Unbroken - Không khuất phục không hận thù

tiemcanxien2

Active Member
unbroken_ver4_xlg.jpg

Câu chuyện về vận động viên Olympic Louis Zamperini, người đã cống hiến cuộc đời mình cho Đệ Nhị Thế Chiến.

Đầu phim, khán giả sẽ choáng ngợp trước màn không chiến dữ dội giữa quân Đồng Minh với phe Phát Xít với âm thanh dữ dội của tiếng đạn bay rít trong không trung và tiếng rung lắc của động cơ máy bay khi phải xoay vòng tránh đạn. Trong giây phút dữ dội ấy, đạo diễn cho khán giả thấy lại tuổi thơ của Zamp, cách gọi thân mật của Louis Zamperini. Xuất thân từ gia đình người Ý di cư sang Mỹ, cậu bé là mục tiêu trêu chọc của lũ trẻ đồng trang lứa. Phản kháng lại, cậu chọn cách sống hư đốn: trốn trường, uống rượu, hút thuốc, đánh nhau. Cậu sống theo cách cậu nói “I’m nothing, let me be nothing”. Nhưng anh trai Pete không thấy điều đó, anh trai như lời cậu nói “Anh luôn thấy điều phi thường trong tôi, và tin điều đó tồn tại”. Chính niềm tin mãnh liệt đó, hay gọi là tình máu mủ, Pete kéo cậu ra khỏi vũng lầy và đẩy cậu vào đường đua điền kinh.

Trước cậu chạy vì lũ bạn khốn khiếp, nay cậu chạy vì niềm tin của anh trai, vì lời động viên “If you can make it, you can take it”. Mỗi khi cậu sắp gục ngã, lời động viên thì thầm từ anh trai chắp cánh cho đôi chân thêm mạnh mẽ. Cậu đã có ước mơ để theo đuổi. Và để ước mơ thêm đẹp đẽ, khung hình của máy quay trải dài trên con đường quê thanh bình với hàng sồi kéo dài bất tận. Đề cử Oscar cho quay phim xuất sắc là 1 lựa chọn phù hợp, cảnh quay như 1 nhân vật phụ góp phần minh họa cho câu chuyện thêm hấp dẫn.

Rồi dấu chân của cậu thanh niên trung học cũng được in trên đấu trường Thế Vận Hội. Cậu tung bước mạnh mẽ, tuy không đặt được thành tích dẫn đầu, nhưng cậu đã ghi kỉ lục với thời gian hoàn thành vòng chạy cuối nhanh nhất. Có lẽ bền bỉ là sức mạnh của cậu, ngay cả trong những hoàn cảnh đứng giữa lằn ranh sống chết, cậu vẫn bền bỉ chạy tới tia sáng sống còn, dù mỏng manh nhất. Sự bền bỉ ấy được tiếp sức từ tình cảm gia đình, từ người anh trai và bà mẹ. Tôi ấn tượng với bà mẹ của cậu, 1 người phụ nữ Ý trung hậu. Bà không biết tiếng Anh, nên không biết đài phát thanh đang tường thuật cậu con trai đang thi đấu thế nào, nhưng vẫn hò reo khi đài nhắc đến tên cậu. Với bà, cậu đang chiến thắng. Và với cậu, bà là niềm hi vọng giúp cậu sống sót.

Cậu và đồng đội lâm nạn trong 1 nhiệm vụ giải cứu. 47 ngày lênh đênh trên biển, là sự thử thách lớn lao cho con người, không chỉ thể lực mà còn tâm trí. Tuổi thơ với những món ăn của mẹ đã giúp cậu tỉnh táo. Dù vậy, bão tố, đói khát đã bào mòn thể xác cậu và đồng đội. Tôi nghĩ phim nên được thêm đề cử cho hóa trang, nhìn khuôn mặt hốc hác, thân mình gầy sọp, tôi tự hỏi đây là hóa trang hay nhân vật đã kiêng khem cho ra hình dáng như thế. Ngoài ra, cảnh giông bão trong phim khá ấn tượng, tôi đã đắm chìm trong cơn sóng dữ đội và tiếng gió gầm thét điên cuồng. Phân đoạn lênh đênh trên biển, không khỏi nhắc chúng ta nhớ về phim Life of Pi. Cũng phải bắt cá sống để ăn, hứng nước mưa để uống, chiến đấu với cá mập, nhưng khác với thực tế được lãng mạn hóa trong phim Life of Pi, đó là thực tế khắc nghiệt, là cái chết bủa vây trên đầu và lượn lờ dưới nước. Tuy nhiên, có điểm chung khá thú vị, là cả hai nhân vật chính của chúng ta đều có niềm tin vào thượng đế khi thoát khỏi cơn hoạn nạn. Tôn giáo cho con người động lực để sống, chứ không cho chúng ta lí do để giết.

