Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

PhuongLe73

New Member
Ðề: Re: Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Nhạc đỏ nghe ít thì được, nghe nhiều mệt mỏi lắm. Toàn thấy xung phong, chém giết, tiêu diệt...

Quá đúng luôn
Ngày nào quê hương đất nước sống thật sự trong thanh bình thì nhạc đỏ tự nhiên sẽ biến mất để thay vào đỏ là những thể nhạc tràn ngập tình người và tình thương yêu đồng loại
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Trước hết, những bài hát được gọi là "chém giết, sắt máu" chúng ta cần phải đặt nó vào hoàn cảnh sáng tác, hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) những bài hát này được đặt trực tiếp vào hoàn cảnh đau thương của đất nước, khi nỗi đau mất nước, nỗi uất hận khi kẻ thù giày xéo và chà đạp lên đất nước bị đẩy lên mức độ cùng cực, những bài hát như thế này được cất lên một cách hoàn toàn tự nhiên, để làm sục sôi quyết tâm kháng chiến của dân tộc, để làm cho tâm hồn và tinh thần của chính mình trở nên rạo rực, cần phải đứng lên, đấu tranh, giành được độc lập, hòa bình. Có thể ngày hôm nay nghe nó ta thấy dường như có gì đó quá kinh khủng, nặng nề nhưng giả sử, đất nước hôm nay đang còn trong hoàn cảnh đó, thì những bài hát như thế này cất lên mới thấy hết được giá trị ẩn sâu bên trong. Ta hãy cứ cất nó vào trong tủ, nhưng không phải để nó rỉ sét, mà phải lau chùi, nâng niu, trân trọng nó. Thứ vũ khí này thật sự rất hiệu quả.
Những bài hát nhạc cách mạng ngày hôm nay nhiều người trong chúng ta vẫn còn lưu giữ, ấp ủ thì không cần phải nói thêm, mọi người đã nói quá nhiều rồi. Những tác phẩm nghệ thuật đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi hòa bình, độc lập, thống nhất, mang ơn sâu sắc những người đã dám liều mạng hy sinh tính mạng, thân thể, tuổi trẻ của mình để đem lại cho thế hệ sau những điều đó. Những bài hát đó ngày hôm nay vẫn còn được giới trẻ cất lên, có thể nó không cất lên trên những sân khấu ca nhạc nhiều, nhưng tình cờ đâu đó, ta vẫn có thể bắt gặp những chàng trai, cô gái tay ôm đàn và hát những bài hát đã đi cùng năm tháng này.
Xã hội ngày hôm nay cần nhạc cách mạng, thật sự cần, rất cần. Lịch sử đã chứng minh, chính những bài hát này đã phản ánh, đã úy lạo, thúc giục tinh thần của những người thanh niên sẵn sàng lên đường giành độc lập, thống nhất cho đất nước. Ngày hôm nay, giới trẻ nên, và cần nghe những bài hát như thế này, để hiểu được tâm tư, tình cảm, tinh thần của những người đi trước, để hiểu được lịch sử của chính quê hương mình, và để chính mình cần phải hiểu ngày hôm nay cần làm gì.
 

Sweet-Heart

Active Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Mình thì không biết và không dám bàn cao xa gì nhưng bản thân mình cực thích nhạc đỏ. Chỉ có điều đáng buồn là diễn đàn hdvietnam có rất ít nhạc đỏ chất lượng cao.
Hy vọng Asia và PB sớm ra đĩa.





















:D
 

thebet

Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Nhạc đỏ - Nhạc vàng là lấy tên theo màu cờ của hai bên khi đất nước còn bị chia đôi thôi mà.
Nhạc đỏ có tính thúc giục chiến đấu, tuyên truyền và kêu gọi mạnh mẽ, máu lửa. Nghe nhạc đỏ là bừng bừng khí thế máu đi đánh nhau ngay. Còn nhạc vàng tình cảm, đề cao tình người và các giá trị nhân văn. Có lẽ chính vì vậy mà màu đỏ đã thắng trong chiến đấu nhưng lại lép vế trong hòa bình.
Phải nói thật tôi không nghe được nhiều nhạc đỏ, nó quá khô cứng trong thời bình. Một số ca sĩ thuộc top dòng nhạc đỏ khi hát những bài tình cảm cũng rất khó nghe. Ví dụ khi nghe anh thợ hát TT vật lộn với giai điệu trong bài "Về quê" của Phó Đức Phương tôi thấy anh ấy thật khổ, và cả người nghe cũng thế.
 

