Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

gianglongdl

New Member
MÀU TÍM HOA SIM là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hóa, vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.

Hoa+sim.JPG


Nhà Thơ Hữu Loan và mối tình mang "Màu tím hoa Sim"
Vào một ngày cuối năm 2003, dưới tán lá cây bồ đề trong vườn nhà ông, dưới chân núi Văn Lỗi của làng Văn Hoan (xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa chừng 50 km), bên chiếc chõng tre cũ kỹ, nhà thơ Hữu Loan đã kể cho tôi nghe về mối tình lãng mạn nhưng cũng hết sức bi thương của ông - mối tinh đã làm nên bài thơ nổi tiếng “màu tím hoa sim”.

Hữu Loan sinh năm 1914, trong một gia đinh tá điền. Không được đến trường, chỉ học bữa được bữa không tại nhà do người cha dạy dỗ. Bù lại, ông có tư chất rất thông minh. Người làng Văn Hoan kể rằng vào khoảng năm 1938, Hữu Loan vác lều chõng ra Hà Nội đua tài. Số đỗ kỳ thi ấy thật hiếm hoi. Cung đỗ với Hữu Loan còn có Nguyễn Đinh Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ Thiện… Năm 24 tuổi. Hữu Loan rời quê nhà lên TP Thanh Hóa dạy học. Lúc bấy giờ, ở TP Thanh Hóa có cửa hàng bán vải và sách của bà Tham Kỳ (tên thật là Đại Thị Ngọc Chất, vợ của ông Lê Đỗ Kỳ - kỹ sư canh nông, có thời làm Tổng Thanh tra canh nông Đông Dương, sau này là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hữu Loan thường lại xem và mua sách, rồi trở thành gia sư cho người con trai cùng cô con gái yêu của gia đinh bà là Lê Đỗ Thị Ninh, lúc ấy mới tám tuổi.

Hữu Loan kể: Lần đầu tiên tôi tới nhà, bà Chất phải gọi mãi cô bé Ninh mới chịu ra khoanh tay chào thầy, miệng nói lí nhí: Con chào thầy ạ!?. Chào xong cô bé bất ngờ mở to mắt nhin thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã in sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là từ hôm ấy, tôi dạy em đọc, viết. Em là một cô bé thông minh, it nói và mỗi lần mở miệng là giống y như một bà cụ. Có lần tôi kể chuyện này cho hai người anh của em nghe. Không ngờ câu đùa ấy đến tai em. Thế là em dỗi! Suốt một tuần liền, em nằm lì ở buồng trong, không chịu học hành. Trước đó, hằng ngày em vẫn chăm sóc tôi một cách rất thầm kín. Lúc thì đặt vào góc mâm chỗ tôi ngồi ăn một vài quả ớt đỏ au em vừa hái ở vườn, lúc thì quả chanh mọng nước… Những buổi trưa hè, khi tôi ngủ trưa, em lén lấy chiếc ao sơ mi trắng của tôi treo ở góc nhà đem ra giếng giặt”.

Một hôm, em nằng nặc đòi tôi đưa em lên khu rừng thông. Tôi sợ em lại dỗi nên đành liều xin với ông bà Tổng Thanh tra cho đưa em lên núi chơi. Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc. Tôi đuổi theo em đến đứt cả hơi. Lên tới đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi: Thầy ngồi xuống đi!. Tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi cứ ngồi thế và chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tít tận chân trời. Không hiểu lúc đó em nghĩ gì. Bỗng em hỏi tôi: Thầy có thích ăn sim không??. Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên và đi xuống sườn đồi. Tôi mệt quá và nằm thiếp đi trên thảm cỏ. Khi tỉnh dậy, tôi thấy em đang ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen nhánh, chín mọng. Thầy ăn đi!. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng. Ngọt quá!- Tôi trầm trồ. Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả sim ngọt đến thế. Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này tới quả khác. Tôi ngước nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi, hai bên má tím đỏ một màu… sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười …

Cuối mùa đông năm ấy, tôi lên đường đi kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em cứ theo ra mãi tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… Lên đến bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim vẫy tôi. Tôi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn thấy em nữa.

