DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

anh0424

Active Member
Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Cô chị Lara của Candie có đáng chết ko ạ ? :) . Cô ấy đã ngăn cản màn vạch lưng áo đối với vợ Django, mà cuối phim chết thảm quá :(

Lara là người quyết định chuyển Django đi làm khổ sai ở cuối phim. Django đâu có tội gì đâu. Nếu không thông minh thoát đc thì chết rũ xương rồi. Ai cũng có quyền trả thù!
 

hang_gom

Well-Known Member
Cũng chờ đợi và ráng tải phim này về.Coi xong xóa luôn không giữ lại.Đơn giản vì có nhiều điều phi lý ........âm nhạc không hay.Nhân vật 'vô duyên' nhât có lẻ là quản gia nhà Candie,một Nigger mất gốc hay bị nhuộm màu da
 

hieuspb

New Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Các bác xem phim của ông đạo diễn này mà cãi nhau về tính logic hay tình tiết hợp lý thì cãi cả ngày, trên mạng có collection phim của ong này, em down về xem hết rồi, chất phim của cha này khác lắm, em không phải chuyên gia nên ko nói rõ được nhưng cái kiểu phim của ông này nó thế, hình như là một dòng riêng, cũng nhiều phim bắt chước nhưng cái chất của nó không được như của ông này.
Nhưng thực sự mà nói phim của ông này phim nào cũng hay.
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Cô chị Candie chưa chắc đã ngăn màn vạch áo xem lưng ấy vì lí do thương cảm đâu, mà có khi vì sự ngon miệng thôi.
 
Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Calvin Candie từng cười King Shultz k dám nhìn cảnh chó ăn thịt người. Còn ở cảnh xếp phòng cho Django vào nghỉ trong Nhà Lớn, Cũng chính Calvin Candie bình tỉnh như không trong khi người quản gia Stephen thì phản ứng giận dữ ra mặt, bất chấp quan hệ chủ tớ, cho thấy Calvin Candie không phải là kẻ nóng tính cục súc. Việc bị qua mặt có thể nói chủ yếu là do Calvin Candie quá tự tin, quá chủ quan vì sự tự tin ấy. Thế nên việc Calvin Candie có thể kiềm chế không phải là một thách thức quá lớn. Hơn nữa con cọp bắt được mồi, chẳng con nào vội ăn ngay, thì toàn bộ sự kiềm chế của Calvin Candie cho đến khi lật bài, chỉ là động thái vờn mồi của hắn. Cũng như khi bạn uống một ly rượu ngon, người không quen sẽ ực một phát, người sành điệu sẽ từ tốn thưởng thức đủ các giác quan. Calvin Candie trong phương diện này, là một con cọp rất sành điệu.
K sai! Calvin Candie là kẻ tự tin và cao ngạo thái quá. Điều đó cũng hợp lí thôi. Sinh ra và lớn lên trong nhung lụa. Calvin Candie luôn nghĩ hắn thuộc 1 đẳng cấp khác hẳn so với những người khác. Hắn không tranh cãi hay so bì với Steven hay Django đơn giản, bởi hắn cho rằng k đáng vậy. Hơn nữa, hắn cũng nghĩ là đang làm ăn hay lợi dụng mấy thằng đen này thôi.

Tình tiết Calvin Candie lấy 12.000$ chứ k phải giết 2 thầy trò King Shultz cũng thể hiện sự cao ngạo đó. Giết King Shultz thì quá đơn giản. Còn Calvin Candie muốn thể hiện, dù có vấn đề gì bất thường xảy ra, hắn cũng kiểm soát được, cũng phải làm theo ý định trong khuôn khổ của hắn. Lấy được 12.000$, đồng thời hắn cũng đánh sập luôn cái mưu ma chước quỷ của King Shultz. Cái kiểu tương kế tựu kế, nếu ai cao ngạo như Calvin Candie thôi, sướng phải biết. Đáng tiếc, hắn phải chết vì cái tính cao ngạo đó. Kết cục này cũng có nhiều.


