Xin lỗi!

Paulus

Member
Tuần trước , đọc bài quảng cáo cho chiếc Iphone 5S trên trang một trang tin tức, thấy cách một tác giả người Mỹ dùng từ "sorry". Tuần này, cũng đọc tin tức, trong bài viết của một tác giả khác cũng người Mỹ thông tin cho biết HP và Googhe chính thức thu hồi 145.000 bộ sạc của Chromebook do bị lỗi, nhưng chưa thấy tác giả nêu ra từ "sorry", Paulus tôi cảm thấy HP và Googhe còn thiếu người tiêu dùng từ "sorry" mặc dù thông báo này thể hiện một thiện chí trong cách làm ăn của họ.

attachment.php

Rồi nhớ lại các tình huống trong sinh hoạt thường ngày và các câu chuyện nghe ngóng được từ các em học sinh phổ thông bàn tán về việc bị áp đặt bởi không ít các "thợ dạy", Paulus tôi nảy sinh cảm hứng chia sẻ với các bạn bài học “xin lỗi” đã được học từ khi còn ngồi trên ghế nhà phổ thông.


Từ một tiết Hóa Học đầy sự sinh động...


Năm đó, trong tiết học bài "nguyên tử" môn hóa học lớp 8 vào khoảng thời gian đầu năm học, để giới thiệu vào, thầy nêu: "Vật thể là tất cả những gì nhận thấy được quanh ta , trong vật thể có chất. Thí dụ viên phấn thầy cầm trên tay là một vật thể, trong đó có chất canxicacbonat. Thế còn chất do cái gì tạo nên?".

Không ít bạn đưa tay để trả lời câu hỏi này vì trong sách giáo khoa có trước mặt mỗi bạn đã có ghi: "Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ gọi là nguyên tử".

Sau phần trả lời của một bạn, thầy nêu: "Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ không thể thấy bằng mắt thường , mà không thấy làm sao ta tin là có?".

Lắng đọng một thời gian ngắn, có bạn đưa tay trả lời: "Thưa thầy, người ta dùng kính hiển vi để quan sát."

Thầy nhận xét bạn trả lời đúng. "Dùng kính hiển vi điện tử với độ phóng đại cao người ta có thể quan sát thấy nguyên tử. Nhưng ở điều kiện tại lớp học hiện nay, ta không có kính hiển vi như thế, tụi con không được thấy, tụi con có tin hay không?".

Cả lớp im lặng. Thầy nêu: "Ở tại lớp học của chúng ta , tuy không có kính hiển vi điện tử để quan sát , nhưng bằng cách khác ta có thể suy đoán và tin tưởng có sự tồn tại của các hạt vô cùng nhỏ (nguyên tử, phân tử) mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được."

Nói xong, thầy lấy ra một lọ nước hoa, xịt vào tay mình rồi lần lượt hỏi bạn ngồi gần và xa chỗ thấy đứng. Tất cả các bạn đều cho biết là ngữi được mùi thơm nhưng không thấy có gì bay từ chỗ thầy tới. Thầy nêu: "Điều này chứng tỏ có những hạt rất nhỏ mang mùi thơm từ chỗ thầy đến mũi các con. Các con có đồng ý không?". Cả lớp nhìn thầy với vẻ tâm đắc. Bọn lớp 8 của Paulus tôi bị cuốn hút kể từ sau tiết học đó. Và thế là sau mỗi lần làm bài kiểm tra, chúng tôi mong thầy phát bài ra để biết đứa nào cao điểm hơn.



... đến lời xin lỗi từ một người Thầy.



attachment.php

Một hôm, đến tiết Hóa, thầy bước vào lớp, cả lớp đứng lên chào thầy, thầy khoát tay và bảo "tụi con ngồi xuống". Đó là hoạt động bình thường khi thầy cô vào lớp.
Thế nhưng sau đó, thầy không đến bàn mở sổ điểm và yêu cầu chuẩn bị kiểm tra bài cũ như bình thường mà thầy vẫn đứng giữa lớp và nói: "Tiết học này , trước tiên các con cho thầy xin lỗi cả lớp" . Cả lớp ngạc nhiên chăm chú nhìn thầy . Có đứa nhạy miệng hỏi thầy: "chuyện gì vậy thầy?", "Tại sao thầy xin lỗi tụi con?".