kUtU

Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Trước hết, những bài hát được gọi là "chém giết, sắt máu" chúng ta cần phải đặt nó vào hoàn cảnh sáng tác, hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) những bài hát này được đặt trực tiếp vào hoàn cảnh đau thương của đất nước, khi nỗi đau mất nước, nỗi uất hận khi kẻ thù giày xéo và chà đạp lên đất nước bị đẩy lên mức độ cùng cực, những bài hát như thế này được cất lên một cách hoàn toàn tự nhiên, để làm sục sôi quyết tâm kháng chiến của dân tộc, để làm cho tâm hồn và tinh thần của chính mình trở nên rạo rực, cần phải đứng lên, đấu tranh, giành được độc lập, hòa bình. Có thể ngày hôm nay nghe nó ta thấy dường như có gì đó quá kinh khủng, nặng nề nhưng giả sử, đất nước hôm nay đang còn trong hoàn cảnh đó, thì những bài hát như thế này cất lên mới thấy hết được giá trị ẩn sâu bên trong. Ta hãy cứ cất nó vào trong tủ, nhưng không phải để nó rỉ sét, mà phải lau chùi, nâng niu, trân trọng nó. Thứ vũ khí này thật sự rất hiệu quả.
Những bài hát nhạc cách mạng ngày hôm nay nhiều người trong chúng ta vẫn còn lưu giữ, ấp ủ thì không cần phải nói thêm, mọi người đã nói quá nhiều rồi. Những tác phẩm nghệ thuật đó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi hòa bình, độc lập, thống nhất, mang ơn sâu sắc những người đã dám liều mạng hy sinh tính mạng, thân thể, tuổi trẻ của mình để đem lại cho thế hệ sau những điều đó. Những bài hát đó ngày hôm nay vẫn còn được giới trẻ cất lên, có thể nó không cất lên trên những sân khấu ca nhạc nhiều, nhưng tình cờ đâu đó, ta vẫn có thể bắt gặp những chàng trai, cô gái tay ôm đàn và hát những bài hát đã đi cùng năm tháng này.
Xã hội ngày hôm nay cần nhạc cách mạng, thật sự cần, rất cần. Lịch sử đã chứng minh, chính những bài hát này đã phản ánh, đã úy lạo, thúc giục tinh thần của những người thanh niên sẵn sàng lên đường giành độc lập, thống nhất cho đất nước. Ngày hôm nay, giới trẻ nên, và cần nghe những bài hát như thế này, để hiểu được tâm tư, tình cảm, tinh thần của những người đi trước, để hiểu được lịch sử của chính quê hương mình, và để chính mình cần phải hiểu ngày hôm nay cần làm gì.
Ngụy biện...đâu phải chỉ có VN có chiến tranh đâu mà nói như vậy chú? Nghe là biết chú bị tẩy não quá nặng rồi...(nên tập thói quen suy nghĩ độc lập đi là vừa)
Tố Hữu có phải nhà thơ nổi tiếng không? Nếu bây giờ ổng sống dậy mà coi lại sáng tác của chính ổng thời đó bảo đảm ổng cũng phải rùng mình. Có ai trên thế giới này mới sinh ra mà "tiếng đầu lòng con gọi Sít Ta Lin" không. Có ai "thuơng cha, thuơng mẹ, thuơng chồng....thuơng ông thuơng mười" không? Cái đứa con nít mới đẻ ra mà cũng còn bị tẩy não nữa kìa...
Ông Sít ta lin nếu là một vị anh hùng thực sự thì đã không bị Nga hạ bệ đem vất thùng rác, và đã không đến nỗi bị nhân loại coi là tên "đồ tể" giết người không gớm tay rồi.
Hồi đó bà cô dạy văn của tớ đang lúc thao thao bất tuyệt giảng bài thơ này với giọng điệu hùng dũng(không khác gì giọng điệu của chú dhpaul), tớ dong tay hỏi...cô ơi ông Stalin là ai mà con nít khi mới bập bẹ nói phải gọi tên ổng, sao không gọi là Ba hay Mẹ trước??? Bà cô chợt biến sắc bảo "... kô được phát biểu linh tinh, các em nên tập trung chú ý và học thuộc lòng bài thơ này vì kỳ thi tốt nghiệp sắp tới chắc chắn sẽ có..."
Tớ ấm ức vô cùng vì đó không phải là câu trả lời mà tớ hay các bạn cùng lớp mong đợi. Nhưng thôi, đó là lệnh--cấm cãi.
Chán bỏ mịa!
 

hai_lua_chinh_hieu

Active Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Mình có so sánh hơi khập khiển tí ! mình nghĩ nhạc đỏ ở góc độ nào đó giống như ca cổ cải lương vậy, đối với một số người thì ca cổ cải lương như "chết" rồi vậy, nhưng đâu biết nó vẫn cháy rất mạnh trong một bộ phận khán thính giả. nhạc đỏ mình nghĩ cũng vậy thôi, nó giống như một bản sắc văn hóa của Việt Nam rồi, có thể nó không bùn cháy dữ dội nhưng tắt mình nghĩ không bao giờ tắt .
 

