The Hurt Locker (2009)

poly

Banned
Baì review có spoil cop từ blog Phanxine
http://www.phanxineblog.com/?p=2798#comments


hurt_locker-poster.jpg



Không hề nói quá, The Hurt Locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm tới nay, dẫu cho phim không được quảng bá ầm ĩ, không được chiếu rộng rãi. Với riêng tui, The Hurt Locker còn là bộ phim Mỹ về đề tài chiến tranh Iraq hay nhất từ trước tới nay. Điều bất ngờ nhất: bộ phim được đạo diễn bởi một đạo diễn nữ, Kathryn Bigelow.


thehurtlocker4.jpg


The hurt locker được làm theo phong cách phim tài liệu, không chỉ ở cách quay, mà còn ở cách dàn dựng, cách kể chuyện, và đặc biệt là sự diễn xuất của các diễn viên xuất sắc và chân thật đến độ xuyên suốt cả bộ phim tui hầu như bị cuốn vào và tin rằng đây là một câu chuyện có thật được ghi lại dưới ống kính của các nhà làm phim tài liệu. Khoảnh khắc duy nhất khiến tui hoàn toàn rớt ra khỏi bộ phim chính là sự xuất hiện của Ralph Fiennes, ngôi sao nổi tiếng của điện ảnh Anh. Dù chỉ trong 5 phút, và diễn xuất không tệ chút nào (sự thật thì Ralph là diễn viên yêu thích của tui), nhưng sự xuất hiện của Ralph Fiennes làm cho tui ý thức được đây chỉ là một bộ phim. Trên thực tế, Ralph không phải là diễn viên có tên tuổi làm khách mời duy nhất trong phim, nhưng anh là diễn viên dễ nhận diện nhất, nổi bật nhất.

Dàn diễn viên còn lại của bộ phim, với tui, là những diễn viên tài năng không tên tuổi. Họ đời thường, họ chân thật đến mức tưởng chừng như không một phút giay nào trên phim bạn thấy họ đang diễn. Họ không diễn, họ sống cuộc sống của mình.


thehurtlockerw460.jpg


Vì sao tui nói The hurt locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm tới nay? Nếu bạn đọc những review của tui từ đầu năm tới nay, bạn sẽ thấy tui thường than phiền rằng tui không quan tâm đến các nhân vật trong phim, không quan tâm số phận của nhân vật, không quan tâm chuyện gì sẽ ập đến, không thể chia sẻ, đồng cảm với các nhân vật của phim. Với tui, quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với nhân vật trong phim là một yếu tố vô cùng quan trọng khi xem phim. Nó khiến cho tui cười, khóc, hồi hộp, bất ngờ. nó khiến tui cảm thấy mình đang ở trong bộ phim, hơn là chỉ đứng ngoài nhìn vào.


una-scena-del-film-the-hurt-locker-81159.jpg


The hurt locker làm được điều đó. Không một giây phút nào trong bộ phim này mà tim tui không đập thình thịch vì hồi hộp và lo sợ. bộ phim tràn đầy sự hồi hộp và đầy ắp những bất ngờ, rất nhiều pha cháy nổ kinh hoàng, khiến tui nín thở, rồi thở phào, rồi giật bắn mình. So với các phim cháy-nổ-ì-xèo-không-trí-tuệ-mà-ai-cũng-biết-là-phim-gì, The Hurt Locker không thể sánh bằng về độ hoành tráng và kỹ xảo, nhưng mỗi trường đoạn, mỗi cú nổ, mỗi âm thanh được đặt vào đều khiến cho cảm xúc của khán giả như đang chơi trò tàu lượn cao tốc: lên thật cao rồi xuống thật nhanh và quay vòng vòng… Mọi giác quan – mắt, tai, dây thần kinh, não – được kết nối lại và phát huy tối đa trong từng trường đoạn. Cảnh quả bom nổ đầu tiên có lẽ là một trong những cảnh bom nổ xuất sắc nhất từ trước tới nay mà tui xem, rất đơn giản nhưng vô cùng chi tiết, chân thật và hiệu quả.

hurt_locker_run.jpg


The Hurt Locker xoay quanh 38 ngày còn lại cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ để trở về nhà chuyển giao công tác của biệt đội Delta, một đơn vị có nhiệm vụ dò tìm và tháo gỡ bom mìn ở Baghdad. Công việc đương nhiên là nguy hiểm, không chỉ bởi quả bom có thể nổ bất kỳ lúc nào nếu cắt nhầm dây, mà còn bởi quả bom có thể vô tình bị kích nổ chỉ bởi các thiết bị phát sóng từ đám dân thường xung quanh; không chỉ bởi quả bom sẽ giết chết họ ngay tức thì, mà cả những người dân tò mò xung quanh tụ tập để nhìn ngó cũng có thể vong mạng; không chỉ bởi họ có thể bị bắn tỉa từ bất kỳ nơi nào bởi không thể nào phân biệt được kẻ thù trong đám dân chúng – những kẻ đặt bom người Iraq ngang nhiên đứng ở ban công, cửa sổ đứng ngắm thành quả của mình, theo dõi đám lính Mỹ hò hét, cãi vã, hoảng loạn, căng thẳng…, mà còn bởi sự hiềm khích, mâu thuẫn trong chính đơn vị của mình dễ dàng dẫn đến những sai sót dù nhỏ nhặt cũng đủ lấy mạng người.