Về King Shultz, như Daniel đã đề cập, thái độ trước đàn chó là một lựa chọn có cân nhắc của đạo diễn. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là, bất kể thái độ của King Shultz thế nào, thì nguyên nhân chính để bại lộ kế hoạch, không phải lỗi ở King Shultz. Mà nguyên nhân đến từ sự đầu mày cuối mắt của đôi vợ chồng quá hạnh phúc khi thấy rằng họ sắp được chạm ngõ tự do. Điều đó k qua mắt được, trước tiên là người chị góa của Calvin Candie. Tất nhiên người quản gia Stephen là một kẻ quá lọc lõi, nên chỉ cần một câu nói của nữ chủ nhân, ông ta đã kết nối lại mọi tình tiết, kể cả tình tiết khi Django đứng nhìn người ta kéo vợ mình ra khỏi Hộp Nóng. Tuy nhiên tưởng cũng cần nhấn mạnh lại là, trong đầu Stephen không hề có tình tiết tránh nhìn đàn chó của King Shultz, vì khi ấy ông ta không có mặt. tình tiết này chỉ có giá trị giúp Calvin Candie kiểm chứng sự phát hiện của Stephen. Như Daniel đã dẫn, tình tiết cài cắm này cho thấy kịch bản của Quentin rất chặt chẽ, và nếu nó cho thấy King Shultz không đóng tròn vai so với Django, thì đây là bài toán trade off mà đạo diễn phải giải, và Daniel tán thành cách giải này của Quentin.
Trong cảnh đàn chó cắn xé d'Artagnan, King Shultz k dám nhìn cũng là phản ứng bình thường, k hẳn là tính toán gì ghê gớm của QT đâu bác. King Shultz có thể lão luyện, nhưng dù sao thì cũng là dân Đức mới qua Mỹ 1 thời gian, vào công việc chính là săn đầu người. Đoàng 1 phát, nhanh gọn lẹ. Còn cảnh này, đúng là k chịu nổi. Django lại sinh ra và lớn lên trong cái địa ngục đó, nên mặc dù là đồng tộc, nhưng nhìn cảnh chó cắn xé d'Artagnan, Django k bị sock như King Shultz.

Ngoài ra, theo phỏng đoán của cháu, King Shultz là người Châu Âu, dù sao cũng văn minh và nhân văn hơn dân Mỹ thời điểm đó. Điều đó đã giết chết King Shultz, khi ông để cảm xúc và lòng tự trọng dâng trào. Tuy nhiên, cháu vẫn thấy tình tiết này vô lí. Ngay cả cháu cũng kiềm chế, hoặc chịu nhục được. Trước mắt đã là thiên đường rồi.

Thêm chút xíu nữa, King Shultz chấp nhận yêu cầu của Calvin Candie quá nhanh, k phải là 1 sự đầu hàng hay sụp đổ. Nó chỉ chứng tỏ ông làm việc tỉ mỉ và có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu. Điều này có lẽ là phương án 2 đã vạch sẵn rồi. Hơn nữa, Calvin Candie đã đánh bài ngửa, chấp nhận là sáng suốt. 12.000$ cũng chẳng có gì là ghê gớm. Trong những phương án xấu và xấu nhất, chọn cái xấu vẫn được xem là tốt hơn.


Theo Daniel hiểu, thì ý ông ấy nói rằng, là một tay chuyên nghiệp, tất nhiên tôi biết cách khác để bảo toàn tính mạng, nhưng còn là một con người, tôi thà chết chứ không chịu nhục, xin lỗi vì đã làm vỡ kế hoạch ở phút cuối.