shu_Ten_shu

New Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

bản chất của các dòng nhạc.
Nhạc vàng khát tình
nhạc đỏ khát máu
nhạc trẻ thì khát khao
còn nhạc rock thì khát nước. =))
 

ktq

Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Bàn về giá trị âm nhạc mà nhiều "chú" cứ nghĩ về cái vớ vẩn trong sọ, hở ra tí là lao vào đâm như trâu điên húc mả.
 

dungcoi

New Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Mình thấy thế này :
Rất nhiều nhạc sỹ sáng tác thể loại nhạc mà các bạn gom chung vào gọi là "Nhạc vàng" ấy cuối đời phải chết trong nghèo khổ (do thất thế) nhưng các tác phẩm của họ phải khẳng định là vượt thời gian !...
Và cũng rất nhiều tác giả sáng tác nhạc đỏ tuy được chế độ hiện thời ưu ái, nhưng nhân cách của họ thật đê tiện, chỉ đáng xếp vào hạng văn nô bồi bút !...
Các bạn nghe thể loại nào là quyền của cá nhân mỗi người !
 

jacquou

New Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Nhạc vàng hay nhạc đỏ, nhạc xanh đều là do giới bình dân nghe nhạc tự phân loại, chứ các nhà nghiên cứu ko bao giờ đưa ra các khái niệm này. Nhạc đỏ được nghe nhiều khi mà người ta quan tâm nhiều đến tính cộng đồng, dân tộc. Còn nhạc vàng nghe nhiều khi người ta quan tâm đến người ta quan tâm đến các vấn đề của cá nhân.
ví dụ nếu bạn cần xúc lại tinh thần dân tộc chống ngoại xâm thì bạn nghe nhạc đỏ. Bạn thất tình, bạn nghèo - những cái thuộc về cá nhân- bạn nghe nhạc vàng.
Nhạc đỏ nó là cái chúng ta, còn nhạc vàng nó đi vào cái riêng.
Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối. Nhưng nếu nhạc đỏ nếu đề cập cái cá nhân, thì nso đặt trong cái tổng thể xã hội, và hướng đến cái xã hội. Còn nhạc vàng có đặt trong cái tổng thể xã hội, thì nó hướng đến cá nhân.
Khi mà lối sống cá nhân phát triển thì người ta hướng đến nghe những loại nhạc cót hiên hướng hướng đến tình cảm cá nhân hơn. Đó là dễ hiểu.

Có một đặc điểm chung giữa nhạc đỏ với nhạc vầng, đó là nó hướng đến đối tượng đại chúng, do đó ngoài dễ hiểu, cần nữa là nội dung hay mang tính truyên truyền. Như nhạc vàng tuyên truyền cho VNCH, ít nhiều (1 số nhạc phẩm). Còn nhạc đỏ cho phe CM. Tất cả đều hướng đến đối tượng dân trí tầm vừa phải đến thấp. Chứ trí thức thì ít nghe.
Tất nhiên trí thức loại nào nữa. Trí thức thích hướng tự do cá nhân, và tạm gọi nghệ thuật vị nghệ thuật hướng đến cái đẹp họ nghe nhiều dòng tạm gọi nhạc xanh, trữ tình, hay tiền chiến, các loại nhạc cao cấp nhưng ko hướng đến các vấn đề xã hội nhiều.

Ngược lại thì cũng ko ít trí thức hay nghe nhạc đỏ. Những những đối tượng này họ ít quan tâm đến cái gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật. Những người này ít xa rời cộng đồng hơn.

Các ca sĩ nhạc đỏ cũng hay có thể hát nhạc cao cấp, kể cả opera, hay nhạc tiền chiến có khuynh hướng hùng ca. Các ca sĩ nhạc vàng cũng hay hát nhạc tiền chiến, hay cao cấp có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa ví dụ nhạc Ngô Thụy Miên hay Vũ thành An.

Nếu xét về giai điệu nhạc đỏ thường cók huynh hướng sang hơn nhạc vàng. Nhưng lời ca thì nhạc vàng hay thường có chiều sâu hơn.
Dẫu vậy trong con mắt của đa số các nhà nghiên cứu, cả 2 loại nhạc này trừ số ít, còn lại ko được đánh giá cao về nghệ thuật.
Cả hai hay khai thác nhiều từ gai điệu mang âm hưởng dân ca, mà dân ca thì bản thân nó xuất phát từ quần chúng lao động.