hurt-locker-header.jpg


Chính vì công việc nguy hiểm, và đơn vị chỉ có ba người, nên nó càng đòi hỏi mỗi người trong đội phải hợp tác, phải hiểu nhau, phải đối thoại và chia sẻ với nhau mọi nguy nan. Nhưng ba người lính trong The Hurt Locker không phải lúc nào cũng đồng thuận. Đó là chuyên viên Owen Eldridge, luôn hồi hộp, căng thẳng và luôn mặc cảm với chính nỗi sợ của mình đến khổ sở, nhưng luôn muốn làm vui lòng người khác. Là sĩ quan J. T. Sanborn, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ, bao bọc cho đồng đội đang gỡ bom, một người luôn cẩn thận, không bao giờ phàn nàn, là người luôn đòi hỏi phải làm việc theo nguyên tắc, bởi anh không muốn bất kỳ rủi ro nào xảy ra, và hy vọng rằng sự cẩn thận sẽ giúp anh trở về nhà sống sót. Và cuối cùng là chỉ huy trưởng William James, người gia nhập biệt đội Delta sau cùng sau khi chỉ huy trưởng của Delta hy sinh. Thái độ ban đầu của William khi gặp J.T đã tạo ra những mâu thuẫn: J.T muốn hoà đồng, James tỏ vẻ bất cần. Hút thuốc như ống khói, nghe heavy metal điên loạn, luôn hài hước có phần mỉa mai, luôn trong trạng thái thư giãn không nghĩ ngợi, chẳng quan tâm nhiều đên kỷ luật quân đội, William tự tìm kiếm cho mình một cảm hứng, một thách thức khi đối mặt với một quả bom để vượt qua sự hồi hộp. Khi William kéo ra sợi dây kích nổ giấu trong chiếc xe đầy ắp những bom, hay tìm ra đám bom ngổn ngang dấu dưới lòng đường, anh như tìm thấy một niềm vinh quang. Sanborn căm ghét thái độ làm việc tự tiện bất hợp tác của anh, bởi với Sanborn, William James là một thằng điên láo lếu. Không phải J.T hèn nhát. Chỉ đơn giản, lối làm việc của họ khác nhau: một kẻ đòi hỏi nguyên tắc, muốn an toàn cho tất cả mọi người, một kẻ đam mê với công việc, đã làm phải làm cho xong, và làm bằng hết tình cảm và trách nhiệm của mình với công việc đó. Như lời mở đầu của phim, với William James, war is a drug. Không như J.T và nhiều người lính khác chỉ muốn xong việc để về nhà, William James xem công việc là một thú vui mỗi ngày. Không phải anh không có gia đình – vợ hiền con ngoan đang ở nhà chờ đợi anh – mà bởi anh biết công việc và nhiệm vụ vẫn đến, anh vẫn phải làm, và thay vì phải căng thẳng hồi hộp với nó, tại sao không tìm cho mình một thái độ sống thoải mái và đầy niềm vui. Cách William làm công việc gỡ bom mìn không như một chuyên gia kỹ thuật, mà nó gần như một nghệ sĩ: bay bổng và đầy đam mê. Anh không chỉ hiểu cách thức quả bom hoạt động ra sao, anh còn hiểu cả tâm lý của những kẻ đặt bom. Một trong những cảnh xuất sắc và hồi hộp nhất trong phim là khi William tò mò tìm hiểu cách thức đặt bom trong một chiếc xe hơi, những kẻ đặt bom đứng từ ban công quay phim theo dõi và tò mò xem kẻ gỡ bom bằng cách nào có thể gỡ bom.

hurtlocker_william.jpg


Tui không biết Jeremy Renner, nam diễn viên thủ vai William James là ai, nhưng tui nghĩ anh xứng đáng nhận được một đề cử Oscar năm tới. Diễn xuất của anh chân thật và đời thường, không một chút căng cứng đã làm toát nên cả một đời sống của William James, như thể tui từng biết con người này. Sự phức tạp về mặt tinh cách của William James, như mỗi con người của chúng ta ngoài đời, không như các nhân vật trên phim ảnh mà chúng ta thường thấy, được hiện rõ trên mỗi biểu hiện trên khuôn mặt, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của William. Một mặt, William trịch thượng và tự cao, nhưng mặt khác, trong anh có sự hoà đồng, sự đáng quý khi anh vui đùa với thằng nhỏ Iraq bán DVD lậu, hay khi anh giữ bình tĩnh để giải quyết những tình huống hiểm nguy và trấn an đồng đội. Chính vì lẽ đó, quan hệ giữa James và Sanborn phức tạp hơn: vừa ganh đua, vừa đối nghịch bởi không thể hiểu nhau, nhưng đồng thời vẫn gắn bó tình anh em. Trong một cảnh đùa giỡn trong đêm của ba đồng chí, James và Sanborn đấm vào bụng nhau và đè nhau ra, vật lộn và quấn quít nhau – như thể cuộc vật lộn này sẽ kết thúc hoặc bằng một vụ giết người hoặc bằng một đêm :brokeback: (Nếu bạn còn nhớ về vụ Point Break ‘gay’ thế nào, thì trong The Hurt Locker, James và Sanborn cũng phảng phất ‘tình trai’ kiểu đó. Không quá bất ngờ nếu bạn biết cả hai phim đều do một đạo diễn thực hiện. Kathryn Bigelow từng thực hiện Point Break, Blue Stell, Strange Days và K-19: The Widowmaker, những bộ phim không hẳn lúc nào cũng xuất sắc nhưng chắc chắn luôn thú vị và độc đáo).


29yjdk0.png


Với ba nhân vật, Bigelow đẩy họ vào những tình huống căng thẳng, mà giải quyết một vấn đề lại phải đối mặt với một vấn đề khác, vấn đề sau lại khó khăn nguy hiểm gấp bội phần vấn đề trước, càng về sau những nhiệm vụ được giao, những khó khăn phải đối mặt lại càng mở ra cho khán giả thấy bên trong của mỗi nhân vật, khiến họ bộc lộ cuộc đời của họ, tâm trạng của họ, mơ ước của họ. Như tui nói ở trên, kịch bản khiến tui quan tâm đến những nhân vật này, khiến tui buộc phải theo dõi họ, yêu quý họ, lo lắng cho họ, cầu mong cho họ vượt qua nguy hiểm để được quay trở về nhà, vui mừng khi họ hiểu nhau, đau khổ khi người thân của họ chết, bàng hoàng khi đồng đội của họ qua đời, thở phào khi họ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

hurtlocker_wife.jpg


Được chắp bút bởi Mark Boal, nhà báo, nhà biên kịch, người từng viết bài báo đã được chuyển thể thành phim In the Valley of Elah, The Hurt Locker có cái hồn và đời sống của những người lính Mỹ ở Iraq. Boal đã bỏ nhiều thời gian để sống với một biệt đội gỡ bom của Mỹ tại Iraq, mà vì lẽ đó bộ phim đầy những chi tiết chân thật và sắc bén. Đó là lý do mà những diễn viên tên tuổi như Guy Pearce, David Morse và Ralph Fiennes nhận lời đóng những vai rất nhỏ trong phim. Phim do Barry Ackroyd làm DP – người từng đem cảm giác chao đảo hỗn loạn đến cho United 93, bộ phim về vụ khủng bố trên chuyến bay United 93 vào ngày 11.9.2001. Phim được quay với bốn máy quay cầm tay cùng một lúc, cho phép hai nhà dựng phim Bob Murawski và Chris Innis hơn 200 tiếng phim thô để chọn lựa và xử lý.