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ quê lên, tôi biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Tám năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều nhưng em không nói, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã 16 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp. Một tuần sau đó, chúng tôi kết hôn. Đám cưới thật đơn sơ:


Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bụi đất hành quân
nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo?.

Khỏi phải nói chúng tôi hạnh phúc như thế nào. Hai tuần phép của tôi trôi đi nhanh quá. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi tám năm về trước em đã đứng. Chỉ có điều giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi đi, tôi lại quay đầu nhin lại… Nếu như tám năm về trước tôi đi, tôi nhin lại và chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác thì lần này tôi thực sự đau buồn. Đôi chân tôi như quỵ xuống… Em cũng như quỵ xuống…

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: Vợ tôi qua đời. Em chết thật thảm thương! Hôm đó là ngày 29-5 âm lịch năm 1948. Em đưa quần áo ra giặt ở sông Chuông (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống). Đang giặt em trượt chân. Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn đời tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không gì có thể bù đắp nổi. Nỗi đau ấy, hơn 60 năm qua, vẫn nằm sau thẳm trong trái tim tôi…

Nỗi đau ấy tôi phải giấu kín trong lòng. Tôi như một cái xác không hồn. Dường như nỗi đau càng bị kìm nén thì càng dữ dội hơn. May sao sau đó có đợt chỉnh huấn. Cấp trên bảo ai có tâm tư gì thì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong tôi được dịp bung ra. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những chuyện mộc mạc cứ trao ra:


Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh…
Tôi về
không gặp nàng…?.

Sưu tầm

ahuuloan.jpg


Chân dung Nhà Thơ Hữu Loan

Vào năm 2004 nó được mua bản quyền với giá 100 triệu đồng tiền Việt Nam trở thành một kỷ lục Việt Nam.
Năm 1990 bài thơ được in lần đầu trong một tập thơ, đó cũng là tập thơ đầu tiên được xuất bản của Hữu Loan: Màu tím hoa sim.


MÀU TÍM HOA SIM

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)