Có một chút nói thêm, đó là thể loại hùng ca. Cả bên CM hay bên kia đều có. Nó ucnxg là loại nhạc tuyên truyền. Nhưng tùy giai điệu hay lời ca mà đánh giá nó giá trị nghệ thuật đến đâu.
Ví như nhạc Phạm Duy, hay Văn Cao hầu hết hùng ca đều có giá trị cao về nghệ thuật.
Nhạc Trịnh lại khác, thiên hướng về cá nhân, cho dù có thể ông cũng viết nhạc phản chiến hay về chủ đề xã hội, nhưng hướng đến cá nhân.

Nói chung ở nước ngoài họ chỉ đánh giá cao nhất nhạc Văn cao, Phạm Duy, và Trinh Công sơn.
Với ca sĩ đứng đầu là Khánh Ly.
Tất nhiên đây chỉ là tương đối.

Em thì luôn cho là nhạc đỏ hay nhạc vàng đều hướng đến đối tượng bình dân. Đa số người ngeh nhạc đỏ thuộc tàng lớp trung lưu hay lạc quan xã hội, hoặc tàng lớp dưới nhưng mang tư tưởng hoài cổ - lớp người lớn tuổi. Còn nghe nhạc vàng chủ yếu ở mấy xóm nghèo rách rưới, hay những người buồn tình, nặng tình cảm cá nhân. Dĩ nhiên khi cuộc sống vật chất chóang ngợp con người, người ta ít quan tâm đến nghệ thuật thay đời sống vật chất, thì đôi khi kể cả các tầng lớp trên cũng nghe mấy cái dạng nhạc dễ hiểu dễt huộc này, nhưng họ nghe mà ko mấy quan tâm thực sự và chú ý đến nó.

Còn giới trí thức mà nhất là giới trí thức hay thích cuộc sống biệt lập tách khỏi xã hội xô bồ, thì hay thả hồn vào nhạc ko lời của Tây hơn, kể cả giao hưởng. Tất nhiên đó phải là tầng lớp trí thức nhàn nhã. Chứ trí thức mà bận rộn thì họ cũng ko mấy quan tâm.

Khái niệm nhạc đỏ do giới nghe nhạc đặt ra nếu em nhớ ko lầm chỉ xuất hiện từ đầu thập niên 1990, để phân biệt với nhạc vàng và các nhạc khác.
chứ thời kháng pháp kháng Mỹ ko ai gọi như vậy cả, có chăng gọi là nhạc cách mạng.
Hay nhạc xanh cũng xuất hiện sau này. mà ko có định nghĩa rõ về nó.

Nhạc trẻ cũng vậy chứ trước các giai điệu pop / rock hay gọi là nhạc nhẹ.
 

scorpio_9x

Well-Known Member
Re: Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Nhạc vàng hay nhạc đỏ, nhạc xanh đều là do giới bình dân nghe nhạc tự phân loại, chứ các nhà nghiên cứu ko bao giờ đưa ra các khái niệm này. Nhạc đỏ được nghe nhiều khi mà người ta quan tâm nhiều đến tính cộng đồng, dân tộc. Còn nhạc vàng nghe nhiều khi người ta quan tâm đến người ta quan tâm đến các vấn đề của cá nhân.
ví dụ nếu bạn cần xúc lại tinh thần dân tộc chống ngoại xâm thì bạn nghe nhạc đỏ. Bạn thất tình, bạn nghèo - những cái thuộc về cá nhân- bạn nghe nhạc vàng.
Nhạc đỏ nó là cái chúng ta, còn nhạc vàng nó đi vào cái riêng.
Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối. Nhưng nếu nhạc đỏ nếu đề cập cái cá nhân, thì nso đặt trong cái tổng thể xã hội, và hướng đến cái xã hội. Còn nhạc vàng có đặt trong cái tổng thể xã hội, thì nó hướng đến cá nhân.
Khi mà lối sống cá nhân phát triển thì người ta hướng đến nghe những loại nhạc cót hiên hướng hướng đến tình cảm cá nhân hơn. Đó là dễ hiểu.

Có một đặc điểm chung giữa nhạc đỏ với nhạc vầng, đó là nó hướng đến đối tượng đại chúng, do đó ngoài dễ hiểu, cần nữa là nội dung hay mang tính truyên truyền. Như nhạc vàng tuyên truyền cho VNCH, ít nhiều (1 số nhạc phẩm). Còn nhạc đỏ cho phe CM. Tất cả đều hướng đến đối tượng dân trí tầm vừa phải đến thấp. Chứ trí thức thì ít nghe.
Tất nhiên trí thức loại nào nữa. Trí thức thích hướng tự do cá nhân, và tạm gọi nghệ thuật vị nghệ thuật hướng đến cái đẹp họ nghe nhiều dòng tạm gọi nhạc xanh, trữ tình, hay tiền chiến, các loại nhạc cao cấp nhưng ko hướng đến các vấn đề xã hội nhiều.