00021023.jpg


The Hurt Locker là một phim trí tuệ, không phải kiểu trí tuệ không ai hiểu gì, mà kiểu trí tuệ mà khi xem, ai cũng có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra, ai đang làm gì, ở đâu, hiểm nguy đến từ đâu, vì sao họ phải làm vậy, nhưng đồng thời luôn khiến người xem phải dán mắt, căng tai, vận động trí não để theo dõi số phận của những nhân vật trong phim không thể dứt ra được.Và vì lý do đó, tui lại nói thêm một lần nữa, The Hurt Locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm đến nay mà tui đã được xem.


the_hurt_locker23.jpg



Nói thêm chút: Tui vẫn chưa hiểu vì sao phim có tựa là The Hurt Locker. Theo như tui đọc được thì tựa phim được cảm hứng từ một bài thơ của Brian Turner. Hurt Locker hình như là cái nơi cất giữ những kỷ vật liệt sĩ, là nơi không một người lính Mỹ nào muốn đồ vật của mình được đặt vào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Baì review có spoil cop từ blog Siriusstar

http://siriusstar.tumblr.com/post/157479426/quickie-quickie#disqus_thread

hurtlocker.jpg


The Hurt Locker thì các bưởi đã coi review bên nhà bưởi Phang rùi. Phim này là phim dạng encouragement về quân đội Mỹ để đủ tụ với các phim chuyên xây dựng hình ảnh quân nhân điên loạn sau khi về lại từ cuộc chiến hay tình trạng bắn giết, nghiện ma tuý trong quân đội…Phim này tui có nhá hàng trước từ entry Preview đã lâu. Ngó lại list đó thì nhiều phim tui cũng chưa xem hic hic. Phim kể về một biệt đội tháo gỡ mìn ở Iraq trong một khoảng thời gian hơn một tháng. Trong biệt đội này, mỗi người có một tính cách khác nhau, kinh nghiệm sống và chiến đấu khác nhau (trong nhóm có lính mới, lính cũ, nhiều cấp bậc khác nhau) nhưng tất cả sau những hiềm khích thì lại phối hợp ăn ý để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ gỡ mìn trong phim cũng giống như game: có từng cấp từ dễ đến khó, tình huống đoạn cuối giống như diệt trùm cuối với độ khó rất cao. Phim được quay bằng nhiều góc độ khác nhau, có đoạn rung lắc, có đoạn quay close-up nhằm tạo hiệu ứng đây là phim tài liệu hơn là một kiểu phim-truyện-giả-tài-liệu như phim này. Tình tiết phim nhiều kịch tính rất căng thẳng và hồi hộp.



hurt_locker_poster.jpg



Thích đoạn đầu chú gỡ mìn chính kéo dây từ dưới đất lên làm lộ ra 6-7 trái bom gài dây sẵn. Đoạn này coi rợn da gà. Hay đoạn đấu súng sniper cũng rất hồi hộp và căng thẳng. Đoạn đấu súng này cũng tả rõ tình trai trong phim khi chú vai chính mở hộp nước trái cây và đút cho chú da đen đang ngắm bắn hehehe. Nói chớ đoạn này làm rất chân thật, thịt xong các chú xạ thủ bên phía Iraq mà các chú này cũng kô dám bò ra sợ còn sót chú nào, phải đợi đến chiều tối mới dám rút.


The%20Hurt%20Locker%20movie%20image%20(2).jpg


Phim ca ngợi tinh thần chiến đấu của người lính Mỹ làm nhiệm vụ ở Iraq luôn hết mình để hoàn thành nhiệm vụ (bên cạnh chuyện thảm sát dân vô tội vạ và ghiền ma tuý) và khắc họa rõ nét mối nguy cơ mất mạng lơ lửng trên đầu từng người lính. Nó đến từ nhiều phía cho dù là bom mìn, từ người lính kháng chiến giả dạng dân thường hay từ phía quân du kích Iraq. Mối nguy cơ này xuyên suốt từ đầu phim đến cuối phim làm cho khán giả cảm nhận được mối nguy hiểm trùng trùng rình rập, theo sát số phận của từng nhân vật và chỉ thở phào mỗi lần biệt đội gỡ mìn thành công.

the-hurt-locker-20090610112935797_640w.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: The Hurt Locker (2009)

phim chiến tranh hay mà không được quảng cáo nhiều chắc cũng chả bao giờ biết.:confused:Thx
 

COMMANDO

Active Member
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Phim này mình cũng xem rồi, ôi cảm giác thật là nghẹt thở và hồi hộp. Phê nhất là mấy đoạn ngồi gỡ bom, em muốn rớt tim ra ngoài luôn. Sống ở nơi chiến sự tính mạng chỉ tính bằng giây, không biết lên thiên đường (hay địa ngục) lúc nào nữa. Tóm lại là phim này mình đánh giá là hay và rất đáng xem, vài dòng góp ý với anh em. Thân.
 

dnghi

Member
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Đây là một bộ phim xuất sắc và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sau khi xem.
 

dino

Active Member
Ðề: The Hurt Locker (2009)

phim này ra HD cũng khá lâu rồi, nói chung là chân thật, nhưng ko dã man con ngan như Redacted, bác nào muốn xem tình hình chiến đấu của lính mỹ nó ntn thì xem, phản ảnh khá đúng sự thật ở Iraq ...
 

COMMANDO

Active Member
The hurt locker - phim hay nhất trong năm 2009 do LAFCA bình chọn

Mới đây, Hiệp hội Các nhà phê bình phim Los Angeles (LAFCA) đã bình chọn The hurt locker, một tác phẩm độc lập về đề tài chiến tranh Iraq, là bộ phim hay nhất trong năm 2009.

ImageView.aspx

Giới phê bình đánh giá The hurt locker là một kiệt tác trong dòng phim chiến tranh - Ảnh: Imdb

Hãng tin Reuters cho biết nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, tác giả The hurt locker, giành giải đạo diễn xuất sắc nhất của LAFCA. Trước đó ngày 13-12, Viện điện ảnh Mỹ, một tổ chức điện ảnh tại Los Angeles cũng bình chọn The hurt locker là một trong 10 phim hay nhất năm 2009, cùng những tác phẩm nổi tiếng như Precious, Up (Vút bay), Up in the air (Bay trên bầu trời), The hangover (Sau cuộc trác táng)...

The hurt locker được xem là bộ phim về chiến tranh Iraq hay nhất từ trước đến nay. Dù được giới phê bình đánh giá rất cao nhưng như nhiều phim chiến tranh Iraq khác, The hurt locker ít được khán giả Mỹ chú ý. Theo trang web điện ảnh Hollywood.com, tổng doanh thu của bộ phim tại thị trường Bắc Mỹ chỉ vỏn vẹn 13 triệu USD.

Tại giải thưởng LAFCA, hai giải thưởng diễn xuất chính thuộc về ngôi sao kỳ cựu Jeff Bridges với vai người ca sĩ nhạc đồng quê trong Crazy heart (Trái tim điên cuồng) và nữ diễn viên Bỉ Yolande Moreau trong phim Seraphine.