Trích...
... Bước thăng trầm của ông bắt đầu từ cuối năm 1957. Một đêm Hà Hội nhiều sương muối, buốt giá, ông và nhạc sĩ Văn Cao trắng đêm dạo quanh hồ Thiền Quang. Đến sáng thì Văn Cao tiễn ông ra bến xe để ông trở về quê Nga Sơn kiếm kế sinh nhai.
Bấy giờ Nga Sơn, Thanh Hóa quê ông nghèo lắm. Ông lại tay trắng dắt vợ con về, biết sống sao đây. Buổi chiều đầu tiên về thôn Vân Hoàn, thay vì đi thăm hỏi láng giềng ông cắp be rượu lên núi đá đầu thôn.
Bạn ông, người cùng thời, nhà thơ Trần Dần có câu thơ làm ông sởn gai ốc:
Cuối phố có ngọn đèn thắt cổ / Hãy chỉ cho tôi chỗ nào tôi đổ bớt tôi đi. Trần Dần đổ nỗi buồn thi nhân thăm thẳm vào đâu, ông chưa hình dung ra, nhưng với ông, ở Nga Sơn này, ông chỉ còn biết đổ lên đá mà càm cắp vợ con qua cơn giáp hạt.
Vốn có sức như trai lực điền, lại ở bước cùng, không thể ngồi ngâm thơ nhìn các con hết gạo, ông tưới rượu lên mặt đá mà thề sẽ bám đá để sống.
Một chiếc xe cút kít. Một đôi quang sắt. Một xà beng. Một cuốc chim. Một chiếc đòn gánh bằng cả khúc tre ngâm. Ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các lò thợ làm cối, làm thớt, làm kê chân cột và làm vật liệu xây dựng.
Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Đã thế, nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Một năm, hai năm, ba năm...
Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen như sừng, chân tay sần sẹo, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ. Cặm cụi vật lộn với núi đá ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn.
Đến giờ cả mười đứa con đã có chín nên vợ nên chồng, sinh cho ông đàn cháu 37 đứa. Chỉ còn cậu út là chưa lập gia đình.
Hữu Loan thôi bám núi đá đã mười năm nay. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi uống rượu, ngắm rượu và ngóng đợi con cháu về thăm nhà, ngóng đợi những chuyển động đổi thay của làng xóm, của gia đình mình, của phận mình.
Dằng dặc ngóng đợi, vận may cũng đã đôi lần gõ cửa nhà ông. Bắt đầu là toà soạn báo
Văn nghệ, cơ quan ông công tác gần bốn mươi năm trước đưa đến tận nhà cho ông sổ hưu, với mức lương gần hai trăm ngàn đồng/tháng.
Rồi chờ thêm vài năm nữa ông được xuất bản tập thơ đầu tiên trong đời, tập
Màu tím hoa sim với mười bài thơ ông viết từ thời kháng chiến.
Lại đợi, ông được trời ban phúc, con trai út, chú bé ra đời trên lèn đá tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cậu út kiến trúc sư đang tham gia quy hoạch Dự án bảo tồn khu di tích Bác Hồ ở Kim Liên, Nghệ An.
Nghe tin con thành đạt ông cứ ngẩn ngơ tiếc nuối, giá còn sức như ngày nào, ông sẽ chở một xe cút kít đá ở cái núi đá từng nuôi sống gia đình ông về tận Kim Liên mà góp cho dự án bảo tồn một vài viên đá lát đường.
Không biết có còn vận may nào đến nữa không, Hữu Loan vẫn chờ. Cái chỗ bao nhiêu năm ngồi uống rượu, ngắm rượu và chờ đợi, mồ hôi thấm lên tường hình một bờ vai. Hình bờ vai lún dần, lún dần xuống thấp, có dễ không lâu nữa ngả hẳn xuống gần mặt chiếu.
Tôi ghé sát tai ông:
- Thưa bác, bác có làm thơ nữa không?
Hữu Loan vẫn nhìn chén rượu:
- Có. Nhưng toàn thơ đểu - Bỗng nhiên ông cất tiếng cười, cười khà khà, mãn nguyện.
- Bác thử đọc vài câu thơ đểu cho con nghe với nào ?
Hữu Loan ngồi im. Lát sau ông nói :
- Đọc Đèo Cả thì đọc, chứ đọc thơ đểu phí rượu.
Rồi ông như người bất ngờ vùng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, tinh nhanh, hoạt bát hẳn ra, giọng vang và còn sáng. Ông đọc hết Đèo Cả không hề vấp váp. Đọc xong, ông vơ lấy chén rượu, nhưng không uống, chỉ nhìn mà nước mắt rơi.
Hà Đình Cẩn


Nhân vật trong bài


Trong bài ngoài 2 nhân vật chính là anh lính và người vợ, còn có 3 người anh:

Một chiều rừng mưa
ba người anh, từ chiến trường Đông Bắc được tin em gái mất trước khi em lấy chồng Ba người anh cũng là nhân vật có thật: người anh cả là ông Lê Đỗ Khôi, làm Chính trị viên tiểu đoàn, hy sinh trên đồi Him Lam chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người anh thứ hai là ông Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị còn người anh thứ ba là ông Lê Đỗ An, tên công tác là Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương. Lúc đó cả ba người anh đều đang ở chiến trường Đông Bắc, do thư từ thời đó vận chuyển khó khăn nên họ nhận được tin em gái chết trước khi nhận được thư nhà báo tin em lấy chồng.


Sự nổi tiếng của bài thơ còn được góp công phần nào bởi các nhạc sĩ: Dũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng và Duy Khánh... là những người đã phổ nhạc dựa trên ý thơ của bài. Riêng bài "Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh và "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy, một bi ca, một hùng ca, cho đến nay vẫn là những tác phẩm nổi tiếng nhất dựa trên nền bài thơ Mầu tím hoa sim.