Ngược lại thì cũng ko ít trí thức hay nghe nhạc đỏ. Những những đối tượng này họ ít quan tâm đến cái gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật. Những người này ít xa rời cộng đồng hơn.

Các ca sĩ nhạc đỏ cũng hay có thể hát nhạc cao cấp, kể cả opera, hay nhạc tiền chiến có khuynh hướng hùng ca. Các ca sĩ nhạc vàng cũng hay hát nhạc tiền chiến, hay cao cấp có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa ví dụ nhạc Ngô Thụy Miên hay Vũ thành An.

Nếu xét về giai điệu nhạc đỏ thường cók huynh hướng sang hơn nhạc vàng. Nhưng lời ca thì nhạc vàng hay thường có chiều sâu hơn.
Dẫu vậy trong con mắt của đa số các nhà nghiên cứu, cả 2 loại nhạc này trừ số ít, còn lại ko được đánh giá cao về nghệ thuật.
Cả hai hay khai thác nhiều từ gai điệu mang âm hưởng dân ca, mà dân ca thì bản thân nó xuất phát từ quần chúng lao động.

Có một chút nói thêm, đó là thể loại hùng ca. Cả bên CM hay bên kia đều có. Nó ucnxg là loại nhạc tuyên truyền. Nhưng tùy giai điệu hay lời ca mà đánh giá nó giá trị nghệ thuật đến đâu.
Ví như nhạc Phạm Duy, hay Văn Cao hầu hết hùng ca đều có giá trị cao về nghệ thuật.
Nhạc Trịnh lại khác, thiên hướng về cá nhân, cho dù có thể ông cũng viết nhạc phản chiến hay về chủ đề xã hội, nhưng hướng đến cá nhân.

Nói chung ở nước ngoài họ chỉ đánh giá cao nhất nhạc Văn cao, Phạm Duy, và Trinh Công sơn.
Với ca sĩ đứng đầu là Khánh Ly.
Tất nhiên đây chỉ là tương đối.

Em thì luôn cho là nhạc đỏ hay nhạc vàng đều hướng đến đối tượng bình dân. Đa số người ngeh nhạc đỏ thuộc tàng lớp trung lưu hay lạc quan xã hội, hoặc tàng lớp dưới nhưng mang tư tưởng hoài cổ - lớp người lớn tuổi. Còn nghe nhạc vàng chủ yếu ở mấy xóm nghèo rách rưới, hay những người buồn tình, nặng tình cảm cá nhân. Dĩ nhiên khi cuộc sống vật chất chóang ngợp con người, người ta ít quan tâm đến nghệ thuật thay đời sống vật chất, thì đôi khi kể cả các tầng lớp trên cũng nghe mấy cái dạng nhạc dễ hiểu dễt huộc này, nhưng họ nghe mà ko mấy quan tâm thực sự và chú ý đến nó.

Còn giới trí thức mà nhất là giới trí thức hay thích cuộc sống biệt lập tách khỏi xã hội xô bồ, thì hay thả hồn vào nhạc ko lời của Tây hơn, kể cả giao hưởng. Tất nhiên đó phải là tầng lớp trí thức nhàn nhã. Chứ trí thức mà bận rộn thì họ cũng ko mấy quan tâm.

Khái niệm nhạc đỏ do giới nghe nhạc đặt ra nếu em nhớ ko lầm chỉ xuất hiện từ đầu thập niên 1990, để phân biệt với nhạc vàng và các nhạc khác.
chứ thời kháng pháp kháng Mỹ ko ai gọi như vậy cả, có chăng gọi là nhạc cách mạng.
Hay nhạc xanh cũng xuất hiện sau này. mà ko có định nghĩa rõ về nó.

Nhạc trẻ cũng vậy chứ trước các giai điệu pop / rock hay gọi là nhạc nhẹ.
công nhận bác rất nhiệt tình và bác nói rất đúng nha - ít nhất là em thấy thế :)
 