HIẾU TRUNG

Nguồn :
Mã:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=353274&ChannelID=10
 
Ðề: The hurt locker - phim hay nhất trong năm 2009 do LAFCA bình chọn

down lâu òi mà làm biếng coi vì chưa có sub Việt ~:>.
 

COMMANDO

Active Member
The Hurt locker tiếp tục được bình chọn là phim hay nhất

Sau khi giành giải phim hay nhất của Hiệp hội Các nhà phê bình phim Los Angeles trong ngày 13-12, bộ phim về đề tài chiến trang Iraq The Hurt locker ngày hôm qua (14-12) tiếp tục được Hiệp hội Các nhà phê bình phim New York bình chọn là phim xuất sắc nhất năm 2009.

ImageView.aspx

Jeremy Renner với vai William James trong phim The Hurt locker - Ảnh: IMDB

The Hurt locker xoay quanh câu chuyện về ba người lính William James, JT Sanborn và Owen Eldridge với nhiệm vụ dò tìm và tháo gỡ bom mìn ở Baghdad. Will James là người nổi loạn, J. T. Sanborn cẩn thận và nguyên tắc, Owen Eldridge luôn mang tâm lý bất an nhưng cả ba đều phải đối diện với những nguy hiểm trong những ngày làm nhiệm vụ ở Baghdad...

Kathryn Bigelow đạo diễn của The Hurt locker cũng được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất. Trong khi đó diễn viên gạo cội Meryl Streep được Hiệp hội Các nhà phê bình phim New York trao giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai Julia Child trong bộ phim Julie & Julia của đạo diễn Nora Ephron. Nam diễn viên chính xuất sắc nhất được trao cho George Clooney với vai diễn trong phim Up in the air.

Bộ phim hoạt hình xuất sắc nhất được trao cho bộ phim hoạt hình tĩnh vật Fantastic Mr. Fox của đạo diễn Wes Anderson.

Giải thưởng của Hiệp hội Các nhà phê bình phim New York là một trong những giải thưởng hàng đầu của các nhà phê bình, được coi là những giải thưởng có uy tín "tiền” Oscar và cũng là tín hiệu "bật đèn xanh" cho những gương mặt sáng giá trong cuộc chạy đua giải Oscar 2010.

N.X. (Theo AP, IMDB)

Nguồn :
Mã:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=353382&ChannelID=10
 

MrMilan

Banned
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Trong hdbitvns.org có bản HD, nhưng lại đề năm 2008 là sao nhỉ, chắc là quay xong năm 2008, năm 2009 tung ra chiếu, bản 720p mà đã 8 gb rồi, phụ đề việt ngữ đầy đủ cả
 

poly

Banned
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Người lính Mĩ qua cái nhìn của The Hurt Locker
(bài này là review đầu tiên trên báo SVVN - 18.1.2010)
http://vagabond7th.blogspot.com/2010/01/nguoi-linh-mi-qua-cai-nhin-cua-hurt.html


Bằng sự nhạy bén và độ chính xác trong hành động, những cảm xúc không vượt quá lý trí, The Hurt Locker của Kathryn Bigelow – đạo diễn nữ người Mĩ, đã chinh phục ba giải thưởng tại LHP Venice năm 2008 với một buổi chiếu hơn mười phút vỗ tay của khán giả. Mùa Hè 2009, khán giả Mĩ đã đón nhận tác phẩm này như một trong những phim chiến tranh Iraq hay nhất mọi thời đại dẫu bộ phim chỉ thu về vỏn vẹn 16 triệu USD.


Một buổi trưa nắng cháy ở Baghdad, biệt đội Delta của lính Mĩ đang thi hành nhiệm vụ tháo gỡ mìn căng thẳng và nguy hiểm. Sau 8 phút, quả bom vô tình bị kích nổ bởi chiếc điện thoại di động của một người dân gần đó. Một tiếng nổ lớn, bụi khói và cả thân xác của người chỉ huy trưởng bỗng chốc hòa vào nhau, mù mịt một góc trời. Những người cộng sự hoang mang, tiếc nuối và đau xót. Người xem rùng mình, cảm nhận từ trong sâu thẳm một cuộc chiến lớn, kéo dài dai dẳng, không dành cho tất cả mọi người.

Staff Sgt. William James, người được đưa vào thay thế cho biệt đội Delta, người mà say mê với công việc hiểm nguy của mình một cách kì lạ. Bộ phim tiếp tục diễn biến với 38 ngày còn lại cho đến khi James hoàn thành nhiệm vụ và các thành viên của Delta bình an trở về nhà.

Tháo gỡ bom mìn dĩ nhiên là công việc vất vả và nguy hiểm, bởi không chỉ cắt nhầm dây điện, kích thích nổ bằng sóng điện từ như điện thoại mà thậm chí chỉ một sai lệch trong tính toán thời gian, vị trí di chuyển cũng có thể gây ra một sai lầm lớn. Đó là chưa kể khi những thành viên đang hoạt động hỗ trợ cùng nhau xảy ra những hiểu lầm, xích mích...Sức nổ rất mạnh của bom dễ dàng giết chết nhiều người xung quanh trong một phạm vi tương đối. Trong điều kiện khách quan, nguyên nhân khiến cho việc gỡ mìn trở nên căng thẳng là vì những cặp mắt dòm ngó của dân chúng xung quanh, kể cả trong số đó có kẻ đã lặp bom và chờ nạn nhân sập bẫy.

Hình ảnh những kẻ đặt bom hay người dân Iraq quan sát từ ban công, cửa sổ...xuống đám lính Mĩ đang chật vật, khổ sở với sự căng thẳng, và đầy rủi ro mang tính mỉa mai. Để tránh áp lực tinh thần ấy, những người lính hơn ai hết phải hiểu lẫn nhau để phối hợp ăn ý. Muốn có được điều đó, họ phải sống thẳng thắn, nhìn nhận bản thân trước đối phương, lắng nghe và chia sẻ tất cả quan điểm của nhau để mong tìm ra cái hòa hợp chung cho công việc. Cũng vì lẽ đó, The Hurt Locker ngoài những lúc nguy nan khi đối đầu bom mìn, kẻ thù...thì đọng lại sau cùng là những phút giây bên trong đó một cái nhìn gần gũi, chân thật về những người lính đặt cái chết ở mức thấp nhất và sẵn sàng từ bỏ tất cả. Lúc bấy giờ, tình đồng đội, chiến hữu là trên hết. Ba người lính trong biệt đội Delta là đại diễn cho ba túyp người đàn ông trong xã hội ngày nay.

