Điều kì lạ là những phim đó lại luôn đạt được thành công rất lớn, chứng minh cho sư phát triển tư duy của cả người biên kịch và khán giả, họ bắt đầu động não, suy nghĩ tích cực thay vì ngồi thụ động để bị dẫn dắt theo một hướng. Tôi dùng hình ảnh khối rubik và tranh ghép hình để các bạn dễ hình dung ra kết cấu kịch bản theo kiểu mới mà ta thấy nó ngày càng phổ biến như hiện nay.

Sự phân cắt và cấu trúc phức tạp của kịch bản phim trong thời nay có thể chia làm nhiều loại: (1) đảo lộn trình tự thời gian (2) Kết cấu vòng lặp biến đổi, và cuối cùng là (3) kết cấu đa chiều song song

Đầu tiên, kết cấu đảo lộn trình tự thời gian là đặc sắc nhất, nhiều phim dùng loại kịch bản này đã làm chúng ta rất nhức đầu khi phải liên tục phán đoán và tái điều chỉnh, tái định hướng trong khi xem phim. Không phải đơn giản như ta hay gặp kiểu kể chuyện hồi tưởng: ví dụ 3 tháng trước đây..., mà thực sự phức tạp hơn rất nhiều, câu chuyện sẽ bị cắt nhỏ và rải ngẫu nhiên không theo 1 trình tự thời gian nào, chính ta phải ngồi sắp xếp trong đầu lại để hiểu điều g ìđang và đã xảy ra. Những phim kinh điển thuộc loại này mà ta có thể kể là : Memento, Pulp Fiction, Unsual Suspect... Trong phim Pulp Fiction , ta thấy 3 câu chuyện có sự chồng chéo về nhân vật nhưng không theo thứ tự thời gian. Chương 3 trong phim xảy ra trước chương 1, 2. Kết cấu không tuyến tính này còn lặp lại trong phim Kill Bill và Sin city. Nếu không hiểu điều này ta sẽ ngạc nhiên khi thấy Vincent đã bị giết chết từ chương 2 lại có mặt ở chương cuối. Ta còn thấy chương 3 của phim vẽ nên những tình tiết phụ bổ sung cho câu chuyện còn chỗ hở của chương 1. Điều khủng khiếp nhất ở đây là không có báo hiệu cho ta biết: kiểu như 1 giờ trước, hay 3 tháng sau, ta phải tự phán đoán.

Với một kết cấu nghịch đảo tuyến tính, phim Memento của Christophe Nolan lại làm người xem chóng mặt và nhức óc về trình tự thời gian ngược của câu chuyện về một người mất kí ức ngắn hạn. Tôi sẽ không bàn nhiều về nội dung của câu chuyện này, chỉ bàn về hình thức diễn đạt nó, mà ở thời điểm năm 2000 là rất độc đáo. Sau này ta còn thấy lại kết cấu tương tự trong phim 21 Grams. Bộ phim cũng mở màn ở vị trí mà ta gọi là kết cục, và dần dần cho ta biết đoạn giữa và đoạn mở đầu.

memento.jpeg


Kết cấu thứ hai: Vòng lặp biến đổi; có vẻ đơn giản về nội dung, nhưng không đơn giản chút nào về cách cảm nhận cho người xem. Những phim bạn có thể xem để trải nghiệm là: Groudhog day, Run Lola run, Primer, Triangle...
Chúng ta sẽ phân tích kết cấu của loại kịch bản này. Trước hết cần có một đoạn gốc của vòng lặp, tức là 1 tình tiết ngắn, thường hồi hộp và gay cấn. Điểm thú vị là suốt chiều dài bộ phim tình tiết này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần nó sẽ chịu sự biến đổi và cho ra một kết cục khác với lần trước nó, nhưng nó sẽ không bao giờ kết thúc, mà nối tiếp cho một chu kì mới của cùng một tình huống. Trong những phim này thì phim triangle có vẻ là một câu chuyện khó hiểu nhất, cần sự phân tích và suy nghĩ nhiều nhất. Tất cả những bộ phim kể trên đều hay, và kì lạ ở chỗ trên thực tế kịch bản rất ngắn, gần như không có gì hay ho nhưng lại lôi cuốn người ta xem đi xem lại; cảm giác khi xem 1 lần, xem lại lần thứ n, vẫn là sự hoang mang và bất an của khán giả. Bác sĩ đặc biệt thích những phim thuộc loại này, nó giống như chơi Rubik.