trankanhhung

Well-Known Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

tất cả các nhận xét đều mang tính chủ quan cá nhân em nghĩ vậy, bởi hoàn cảnh âm nhạc của viẹt nam ảnh hưởng bởi nhiều chế độ khác nhau...nên chưa có nhà phê bình nào ở VN nhận xét khách quan một cách công khai...
theo em nền âm nhạc của Việt Nam được chia ra những loại nhạc như sau:
nhạc cổ truyền, thường là trước năm 1930 (dòng nhạc này chủ yếu là theo dân ca, hát bội, chèo cổ,xẩm...nhạc cụ cũng cổ truyền luôn...
nhạc mới hay con gọi là nhạc tiền chiến(trong nước gọi là những tình khúc vượt thời gian) từ 1930 đến 1954 (bởi ảnh hưởng giai diệu và các nhạc cụ của phương Tây do ảnh hưởng của người Pháp...)
nhạc đỏ(ngoài Bắc gọi là nhạc cách mạng) em nghĩ từ nhạc đỏ dùng chính xác hơn bởi các bác cũng biết màu đỏ tượng trưng cho CN cộng sản (VD từ ngữ hay được dùng nhiều là ''làn sóng đỏ'') dòng nhạc này là dòng nhạc tuyên truyền là chủ yếu ( cũng có những sáng tác tự do nhưng ít được phổ biến cho đến sau này vì vấn đề kiểm duyệt...
nhạc vàng là dòng âm nhạc nói chung ở miền Nam VN từ 1954 đến 1975 bởi nó gắn với màu cờ vàng của chế độ cũ...(gồm nhạc trữ tình, nhạc sến ,tự sự, hùng ca...đước sáng tác khá tự do và vấn đề kiểm duyệt cũng dễ chịu hơn nhiều so với ngoài Bắc
nhạc hải ngoaỊ là nhứng sáng tác và biểu diễn ở nước ngoài sau 1975
nhạc trẻ: những sáng tác sau này cho tới bay giờ ở trong nước người ta gọi trung là nhạc trẻ, nhạc nhẹ nhưng thực ra dòng nhạc từ 1954 tới giờ đã là thể loại nhạc trẻ rồi
mỗi dòng nhạc đều có giá trị riêng của nó, nhạc đặt hàng dôi khi lại nổi tiếng và được người nghe ghi nhận một thời gian dài rất có giá trị nghệ thuật
nhạc viết theo cảm xúc đôi khi lại không đạt được hiệu quả như mong muốn

bởi ảnh hưởng của lịch sử và chế dộ nên người nghe nhạc chúng ta rất bị thiệt thòi về kiểm duyệt cấp phép, còn nhiều những bài hát dòng nhạc chưa được cấp phép ở Việt Nam (VD ''gia tài của me" của TCS hay 1 số sáng tác của các tác giả miền Nam trước 75)
đôi khi chúng ta vì chế độ vì cảm tính mà yêu thích dòng nhạc này mà chê bai dòng nhạc kia, theo cá nhan em nghĩ là không nên
mỗi con người chúng ta nhìn nhận sự việc bằng mỗi con mắt khác nhau...
có một vấn đề lớn là chúng ta không có bản sắc của nhạc Việt Nam rỗ rệt, bởi bị ảnh hưởng quá lớn của các nền Văn Hóa khác...yêu thích là quyền tự do của mỗi người nhưng nên chấp nhận và tôn trọng vấn đề của người khác...
ÂM NHẠC LÀ CẢM TÍNH KHÔNG PHẢI ĐINH LUẬT TUYỆT ĐỐI phải không ợ!
 

anhtuqn2

Active Member
Chủ đề hơi nhạy cảm nên không dám nói nhiều, có lẽ nó sẽ "cháy" típ cho đến khi nào được đi du lịch TS như đi Phú Quốc bây giờ vậy...
 
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

em có ý kiến xíu
người ta gọi nhạc đỏ bởi vì là nhạc của cộng sản , bởi chủ nghĩa cộng sản gắn liền với màu đỏ
nhạc vàng là tên gọi nhạc trong Miền Nam trước năm 1975 bởi gắn liền với màu cờ vàng
sau năm 1975 dòng nhạc nay sáng tác bên nước ngoài nên người ta gọi là nhạc hải ngoại
em nghĩ thế không biết có đúng không ạ? còn nhiều ý kiến tiếp em sẽ comment sau nếu các bác cho phép...
Bác nói chuẩn rồi đấy
 

jacquou

New Member
Ðề: Nhạc đỏ sẽ "cháy" đến bao giờ?

Như tớ đã nói cái khái niệm nhạc xanh, đỏ, trẻ, nhẹ, trữ tình , vàng hay sến , tiền chiến đều là do người nghe tự phân loại, họ dựa vào giai điệu là chủ yếu. Chứ trong các từ điển âm nhạc có uy tín hay giới nghiên cứu âm nhạc ko bao giờ phân loại như vậy, có chăng họ chịu ảnh hưởng của giới bình dân nên các bài viết đôi khi cho giới bình dân hiểu thì họ cũng dùng từ như vậy.
Ví dụ nhạc sến, điệu bolero, nhưng với mấy bà nông dân thì họ chả hiểu bolero là gì, xuất phát từ đâu, khác gì với các làn điệu k hác. Phần lớn giới nghe nhạc mít đặc.
Nói chung phải trải qua đòa tạo âm nhạc bài bản thì phân mới dễ.