Thầy nói: "Tiết học trước, thấy nói là hôm nay sẽ trả bài kiểm tra cho các con , nhưng hôm nay thầy chưa chấm xong nên chưa phát bài kiểm tra cho tụi con được, vậy là thầy đã thất hứa với tụi con nên thầy xin lỗi mong tụi con thông cảm". Lúc này, nhiều đứa trong lớp lại nhanh miệng nói: "Thầy chấm chưa xong thì để hôm khác phát ra có gì đâu thầy". Nghe thế, thấy nói tiếp : “Không kể nhỏ hay lớn tuổi, có lỗi phải biết xin lỗi".

Mãi sau này, khi đã vào đại học, có dịp bọn chúng tôi lại kéo nhau về thăm thầy, thầy đã nói rõ hơn về việc thầy xin lỗi cả lớp. Đó là một nghệ thuật xử lý tình huống sư phạm và qua đó thầy muốn trao cho tụi con bài học “xin lỗi” .Niềm tin vào khoa học đã được thầy gieo vào lòng bọn trẻ chúng tôi. Cảm ơn thầy đã cho tụi con bài học "xin lỗi" mà tụi con vẫn thường áp dụng trong cuộc sống. Chúc thầy sức khỏe. Giáo dục cần lắm những người nhà giáo như Thầy.



“Không kể nhỏ hay lớn tuổi, có lỗi phải biết xin lỗi". Nền Giáo dục cần lắm những người nhà giáo như Thầy.


 
Chỉnh sửa lần cuối:

maiyeuem00

New Member
Ðề: Xin lỗi!

bài viết của bác hay quá. thanks
xã hội chúng ta cần lắm những người như vậy.
 

Di Oi Gi

New Member
Ðề: Xin lỗi!

"chúng ta hãy mạnh dạn làm, làm sai chúng ta sửa, sai tiếp thì sửa tiếp"

sorry
 

ldv1234

Member
Ðề: Xin lỗi!

Không biết bây giờ còn bao nhiêu người thầy như trong bài viết của bác để con em lớp trẻ sau này trưởng thành đây.
 

kinhphuong

Well-Known Member
" Xin lỗi " và " Cảm ơn " luôn là những bông hoa tươi đẹp nhất mà chúng ta nên trao cho nhau trong cuộc sống..
 

henryduc96

SuperHD Internal HDBits
mấy ông điện, nước,... cứ xin lỗi hoài mà ko thấy sửa lỗi => vô ích :))
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Xin lỗi!

Mới đọc được thông tin là đi nhà trẻ bên Nhật họ chỉ dạy nói xin lỗi với cười thì phải. VN thì muốn một người nói xin lỗi chắc sắp xuống lỗ...
 

pvanvu_bunny

Active Member
Ðề: Xin lỗi!

thank thớt , vi da cho mình một đọan essay rất ý nghĩa và sẵn tiện tâp đánh mùoi ngón :D . Mất hơn 1 tiếng để đánh hết bài nay =))


Capture.jpg
 

nevol

Active Member
thực sự ko phải ai cũng ý thức ý nghĩa của 2 từ xin lỗi :-<
 
Ðề: Xin lỗi!

Thanh chủ thớt bài viết hay quá hi vọng văn hóa xin lỗi được người Việt sử dụng nhiều và đúng nghĩa
 
Ðề: Xin lỗi!

Nếu xã hội này dùng từ "xin lỗi" thay cho những tiếng chửi rủa, tiếng dao kiếm choạng vào nhau, tiếng người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh thì có lẽ sẽ chẳng còn cái gọi là "xã hội" nữa rồi.
 
Bên trên