rubik_s_cube.png


Kết cấu cuối cùng là loại kết cấu đơn giản nhất nhưng hiệu quả của nó không kém phần dữ dội so với 2 loại trước. Ý tưởng chủ đạo của nó là mô tả toàn cảnh một vấn đề hay sự kiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau, về cơ bản thì những góc nhìn này đều chung 1 hệ qui chiếu về thời gian và dĩ nhiên là song song, tuyến tính. Ý tưởng này có thể diễn đạt bằng hình thức, ví dụ như chia màn hình (ta gặp rất thường trong những phim làm theo truyện tranh, như Hulk, Spiderman, Punisher, X-men...) mà mỗi khung hình cho thấy hoạt động của một nhân vật khác nhau.

hulk_splitscreen_example.jpg


thay vì chia màn hình, ta có thể chia nhỏ kịch bản thành một trò chơi ghép hình, như ta thấy trong những phim như Rashomon, Deja Vu hay Vantage Point... Mà phim vantage Point đã đạt đến mức độ hoàn hảo về thiết kế chi tiết, dẫn chúng ta đi tìm kiếm sự thực và nhập vai từng nhân chứng để có một sự tổng hợp hoàn chỉnh vào cuối phim. Có nhiều người không thích thú với kiểu quay đi quay lại của phim này, nhưng rõ ràng là nó đã làm một cái gì đó rất mới, và nó đứng độ lập một mình nó như một tuyệt tác.

profit-puzzle.jpg


coverlf.jpg


Bác sĩ xin khép lại bài viết ngắn này ở đây. Nếu có thời gian nhiều hơn chúng ta có thể bàn sâu hơn về từng kịch bản để thấy cấu trúc của chúng, phát hiện những điểm gãy và điểm nối. Hi vọng bài viết của bác sĩ sẽ giúp các bạn nhìn lại 20 năm của sự tiến triển phức tạp và hiện đại của kịch bản phim.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dotu

Member
Ðề: Từ băng giấy đến mảnh ghép hình và khối vuông rubik

Kết cấu cuối cùng là loại kết cấu đơn giản nhất nhưng hiệu quả của nó không kém phần dữ dội so với 2 loại trước. Ý tưởng chủ đạo của nó là mô tả toàn cảnh một vấn đề hay sự kiện dưới nhiều góc nhìn khác nhau, về cơ bản thì những góc nhìn này đều chung 1 hệ qui chiếu về thời gian và dĩ nhiên là song song, tuyến tính. Ý tưởng này có thể diễn đạt bằng hình thức, ví dụ như chia màn hình (ta gặp rất thường trong những phim làm theo truyện tranh, như Hulk, Spiderman, Punisher, X-men...) mà mỗi khung hình cho thấy hoạt động của một nhân vật khác nhau.
thay vì chia màn hình, ta có thể chia nhỏ kịch bản thành một trò chơi ghép hình, như ta thấy trong những phim như Rashomon, Deja Vu hay Vantage Point... Mà phim vantage Point đã đạt đến mức độ hoàn hảo về thiết kế chi tiết, dẫn chúng ta đi tìm kiếm sự thực và nhập vai từng nhân chứng để có một sự tổng hợp hoàn chỉnh vào cuối phim. Có nhiều người không thích thú với kiểu quay đi quay lại của phim này, nhưng rõ ràng là nó đã làm một cái gì đó rất mới, và nó đứng độ lập một mình nó như một tuyệt tác.

lol, mấy tháng trước khi tui đọc comics Mĩ cũng nghĩ giống như xem cùng lúc nhiều màn hình. Ngoài mạnh chính chung thì mỗi nv vẫn là nv chính trong chapter mang tên mình.

Loại 2 thì chưa hiểu lắm
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Từ băng giấy đến mảnh ghép hình và khối vuông rubik

Ai từng xem manga "Monster" và "20th Century Boys" cũng thấy rõ là kết cấu đảo trật tự thời gian rất hay, ta có cách tiếp cận mới với nhiều đoạn của truyện thay vì chỉ tập trung theo dõi nhân vật chính.
Phim truyền hình Mỹ cũng đã thử nghiệm loại kịch bản này, với phim Lost và Damages, nhưng cũng vì vậy mà Damages bị khán giả chê là khó hiểu. Loại phim này còn kén người xem lắm.
Bản thân Nhi thích phim Damages vì diễn xuất quá tuyệt vời. Nhưng cách kể chuyện không theo trình tự đôi khi làm ta hơi nản.
 

conheomap

Member
Ðề: Từ băng giấy đến mảnh ghép hình và khối vuông rubik

Phim kết cấu dạng này ấn tượng nhất mà em đc xem là 21 grams.Với kết cấu đan xen lẫn lộn rất độc đáo,rất hay...phim này cũng đã giành đc 1 giải OScar(kô nhớ giải cho hạng mục nào)
 
Bên trên