Áo anh sứt chỉ đường tà (Nhạc: Phạm Duy)
[video=youtube;5uiITXE9msk]http://www.youtube.com/watch?v=5uiITXE9msk&feature=player_embedded[/video]

Những Đồi Hoa Sim (Nhạc: Dzũng Chinh)
[video=youtube;kr88FMBtzZs]http://www.youtube.com/watch?v=kr88FMBtzZs&feature=player_embedded[/video]

Màu Tím Hoa Sim (Nhạc: Anh Bằng)
[video=youtube;oV8GM2jUZAs]http://www.youtube.com/watch?v=oV8GM2jUZAs&feature=player_embedded[/video]
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Mình có chơi cùng chị Nguyễn Thị Định. Con gái lớn của nhà thơ Hữu Loan. Đã nghe qua giai thoại này. Thật cảm động! Thanks bạn nhé!
 

CMCTI

Banned
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Nghe nói từ vụ "Nhân Văn.." nên ông mới bỏ về thồ đá. Bạn cho thêm thông tin về thời kì này của Hữu Loan đi
 

hd_binhdinh

New Member
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Nghe nói từ vụ "Nhân Văn.." nên ông mới bỏ về thồ đá. Bạn cho thêm thông tin về thời kì này của Hữu Loan đi

Sau vụ này nhiều bác thi nhân cộm cán cũng ra đi. Sau này được nhà nước trao giải thưởng xyz gì đó chằng biết nhằm mục đích gì
 

gianglongdl

New Member
Nhà Thơ Hữu Loan và di sản để lại cho con

Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, "cây gỗ vuông chành chạnh của" đất Nga Sơn đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cả một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, về một lão thi nhân luôn "bận làm người".

Dưới đây là câu chuyện về tác giả Màu tím hoa sim từ những ký ức sống động của anh Nguyễn Hữu Đán - con trai nhà thơ.

ahuuloan.jpg

Anh Đán chia sẻ, trong 6 anh em trai anh, không ai có được dung mạo đẹp như bố. Bởi vẻ đẹp của ông toát lên từ tính cách, tâm hồn phóng khoáng, thẳng thắn, cao thượng. Ảnh: st.​

Sinh năm 1969, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đán là con trai thứ tám trong số 10 người con của thi nhân. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng trong trí nhớ của anh, tuổi thơ khốn khó và hình ảnh người cha lầm lụi kiếm gạo nuôi con vẫn là những ám ảnh khôn nguôi.

Anh Đán kể: “Thời đó, nhà nào cũng khổ, nhưng bố mẹ tôi rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hơn, vì gia đình sống ngoài hợp tác, hầu không có tem phiếu, gạo thịt”. 10 đứa con của vợ chồng thi nhân lần hồi lớn lên bằng những chuyến xe kĩu kịt đá của bố và những mớ bánh chui nhủi của mẹ - bà Phạm Thị Nhu. Chính sách hồi đó cấm nghiêm ngặt việc chế biến, buôn bán, giết mổ. Để có mỡ làm bánh, gia đình nhà thơ từng phải nuôi chui một con lợn trong chuồng kín. Lúc giết thịt, để ngăn tiếng kêu của con vật, ông phải trộn tro và ớt đổ cho lợn bị sặc, rồi cho vào bao tải, ngâm xuống ao cho đến lúc chết hẳn rồi mới giết. Làm ra mớ bánh, gánh bún là bao nhiêu nhọc nhằn, lam lũ của hai vợ chồng nhưng không phải lúc nào gánh quà của bà Nhu cũng đông buổi chợ.