Chuyên viên Owen Eldridge là chàng thanh niên trẻ tuổi nhất và ít kinh nghiệm chiến trường nên tâm trạng lúc nào cũng căng thẳng, lo âu với nỗi sợ hãi của cái gọi là chiến tranh. Eldridge chấp nhận tham gia vào Delta vì anh là công dân. Đối mặt với một tai nạn suýt chết và chứng kiến tận mắt cái chết của trung úy Colonel - người mà anh đã luôn có cảm giác bực tức khi phải đối diện vì Colonel thường hay nói kháy và khiêu khích bản lĩnh nghề nghiệp của Eldridge, trong một nỗi tuyệt vọng và ngơ ngác đến tội nghiệp. Học được từ thất bại, may rủi và cả tình cảm thấm thía trong chiến trường, Eldridge đi từ tuổi trẻ bồng bột nóng vội đến cái nhìn sâu sắc hơn, trưởng thành hơn.

Viên sĩ quan J. T. Sanborn lại là người chính trực, thẳng thắn và nguyên tắc, chỉ điểm cho James biết những vị trí an toàn và nguy hiểm, là người quan sát để báo động những nguy cơ dẫn đến tai nạn. Bản tính cẩn thận và dè chừng của anh đã khiến mối quan hệ giữa anh là James trở nên căng thẳng. Thậm chí, có lúc Sanborn nói với Eldridge ý định giết James. Những va chạm và hiểu lầm của Sanborn dần hóa bỏ khi hình ảnh James quá chân thành, tự tin và vô tư lự trước những hành động lời nói nóng nảy của mình. Sanborn là mẫu người gương mẫu, đáng tin cậy nhưng lại quá cứng nhắc trong mọi việc, kể cả tình cảm.

William James - chỉ huy trưởng mới gia nhập, người trực tiếp thực hiện công việc gỡ mìn và coi đó là một cuộc chơi thú vị. James ưa sự tự do, có bản lĩnh, không thích bó buộc những qui tắc trong quân đội mà muốn làm việc hiệu quả theo cách riêng. Chính vì thế nên anh không mấy quan tâm đến các luật lệ hà khắc và sự nghiêm trang của Sanborn từ ban đầu dẫu cho cá nhân anh là một người hòa đồng. James bỏ ngoài tai những gì Sanborn nói, James hút thuốc, nghe rock say sưa, ăn nói đùa cợt... Bên ngoài cuộc sống của James là vợ và con gái anh, những người anh yêu thương dù anh không thể chăm sóc họ mỗi ngày. James rốt cuộc vẫn đắm chìm trong sự đam mê mà anh dành cho những quả mìn khô khốc, qua đó anh càng tự nhủ với lòng rằng sẽ không để ai chịu mất mát vì anh, trong khi chính anh ra đi đã là một mất mát lớn cho vợ con.

James yêu quí cuộc đời dù anh không hoàn toàn tận hưởng nó trọn vẹn. Anh còn có cả tấm lòng dành cho đồng loại. Những lần rãnh rỗi, anh ghé một quầy DVD nhỏ để mua phim về giải trí, tại đây anh bắt gặp và quí mến một cậu bé thông minh mê đá bóng có tên là Beckham. Khi cậu bé mất tích, James liều mạng bỏ đơn vị đi tìm tung tích Beckham nhưng vô vọng. Thế rồi, trong một lần James và đồng đội khai phá căn nhà hoang, anh phát hiện ra xác cậu bé chết rất thảm thương, thân thể đầy máu với một quả bom trong tim. James xua mọi người ra ngoài để một mình anh gỡ mìn từ trong thân thể đứa trẻ nhỏ, vô tội. Cách trả đũa chiến tranh thật ác liệt, tàn bạo.

James yêu quí đồng nghiệp, minh chứng rõ ràng trong cảnh đấu súng với địch ở sa mạc khô cằn, trong đội chỉ còn ít nước ngọt dùng để giả khát nhưng James lại nhường cho Sanborn và Eldridge đang cùng chịu khát như anh. James mang hình ảnh một người lính trịch thượng, tự tin và giàu tình cảm. Anh cũng là mẫu người của thời đại, trọng danh dự, yêu Tổ quốc và tràn đầy nhiệt huyết trong công việc của mình.

James và Sanborn đối nghịch nhau vì không tạo được niềm tin cậy, James không tin vào luật lệ hà khắc, Sanborn không tin vào sự an toàn liều lĩnh của người mới đến. Có những lúc Sanborn khó chịu ra mặt, James biết điều đó nhưng anh vẫn là chính mình, vẫn giữ tình anh em đồng đội nhưng không cả nể ai. Kathryn Bigelow cố ý đi vào sâu trong tâm khảm của những người lính trên khía cạnh những người đàn ông. Chung quanh người lính là nỗi sợ chiến tranh kéo dài, nỗi sợ chết chóc, chia lìa đồng đội, nỗi sợ đất nước bị khủng bố đe dọa... Chung quanh người đàn ông là nỗi sợ cô đơn bởi bên cạnh họ chỉ toàn là đàn ông !

Trong tiềm thức, những lúc ngoài cuộc chiến họ vẫn là những con người khát khao tình ái bình thường. James nhớ nhung vợ con, gọi điện thăm họ mỗi buổi chiều. Những đêm làm bạn với rượu, chơi trò vật lộn. James và Saborn đấm đánh nhau, nửa đùa nửa thật, như đang trút tất cả những dằn vặt, khó chịu về cung cách ứng xử, làm việc tập thể của nhau. Họ cởi bỏ áo xanh màu lính, quần nhau liên tục…ta chỉ có thể cảm thông cùng họ, bởi họ không đi quá xa trong nỗi cô đơn phải đối diện từng đêm. Kathryn Bigelow đã xử lí nhiều chi tiết mang hơi hướng đồng tính nam trong các phim hành động/ chiến tranh trước đây của chị như Point Break, Blue Stell, Strange Days…như một sự ám ảnh của riêng chị đối với không gian của chỉ riêng những người đàn ông.

Những khoảng khắc khó quên của phim là khi James kéo sợi dây kích nổ giấu trong chiếc xe hơi cũ, khám phá ra cách thức đặt bom và thậm chí là những kẻ đặt bom còn cả gan xuống đường để xem anh tháo gỡ chúng ra sao, hoặc khi James tìm ra gần chục dây bom nối nhau ngổn ngang dấu dưới mặt đất... James hành động say mê, như một người nghệ sĩ đang thực hiện các thao tác phóng túng, thông minh. Một cảnh xuất sắc khác là khi cả ba giáp mặt một nhóm cùng đơn vị nhưng rất tiếc cuộc hội ngộ trở thành cuộc thảm sát bởi những tên lính Iraq từ ngôi đền xa. Cả ba phải gian khó, chờ chực, nằm nép sát cái gò nhỏ thủ sẵn súng để hạ từng tên lính một. Cảm giác của người xem bị kích thích mạnh mẽ, theo dõi nhất cử nhất động của đối phương, hồi hộp lo lắng khi Saborn bắn trật, hả hê khi James nhắm trúng kẻ địch…War is a Drug – câu nói mở đầu của phim, dường như để dành cho James và những người lính như anh. Chiến tranh như Ma túy, không dành cho tất cả mọi người.