Việc King Shultz có giết thêm một hai người nữa cũng không giải quyết được vấn đề, như chúng ta thấy dù rất kiên cường thì sau đó Django cũng phải chấp nhận buông súng. Trong khi là một cao thủ lão luyện, King Shultz biết cách buông cờ mà không cần đợi chiếu bí tận mặt, đấy là nét kiêu ngạo của bậc cao thủ.

Đằng nào cũng là chết, Daniel cho rằng thông điệp mà Quentin gửi gắm trong cái chết của King Shultz là xứng đáng, giống như kiểu Nguyễn Du cho Từ Hải chết đứng vậy, đủ gây ấn tượng. Hoặc nó cũng như câu nói của Trần Bình Trọng, ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc. Nếu để cho Trần Bình Trọng chạy trốn đến cùng đường rồi mới nói câu đó thì đâu còn ý nghĩa gì.
Em cũng thắc mắc vấn đề này, bác Daniel nói chí phải. Dù hơi ảo, nhưng em cũng chịu bác, chứ em k hiểu tại sao? Chỉ là bác đưa Trần Bình Trọng vô để minh họa thêm thì k đúng. Trần Bình Trọng thuộc về lịch sử, đơn giản là sự thật nó như vậy, nên phải vậy. :)
 

love_yejin

Huyền Thoại
Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Cũng chờ đợi và ráng tải phim này về.Coi xong xóa luôn không giữ lại.Đơn giản vì có nhiều điều phi lý ........âm nhạc không hay.Nhân vật 'vô duyên' nhât có lẻ là quản gia nhà Candie,một Nigger mất gốc hay bị nhuộm màu da

bạn chê nhạc phim không hay và quản gia nhà Candie thì có lẽ bạn chưa hiểu đc bộ phim này và có lẽ người như bạn sẽ suốt đời không hiểu đc
 

-[Y]2[K]-

Active Member
Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Em đã xem xong bộ phim và đọc hết comment của mọi người. :D . Các bác nhận xét phim tuyệt với lắm.Nhưng có 1 chi tiết e vẫn không hiểu đc, lúc bác sĩ King Shultz xử xong Calvin Candie, ông ấy vẫn có thời gian quay lại và nói câu : "Xin lỗi, tôi không thể cưỡng được" và bị bắn.Em nghĩ với tài năng của King Shultz thì thừa sức giết luôn tên cầm súng đằng sau chứ ( hay do nhanh quá trở tay không kịp ) còn nếu đạo diễn muốn King Shultz chết thì nên chết trong 1 cảnh phim khác, li kì hơn, chứ cảnh chết của King nhạt quá, e không công tâm. :(
Cây súng King bắn có 1 viên (đoạn đầu thằng ĐEN cũng có xài cây này). Xung quanh thì chả còn ai hay bức vách gì để mà né thì chống đối chi cho cực, mà mình thì cũng thấy cảnh này diễn ra nhanh và lẹ quá - chưa kể khúc sau thằng đen bắn như thánh càng làm cái chết chú King thêm vô dụng :|
Cô chị Lara của Candie có đáng chết ko ạ ? :) . Cô ấy đã ngăn cản màn vạch lưng áo đối với vợ Django, mà cuối phim chết thảm quá :(
Bà nội đó ngăn lại vì chỉ tưởng đây là hành động vớ vẩn của đứa em trên "bàn ăn" (vấn đề lịch sự của người ta) chứ má đó có biết cái khỉ gì đâu mà ngăn
Tui lại thấy King Shultz giống Chu Du hơn là Gia Cát Lượng xét ở khía cạnh tâm lý. Calvin Candie chỉ có duy nhất 1 cảnh nóng giận là khi nghe lão quản gia vạch trần âm mưu trong phòng riêng, nhưng đó là nóng giận trước mặt quân mình và trong phòng riêng kín đáo. Còn Calvin Candie khi ở ngoài, khi đối mặt với King Shultz lúc nào cũng giữ được vẻ bình tĩnh điềm đạc. Còn King Shultz thì sao?