“Những hôm phòng thuế bắt chợ, cũng như người ta, gánh bún của mẹ tôi bị hắt xuống hào. Thương con, xót của, mẹ tôi lội xuống, bốc về. Bố tôi đãi nước cho hết cát để cả nhà ăn trừ bữa. Nhà đông miệng ăn, gạo thường phải trộn thêm rau, nấu thành cháo, ưu tiên chia phần theo thứ tự từ đứa bé đến đứa lớn. Nhà tôi giờ vẫn còn giai thoại về những người anh húp cháo nóng rất nhanh”, kể đến đây, anh Đán miệng cười, nhưng mũi ửng đỏ, đôi mắt, sau cặp kính trắng, dường như không dám chớp mi. Người đối diện, chỉ còn cách cũng vờ nhìn quanh quất, để giúp anh ngăn dòng nước mắt, bước qua một trong muôn vàn đoạn ký ức khó nhọc chưa chịu phai mờ.

10 đứa con đã lần lượt lớn lên, tưởng như trời sinh voi, hẳn phải sinh cỏ. Nhưng theo anh Đán, anh chị em anh đã thành người bởi họ có một người cha kiên cường và một người mẹ biết chắt chiu, tần tảo. Thi sĩ Nga Sơn, ban ngày mòn vai, chai chân thồ đá, ban đêm còn vác te vó, xiếc tép nuôi con. Đất nhiều, vườn rộng, ông chịu khó trồng rau, trồng sắn, để tháng ba ngày tám, phòng lúc đói có sẵn cái để đào lên cho các con ăn.

huu-loan2.jpg

Vợ chồng Nhà thơ Hữu Loan St.​

Ngoài sự thiếu thốn, cực nhọc về vật chất, nhà thơ Hữu Loan, theo con trai ông, còn phải chịu đựng nỗi khổ về tinh thần, trước sự nhiếc móc của họ hàng vì cách sống thẳng thắn và khẳng khái của ông. Tuy vậy, anh Đán khẳng định, 10 anh em anh chưa từng trách móc, hờn giận bố về lựa chọn của ông. Ngược lại, họ tự hào vì trong mỗi đứa con, dù ít dù nhiều đều thừa hưởng sự tài hoa và tính cách trung thực, thẳng thắn để trưởng thành.

Nghèo khổ, vất vả nhưng con cái của nhà thơ Hữu Loan đều có tư chất và năng lực. Sự đỗ đạt của những đứa con là niềm hạnh phúc của mọi bậc cha mẹ, nhưng với riêng nhà thơ Hữu Loan, mỗi lần con đỗ đạt là một lần ông nhọc lòng, day dứt. Khi con trai cả của nhà thơ - anh Nguyễn Hữu Cương - đủ điểm đi học ở Liên Xô nhưng không nhận được giấy báo, nhà thơ đành bất lực để con bỏ dở đường học hành, đi làm thợ. Đứa con gái thứ hai đỗ Sư phạm, cũng không nhận được giấy báo. Lần này, thương con, ông quyết tìm ra ngọn ngành. Nhà thơ lên Ty giáo dục huyện, huyện bảo xuống xã. Về xã, xã bảo lên huyện. Năm lần bảy lượt như thế. Cuối cùng ông xông thẳng vào Ty giáo dục huyện tìm bằng được giấy báo cho con. Nay con gái thứ hai của nhà thơ là giáo viên dạy học ở quê.

Trong số 10 người con của Hữu Loan, anh Nguyễn Hữu Đán là người thành đạt nhất. Tốt nghiệp PTTH, anh ở nhà mở xưởng cơ khí đỡ đần bố mẹ và các anh em. Sau 5 năm làm thợ, anh ôn thi và đỗ vào trường kiến trúc. Bây giờ, anh đã có cả một cơ ngơi và là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt.

Khi đã có điều kiện, anh muốn làm mua sắm mọi thứ, để bù đắp cho cả cuộc đời thiếu thốn của bố mẹ. Nhưng những con người đã quen dành dụm, chắt chiu, đã quen khổ cực dường như vẫn không muốn thay đổi nếp sống của mình. “Bố tôi vẫn vậy, ăn uống rất thanh cảnh. Ông hầu như không ăn thịt, chỉ ăn ít cá và rất thích rau, dưa, hay chuối xanh chấm mắm tôm. Mẹ tôi đến giờ vẫn cặm cụi giữ từng chiếc đũa sờn, vá từng chiếc thúng rách”, anh Đán kể.