The Hurt Locker mang lại cảm giác nguyên vẹn của những người hàng ngày khoác lên mình đồng phục bảo hộ năm mươi cân đơn độc bước vào cái nơi mà phần còn lại của thế giới đang cố chạy cho xa. Để đạt được hiệu quả chân thực cho phim, đạo diễn Kathryn tìm đến vùng Jordan cách biên giới Iraq không xa với thời tiết khắc nghiệt. Chất tài liệu của phim được khai thác qua nhiều góc cạnh mang tính kĩ thuật: nhiều máy quay cầm tay cùng lúc đi theo các nhân vật, được đặt để ở những vị trí nhằm mang lại cảm giác như chính người xem trực tiếp đối diện với hoàn cảnh đó. Những cú zoom xa- gần, chao đảo liên tục, lia nhanh, chuyển từ cận – trung – toàn cảnh một cách khéo léo nhờ phần biên tập chỉn chu. Tuyệt nhiên các khung hình phim không hề có cảm giác “rung” vô tình thường thấy trong những phim dùng camera cầm tay khác. Đạo diễn hình ảnh Barry Ackroyd sử dụng các góc máy đa chiều, đa cự ly từ trên cao xuống càng làm tăng cảm giác nóng bức đáng sợ của không khí nóng bỏng trộn lẫn sa mạc và bom đạn.

Kịch bản được viết bởi nhà báo, nhà biên kịch Mark Boal với câu chuyện từng chuyển thành phim In the Valley of Elah năm 2007 - mô tả sơ lược sự ghê tởm nơi chiến trường trong khi với The Hurt Locker bằng kinh nghiệm của một người từng theo chân một biệt đội phá bom ở Iraq năm 2004, câu chuyện của Mark Boal trở nên chính xác đến từng chi tiết, đề cập trực tiếp đến đời sống và suy nghĩa của những người đàn ông trong bộ quân phục. Bộ phim không cố ý mang thông điệp chính trị với kẻ xấu- tốt, chính nghĩa hay tiểu nhân. Nó đơn giản chỉ là cái nhìn chiến tranh của những kẻ xem cuộc chiến này là một “nghề nghiệp”. Bộ phim cũng không dùng kĩ xảo, không có những âm thanh chắt lọc và với sự góp mặt ngắn gọn của hai diễn viên tài năng trong vai phụ là Ralph Fiennes và Guy Pearce. Trong khi Jeremy Renner với vai James đã bất ngờ mang lại phần diễn xuất ấn tượng và thuyết phục nhất bên cạnh những cái tên xa lạ như Anthony Mackie, Brian Geraghty…

The Hurt Locker, cái tựa đề được lấy cảm hứng từ một bài thơ của Brian Turner, ám chỉ nơi cất giữ những kỷ vật liệt sĩ. Với cảnh kết là hình ảnh James lên đường tiếp tục hành trình dài 365 ngày, người xem tự hỏi: Liệu anh ta sẽ sống để trở về với vợ con ? James sẽ thu hoạch được bao nhiêu quả mìn nữa ? Kathryn Bigelow đã khôn khéo đặt lại chất tài liệu của riêng chị bằng cảm quan và sự nhạy bén của một phụ nữ gai góc, nhiệt huyết.



Chu Trần Minh Đức
 

huanpham

Member
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Bài này của một bạn bên trang táo xanh em thấy rất hay:
http://www.taoxanh.net/forum/showthread.php?t=76495

The Hurt Locker - Một chút cảm nhận
Ed. biết mình không thể bẻ ngòi viết của mình để cho ra những dòng review phim hoành tráng và sắc nét. Nhưng The Hurt Locker cứ thôi thúc Ed. vẽ ra một chút gì đó, có thể là nguệch ngoạc, phiến diện nhưng không thể cưỡng lại.


"The Hurt Locker là phim chiến tranh, với bom đạn, vũ khí, máu me và bạo loạn à?" Phải, bộ phim hội tụ tất cả những thứ như thế. Iraq và sự bất ổn ở miền đất Trung Đông. Lại là một bộ phim chiến tranh!

"Phim chiến tranh thì cũng đâu có gì lạ và đặc biệt?". Không, sai rồi. Mỗi bộ phim có cái hay của nó. Và The Hurt Locker không chỉ dừng lại ở khía cạnh miêu tả về sự thảm khốc của chiến tranh, mà đó còn là những khắc họa chân thật nhất, xúc động nhất về cảm xúc của những người lính, mang trên mình đồng phục US. Army, và dù muốn hay không, cũng phải đi về phía trước, đón đầu với cái chết cận kề...

Ở mảnh đất loạn lạc ấy, mỗi ngày thực sự là một cuộc chơi với tử thần. Kẻ thù có thể là bất kỳ ai, bom có thể được ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào: chôn dưới đất, đồ vật quen thuộc, cài trên người... Không tỉnh táo và không can đảm... có thể bạn sẽ nằm xuống bất cứ lúc nào. Chết chẳng phải là lựa chọn dễ dàng hơn sao?


Phim kể về những người lính phá bom trong một đơn vị đặc biệt của quân đội, mà có lẽ nhân vật ấn tượng nhất là Trung Sĩ Will James, người được cử đến chỉ huy hai trung sĩ khác trong đội. Tính tình kỳ quặc và bàng quan trước cái chết, James đã không tạo ấn tượng tốt với hai cấp dưới của mình, thậm chí có lúc Sanborn- một trung sĩ khác còn có ý định giết anh vì không chịu nổi tính khí thất thường của sếp mình. Thế nhưng qua những ngày tháng ở cùng nhau, đối mặt với cam go, họ nhận ra nhiều điều mà có lẽ không bao giờ có được nếu không sống trong hoàn cảnh đặc biệt giữa hai đầu của sự sống và cái chết ấy.

Ed. cực thích cách xây dựng nhân vật James. Và có lẽ yêu bộ phim này cũng vì tính cách của nhân vật chính:

Anh ấy là một người ngạo nghễ, và coi thường cái chết.