Giai đoạn trước khi đến trang trại thì luôn điềm tĩnh, phớt đời, ngạo nghễ, giết người 1 cách lạnh lùng tự tin (nhất là đoạn trong quán bar chuẩn bị giết cảnh sát trưởng và đoạn nằm trên đồi khi Django do dự không bắn). Thế mà tới lúc ở trang trại lại không dám nhìn người da đen bị chó xé xác (diễn quá kém trong vở kịch mình đang dựng). Chính hành vi đó đã bị Calvin Candie bắt gặp được; và tui nghĩ đó là cơ sở mà sau này khi Calvin Candie phát hiện ra "vở kịch" thì đã quyết định chơi 1 loạt trò chơi tâm lí với King Shultz như trò diễn thuyết về hộp sọ, trò cho người hầu chơi nhạc Beethoven (chơi bài của 1 nhà soạn nhạc người Đức mới đau) rồi trò “nhập gia tùy tục”. Rốt cuộc khiến King Shultz điên tiết lên phải ra tay động thủ trước. Calvin Candie chỉ là không ngờ King Shulzt có giấu 1 khẩu súng nhỏ trong áo nên trở tay không kịp. Chứ xét về tâm lí chiến thì rõ ràng King Shulzt đã thua Calvin Candie rồi như Chu Du đã phải tức hộc máu trước Gia Cát Lượng.
Rõ ràng là thua rồi chứ còn gì nữa, mà King đóng vai trò 1 thằng dư tiền đi mua NHỌ về chiến thì mấy cảnh sợ sệt khi đánh nhau thì cũng bình thường và hợp lý vai diễn chứ sao. Tính ra thua là do chú Django diễn khúc cuối gà wa chứ có phải tại Shulzt đâu :-j
Nói về đoạn sát thủ máu lạnh mà sợ cảnh chó xé xác thằng nhọ kia thì mình có ví dụ thực tế thế này: "nếu bác là tay thợ săn đầy kinh nghiệm cũng như kĩ năng tuyệt vời, nhưng 1 ngày nào đó vào quán nhậu thấy mấy thằng đầu bếp đập đầu hay lột da mấy con vật dã man thì chú chịu nổi ko :| thậm chí nhìn mà teo luôn chứ đừng giỡn :|" Sát thủ bắn chết là 1 chuyện, hành hạ là chuyện khác :-". Thực tế ngoài đời có 1 ông thợ săn đã hành nghề lâu lắm rồi nhưng 1 ngày ổng bắn con hươu (hay con gì chả nhớ nữa), con đó ko chết, ổng vô tình nhìn vào mắt con này và bao nhiêu nhân tính trở về. TỪ đó ông ta bỏ nghề luôn (và hình như từ đó ổng có tham gia mấy hoat động gì đó có ích cho động vật ấy) ....... Truyện thật 100% nhé
 

hang_gom

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

bạn chê nhạc phim không hay và quản gia nhà Candie thì có lẽ bạn chưa hiểu đc bộ phim này và có lẽ người như bạn sẽ suốt đời không hiểu đc

Xin lỗi M có tư cách gì nói với T câu này? Suốt đời là thế nào??? Bình loạn tự do M tưởng M là ai???? M hiểu và thích theo cách của M còn T hiểu và theo cách của T, đụng tới MoMa của M hả?
Nhạc của nó so với những phim cao bồi kinh điển khi T coi bằng cái đầu máy T10 thập niên 80 thì thua xa
 

heardless

Member
Ðề: Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Lara là người quyết định chuyển Django đi làm khổ sai ở cuối phim. Django đâu có tội gì đâu. Nếu không thông minh thoát đc thì chết rũ xương rồi. Ai cũng có quyền trả thù!
Đánh giá 1 người tốt hay xấu,làm gì đúng hay sai phải dựa luật pháp thời đó,tiêu chuẩn xã hội thời đó để đánh giá.Việc bả bán 1 thằng nô lệ thời đó đi đập đá là việc hoàn toàn hợp pháp, nếu ko muốn nói là quá nhân đạo khi Django giết em ruột và rất nhiều thuộc hạ của bả.Django giết bả chỉ để tránh hậu họa về sau có thể xảy ra với mình thôi.Có lẽ điều đạo diễn muốn nói thông qua trường hợp này thông điệp "nhân đạo là tự sát " chăng.
 