anh-Dan.jpg

Anh Nguyễn Hữu Đán trong 1 lần công tác ở Campuchia​

Theo đuổi công tác bảo tồn di sản, anh Đán ý thức rất rõ, nhiệm vụ lớn nhất của anh là bảo tồn di sản của bố mình. Hiện tại, anh đã sưu tầm được một số bản thảo, gồm câu đối, thơ, trường ca và thơ dịch. Anh dự định xuất bản một tuyển tập, viết hồi ký về bố và xây một nhà lưu niệm nhỏ về nhà thơ tại chính nơi ông đã gắn bó gần như cả cuộc đời mình.

Trở lại với cái chết của nhà thơ, anh Nguyễn Hữu Đán cho biết, thi nhân ra đi rất thanh thản. Trước đó vài hôm, ông còn âu yếm đùa vui với người vợ hồn hậu. "Vài ngày trước khi mất, bố gọi mẹ vào ngồi cạnh giường. Mẹ tôi lóng ngóng ngồi cả vào chân bố bị khuất dưới lớp chăn. Ông trìu mến càu nhàu: 'Sao đã sống với tôi cả 50 - 60 năm mà bà còn đè cả vào chân tôi thế này". Khi mẹ tôi hỏi: 'Ông có thương tôi không?', bố tôi trả lời: 'Tôi không thương bà thì thương ai'", anh Đán kể.

Nhà thơ Hữu Loan gọi mình là “cây gỗ vuông chành chạnh”. Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi Hữu Loan là “Ông Từ Thức Nga Sơn”. Còn với các con của nhà thơ, ông trước hết và trên tất cả, là người chồng, người cha, đã để lại cho vợ cùng 10 người con, 37 đứa cháu không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống.

Lưu Hà
(Trích từ VN Express)

Quả thật cuộc đời và tâm hồn nhà thơ là một tấm gương sáng về sự bất khuất, ngay thẳng "Cây gỗ vuông chành chạnh". Ông đã làm điều mình thích, và đã sống thật xứng đáng bằng tiếng nói con tim và tấm lòng chân thật. Xin cảm ơn ông đã làm thêm đẹp cho cuộc đời này
 

gianglongdl

New Member
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Sau vụ này nhiều bác thi nhân cộm cán cũng ra đi. Sau này được nhà nước trao giải thưởng xyz gì đó chằng biết nhằm mục đích gì

Ông đã từng trải qua những năm tháng rất cơ cực, ông đi thồ đá vợ tráng bánh bèo nuôi các con ăn học. Song cho đến bây giờ như ông nói: "Tôi đã được trả lại tất cả rồi. Hiện tôi đang sống bằng một khoản tiền 400 nghìn đồng do Hội Nhà văn Việt Nam trả hàng tháng". ^:)^^:)^^:)^
 

CMCTI

Banned
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Vài nét về Hữu Loan
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan, sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh Thanh Hóa . Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như . Ông coi mình là nạn nhân của xã hội .. và phê phán xã hội này một cách kịch liệt

Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, ông bỏ về sống tại quê nhà làm nghề thồ đá vô cùng cực khổ

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ

Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi

@longgiangdl: Hữu Loan nhận được khoản tiền 400.000 đồng ấy được mấy tháng thì từ trần thế hả bác ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

gianglongdl

New Member
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Hữu Loan nhận được khoản tiền 400.000 đồng ấy được mấy tháng thì từ trần thế hả bác ?