Phải chăng bởi James đã bao lần đùa cợt với mạng sống của mình? (Nhớ không lầm là phá hơn 800 quả bom), hay vì bản tính của anh ta là vậy? Đứng trước một chiếc xe với hàng đống bom hạng nặng, James nhanh chóng cởi đồ bảo hộ ra đưa cho cấp dưới đang yểm trợ cho anh và nói "Tôi có thể chết, và tôi muốn chết một cách thoải mái." Và tất nhiên điều này thực sự gây hoang mang lẫn tức giận cho đồng nghiệp của anh. Anh ta bất cần đời với cuộc chiến này vậy sao, ngu ngốc đâm đầu vào cái chết vậy sao? Không, đó là vì James đã quá quen với cái việc chỉ một sai lầm nhỏ nhặt của mình là boom... tất cả thành cát bụi. Và trở nên miễn dịch với nó. Nếu bạn đã chuẩn bị cho cái chết từ khi bắt đầu, bạn có còn sợ nó nữa không?

Nhưng đằng sau vẻ ngoài bất cần ấy, là một trái tim nhân ái tột cùng

Một trung sĩ thích nghe hard rock, đấm đá, và liều lĩnh như James lại có một trái tim thật đẹp. Giữa cái nắng khắc nghiệt và vây quanh bởi phần tử khủng bố trong trò chơi đọ súng chết người, anh không uống chút nước ít ỏi của mình mà đưa cho Sanborn uống trong khi anh này đang căng thẳng nhắm súng chờ động tĩnh của bọn nổi loạn. Hay như lúc anh động viên Eldridge- một trung sĩ non nớt khác bị căng thẳng trước sự ác liệt của chiến trường- James hiện lên thật hiền lành, khác hẳn với cái vẻ tưng tửng rất đáng ghét của anh thường ngày.

James còn nhân ái với những người dân vô tội, nạn nhân bất đắc dĩ của chiến tranh. Đối với đứa bé bị giết dã man và nhét bom vào người, anh không đành lòng dùng thiết bị kích nổ, mà kiên nhẫn và gom góp can đảm để mổ người đứa bé ra, vô hiệu hóa ngòi nổ và giữ được xác toàn vẹn. Hay đối với người đàn ông vô tội bị giắt bom hẹn giờ đầy người, James đã cố gắng đến phút chót. Khi biết không thể mở hết khóa, anh đã xin lỗi người đàn ông "Tôi vô cùng xin lỗi nhưng nó quá sức với tôi. Tôi không thể." Anh chỉ thoát chết trong gang tấc. Giữ được tính mạng cho mình nhưng để một người khác mất đi mạng sống. Lại thêm một nỗi ám ảnh trong chuỗi ngày giải cứu con người khỏi bàn tay thần chết của James.

Không thể nhìn người mà bắt hình dong. Đúng vậy, sau mỗi câu chuyện, sau mỗi tình tiết, Ed. càng thích nhân vật trung sĩ này hơn. Diễn xuất của Jeremy hoàn toàn xứng đáng cho một đề cử Oscar, có lẽ một phần cũng bởi tính cách rất lạ của nhân vật Will James.

Cuối cùng, James là người yêu chiến tranh.

Nghịch lý nhỉ. Nhưng cũng phải thôi. Anh dấn thân vào chiến trường, đối mặt với cái chết bao lâu để nhận ra rằng nó đã trở thành một phần cuộc sống của mình . Đối với anh, cuộc sống gia đình bên người vợ và đứa con nhỏ trở nên mong manh và xa vời lắm. James gọi điện về chỉ để nghe giọng vợ và con mà không nói một lời. Những ngày nghỉ ngắn ngủi, đứng trước một đống ngũ cốc khác nhau, anh không biết phải chọn thứ nào. Nó còn khó hơn việc tháo một quả bom... thật vậy.


Cuối phim, những lời James rủ rỉ với con trai của mình Ed. cho là cực hay. "Con yêu nhiều thứ nhỉ, con yêu thú bông này, yêu mẹ này, yêu bố này. Nhưng khi con lớn lên, con sẽ nhận ra có nhiều thứ chẳng đặc biệt đến vậy và con không còn yêu nhiều thứ nữa. Để đến gần bằng tuổi bố, con chỉ còn một hai thứ mà con thực sự yêu. Và đối với bố, đó là chiến tranh." Và rồi anh lại trở về chiến trường, quay ngược thời gian 365 ngày, 365 ngày của một Hurt Locker. Cái chết ư? Nhẹ nhàng quá! Vì anh đã khóa chặt yêu thương và sợ hãi rồi đấy thôi!

The Hurt Locker là phim chiến tranh, một tác phẩm nghệ thuật rất sâu sắc. Mặc dù rất thích Avatar, Ed. vẫn cứ âm ỉ hi vọng cho một sự tỏa sáng xứng đáng của The Hurt Locker. Một bộ phim của một đạo diễn nữ chưa từng được vinh danh, chìm xuồng về mặt doanh thu và fan hâm mộ . Tuy nhiên, nó thực sự là một tác phẩm đầy sức mạnh.

Thanks cho ai có thể đọc những dòng luyên thuyên trên của Ed.

Hi vọng bạn sẽ tìm đến bộ phim này để xem và cảm nhận.
 

huanpham

Member
Ðề: The Hurt Locker (2009)

Bài này của một bạn bên trang táo xanh em thấy rất hay:
http://www.taoxanh.net/forum/showthread.php?t=76495

The Hurt Locker - Một chút cảm nhận
Ed. biết mình không thể bẻ ngòi viết của mình để cho ra những dòng review phim hoành tráng và sắc nét. Nhưng The Hurt Locker cứ thôi thúc Ed. vẽ ra một chút gì đó, có thể là nguệch ngoạc, phiến diện nhưng không thể cưỡng lại.


"The Hurt Locker là phim chiến tranh, với bom đạn, vũ khí, máu me và bạo loạn à?" Phải, bộ phim hội tụ tất cả những thứ như thế. Iraq và sự bất ổn ở miền đất Trung Đông. Lại là một bộ phim chiến tranh!

"Phim chiến tranh thì cũng đâu có gì lạ và đặc biệt?". Không, sai rồi. Mỗi bộ phim có cái hay của nó. Và The Hurt Locker không chỉ dừng lại ở khía cạnh miêu tả về sự thảm khốc của chiến tranh, mà đó còn là những khắc họa chân thật nhất, xúc động nhất về cảm xúc của những người lính, mang trên mình đồng phục US. Army, và dù muốn hay không, cũng phải đi về phía trước, đón đầu với cái chết cận kề...

Ở mảnh đất loạn lạc ấy, mỗi ngày thực sự là một cuộc chơi với tử thần. Kẻ thù có thể là bất kỳ ai, bom có thể được ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào: chôn dưới đất, đồ vật quen thuộc, cài trên người... Không tỉnh táo và không can đảm... có thể bạn sẽ nằm xuống bất cứ lúc nào. Chết chẳng phải là lựa chọn dễ dàng hơn sao?