tmk21

Member
Re: Ðề: Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Đánh giá 1 người tốt hay xấu,làm gì đúng hay sai phải dựa luật pháp thời đó,tiêu chuẩn xã hội thời đó để đánh giá.Việc bả bán 1 thằng nô lệ thời đó đi đập đá là việc hoàn toàn hợp pháp, nếu ko muốn nói là quá nhân đạo khi Django giết em ruột và rất nhiều thuộc hạ của bả.Django giết bả chỉ để tránh hậu họa về sau có thể xảy ra với mình thôi.Có lẽ điều đạo diễn muốn nói thông qua trường hợp này thông điệp "nhân đạo là tự sát " chăng.

để ý là bà này trong phim lúc nào cũng cưới toe toét, ko biết có ẩn ý gì ko nhỉ?
 
Ðề: Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Đánh giá 1 người tốt hay xấu,làm gì đúng hay sai phải dựa luật pháp thời đó,tiêu chuẩn xã hội thời đó để đánh giá.Việc bả bán 1 thằng nô lệ thời đó đi đập đá là việc hoàn toàn hợp pháp, nếu ko muốn nói là quá nhân đạo khi Django giết em ruột và rất nhiều thuộc hạ của bả.Django giết bả chỉ để tránh hậu họa về sau có thể xảy ra với mình thôi.Có lẽ điều đạo diễn muốn nói thông qua trường hợp này thông điệp "nhân đạo là tự sát " chăng.
Bạn chưa để ý kỹ rồi. Đi làm tù khổ sai ở công trường đập đá còn đày đọa gấp nhiều lần so với việc bị hoạn. Django sẽ khổ sở tới tận hơi thở cuối cùng trước khi chết mục xương.
 

heardless

Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Có ai nói đi đập đá là sướng đâu,chuyện chết mục xương chỉ là có khả năng xảy ra chứ ko phải 100%.Cái đoạn kể lể đấy chỉ là biện pháp để đạo diễn hợp lí hóa chuyện Django được tha chết sau tất cả mọi chuyện động trời đã xảy ra ,nhưng vẫn vô lí.
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Kiểu như em Neavia trong Spartacus lúc bị đi khai thác mỏ ý, sống mà không bằng chết. :)
 

c0mmand0

Member
Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Có ai nói đi đập đá là sướng đâu,chuyện chết mục xương chỉ là có khả năng xảy ra chứ ko phải 100%.Cái đoạn kể lể đấy chỉ là biện pháp để đạo diễn hợp lí hóa chuyện Django được tha chết sau tất cả mọi chuyện động trời đã xảy ra ,nhưng vẫn vô lí.
Nói chung là sau khi Candie & King Shultz chết là kịch bản lao dốc.
 

xoehoa

Member
Ðề: Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Đánh giá 1 người tốt hay xấu,làm gì đúng hay sai phải dựa luật pháp thời đó,tiêu chuẩn xã hội thời đó để đánh giá.Việc bả bán 1 thằng nô lệ thời đó đi đập đá là việc hoàn toàn hợp pháp, nếu ko muốn nói là quá nhân đạo khi Django giết em ruột và rất nhiều thuộc hạ của bả.Django giết bả chỉ để tránh hậu họa về sau có thể xảy ra với mình thôi.Có lẽ điều đạo diễn muốn nói thông qua trường hợp này thông điệp "nhân đạo là tự sát " chăng.
Em nghĩ là bác nói đúng.Dù sao đi nữa thì bà chị Candie đã cứu mạng Django mà. Cuối phim đạo diễn mà để Django tha chết cho bà chị đó sẽ làm tăng bản chất lương thiện của Django lên :)
 