Về nhạc vàng, thì ngay trí thức thời VNCH cũng đã gọi, và nó lan ra miền bắc gọi như vây. Nói quý như vàng hay vàng vọt ủy mị, hay vàng hiểu theo nghĩa là chết - tang tóc (lá vàng rơi), thì cũng tùy cách hiểu. Không có một tài liệu nào nêu chuẩn xác.
Từ sến cũng vậy. Có người bảo bắt n guồn từ chữ sến của Mỹ. Nhưng nhạc sến Mỹ thì nó khác VN. cũng có n gười bảo sến bắt nguồn từ chữ sen, tức con sen, con ở miền bắc, hàm ý loại nhạc cho tầng lớp dưới. Và cũng nhiều lý giải khác.
nhưng nghe từ sến thì nó ko hay, hay hiểu là ủy mị rẻ tiền. Cái này ko hẳn do chế độ XHCN rêu rao, mà cả trí thức SG ngày xưa cũng thế, họ cũng chê nhạc sến theo kiểu như vậy.
Nhạc tiền chiến cũng là 1 cụm từ sau này, chứ sáng tác vào thập niên 30, người thời đó ko ai gọi là tiền chiến cả, vì ko ai biết sau có chiến tranh đâu mà họ gọi là tiền chiến. Sau này thời kháng chiến, người ta mới gọi là nhạc tiền chiến để phân biệt giai đoạn trước 45. Nhưng vì có quá nhiều sáng tác giai đoạn sau, nhất là trong vùng tạm chiếm, ảnh hưởng từ nhạc tiền chiến , thậm trí đến tận cuối thập niên 50, vẫn gọi ai theo dòng này là nhạc tiền chiến, dù ko hợp với sử dụng ngôn từ nữa. Nhạc sáng tác từ thập niên 60, ảnh hưởng nhiều hơn của Mỹ và các trào lưu phương Tây, thì trào lưu khác. từ đây các nhạc phẩm tân nhạc ảnh hưởng của tây phương ko được gọi là tiền chiến. Đôi khi người ta dùng với nhạc của Trịnh, Vũ T An, Ngô T miên,... chỉ là gọi vo, chứ ko chuẩn xác.

Thực chất nhạc tiền chiến trước 45 thì có cả nhạc hùng ca, mà sau nhạc cách mạng ảnh hưởng rất nhiều, có chăng khác nội dung, chứ ko khác nhiều giai điệu. Nhạc đỏ là khái niệm rộng hơn nhạc hùng ca. Và chế độ sG thì cũng có hùng ca.
Nói vậy để em phân biệt với nhạc tiền chiến lãng mạn của giới trí thức "tiểu tư sản" có khuynh hướng ca ngợi cái đẹp tách mình khỏi xã hội. Thực ra thì ngay "quý tộc" cũng nghe cái này rất nhiều.

Nếu nói tất cả các khúc VN miền bắc sáng tác trước 75 quy vào nhạc đỏ ko chuẩn xác, và vô số ca khúc sau này đến bây giờ vẫn có thể quy là nhạc đỏ.
Nhạc đỏ của ta ảnh hưởng sặc của Trung Quốc., L xô khá nhiều, nhất là giai điệu, nhưng nội dung thì lại thường rất thuần Việt, và mang âm hưởng dân ca ko ít.
Nhạc vàng cũng nahr hưởng của dân ca, tuy nhiên cũng tùy, ví như nhiều bài sặc ảnh hưởng cua dân ca nam bộ hay cải lương. Một số ít của dân ca miền bắc.

Nhiều bài ko phải bolero,...hay các giai điệu hay chụp vào sến nhưng ca sĩ hát kiểu sến thì vẫn quy là sến.
Như vậy sến hay ko do người hát chứ ko phải từ điệu nào.
Sau này thì sến hiện đại phát triển, mà ngay rất nhiều ca khúc tạm gọi nhạc trẻ nhưng vẫn có thể quy vào nhạc sến, dù ko coi nó là nhạc vàng, và ngược lại nhiều ca khúc được gọi nhạc vàng thì ko quy nó vào nhạc sến.
Thị hiếu thay đổi theo thời gian với một số đông nào đó, trong hoàn cảnh nào đó, do sự biến đổi ít nhiều của xã hội.
ví dụ giờ người ta quan tâm nhiều đến lối sống vật chất, ko thỏa mãn vật chất thì anh hay nghe nhạc vàng ca ngợi cái nghèo để an ủi mình. Nhưng với người nghèo mà ko cuốn vào lối sống vật chất, ko thấy buồn, thì họ cũng chưa chắc đã nghe nhạc vàng.