Phim kể về những người lính phá bom trong một đơn vị đặc biệt của quân đội, mà có lẽ nhân vật ấn tượng nhất là Trung Sĩ Will James, người được cử đến chỉ huy hai trung sĩ khác trong đội. Tính tình kỳ quặc và bàng quan trước cái chết, James đã không tạo ấn tượng tốt với hai cấp dưới của mình, thậm chí có lúc Sanborn- một trung sĩ khác còn có ý định giết anh vì không chịu nổi tính khí thất thường của sếp mình. Thế nhưng qua những ngày tháng ở cùng nhau, đối mặt với cam go, họ nhận ra nhiều điều mà có lẽ không bao giờ có được nếu không sống trong hoàn cảnh đặc biệt giữa hai đầu của sự sống và cái chết ấy.

Ed. cực thích cách xây dựng nhân vật James. Và có lẽ yêu bộ phim này cũng vì tính cách của nhân vật chính:

Anh ấy là một người ngạo nghễ, và coi thường cái chết.

Phải chăng bởi James đã bao lần đùa cợt với mạng sống của mình? (Nhớ không lầm là phá hơn 800 quả bom), hay vì bản tính của anh ta là vậy? Đứng trước một chiếc xe với hàng đống bom hạng nặng, James nhanh chóng cởi đồ bảo hộ ra đưa cho cấp dưới đang yểm trợ cho anh và nói "Tôi có thể chết, và tôi muốn chết một cách thoải mái." Và tất nhiên điều này thực sự gây hoang mang lẫn tức giận cho đồng nghiệp của anh. Anh ta bất cần đời với cuộc chiến này vậy sao, ngu ngốc đâm đầu vào cái chết vậy sao? Không, đó là vì James đã quá quen với cái việc chỉ một sai lầm nhỏ nhặt của mình là boom... tất cả thành cát bụi. Và trở nên miễn dịch với nó. Nếu bạn đã chuẩn bị cho cái chết từ khi bắt đầu, bạn có còn sợ nó nữa không?

Nhưng đằng sau vẻ ngoài bất cần ấy, là một trái tim nhân ái tột cùng

Một trung sĩ thích nghe hard rock, đấm đá, và liều lĩnh như James lại có một trái tim thật đẹp. Giữa cái nắng khắc nghiệt và vây quanh bởi phần tử khủng bố trong trò chơi đọ súng chết người, anh không uống chút nước ít ỏi của mình mà đưa cho Sanborn uống trong khi anh này đang căng thẳng nhắm súng chờ động tĩnh của bọn nổi loạn. Hay như lúc anh động viên Eldridge- một trung sĩ non nớt khác bị căng thẳng trước sự ác liệt của chiến trường- James hiện lên thật hiền lành, khác hẳn với cái vẻ tưng tửng rất đáng ghét của anh thường ngày.

James còn nhân ái với những người dân vô tội, nạn nhân bất đắc dĩ của chiến tranh. Đối với đứa bé bị giết dã man và nhét bom vào người, anh không đành lòng dùng thiết bị kích nổ, mà kiên nhẫn và gom góp can đảm để mổ người đứa bé ra, vô hiệu hóa ngòi nổ và giữ được xác toàn vẹn. Hay đối với người đàn ông vô tội bị giắt bom hẹn giờ đầy người, James đã cố gắng đến phút chót. Khi biết không thể mở hết khóa, anh đã xin lỗi người đàn ông "Tôi vô cùng xin lỗi nhưng nó quá sức với tôi. Tôi không thể." Anh chỉ thoát chết trong gang tấc. Giữ được tính mạng cho mình nhưng để một người khác mất đi mạng sống. Lại thêm một nỗi ám ảnh trong chuỗi ngày giải cứu con người khỏi bàn tay thần chết của James.

Không thể nhìn người mà bắt hình dong. Đúng vậy, sau mỗi câu chuyện, sau mỗi tình tiết, Ed. càng thích nhân vật trung sĩ này hơn. Diễn xuất của Jeremy hoàn toàn xứng đáng cho một đề cử Oscar, có lẽ một phần cũng bởi tính cách rất lạ của nhân vật Will James.

Cuối cùng, James là người yêu chiến tranh.

Nghịch lý nhỉ. Nhưng cũng phải thôi. Anh dấn thân vào chiến trường, đối mặt với cái chết bao lâu để nhận ra rằng nó đã trở thành một phần cuộc sống của mình . Đối với anh, cuộc sống gia đình bên người vợ và đứa con nhỏ trở nên mong manh và xa vời lắm. James gọi điện về chỉ để nghe giọng vợ và con mà không nói một lời. Những ngày nghỉ ngắn ngủi, đứng trước một đống ngũ cốc khác nhau, anh không biết phải chọn thứ nào. Nó còn khó hơn việc tháo một quả bom... thật vậy.


Cuối phim, những lời James rủ rỉ với con trai của mình Ed. cho là cực hay. "Con yêu nhiều thứ nhỉ, con yêu thú bông này, yêu mẹ này, yêu bố này. Nhưng khi con lớn lên, con sẽ nhận ra có nhiều thứ chẳng đặc biệt đến vậy và con không còn yêu nhiều thứ nữa. Để đến gần bằng tuổi bố, con chỉ còn một hai thứ mà con thực sự yêu. Và đối với bố, đó là chiến tranh." Và rồi anh lại trở về chiến trường, quay ngược thời gian 365 ngày, 365 ngày của một Hurt Locker. Cái chết ư? Nhẹ nhàng quá! Vì anh đã khóa chặt yêu thương và sợ hãi rồi đấy thôi!

The Hurt Locker là phim chiến tranh, một tác phẩm nghệ thuật rất sâu sắc. Mặc dù rất thích Avatar, Ed. vẫn cứ âm ỉ hi vọng cho một sự tỏa sáng xứng đáng của The Hurt Locker. Một bộ phim của một đạo diễn nữ chưa từng được vinh danh, chìm xuồng về mặt doanh thu và fan hâm mộ . Tuy nhiên, nó thực sự là một tác phẩm đầy sức mạnh.

Thanks cho ai có thể đọc những dòng luyên thuyên trên của Ed.

Hi vọng bạn sẽ tìm đến bộ phim này để xem và cảm nhận.
 

ACRYAN HDVN

New Member
Ðề: The Hurt Locker (2009)

phim này vừa mới mở, tớ tắt ngay. Nói thật vì không mấy thích phim chủ đề chiến tranh. Nhưng đọc xong bài này thì tối nay phải về xem lại thui, may quá chưa xóa. Thanks poly
 
Bên trên