vuong92

Active Member
Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Có bác nói sao King Schultz chịu chết sau khi bắn Calvin. Lý do là súng làm gì còn đạn. Khẩu súng nhỏ trong tay áo chỉ có 1 viên đạn mà thôi. Nhớ khúc đầu phim King dùng nó giết thằng Sheriff, sau đó rút khẩu 6 phát kết liễu. Cây súng đó luôn chỉ bắn được đúng 1 viên, mà phải canh rất chuẩn vì đạn rất nhỏ. (Mà lạ là sao nó có 2 nòng???)

lúc bắn Sheriff vẫn là khẩu nhỏ mà. khẩu đó ít nhất bắn được 2 lần
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Đúng vậy, súng nhỏ của King Schultz là loại mini gun, có thể bắn được 2,3 hoặc 4 viên. Loại micro mới bắn duy nhất 1 viên, thường loại này được cải trang thành nhẫn, cúc áo, hoặc bút...

King Schultz chịu chết là vì bó tay thôi, ngoài kia còn 1 băng nữa. Bản thân ông nổi xung với Candy thôi, chứ xác định là chết chắc nên buông súng cho khỏe.
 

-[Y]2[K]-

Active Member
Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Đúng vậy, súng nhỏ của King Schultz là loại mini gun, có thể bắn được 2,3 hoặc 4 viên. Loại micro mới bắn duy nhất 1 viên, thường loại này được cải trang thành nhẫn, cúc áo, hoặc bút...

King Schultz chịu chết là vì bó tay thôi, ngoài kia còn 1 băng nữa. Bản thân ông nổi xung với Candy thôi, chứ xác định là chết chắc nên buông súng cho khỏe.
Thế ko ai nhớ cảnh chú Django mặc "áo xanh" bắn cây súng (hình như là y chang) đc có 1 viên, rồi lăn xả cầm roi da quất à :-*
 
Ðề: Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

-[Y]2[K]-;4813843 đã viết:
Thế ko ai nhớ cảnh chú Django mặc "áo xanh" bắn cây súng (hình như là y chang) đc có 1 viên, rồi lăn xả cầm roi da quất à :-*
Chà, cái đó là Django nổi xung đánh cho hả giận thôi. Django đang ở thế chủ động nên mới dùng roi cho sướng, chứ còn cầm 1 khẩu súng 1 viên đạn mà định đi giết 2 anh em nhà kia thì họa có mà điên. Ở đó có rất nhiều người da đen, nên Django muốn cho họ thấy cảnh ngươi da đen hành hạ và giết người da trắng như thế nào.

Đoạn King Schultz giết quận cảnh Bill, cũng dùng khẩu súng đó, bắn ra 2 phát
 

paracels

Well-Known Member
Phim hay, nhưng tại sao những người da đen cùng cảnh ngộ lại có thái độ không thân thiện với nhau như thế ? Sao chỉ với một cái bắt tay sẽ giải quyết vấn đề mà ông săn tiền thưởng lại không chịu bắt tay với ông chủ đồn điền, để sự việc lại đảo lộn hết ? Yếu tố danh dự và văn hóa chăng ?
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Phim của Quentin Tarantino là vậy đó bạn. Rất dị, nhưng rất thật, thật đến mức trần trụi, nhìn thấy buồn nôn. Xã hội Mỹ thời đó là vậy. Nhiều người biết, vài người đưa lên phim. Hư cấu tùm lum, nhân văn, lí tưởng... Riêng QT thì đưa lên sát rạt luôn.
 

xicklo

Well-Known Member
Chỉ vì ghét cái thái độ mà không bắt tay, thành ra bắn nhau loạn xạ, thật là vui :D
 
Bên trên