Nếu chú ý poster, chúng ta sẽ thấy 3 phân cảnh, đó là ở nhà tù, trên đường chạy, và trên biển cả. Như tựa phim Unbroken, đó là 3 giai đoạn lớn của cuộc đời mà cậu “Không khuất phục”. Có nhận định giai đoạn trong nhà tù khá nhàm chán khi không có những cao trào. Tôi thiết nghĩ cần cao trào không khi hành hạ như 1 loại “không khí” mà Zamp phải hít thở đều đặn. Có lẽ khán giả trông chờ vào 1 sự bùng nổ, ví dụ như 1 cuộc nổi loạn, và tên cai tù ác ôn phải bị phanh thây. Nhưng trả thù không phải điều nữ đạo diễn, 1 đại sứ thiện chí Liên Hợp Quốc mong muốn. Mượn lời sĩ quan Fitzgerald “Sống sót là chiến thắng của chúng ta”, cũng như thông điệp hòa bình cuối phim, nữ đạo diễn mong muốn khán giả thấy được lòng nhân ái giữa cái khốc liệt của chiến tranh.

Tôi muốn nói nhiều hơn về giai đoạn cầm tù, về cái ngục có biệt danh “chim”, về ánh mắt chất chứa sự uất ức, về cái suy nghĩ “biến thái” “Vì ta thích ngươi, nên ta muốn hành hạ ngươi”, nhưng hãy để khán giả cảm nhận nó. Tôi muốn chia sẻ 1 cảnh quay mà tôi thấy ấn tượng, đó là hàng người tù nhân chiến tranh Mĩ di chuyển giữa Tokyo đổ nát, với xác người đắp khăn hai bên đường, và tiếng khóc than khi người thân chia lìa âm dương. Mục tiêu của đạo diễn không nhầm mô tả lại cái khốc liệt của chiến tranh, mà là thông điệp về mất mát, về sức sống, về niềm tin. Và tôi tin bạn cũng nhận được thông điệp đó khi bộ phim kết thúc.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

takez

Member
Ðề: Unbroken - Không khuất phục không hận thù

Chỉnh nhẹ bác chủ câu trích "If you can take it, you can make it".
Unbroken không phải là một phim "phải xem", nhưng là một phim bạn sẽ không tiếc tiền và thời gian sau khi bước ra khỏi rạp.
 

khuchatdem

Member
Ðề: Unbroken - Không khuất phục không hận thù

Để tìm xem thử cho biết ^^
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Unbroken - Không khuất phục không hận thù

Chỉnh nhẹ bác chủ câu trích "If you can take it, you can make it".
Unbroken không phải là một phim "phải xem", nhưng là một phim bạn sẽ không tiếc tiền và thời gian sau khi bước ra khỏi rạp.

Thấy chiếu cũng lèo tèo Lotte chỉ chiếu ở Cantavil quá xa. CGV Hùng Vương chiếu có 1 suất!
 

takez

Member
Ðề: Unbroken - Không khuất phục không hận thù

Thấy chiếu cũng lèo tèo Lotte chỉ chiếu ở Cantavil quá xa. CGV Hùng Vương chiếu có 1 suất!

Phim dài, không hành động kịch tính, không thắt mở, nội dung có thể biết trước, diễn viên không quá xuất sắc (nhưng không tệ) nên chắc chắn sẽ không bán vé được. Nếu mình xếp lịch chiếu chắc cũng xếp như vậy.
Mình và bạn gái đi xem, mình thấy bình thường, bạn gái khen hay, rõ ràng là tùy vào mức độ cảm thụ của mỗi người đối với phim, với nhân vật mà sẽ có đánh giá khác nhau.
Giống như bác chủ nói, phim có thể chia ra 3 phân cảnh, theo mình, nếu A.Jolie chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 phân cảnh sau để đẩy sâu hơn nữa thì có lẽ phim sẽ hấp dẫn hơn (phần đầu theo mình là quá dài, phần sau lại quá ngắn).
 
Bên trên