Biết chết liền! hehehe! chắc cỡ 2-3 tháng jì đó (400ng mua cũng được khá nhiều rượu đế)
M88 (Mansion88 – M88.Com) là nhà cái cung cấp dịch vụ cờ bạc trực tuyến tốt nhất ở châu Á, các môn thể thao cá cược ưu chuộng, chơi casino online như thật, M88 trên điện thoại di động, trò chơi và tất cả các dịch vụ giải trí chất lượng cao thế giới.
w88|
 
Chỉnh sửa lần cuối:

gianglongdl

New Member
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Ko đủ đc. Mấy cụ ấy toàn ăn hải sản & uống rượu Tây thui! 400k mà đơn vị là usd thì đủ!
138betTone màu đỏ chủ đạo rất nổi bật, bố cục Menu, cùng các phần giao dịch, thông tin, thông số được sắp xếp một cách khá hợp lí, tuy nhiên, việc sử dụng phông nền có màu trắng khó nhìn thấy đó lại là một điểm trừ rất đáng tiếc trên trang chủ nhà cái 138Bet. Giao diện được hỗ trợ mượt mà trên hai hệ điều hành phổ biến đó là Android và IOS với phiên bản 138bet di động.[img=1,1]https://top1betting.net/wp-content/uploads/2019/07/ca-cuoc-the-thao-138bet-640x300.png[/img]

Ngẫm lại thấy cũng buồn cho Cụ Hữu Loan, vì đời người chẳng có bao nhiêu chỉ vì 1 bài thơ hay mà mấy chục năm đói khổ, phiền muộn, giá mà ngày đó cụ đừng làm bài thơ ấy thì... chắc bây giờ mình cũng đâu biết được "màu tím hoa sim" là cái gì? cho đến lúc gần chết (già khú đế) mới được công nhận, nhưng cũng còn đỡ hơn Họa sĩ Vangoh (chết trăm năm sau mới được nổi tiếng) :-O
 
Chỉnh sửa lần cuối:

CMCTI

Banned
Ðề: Về bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

Ngẫm lại thấy cũng buồn cho Cụ Hữu Loan, vì đời người chẳng có bao nhiêu chỉ vì 1 bài thơ hay mà mấy chục năm đói khổ, phiền muộn, giá mà ngày đó cụ đừng làm bài thơ ấy thì... chắc bây giờ mình cũng đâu biết được "màu tím hoa sim" là cái gì? cho đến lúc gần chết (già khú đế) mới được công nhận, nhưng cũng còn đỡ hơn Họa sĩ Vangoh (chết trăm năm sau mới được nổi tiếng) :-O

Hữu Loan nổi tiếng từ bài thơ ấy, bài thơ được lan truyền rộng rãi trong các binh đoàn chiến sĩ giải phóng quân. Ông chịu khổ do tham gia vào phong trào "nhân văn giai phẩm" có xu hướng đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức gồm:

Bùi Xuân Phái
Cao Xuân Huy
Chu Ngọc
Đào Duy Anh
Đặng Đình Hưng
Đỗ Đức Dục
Hoàng Cầm
Hoàng Công Khanh
Hoàng Huế
Hoàng Tích Linh
Hoàng Tố Nguyên
Hoàng Yến
Huy Phương
Hữu Loan
Hữu Thung
Lê Đại Thanh
Lê Đạt
Nguyễn Bính
Nguyễn Hữu Đang
Nguyễn Mạnh Tường
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Tuân
Nguyễn Văn Tý
Như Mai
Phan Khôi
Phan Vũ
Phùng Cung
Phùng Quán
Quang Dũng
Sĩ Ngọc
Thanh Bình
Thụy An
Trần Công
Trần Dần
Trần Đức Thảo
Trần Duy
Trần Lê Văn
Trần Thiếu Bảo
Trần Thịnh
Trương Tửu
Tử Phác
Vĩnh Mai
Văn Cao
Yến Lan

Vào thời kỳ đổi mới, nhiều nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm đã được phục hồi danh dự và được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng một số đã qua đời:

Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giáo sư Cao Xuân Huy (về khoa học xã hội, 1996); Nhạc sỹ Văn Cao (về âm nhạc, năm 1996); Nhà triết học Trần Đức Thảo (về khoa học xã hội, năm 2000); Giáo sư Đào Duy Anh (về khoa học xã hội, năm 2000); Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý (về âm nhạc, năm 2000)
Giải thưởng Nhà nước: Tháng 2 năm 2007, 4 nhà văn thuộc Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm gồm Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm được Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định tặng thưởng giải thưởng Nhà nước
 
Bên trên