chung quy lại, ngoài do thẩm mỹ, thì lối sống, tác động xã hội môi trường xung quanh, và hoàn cảnh cụ thể tác động đến sở thích của người nghe thôi.
trong dòng nhạc dân tộc thì ca trù hay tuồng cổ, nhạc cung đình Huế,.. hay xếp vào cao cấp.
Tuồng hãy nhã nhạc cung đình vua chúa hay nghe.
Ca trù giới quý tộc ăn chơi tao nhã thích nghiền ngẫm hay nghe.
Chèo , cải lương, quan họ và các làn điệu dân ca là bình dân.
Nhạc trẻ thì phát triển từ trước 75 ở miền nam, nhưng dạo đó hay gọi là nhạc nhẹ, phân biệt nhạc tây với nhạc ta mang âm hưởng dân ca, sau này nhất là gần đây nhiều trào lưu nhạc trẻ khác với nhạc trẻ trước đây hay nhạc nhẹ trước đây (mà thường kiểu sến hiện đại), thì người ta lại hay phân tách tiếp dòng nhạc nhẹ cũ với nhạc nhẹ mới. Ví như nhạc trẻ của Evis Phương, ko giống với nhạc tẻ của Đức huy, hay nhạc trẻ của các nhạc sĩ sáng tác bây giờ.

Hay dòng nhạc xanh, khái niệm ko rõ ràng chỉ để phân biệt tương đối giữa vàng với đỏ, cũng phát triển theo thời gian. Ví như dòng Tuấn Ngọc ko giống với dòng Ngọc Lan, ko giống với với Thanh Lam, hay Mỹ Linh, Quang Dũng. Mà đôi khi dòng của thanh Lam, Mỹ linh cũng quy vào nhạc trẻ hay chí ít nhạc nhẹ.
tóm lại cái gì nó hay gắn với chất dân ca, hay được xem là bình dân. pop/rock cũng là bình dân, nhưng nó hướng đến đối tượng trẻ thích sôi động. Qua tuổi trẻ , lỗ tại có vấn đề, tâm tính thay đổi thì ít nghe nhạc trẻ cũng dễ hiểu. Rock thì hay được xem sang hơn pop, nhưng chưa thể coi là nhạc cao cấp.

Còn cái nhạc hải ngoại là phân theo địa lý, cũng giống nhạc tiền chiến thực chất phân theo thời gian. những do có đặc điểm riêng nên nó cũng tính khái quát để phân biệt, dần thành ra quen.

Nói chung ai ảnh hưởng của tư tưởng xã hội (ko phải cNXH mà hiểu đơn giản là hướng đến xã hội) thì hay nghe nhạc đỏ, ai ảnh hưởng của tư tưởng cá nhân (nghĩ đến cá nhân mình hay cá nhân người khác,...) hay nghe nhạc vàng. còn tư tưởng dân tộc, yêu nước thì tùy quan điểm mà nghe 1 trong 2 hoặc chọn cả 2. Tất nhiên em ko nói những người có khả năng cảm thụ nhạc cao hơn, nghe các loại cao cấp hơn. Dẫu vậy thì nghe nhạc nào nên tôn trọng người ta, nếu có định hướng thì phải qua trí thức, chứ cấm ép là ko nên. Ví như việc ép nông dân nghe opera, bắt họ cảm thụ cái họ ko muốn là chuyên chế.

Chuyện cấm 1 số ca khúc sáng tác trước 75, thậm trí trước 54 hay 45, cũng như nhiều ca khúc hải ngoại do nhiều lý do, có khi ko có vẫn đề gì về tư tưởng nhạy cảm cả, nhưng phụ thuộc nhân thân nhạc sỹ, hay 1 số bài do ca từ quá rẻ tiền độc hại thì cũng cần cấm thôi. Ngay nhạc đỏ, giờ cũng có bài rất hiếm cho phổ biến, hay ko được phổ biến, chứ đừng nói nhạc khác.
 

Quangvuduy

New Member
Mỗi dòng nhạc đều có giá trị riêng không ai dám phủ nhận và tự cho là dòng nào là "nhất", tôi nghĩ cần phải tôn trọng điều đó, một số bài viết rất hay và sâu sắc, cung cấp cho mọi người những lý lẽ rât bổ ích, thuyết phục. Cảm ơn bác chủ thớt và các bạn đã chia xẻ một cách nghiêm túc và có "trách nhiệm", và cũng thật buồn cho một số ý kiến hời hợt nông cạn, đưa ra ý kiến chủ quan.
Với hiểu biết còn hạn hẹp của tôi về âm nhạc cũng như những trải nghiệm, quan sát thì tôi dám khẳng định là dòng nhạc đỏ - nhạc cách mạng sẽ ngàn đời bất diệt, cho dù thời gian, thăng trầm của xã hội thế nào đi chăng nữa. Những cái gì thuộc về văn hoá sẽ sống mãi cùng lịch sử.
 
Bên trên